Giá mai năm 2023

Các doanh nghiệp và các Sở Công Thương đã chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2023 từ nhiều tháng trước, nguồn cung dồi dào đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Giá mai năm 2023
Các doanh nghiệp chuẩn bị nguồn cung hàng hóa, thực phẩm dồi dào phục vụ Tết Nguyên đán 2023. Ảnh: Vũ Long

Kiên quyết không để đứt gãy nguồn cung, sốt giá do thiếu hàng hóa

Theo ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), năm nay, 2 dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán tương đối gần nhau nên dự kiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nông sản sẽ tăng và khá cấp tập trong một giai đoạn ngắn. Do đó, việc chủ động lượng hàng hóa để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng phải sẵn sàng từ nhiều tháng trước đó.

Là địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, ngay từ tháng 6.2022, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu ở TPHCM đã chuẩn bị nguyên liệu sản xuất cho Tết Quý Mão năm 2023, lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp dự kiến đưa ra thị trường tăng từ 20-30% so với các thời điểm khác.

Trong đó, Công ty Kỹ nghệ súc sản Việt Nam (VISSAN) đã đầu tư 710 tỉ đồng chuẩn bị nguồn hàng dịp Tết 2022, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng thịt lợn tươi sống và chế biến đạt trên 6.200 tấn, ngoài các mặt hàng truyền thống còn có nhiều sản phẩm chế biến mới. VISSAN cũng cam kết bình ổn giá để ổn định thị trường.

Tại TPHCM, các doanh nghiệp dự trữ 5.253 tấn lương thực, 2.031 tấn đường, 2.356 tấn dầu ăn, 5.603 tấn thịt gia súc, 8.481 tấn thịt gia cầm, 54,4 triệu quả trứng gia cầm, 1.485 tấn thực phẩm chế biến, 9.255 tấn rau củ quả, 297 tấn thủy hải sản và 1.600 tấn gia vị.

Theo ông Nguyễn Anh Đức - Tổng Giám đốc Saigon Co.op, chuẩn bị phục vụ Tết năm nay, Saigon Co.op đã chuẩn bị khoảng 14.000 tấn hàng hóa cho trước, trong, và sau dịp Tết Nguyên đán 2023.

“Chúng tôi cũng đã chuẩn bị đầy đủ nguồn liệu, nguồn hàng và tài chính đầy đủ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất quan tâm về mặt chất lượng và xuất xứ các loại hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Saigon Co.op cam kết đảm bảo mọi tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất trước khi đến tay người tiêu dùng” – ông Nguyễn Anh Đức khẳng định.

Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết, nguồn hàng tiêu  dùng thiết yếu của doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường chiếm thị phần lớn, có mặt hàng chiếm đến hơn 60%. Không có doanh nghiệp nào ở ngoài chương trình có thị phần lớn hơn doanh nghiệp bình ổn, nên không có khả năng chi phối thị trường. Ngoài chương trình này, thành phố  còn có chương trình kết nối cung cầu để tăng nguồn cung cho thị trường.

Sở Công Thương sẽ phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường để thực hiện công tác kiểm tra, không để xảy ra trình trạng đầu cơ găm hàng, gian lận thương mại.

Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp trong chương trình bình ổn giá của TPHCM như Satra, Sagri, Cholimex, Vissan, Vĩnh Thành Đạt, Ba Huân, San Hà,... đã cam kết đảm bảo nguồn cung và giá cả ổn định trong dịp Tết.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, để chủ động hàng hóa phục vụ người tiêu dùng, không thiếu hàng, sốt giá cho các dịp lễ, Tết, đặc biệt là Tết Nguyên đán 2023, ngay từ đầu quý 3.2022, sở đã triển khai các giải pháp để đảm bảo bình ổn giá hàng hóa thiết yếu.

Bà Trần Thị Phương Lan – quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho hay, 2 năm nay, chương trình bình ổn thị trường không chỉ thực hiện với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội mà còn phối hợp với cả các doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác, nhờ đó mà Hà Nội luôn đảm bảo đầy đủ hàng hóa đạt chất lượng để phục vụ người dân, dù dịp lễ tết nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến so với trước.

Hiện nay, có 34 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và 16 doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác tham gia chương trình bình ổn thị trường. Sở Công Thương Hà Nội đã hỗ trợ doanh nghiệp để đưa hàng vào hơn 12 nghìn điểm bán gồm 132 siêu thị, hơn 8.000 tổ hợp chuyên doanh, 1.200 sạp hàng tại chợ truyền thống...

Giá mai năm 2023
Bộ NNPTNT khẳng định: Nguồn cung thịt lợn dồi dào trong dịp Tết Nguyên đán 2023. Ảnh: Vũ Long

Không thiếu thịt lợn phục vụ Tết

Trước tình trạng một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sụt giảm số lượng hoặc "đóng chuồng", ngừng nuôi do dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, câu hỏi đặt ra là liệu nguồn cung thịt lợn Tết năm nay có đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, thực tế đến năm 2022, tổng đàn gia cầm của Việt Nam đã đạt hơn 520 triệu con, sản lượng trứng hơn 17 tỉ quả; ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 10.2022 tăng 13,6% so với cùng thời điểm năm 2021; tổng số bò tăng 3,3%; tổng số gia cầm tăng 5,2%...

Do đó, hoàn toàn không có chuyện thiếu thực phẩm phục vụ Tết, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn.