Em hiểu như thế nào về ý nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh: hạt cát và viên ngọc trai

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai.”

căn cứ biện pháp nhân hóa

 
(Đề này chỉ có 1 trang)
Môn : NGỮ VĂNThời gian : 120 phút(Không kể thời gian giao đề)

 I.PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: NGỌC TRAI VÀ NGHỊCH CẢNH

    Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.


  Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp.(…)
(Theo Bùi Xuân Lộc – Lớn lên trong trái tim của mẹ,NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2005).
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm)
Câu 2.Nêu các ý chính của câu chuyện?(0,5 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu  như thế nào về nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh: hạt cát và chất dẻo. (1.0 điểm)
Câu 4.Câu chuyện trên gởi đến cho anh (chị) thông điệp gì trong cuộc sống? (1.0 điểm)
PHẦN LÀM VĂN:
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ câu văn  “Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp” trong văn bản, Anh/chị hãyviết  một đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề:Hãy chủ động đón nhận nghịch cảnh và chiến thắng nó.
Câu 2 (5.0 điểm)
         Phân tích hình ảnh rừng xà nu ở đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm (truyện ngắn Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành). Từ đó, em hãy liên hệ đến cách thức mở đầu và kết thúc của truyện ngắn Chí Phèo –  Nam Cao, để thấy được sự chi phối của hoàn cảnh xã hội đến nội dung sáng tác của mỗi nhà văn. ——————–Hết——————-    

ĐÁP ÁN

Tuyển tập Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai chi tiết nhất.

Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai số 1

Chẳng ai vừa sinh ra đã là một viên ngọc trai, bất cứ ai muốn trở thành ngọc trai cũng đều phải trải qua rất nhiều nỗ lực, thậm chí là đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt nữa. Khi bạn chưa được người khác xem như một viên ngọc trai, thì hãy coi mình như một hạt cát. Đừng than vãn cuộc đời không công bằng, thay vào đó hãy nhìn nhận một cách đúng đắn những lời chỉ trích, phê bình của người khác, cố gắng thầm lặng để từng bước, từng bước một làm tốt mọi chuyện. Cứ như vậy, rồi sẽ có một ngày, người khác cũng sẽ nhận ra bạn là viên ngọc trai vô giá.

(Từ hạt cát đến hạt ngọc trai - 85 triết lý sống tích cực của Marcus Aurelius Trầm Linh

Hạ Dịch Ân (biên soạn, Nguyễn Lệ Thu (dịch), NXB Thanh Niên 2016. tr, 23)

Câu 1:Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích (0,5 điểm).

Câu 2:Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích (0,5 điểm).

Câu 3:Anh chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả: Khi bạn chưa được người khác xem như một viên ngọc trai thì hãy coi mình như một hạt cát (1,0 điểm).

Câu 4:Theo tác giả, bất cứ ai muốn trở thành ngọc trai cũng đều trải qua rất nhiều nỗ lực, thậm chí là đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Vậy theo anh/chị để thành công thì chúng ta cần phải làm gì (1,0 điểm).

Lời giải

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 2:

Biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ:"ngọc trai"

→Nhấn mạnh: vẻ đẹp của sự nỗ lực và phấn đấu trong cuộc sống.

- So sánh :"như một viên ngọc trai" và" như một hạt cát"

→Nhấn mạnh: làm nổi bật của bản thân phải biết kiên trì và nhẫn nại thì mới đến sự thành công và xúng đáng vô giá.

Câu 3:

- Tác giả muốn nói là dù mình làm việc gì cũng chưa đủ để người ta tôn trọng mình thì hãy coi mình một vật nhỏ từ từ rồi sẽ thành công với tất cả những nỗ lực của chính mình.

Câu 4:

- Muốn thành công chúng ta cần phải làm là :

+Hãy suy nghĩ và nhìn nhận những cái đúng đắn, phê bình của người khác.

+Không được nản lòng với những chỉ trích của người khác.

