Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại thức ăn

Hay nhất

Rau củ tươi xanh nhé bạn....

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Người ta thường dùng phương pháp ủ xanh thức ăn thô,xanh cho vật nuôi nhằm mục đích gì?

Các câu hỏi tương tự

C2:Mục đích của dự trữ thức ăn làA.Để tiêu hóa,khử bỏ chất độcB.Tăng tính ngon miệngC.Tăng mùi vịD.Giữ thức ăn lâu hỏngC3:Thức ăn thô(giàu chất xơ),phải có hàm lượng xơA.30%B.>30%C.<30%D.30%C4.Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh là:A.Nhập khẩu ngô,bột để nuôi vật nuôiB.Luân canh,gói vụ để sản xuất nhiều lúa,ngô,khoai,sắn.C.Trồng xen,tăng vụ cây họ đậuD.Trồng nhiều loại co,rau xanh cho vật nuôiC5.Với các thức ăn hạt,người ta thường hay sửa dụng phương pháp chế biến nào?A.Nghiền nhỏB.Cắt ngắnC.Ủ menD.Đường hỏaC6.Bột củ thuộc nhóm thức ăn nào?A.Giàu proteinB.Giàu chất khoángC.Giàu chấtD.Giàu chất gluxitC7.Trong các phương pháp sau đây thì phương pháp nào không phải là  phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein?A.Nuôi giun đấtB.Trồng cây nhiều lúa,ngô,khoai,sắnC.Chế biến sản phẩm nghề cáD.Trồng nhiều cây họ đậuC8.Đề chăn nuôi vật nuôi cai sinh sản đạt kết quả thì cần chú ý đén những giai đoạn nàoA.Giai đoạn nuôi thai,giai đoạn nuôi conB.Giai đoạn tạo sữa nuôi con,giai đoạn nuôi conC.Giai đoạn mang thai,giai đoạn nuôi conD.Giai đoạn nuôi cơ thể mẹ,giai đoạn nuôi conC9.Bệnh nào dưới đây là bênh do kí sinh trùng gây raA.Bệnh dịch tả lợn Châu PhiB.Bệnh toi gàC.Bệnh giun kí sinhD.Bệnh lỡ mồm,long móngC10:Trong các loại thức ăn sau,loại nào có tỉ lệ gluxit chiếm cao nhấtA.Bột cáB.Khoai lang củC.Rau muốngD.RơmC11:Trong các loại thức ăn sau đây loại nào có tỉ lệ protein cao nhấtA.Rau muốngB.Khoai lang củC.Rơm lúaD.Bột cáC12:Thức ăn giàu gluxit có hàm lượng gluxit làA.>14%B.>50%C.>30%D.>20%C13:Yêu tố nào sau đây là nguyên nhân gây bệnh trong vật nuôiA.Di chuyểnB.Kí sinh trùngC.Vi rútD.Vi khuẩnC14:Làm chuồng nuôi quay về hướngA.Đông NamB.TâyC.BắcD.Bắc NamC15:Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từA.Thức ăn,động vậtB.Chất khoáng,thực vậtC.Chất khoáng,động vậtD.Chất khoáng,động vật,thức ănC16:Mục đích của dự trữ thức ăn làA.Giữ thức ăn lâu hỏng và có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôiB.Để dành được nhiều loại thức ăn cho vật nuôiC.Chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôiD.Tận dụng được nhiều loại thức ăn cho vật nuôiC17:Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của bột cá Hạ Lọng làA.Chất xơB.ProteinC.GluxitD.LipitC18:Phương pháp cắt ngắn dùng cho loại thức ăn nàoA.Thức ăn giàu tình bộtB.Thức ăn hạtC.Thức ăn thô xanhD.Thức ăn nhiều xơC19.Bệnh nào dưới đây là bệnh do các vi sinh vật gây raA.Bệnh sánB.Bệnh giùn kí sinhC.Bệnh loi gàD.Bệnh veC20:Sản xuất thức ăn protein bằng phương phápA.Nuôi giun đất,trồng lúa,ngôB.Trồng cây họ đậu,lúa,ngô,sản xuất nghề cáC.Trồng lúa.ngô,sản xuất nghề cáD.Trồng cây họ đậu,sản xuất nghề cá,nuối giun đất

Hãy quan sát hình 67 rồi điền từ thích hợp vào các chỗ trống ở các câu trong bài tập sao cho phù hợp với phương pháp dữ trữ thức ăn.

Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại thức ăn
Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp ...với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ ... với các loại rau cỏ tươi xanh.

 

09:28, 10/10/2018

I. KỸ THUẬT Ủ XANH (Ủ CHUA) THỨC ĂN CHO TRÂU, BÒ

Ủ xanh là biện pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí. Dự trữ được thức ăn trong thời gian dài.

1. Nguyên liệu: (tính theo trọng lượng 100kg thức ăn thô xanh)

- Thức ăn xanh: 100 kg cỏ voi, cỏ VA06, cỏ Guatemalla, thân, lá cây ngô sau thu hoạch, cây lạc, ngọn lá sắn...

- Bột ngô hoặc bột cám gạo: 5-10kg (không bị ẩm, mốc, thối hỏng...).              

- Muối ăn: 0,5kg (nhằm tạo tính ngon miệng và bổ sung thêm chất khoáng cần thiết cho gia súc khi sử dụng).

