Giáo án hướng dẫn trẻ vận động theo bài hát năm 2024

GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT HOẠT ĐỘNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: VẬN ĐỘNG “ MỘT CON VỊT ” Độ tuổi: 3-4 tuổi Giáo viên: Phạm Thị Tố Trinh

GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT

HOẠT ĐỘNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: VẬN ĐỘNG “ MỘT CON VỊT ”

Độ tuổi: 3-4 tuổi Giáo viên: Phạm Thị Tố Trinh

  1. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: – Trẻ hát và kết hợp vận động các động tác múa đơn giản để minh họa cho bài hát: “Một con vịt”. – Trẻ cảm nhận sâu sắc nội dung, giai điệu của bài hát nghe và cùng cô minh họa theo bài hát. 2. Kỹ năng: – Giúp trẻ có kỹ năng vận động một số động tác đơn giản để minh họa cho bài hát. – Rèn kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc ở trẻ 3. Giáo dục: – Giáo dục trẻ yêu quý,chăm sóc con vật nuôi trong gia đình. II. Chuẩn bị: – Giáo án powerpoint – Mũ vịt – Nhạc bài hát “Một con vịt”, “ Gà gáy le te”. III. Tiến hành hoạt động: * Hoạt động mở đầu: – Hôm nay cô có một câu đố rất là hay giành cho lớp chúng mình đấy! Bây giờ các con hãy cùng lắng nghe và cho cô biết đó là con vật gì nhé ! – Câu đố : “ Con gì chân ngắn Mà lại có màng Mỏ bẹt màu vàng Hay kêu cạp cạp. Đó là con gì? Đó là con vịt đó các con ạ! Vậy con vịt có mấy chân nhỉ? Nó kêu như thế nào? * Giáo dục: Con vịt là một loài động vật rất có ích cho đời sống của chúng ta, vịt cho ta trứng, thịt cho chúng ta. Vậy các con phải biết yêu quý và chăm sóc nhé

– Cho trẻ nghe giai điệu bài hát và đoán tên bài hát – Các con hãy lắng nghe và đoán xem đó là giai điệu của bài hát gì? * Hoạt động nhận thức: * Dạy vận động: “Một con vịt” – Cho cả lớp hát 1 lần kết hợp vỗ tay ( 2 lần) – Cô thấy các con hát rất là hay và để cho bài hát sẽ hay hơn và sinh động hơn nữa, bạn nào có thể lên minh họa theo lời bài hát cho cô và các bạn xem nào.( mời 1,2 trẻ) – Cô kết hợp các động tác minh họa của trẻ và múa 1 lần cho cả lớp xem. – Cô dạy trẻ múa minh họa. + Động tác 1: “ Một con vịt….cánh”: Một tay chống hông, một tay chỉ về phía trước, chân đồng thời nhún theo nhạc. Sau đó hai tay đưa sang ngang đưa lên đưa xuống vẫy theo nhạc. + Động tác 2: “Nó kêu….cạp cạp”: Hai tay đưa lên phía trước miệng giả làm mỏ vịt vỗ vào nhau theo tiếng “cạp cạp” thân người hơi khom. + Động tác 3: “ Gặp hồ nước…bì bõm” : Hai tay chông hông và dậm châm tai chổ. + Động tác 4: “ Lúc lên….cho khô”: Hai tay vòng lên cao hạ xuống vẫy tay nhịp nhàng theo nhạc. – Cô cùng trẻ hát và vận động theo bài hát dưới nhiều hình thức. (cả lớp thể hiện, nhóm, cá nhân) * Nghe hát “Gà gáy le te” – Cô thấy lớp mình rất là giỏi. Bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một bài hát rất hay. Bài hát có tên là “ Gà gáy le te” các con cùng lắng nghe cô hát nhé. – Cô hát lần 1 Cô vừa hát cho các con nghe bài “Gà gáy le te” của tác giả Dân ca cống Làn điệu dân ca Cống Khao nói về tiếng gáy của chú gà trống gáy ò ó o để báo hiệu cho mọi người thức dậy đi làm và đánh thức chúng mình dậy sớm để đi học. Để cảm nhận sâu sắc hơn về bài hát cô mời các con lắng nghe lại bài hát lần nữa. – Cô hát lần 2: Cô hát và thể hiện điệu bộ – Lần 3: Và bây giờ cô mời một số bạn cùng cô minh họa cho bài hát (Trẻ múa minh họa cùng cô) * Kết thúc hoạt động: – Cho trẻ vận động lại bài hát “Một con vịt”

  1. Mục đích yêu cầu

- Kiến thức: trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát và vận động theo đúng nhịp bài hát. Trẻ hứng thú và hưởng ứng nghe hát. Trẻ biết chơi trò chơi: hát theo hình vẽ

- Kỹ năng: hát diễn cảm phù hợp với tính chất giai điệu và lời ca của bài hát. Luyện kỹ năng hát vận động theo nhạc. Rèn và phát triển tai nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc.

