Giaải toán 6 tính chất của phép nhân trang 50 năm 2024

Toán lớp 4 tính giá trị của biểu thức yêu cầu học sinh cần vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng để giải. Để con học tập tốt hơn phụ huynh có thể tham khảo các khóa học toán online tại vuihoc.vn nhé!

Giải bài tập trang 95, 96 SGK Toán lớp 6 tập 1: Tính chất của phép nhân với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6. Lời giải bài tập Toán 6 này gồm các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán 6.

  • Giải bài tập trang 87, 88 SGK Toán 6 tập 1: Luyện tập quy tắc chuyển vế
  • Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán lớp 6 tập 1: Nhân hai số nguyên cùng dấu

A. Lý thuyết tính chất của phép nhân

1. Tính chất giao hoán:

a.b = b.a

2. Tính chất kết hợp:

(a.b).c = a.(b.c)

Chú ý:

+ Nhờ tính chất kết hợp, ta có thể nói đến tích của ba, bốn, năm, .... số nguyên.

+ Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý.

+ Ta cũng gọi tích của n số nguyên a là lũy thừa bậc n của số nguyên a (cách đọc và kí hiệu như đối với số tự nhiên)

3. Nhân với số 1

a.1 = 1.a = a

4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

a.(b + c) = a.b + a.c.

Chú ý: Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ: a.(b – c) = a.b – a.c

B. Giải bài tập SGK Toán lớp 6 tập 1 trang 95, 96

Bài 90 trang 95 SGK Toán 6 tập 1

Thực hiện các phép tính:

  1. 15.(-2).(-5).(-6)b) 4.7.(-11).(-2)

Hướng dẫn:

Phép nhân có tính chất giao hoán: a.b = b.a

Phép nhân có tính chất kết hợp: (a.b).c = a.(b.c)

Lời giải:

  1. 15.(-2).(-5).(-6) = [15.(-6)].[(-2).(-5)] = (-90).10 = -900
  1. 4.7.(-11).(-2) = (4.7).[(-2).(-11)] = 28.22 = 616

Bài 91 trang 95 SGK Toán 6 tập 1

Thay một thừa số bằng tổng để tính:

Hướng dẫn:

Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a.(b + c) = a.b + a.c

Lời giải:

  1. -57.11= -57.(10+1) = -570 -57 = -627
  1. 75.(-21)= 75.(-20-1)= -1500 – 75 = -1575

Bài 92 trang 95 SGK Toán 6 tập 1

Tính:

  1. (37 – 17).(-5) + 23.(-13 – 17)
  1. (-57).(67 – 34) – 67.(34 – 57)

Hướng dẫn:

Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a.(b + c) = a.b + a.c

Lời giải:

  1. (37 – 17).(-5) + 23.(-13 – 17)

\= 20.(-5) + 23.(-30)

\= -100 – 690

\= -790

  1. (-57).(67 – 34) – 67.(34 – 57)

\= (-57).33 – 67.(-23)

\= -1881 + 1541

\= -340

Bài 93 trang 95 SGK Toán 6 tập 1

Tính nhanh:

  1. (-4).(+125).(-25).(-6).(-8);
  1. (-98).(1 – 246) – 246.98.

Hướng dẫn:

Phép nhân có tính chất giao hoán: a.b = b.a

Phép nhân có tính chất kết hợp: (a.b).c = a.(b.c)

Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a.(b + c) = a.b + a.c

Lời giải:

  1. (4).(+125).(-25).(-6).(-8)

\= [(-4).(-25)].[125.(-8)].(-6)

\=100.(-1000).(-6)

\= 600000

  1. (-98)(1-246)-246.98

\= -98 + 246.98 – 246.98

\= -98 + 98.(246 - 246)

\= - 98 + 98.0

\= -98 + 0

\= -98

Bài 94 trang 95 SGK Toán 6 tập 1

Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa:

  1. (-5) . (-5) . (-5) . (-5) . (-5);
  1. (-2) . (-2) . (-2) . (-3) . (-3) . (-3).

Hướng dẫn:

+ Ta gọi tích của n số nguyên a là lũy thừa bậc n của số nguyên a (cách đọc và kí hiệu như đối với số tự nhiên)

Giải VBT Toán lớp 6: Tính chất của phép nhân là lời giải hay cho các câu hỏi trong Vở bài tập Toán lớp 6 nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán Đại số chương 2 lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Tính chất của phép nhân

Giải VBT Toán lớp 6 trang 101 bài 50

Thực hiện các phép tính:

  1. 15 . (-2) . (-5) . (-6);
  1. 4 . 7 . (-11) . (-2).

Phương pháp giải

Tính chất kết hợp của phép nhân: (a.b) . c = a . (b.c)

Tính chất giao hoán của phép nhân: a.b = b.a

Lời giải chi tiết

  1. 15 . (-2) . (-5) . (-6) = [15 . (-6)] . [ (-5).(-2)] = (-90) . 10 = -900.
  1. 4 . 7 . (-11) . (-2) = [4 . 7 . (-2)] . (-11) = [28. (-2)] . (-11) = (-56) . (-11) = 616.

Giải VBT Toán lớp 6 trang 101 bài 51

Tính:

  1. (37 - 17) . (-5) + 23 . (-13 - 17);
  1. (-57) . (67 - 34) - 67 . (34 - 57).
  1. Tính chất giao hoán: a.b = b.a
  1. Tính chất kết hợp: (a.b).c = a. (b.c)
  1. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a(b + c) = ab + ac.