2. Thời vụ ủ: Có thể ủ quanh năm, nhưng để dự trữ thức ăn cho vụ đông thì tiến hành ủ từ tháng 9-11 dương lịch vì thông thường nếu ủ theo đúng kỹ thuật có thể bảo quản thức ăn sau ủ từ 3-4 tháng. 

3. Hố, túi ủ và các dụng cụ cần thiết:

Tùy theo điều kiện kinh tế và điều kiện của từng nông hộ, địa phương mà có thể sử dụng hố xây hoặc hố đào có lót bạt dứa hay dùng túi nilon để ủ.

- Hố ủ: Chọn nơi cao ráo, không ứ đọng nước, thuận tiện đi lại và cạnh chuồng nuôi. Hố có thể có thể làm hố tròn, hố vuông hay hình chữ nhật. Kích thước tùy vào số lượng gia súc và định lượng thức ăn/con/ngày. Tuy nhiên với hố có thể tích 1m3 (1m x 1m x 1m) có thể chứa 300-400kg nguyên liệu. Do đó, nên làm 1 hố ủ có dung tích ủ đảm bảo trữ lượng thức ăn đủ cho số lượng gia súc sử dụng trong vòng 15-20 ngày.

- Túi ủ: Dùng túi nilon bên ngoài là bao tải dứa hoặc có thể tận dụng vỏ bao đựng phân đạm làm túi ủ. Thông thường 3 túi ủ được 100kg thức ăn xanh.

- Các dụng cụ cần thiết: Dao, thớt hoặc dùng máy thái thức ăn dùng để băm, thái thức ăn. Bạt, bao dứa, rơm rạ, tấm lợp... để che đậy hố ủ.

3. Kỹ thuật ủ: 

Khi ủ có thể sử dụng và ủ nhiều loại cỏ với nhau nhưng phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo các bước sau:

Bước 1: Băm và phơi nguyên liệu:

Cỏ thu hoạch về tiến hành băm, thái thành từng đoạn dài 3-5cm, sau đó đem đi phơi tái.

- Phơi dưới sân hoặc bạt dứa sạch để giảm bớt độ ẩm (lượng nước) trong cỏ. Khi cỏ có độ ẩm khoảng 65-70% là phù hợp để đem ủ.

- Kiểm tra độ ẩm của cỏ trước khi ủ bằng cách dùng tay nắm một nắm cỏ sau khi phơi trong vòng 1 phút, rồi từ từ nhả ra và thấy:

+ Cỏ mở ra từ từ, các nếp trên lá để lại đường gấp không rõ ràng, không bị gẫy nát thì độ ẩm đạt 65-70%.

+ Cỏ mở ra từ từ, các nếp trên lá không để lại đường gấp, không bị dập nát thì độ ẩm trên 70% tiếp tục phơi.

+ Cỏ bung ra ngay thì độ ẩm dưới 60%, nếu là cỏ non đem ủ thì có chất lượng tốt, cỏ già sẽ cứng nên khi đem vào túi ủ rất dễ bị thủng túi.

Bước 2:  Cân và phối trộn nguyên liệu:

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, tiến hành cân theo tỷ lệ: 100kg cỏ + 5-10kg bột ngô hoặc cám gạo + 0,5kg muối ăn rồi phối trộn nguyên liệu.

Để đảm bảo các nguyên liệu được trộn đều với nhau, cần tiến hành trộn đều muối ăn với bột ngô hoặc cám gạo, sau đó đem hỗn hợp này trộn đều với cỏ.

Bước 3:  Cách ủ:

- Với túi ủ: Nguyên liệu sau khi đã trộn đều đem cho vào túi càng nhanh càng tốt sau đó buộc kín túi ngay. Tốt nhất là từ khi cắt thức ăn về cho đến khi cho vào túi ủ diễn ra trong cùng một ngày.

+ Cách cho vào túi: Cho từng lớp vào túi cao từ 15 - 20cm, rồi dùng tay lèn chặt, chú ý cần nén trên toàn bộ bề mặt, xung quanh và các góc, sau đó tiếp tục cho các lớp khác cứ như vậy cho đến khi đầy bao thì dùng dây buộc chặt lại, ghi ngày tháng ủ, đưa vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột, bọ, gián... cắt thủng bao, không khí sẽ xâm nhập làm mốc, thối thức ăn.

- Với hố ủ: Vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước khi đem nguyên liệu vào ủ. Lót đáy hố bằng gạch hoặc rơm khô, xung quanh bằng bạt dứa, túi nilon đảm bảo kín, không bị hở. Cách đưa nguyên liệu vào tương tự như đem vào túi ủ, khi đầy hố thì phủ thêm 1 lớp rơm rạ và tiến hành che đậy kín đảm bảo không khí và nước mưa không vào.

- Sau 1 tháng ủ thì có thể lấy ra cho gia súc ăn được.

II. PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN

Vào ngày đầu tiên nên cho ăn lượng nhỏ để cho trâu, bò ăn quen dần, sau đó tăng dần và đến ngày thứ 3 hay ngày thứ 4 thì cho ăn lượng tối đa cần thiết. Lượng thức ăn ủ xanh cho trâu, bò ăn một ngày đêm là: Trâu, bò: 7-12kg; bê, nghé: 4-7kg. Ngoài ra cho ăn thêm cỏ xanh và rơm.

Lưu ý: Trâu, bò có chửa ở thời kỳ cuối, trâu, bò nuôi con, bê, nghé quá nhỏ, đang bị tiêu chảy không cho ăn thức ăn ủ xanh.

Nông Bình Nhu

 (Biên soạn)