Giải sách bài tập vật lý lớp 6 bài 26-27

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài 26-27.1 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Bài 26-27.1. Trong các đặc điếm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng,

C. Không nhìn thấy được.

D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

Trả lời:

Chọn D.

Sự bay hơi xảy ra ở một nhiệt độ bất kì trên mặt của chât lỏng.

Vậy đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi là: Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

Bài 26-27.2 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Bài 26-27.2. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:

A. Nước trong cốc càng nhiều.

B. Nước trong cốc càng ít.

C. Nước trong cốc càng nóng.

D. Nước trong cốc càng lạnh.

Trả lời:

Chọn C.

Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi nước trong cốc càng nóng.

Bài 26-27.3 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Bài 26-27.3. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Sương đọng trên lá cây             B. Sương mù.

C. Hơi nước.                                   D. Mây.

Trả lời:

Chọn C

Sự tạo thành hơi nước không phải là sự ngưng tụ.

Bài 26-27.4 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Bài 26-27.4. Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?

Trả lời:

Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.

Giaibaitap.me


Page 2

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 117, bài 7, 8, 9...
  • Giải bài 1, 2 trang 116 SGK Toán 6 Cánh diều tập...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 112 SGK Toán 6 Cánh diều...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 109 SGK Toán 6 Cánh diều...
  • Giải bài 1, 2 trang 106, bài 3 trang 107 SGK Toán...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 104 SGK Toán 6 Cánh diều...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 101 SGK Toán 6 Cánh diều...
  • Giải bài 1 trang 96, bài 2, 3, 4 trang 97 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 88 SGK Toán...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 87 SGK Toán...
  • Giải bài 1, 2 trang 82, bài 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 78, bài 6 trang 79...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 74, bài 8, 9,...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 69 SGK Toán 6...
  • Giải bài 1, 2 trang 62, bài 3, 4 trang 63 SGK...


Page 3

Bài 26-27.10 trang 77 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Bài 26-27.10. Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lí, người ta thường phải thực hiện các hoạt động sau đây:

a)  Rút ra kết luận;

b)  Đưa ra dự đoán về tính chất của hiện tượng;

c)  Quan sát hiện tượng;

d)  Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?

A. b, c, d, a.      B. d, c, b, a.       C. c, b, d, a.      D. c, a, d, b.

Trả lời:

Chọn C

Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lí, người ta thường phải thực hiện các hoạt động theo quy trình sau đây:

+ Quan sát hiện tượng.

+ Đưa ra dự đoán về tính chất của hiện tượng.

+ Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

+ Rút ra kết luận.

Bài 26-27.11 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Bài 26-27.11 Sự bay hơi

A. xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

B. chi xảy ra ở trong lòng chất lỏng.

c. xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ.

D. chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng.

Trả lời:

Chọn A

Sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

Bài 26-27.12 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Bài 26-27.12. Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Lượng nước để trong chai đậy kín không bị giảm.

B. Mưa.

C. Tuyết tan.

D. Nước đọng trong nắp vung của ấm đun nước, khi dùng ấm đun nước sôi rồi để nguội.

Trả lời:

Chọn C

Tuyết tan là sự nóng chảy, đó là hiện tượng không liên quan đến sự ngưng tụ

Bài 26-27.13 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Bài 26-27.13. Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng đồng?

A. Nóng chảy và bay hơi.           B. Nóng chảy và đông đặc.

C. Bay hơi và đông đặc.                    D. Bay hơi và ngưng tụ.

Trả lời:

Chọn B

Sự nóng chảy và đông đặc là hai quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng đồng.

Giaibaitap.me


Page 4

Bài 26-27.14 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Bài 26-27.14. Việc làm nào sau đây không đúng khi thực hiện thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không?

A. Dùng hai đĩa giống nhau.

B. Dùng cùng một loại chất lỏng.

C. Dùng hai loại chất lỏng khác nhau.

D. Dùng hai nhiệt độ khác nhau.

Trả lời:

Chọn C

Việc làm không đúng khi thực hiện thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ là dùng hai chất lỏng khác nhau.

Bài 26-27.15 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Bài 26-27.15. Tại sao muốn nước trong cốc nguội nhanh người ta đổ nước ra bát lớn rồi thổi trên mặt nước?

Trả lời:

Muốn nước trong cốc nguội nhanh người ta đổ nước ra bát lớn rồi thổi trên mặt nước làm như vậy là tăng diện tích mặt thoáng và tạo thành gió để nước bay hơi và nguội nhanh hơn.

Bài 26-27.16 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Bài 26-27.16. Để tìm hiểu ảnh hưởng của gió đến tốc độ bay hơi, Nam làm thí nghiệm như sau:

- Đặt hai cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng.

-  Cốc trong nhà được thổi bằng quạt máy còn cốc ngoài trời thì không.

-  Sau một thời gian, Nam đem so sánh lượng nước còn lại ở hai cốc để xem gió có làm cho nước bay hơi nhanh lên không.

Hãy chỉ ra sai lầm của Nam.

Trả lời:

Nam làm thí nghiệm sai ở chỗ đã đặt hai cốc nước ở điều kiện nhiệt độ khác nhau. Cốc ngoài trời nắng thì nhiệt độ cao hơn

Bài 26-27.17 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Bài 26-27.17. Trong hơi thả của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao ta chỉ có thể nhìn thấy hơi thở của người vào những ngày trời rất lạnh?

Trả lời:

Khi ta thở, chất khí từ phổi ra ngoài trời, hơi nước trong khí thở ra, gặp lạnh mới bị ngưng tụ thành các giọt sương rất nhỏ và ta nhìn thấy được. Ngày trời nóng thì hơi nước trong khí thở không bị ngưng tụ nên không thấy được.

Giaibaitap.me

Phần dưới là danh sách các bài Giải sách bài tập Vật Lí 6 Bài 26-27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ theo trang.

  • Bài 26-27.1, 26-27.2, 26-27.3, 26-27.4, 26-27.5, 26-27.6, 26-27.7, 26-27.8 trang 76 SBT Vật Lí 6: Bài 26-27.1. Trong các trường hợp sau đây, Bài 26-27.2. Nước đựng trong cốc bay hơi ....

    Xem bài giải

  • Bài 26-27.9, 26-27.10 trang 77 SBT Vật Lí 6: Bài 26-27.9*. Giơ hai ngón tay hình chữ V, Bài 26-27.10. Trong quá trình tìm hiểu một hiện ....

    Xem bài giải

  • Bài 26-27.11, 26-27.12, 26-27.13, 26-27.14, 26-27.15, 26-27.16, 26-27.17 trang 78 SBT Vật Lí 6: Bài 26-27.11. Sự bay hơi, Bài 26-27.12. Trong trường hợp nào sau đây ....

    Xem bài giải