+Cố gắng bản lĩnh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai số 2

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Bị người khác bàn luận là chuyện khó tránh khỏi, chẳng khác gì việc chúng ta bàn luận vềngười khác vậy.[…] Nhiều khi chúng ta cảm thấy phiền muộn, không biết phải làm sao,chính là vì ta đã quá để tâm đến ý kiến của người khác. Có lúc người khác nói ta khônglàm được, ta liền thất vọng, chán nản mà bỏ cuộc. Nếu đó là quy luật tự nhiên thì thế giớinày sao lại có được những phát minh như của Edison, càng không có tàu hỏa củaStephenson, cũng chẳng thể sản sinh ra những kì tích khiến bao người kinh ngạc được. Cóthể thấy rằng những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu,chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công.

(Từ hạt cát đến ngọc trai, NXB Thanh niên, 2016, trang 58-59)

Câu 1. Văn bản trên thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về mộthiện tượng đời sống? (0.5 điểm)

Câu 2. Trình bày ngắn gọn các luận cứ người viết sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm. (1.0điểm)

Câu 3. Anh chị có đồng ý với quan điểm: Những gì người khác nói không quan trọng, bấtkể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ cóvậy mới đạt được thành công? Vì sao? (1.0 điểm)

Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản. (0.5 điểm)

Lời giải

Câu 1. Văn bản trên thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí. 0.5

Câu 2. Nội dung chính của văn bản: Thành công không phụ thuộc vào ý kiến của người khácmà nhờ chính vào sự nỗ lực của bản thân mỗi người. 0.5

Câu 3. Luận cứ người viết sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm: 1.0

- Lí lẽ: Bị người khác bàn luận là chuyện khó tránh khỏi; không nên thất vọng, chán nảnmà bỏ cuộc; phải giữ vững mục tiêu của mình

- Dẫn chứng: thành công của Edison, Stephenson.

Câu 4. Những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công.

- Thí sinh có thể đồng ý, hoặc có ý kiến bổ sung: cần giữ vững mục tiêu của mình, nhưngcũng phải biết lắng nghe, tiếp thu những góp ý tích cực, có tính xây dựng từ người khác.0.5

- Thí sinh đưa ra lí giải cho ý kiến lựa chọn, cần ngắn gọn, hợp lí, thuyết phục, giáo viênlinh hoạt trong đánh giá. 0.5

Hướng dẫn “Đọc hiểu Ngọc trai và nghịch cảnh” với kiến thức tham khảo  là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Ngữ văn.

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

Ngọc trai và nghịch cảnh

Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.

Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp.(…)

(Theo Bùi Xuân Lộc – Trích Lớn lên trong trái tim của mẹ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2005).

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Nêu các ý chính của câu chuyện?

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh: hạt cát và chất dẻo.

Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai.”

Câu 5: Câu chuyện trên gửi đến cho anh (chị) thông điệp gì trong cuộc sống?

Câu 6: Từ câu văn  “Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp” trong văn bản, Anh/chị hãy viết  một đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Hãy chủ động đón nhận nghịch cảnh và chiến thắng nó.

Câu 7: (Đề thi HSG) Trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện trên.

Đáp án:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2:

Các ý chính của câu chuyện:

– Con Trai rất đau đớn khi một hạt cát lọt vào cơ thể.

– Không thể đưa được hạt cát ra ngoài, nó đành tiết ra một chất dẻo bao quanh hạt cát.

– Cuối cùng con Trai đã biến hạt cát thành viên ngọc trai tuyệt đẹp.

Câu 3: Nghĩa tượng trưng của 2 hình ảnh:

– Hạt cát: Những nghịch cảnh, khó khăn, rủi ro mà con người có thể gặp trong cuộc sống.

– Chất dẻo: Cách ứng phó, khắc phục để vượt qua những rủi ro, trở ngại.

Câu 4: Biện pháp tu từ nhân hóa

Câu 5:

Câu chuyện trên gửi đến người đọc thông điệp:

– Cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, trở ngại, những việc bất thường. Vì vậy, khi đứng trước khó khăn, mỗi người phải biết đối mặt, tìm cách khắc phục để có được sự thành công.

