Giải bài tập hóa học 11 bài 2 năm 2024

– Ngâm khoảng 50 g hoa đậu biếc/100 g bắp cải tím đã được chuẩn bị vào 100 mL nước sôi trong khoảng 10 phút. Lọc bằng lưới lọc hoặc vải lọc, thu được dung dịch. Dung dịch này được sử dụng làm chất chỉ thị.

– Dùng máy đo pH (hoặc giấy pH) xác định pH của các dung dịch.

- Cho vài giọt chất chỉ thị lần lượt vào các dung dịch: giấm ăn, nước C sủi, nước rửa bát, nước soda, nước muối và khuấy đều. Quan sát sự đổi màu của các dung dịch.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 11 Bài 2 Axit, bazơ và muối giúp các em học sinh ôn tập lại các kiến thức về axit, bazơ , hiđroxit lưỡng tính theo thuyết của A-rê-ni-uyt? Nhận biết được một chất cụ thể là axit , bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối theo định nghĩa.

  • Bài tập 1 trang 10 SGK Hóa học 11 Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh hoạ và viết phương trình điện li của chúng.
  • Bài tập 2 trang 10 SGK Hóa học 11 Viết phương trình điện li của các chất sau:
  • Các axit yếu: H2S, H2CO3.
  • Bazơ mạnh: LiOH.
  • Các muối: K2CO3, NaClO, NaHS.
  • Hiđroxit lưỡng tính: Sn(OH)2.
  • Bài tập 3 trang 10 SGK Hóa học 11 Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng?
  • Một hợp chất trong thành phẩn phân tử có hiđro là axit.
  • Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
  • Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
  • Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
  • Bài tập 4 trang 10 SGK Hóa học 11 Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
  • [H+] = 0,10M
  • [H+] < [CH3COO-]
  • [H+] > [CH3COO-]
  • [H+] < 0,10M
  • Bài tập 5 trang 10 SGK Hóa học 11 Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
  • [H+] = 0,10M
  • [H+] < [NO3-]
  • [H+] > [NO3-]
  • [H+] < 0,10M.
  • Bài tập 2.1 trang 4 SBT Hóa học 11 Theo A-rê-ni-ut chất nào dưới đây là axit ?
  • Cr(NO3)3
  • HBrO3
  • CdSO4
  • CsOH
  • Bài tập 2.2 trang 4 SBT Hóa học 11 Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính?
  • Zn(OH)2
  • Pb(OH)2
  • Al(OH)3
  • Ba(OH)2
  • Bài tập 2.3 trang 4 SBT Hóa học 11 Axit mạnh HNO3 và axit yếu HNO2 có cùng nồng độ 0,1 mol/l và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol ion nào sau đây là đúng ?
  • [H+]HNO3 < [H+]HNO2
  • [H+]HNO3 > [H+]HNO2
  • [H+]HNO3 = [H+]HNO2
  • [NO3-]HNO3 < [NO3-]HNO2
  • Bài tập 2.4 trang 4 SBT Hóa học 11 Có bao nhiêu dung dịch chỉ chứa một chất được tạo thành từ các ion: Ba2+; Mg2+; SO42-; Cl-
  • 4
  • 3
  • 2
  • 1
  • Bài tập 2.5 trang 4 SBT Hóa học 11 Các muối thường gọi là "không tan", ví dụ BaSO4, AgCl có phải là các chất điện li mạnh không ? Giải thích, biết rằng ở 25oC độ hoà tan trong nước của BaSO4 là 1,0.10-5 mol/l, của AgCl là 1,2.10-5 mol/l. Dung dịch các muối này chỉ chứa các ion, không chứa các phân tử hoà tan.
  • Bài tập 2.6 trang 4 SBT Hóa học 11 Hai chất điện li mạnh A và B khi tan trong nước phân li ra a mol Mg2+, b mol Na+, c mol SO42- và d mol Cl-: 1. Biết a = 0,0010; b = 0,010; c = 0,0050; vậy d bằng bao nhiêu ? 2. Viết công thức phân tử của A và B.
  • Bài tập 2.7 trang 5 SBT Hóa học 11 Trong một dung dịch CH3COOH, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 3.10-3 M và nồng độ CH3COOH bằng 3,97.10-1 M. Tính nồng độ mol ban đầu của CH3COOH.
  • Bài tập 1 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.

Bài tập 2 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao

Thế nào là bazơ một nấc và nhiều nấc, axit một nấc và nhiều nấc, hidroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit? Lấy các thí dụ và viết phương trình điện li của chúng trong nước.