Tính chất này cũng đúng với phép trừ: a (b - c) = ab - ac

Lời giải chi tiết

  1. (37 - 17) . (-5) + 23 . (-13 - 17)

\= 20 . (-5) + 23 . (-30)

\= (-100)+( - 690) = -790.

  1. (-57) . (67 - 34) - 67 . (34 - 57)

\= (-57) . 33 - 67 . (-23)

\= -1881 + 1541

\= -340.

Lưu ý câu b) có thể giải cách khác

(-57) . (67 - 34) - 67 . (34 - 57)

\=(-57) . 67 +57 . 34 - 67 . 34 + 67 . 57

\= 67 . (-57 + 57) +34 . (57 - 67)

\= 67.0 + 34 . (-10) = 0+(-340) = -340

Giải VBT Toán lớp 6 trang 102 bài 52

Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa:

  1. (-5) . (-5) . (-5) . (-5) . (-5);
  1. (-2) . (-2) . (-2) . (-3) . (-3) . (-3).

Phương pháp giải

+) Tích của n số nguyên a là lũy thừa bậc n của số nguyên a, kí hiệu: an

Trong một tích các số nguyên khác 0:

+) Nếu có một số chẵn các thừa số nguyên âm thì tích mang dấu "+"

+) Nếu có một số lẻ các thừa số nguyên âm thì tích mang dấu "-"

Lời giải chi tiết

  1. (-5) . (-5) . (-5) . (-5) . (-5)

\=(−5)5=−55=

b)

  1. (-2) . (-2) . (-2) . (-3) . (-3) . (-3)

[(−2).(−3)].[(−2).(−3)].[(−2).(−3)]

\=6.6.6=63

Giải VBT Toán lớp 6 trang 102 bài 53

Tính:

  1. 237 . (-26) + 26 . 137;
  1. 63 . (-25) + 25 . (-23).

Phương pháp giải

  1. Tính chất giao hoán: a.b = b.a
  1. Tính chất kết hợp: (a.b).c = a. (b.c)
  1. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a(b + c) = ab + ac.

Tính chất này cũng đúng với phép trừ: a (b - c) = ab - ac.

Lời giải chi tiết

  1. 237 . (-26) + 26 . 137

\= 26 . (-237 + 137)

\= 26 . (-100) = -2600 .

(Vì 237.(- 26) = - 237.26)

  1. 63 . (-25) + 25 . (-23)

\= -25 . ( 63 + 23)

\=- 25 . 86 = -2150

(Vì 25 . (-23) = -25.23.

Giải VBT Toán lớp 6 trang 102 bài 54

So sánh:

  1. (-16) . 1253 . (-8) . (-4) . (-3) với 0;
  1. 13 . (-24) . (-15) . (-8) . 4 với 0.

Phương pháp giải

Nếu có một số chẵn các thừa số nguyên âm thì tích mang dấu "+".

Nếu có một số lẻ các thừa số nguyên âm thì tích mang dấu "-"

Lời giải chi tiết

  1. Vì tích đã cho có số chẵn thừa số nguyên âm nên tích mang dấu dương, do đó giá trị của tích lớn hơn 0.
  1. Vì tích đã cho có số lẻ thừa số nguyên âm nên tích mang dấu âm, do đó giá trị của tích nhỏ hơn 0.

Giải VBT Toán lớp 6 trang 103 bài 55

Tính giá trị của biểu thức:

  1. (-125) . (-13) . (-a), với a = 8.
  1. (-1) . (-2) . (-3) . (-4) . (-5) . b, với b = 20.

Phương pháp giải

+ Thay từng giá trị của a vào biểu thức sau đó tính.

+ Nhóm các số có tích tròn trăm, tròn nghìn để tính nhanh.

Lưu ý: Trong 1 tích các số nguyên khác 0:

Nếu có một số chẵn các thừa số nguyên âm thì tích mang dấu "+".

Nếu có một số lẻ các thừa số nguyên âm thì tích mang dấu "-"

Lời giải chi tiết

  1. Với a = 8, ta có:

(-125) . (-13) . (-8)

\=- ( 125. 8). 13

\= -1000 . 13

\= -13000

(vì có 3 số nguyên âm nên tích có dấu "-")

  1. Với b = 20, ta có:

(-1) . (-2) . (-3) . (-4) . (-5) . 20

\= -(1.2. 3. 4). ( 5. 20)

\= -24. 100

\= -2400

(vì có 5 số nguyên âm nên tích có dấu "-")

Giải VBT Toán lớp 6 trang 103 bài 56

Giá trị của tích m.n2 với m = 2, n = -3 là số nào trong bốn đáp số A, B, C, D dưới đây:

  1. -18; B. 18;
  1. -36; D. 36.

Phương pháp giải

Thay m = 2; n = -3 vào tích đã cho sau đó tính.

Lời giải chi tiết

Giá trị của tích m.n2 với m = 2, n = -3 là:

m.n2 = 2. (- 3)2 = 2.9 = 18

Vậy đáp số đúng là B.

Giải VBT Toán 6 bài Tính chất của phép nhân cùng dấu bao gồm 7 câu hỏi bài tập có đáp án và phương pháp giải chi tiết cho từng câu hỏi cho các em học sinh củng cố, rèn luyện kỹ năng giải toán về số nguyên, tính chất của phép nhân, ôn tập Chương 2 Số học Toán lớp 6.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 chi tiết mới nhất trên VnDoc.com để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.