Câu 6:

Yêu cầu về hình thức:

– Viết đúng 1 đoạn văn, khoảng 200 chữ.

– Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

Yêu cầu về nội dung:

Giải thích:

– Câu chuyện là bài học về thái độ sống tích cực: có ý chí, có bản lĩnh và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.

– Ý kiến trên khuyên chúng ta phải biết vượt qua và chiến thắng nghịch cảnh.

Phân tích:

Vì sao phải chủ động đón nhận nghịch cảnh và chiến thắng nó?

– Những khó khăn, trở ngại là một phần của cuộc sống. Dù muốn hay không con người cũng phải đối mặt.

– Bất kỳ ai muốn đi đến thành công, muốn đạt được những thành quả tốt đẹp  đều phải nỗ lực hết mình, kiên trì chống chọi với nghịch cảnh và chiến thắng nó.

– Vượt qua nghịch cảnh và chiến thắng nó, con người sẽ trưởng thành hơn, và sống có ý nghĩa hơn.

Dẫn chứng: Ngắn gọn, phù hợp

Bàn luận:

– Phê phán một số người sống thụ động, hèn nhát, không có ý chí, bản lĩnh để đối mặt với khó khăn.

– Liên hệ bản thân:

+ Nhận thức: Hiểu ý nghĩa, giá trị giáo dục từ câu chuyện; lời khuyên tích cực của câu nói

+ Hành động: Không ngừng học tập để nâng cao tri thức, linh hoạt, nhạy bén đối phó với những khó khăn , nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra; rèn luyện ý chí, nghị lực, bản lĩnh để chiến thắng nghịch cảnh.

Câu 7:

Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí rút ra từ một câu chuyện ngắn. Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và đặt câu.

Yêu cầu cụ thể: Trên cơ sở nắm vững cách làm bài, hiểu ý nghĩa câu chuyện, học sinh phải rút ra bài học có ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm qua hình ảnh ngọc trai và hạt cát. Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo được các yêu cầub cơ bản sau:

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

2. Phân tích, bàn luận vấn đề:

a/ Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:

+ Hạt cát: biểu tượng cho những khó khăn và những biến cố bất thường…có thể xảy đến với con người bất kỳ lúc nào.

+ Con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát… biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp: biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách để đứng vững, biết vượt lên hoàn cảnh và tạo ra những thành quả đẹp cống hiến cho cuộc đời.

Em hiểu như thế nào về ý nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh: hạt cát và viên ngọc trai

=> Câu chuyện ngắn gọn nhưng trở thành bài học sâu sắc về thái độ sống tích cực. Phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm, học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin.

b/ Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện

Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc với mỗi người trong cuộc đời:

+ Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính, dự định của con người.

Vì vậy, mỗi người phải đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sức mạnh để vượt qua( như con trai cũng đã cố gắng nỗ lực, không tống được hạt cát ra ngoài thì nó đối phó bằng cách tiết ra chất dẻo bọc quanh hạt cát)

+ Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn

– Dẫn chứng về những con người vượt lên số phận làm đẹp cho cuộc đời.)

+ Phê phán những người có lối sống hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, buông xuôi, đổ lỗi cho phận…

3. Khẳng định vấn đề và rút bài học cuộc sống:

+ Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách luôn là quy luật của cuộc sống mà con người phải đối mặt.

+ Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đầu hàng, không được gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời, để cuộc sống có ý nghĩa.

Chẳng ai vừa sinh ra đã là một viên ngọc trai, bất cứ ai muốn trở thành ngọc trai cũng đều phải trải qua rất nhiều nỗ lực, thậm chí là đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt nữa. Khi bạn chưa được người khác xem như một viên ngọc trai, thì hãy coi mình như một hạt cát. Đừng than vãn cuộc đời không công bằng, thay vào đó hãy nhìn nhận một cách đúng đắn những lời chỉ trích, phê bình của người khác, cố gắng thầm lặng để từng bước, từng bước một làm tốt mọi chuyện. Cứ như vậy, rồi sẽ có một ngày, người khác cũng sẽ nhận ra bạn là viên ngọc trai vô giá.