- Thái độ :

Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc. Giáo dục yêu quý , chăm sóc các con vật.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm : trong lớp

Giáo án, đàn, đĩa nhạc bài Chị ong nâu và em bé, hình ảnh nội dung bài nghe hát… hình ảnh con gà, con cá…

Nhạc cụ: phách tre, mõ dừa..

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Dạy vận động theo nhạc "Cá vàng bơi"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Hôm nay cô và các con sẽ hát và vận động một bài hát cũng nói về tình cảm của các bạn đối với cô giáo nhé.

2.HĐ 2.Nội dung

2.1. Hát VĐMH bài hát "Bông hoa mừng cô" (Trần Thị Duyên)

Cô cho trẻ nghe giai điệu

- Đó là giai điệu bài hát gì?

- Cô cho trẻ hát lại bài hát cùng cô 1- 2 lần

- Các con vừa được hát bài hát gì?

- Do ai sáng tác?

- Bài hát nói về điều gì?

- Cô khẳng định lại: Bài hát "Bông hoa mừng cô" (Trần Thị Duyên). Bài hát nói về tình cảm yêu mến, kính trọng của các bạn nhỏ dành cho cô giáo của mình. Vào ngày mồng 8 tháng ba các bạn đã đi hái hoa để chúc mừng cô giáo và thầm hứa sẽ cố gắng chăm chỉ học hành để lớn lên xây dựng quê hương đất.

+ Dạy trẻ vận động

- Cô hát và VTTN bài hát lần 1: Không giải thích

- Cô hát và VTTN lần 2 + phân tích động tác:

+ Câu 1: “Mồng tám...vườn”: Các con đưa lần lượt từng tay ra trước ngực, chân nhún theo nhịp bài hát.

+ Câu 2: “Chọn một....cô giáo”: Gấp lần lượt từng cánh tay đặt chéo trước ngực.

+ Câu 3: “Nào bông....xinh”: Đưa hai tay sang 2 bên rồi cuộn lại giả động tác hái đào.

+ Câu 4: “Muốn đến...nào”: Đưa 2 tay lên cao rồi vòng xuống giả động tác tung hoa.

- Lần 3: Cô hát vận động cùng nhạc cả bài hát

- Cô cho cả lớp hát và VĐMH bài hát cùng cô 2- 3 lượt.

- Cho tổ- nhóm- cá nhân hát vận động

( Trẻ thực hiện, cô chú ý theo dõi, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ)

- Cho cả lớp hát và VTTN lại 1 lượt.

2.2. Nghe hát: "Nắm tay nhau thân thiết"

- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.

- Cô hát cho trẻ nghe lần 1:

Cô nhắc lại cho trẻ tên bài hát, nhạc sĩ.

- Cô hát lần 2 và vận động minh hoạ:

+ Các con vừa được nghe cô hát bài hát gì?

+ Bài hát do ai sáng tác?

+ Bài hát nói lên nội dung gì? Có gia điệu như thế nào?

-> Bài hát "Nắm tay nhau thân thiết" có giai điệu vui tưới nói về tình bạn khi các bạn nắm tay nhau cùng nhau chơi các trò chơi.

- Cô hát lần 3: Khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.

2.3. Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi

+ Cách chơi: Cô sẽ một bạn đứng lên trước lớp đầu đội mũ chóp kín và cô đặt một đồ chơi ở một vị trí bất kì của lớp. Bạn đội mũ chóp kín sẽ lắng nghe tiếng hát của các bạn, nếu các bạn hát to, bạn đội mũ chóp sẽ đi tìm, khi các bạn hát nhỏ có nghĩa là bạn đội mũ chóp đang ở gần vị trí để đồ vật. Vì vậy bạn đội mũ chóp sẽ dừng lại và tìm đồ vật.

- Luật chơi: Sau khi kết thúc một bài hát, nếu bạn đội mũ chóp không tìm thấy đồ vật sẽ bị thua cuộc.