(Từ hạt cát đến hạt ngọc trai – 85 triết lý sống tích cực của Marcus Aurelius Trầm Linh, Hạ Dịch Ân (biên soạn, Nguyễn Lệ Thu (dịch), NXB Thanh Niên 2016. tr, 23)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích (0,5 điểm).

Câu 2: Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích (0,5 điểm).

Câu 3: Anh chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả: Khi bạn chưa được người khác xem như một viên ngọc trai thì hãy coi mình như một hạt cát (1,0 điểm).

Câu 4: Theo tác giả, bất cứ ai muốn trở thành ngọc trai cũng đều trải qua rất nhiều nỗ lực, thậm chí là đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Vậy theo anh/chị để thành công thì chúng ta cần phải làm gì (1,0 điểm).

Đáp án:

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 2:

Biện pháp tu từ:

– Điệp ngữ: “ngọc trai”

→ Nhấn mạnh: vẻ đẹp của sự nỗ lực và phấn đấu trong cuộc sống.

– So sánh :”như một viên ngọc trai” và” như một hạt cát”

→ Nhấn mạnh: làm nổi bật của bản thân phải biết kiên trì và nhẫn nại thì mới đến sự thành công và xúng đáng vô giá.

Câu 3:

– Tác giả muốn nói là dù mình làm việc gì cũng chưa đủ để người ta tôn trọng mình thì hãy coi mình một vật nhỏ từ từ rồi sẽ thành công với tất cả những nỗ lực của chính mình.

Câu 4:

– Muốn thành công chúng ta cần phải làm là :

+Hãy suy nghĩ và nhìn nhận những cái đúng đắn, phê bình của người khác.

+Không được nản lòng với những chỉ trích của người khác.

+Cố gắng bản lĩnh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 

Bị người khác bàn luận là chuyện khó tránh khỏi, chẳng khác gì việc chúng ta bàn luận vềngười khác vậy.[…] Nhiều khi chúng ta cảm thấy phiền muộn, không biết phải làm sao,chính là vì ta đã quá để tâm đến ý kiến của người khác. Có lúc người khác nói ta khônglàm được, ta liền thất vọng, chán nản mà bỏ cuộc. Nếu đó là quy luật tự nhiên thì thế giớinày sao lại có được những phát minh như của Edison, càng không có tàu hỏa củaStephenson, cũng chẳng thể sản sinh ra những kì tích khiến bao người kinh ngạc được. Cóthể thấy rằng những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu,chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công.

(Từ hạt cát đến ngọc trai, NXB Thanh niên, 2016, trang 58-59)

Câu 1: Văn bản trên thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về mộthiện tượng đời sống? (0.5 điểm)

Câu 2: Trình bày ngắn gọn các luận cứ người viết sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm. (1.0điểm)

Câu 3: Anh chị có đồng ý với quan điểm: Những gì người khác nói không quan trọng, bấtkể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ cóvậy mới đạt được thành công? Vì sao? (1.0 điểm)

Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản. (0.5 điểm)

Đáp án:

Câu 1: Văn bản trên thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

Câu 2: Nội dung chính của văn bản: Thành công không phụ thuộc vào ý kiến của người khácmà nhờ chính vào sự nỗ lực của bản thân mỗi người.

Câu 3: Luận cứ người viết sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm:

– Lí lẽ: Bị người khác bàn luận là chuyện khó tránh khỏi; không nên thất vọng, chán nảnmà bỏ cuộc; phải giữ vững mục tiêu của mình

– Dẫn chứng: thành công của Edison, Stephenson.

Câu 4: Những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công.

– Thí sinh có thể đồng ý, hoặc có ý kiến bổ sung: cần giữ vững mục tiêu của mình, nhưngcũng phải biết lắng nghe, tiếp thu những góp ý tích cực, có tính xây dựng từ người khác.

– Thí sinh đưa ra lí giải cho ý kiến lựa chọn, cần ngắn gọn, hợp lí, thuyết phục, giáo viênlinh hoạt trong đánh giá.