Giáo trình luật hành chính việt nam đại học luật hà nội

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn Giáo trình Luật hành chính Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội) do tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn do TS. Trần Minh Hương chủ biên, gồm:

Phần chung:

1. TS. Trần Minh Hương

2. TS. Nguyễn Mạnh HÙng

3. PGS.TS. Nguyễn Van Quang

4. PGS.TS. Bùi Thị Đào

5. Nguyễn Phúc Thành

6. TS. Nguyễn Thị Thủy

7. TS. Trần Thị Hiêng

8. TS. Hoàng Quốc Hồng

9. ThS. Nguyễn Trọng Bình và PGS.TS. Nguyễn Van Quang

10. ThS. Hoàng Văn Sao

Phần riêng:

1. TS. Nguyễn Ngọc Bích

2. PGS.TS. Nguyễn Van Quang

3. Nguyễn Phúc Thành

4. TS. Trần Thị Hiền

5. TS. Trần Minh Hương

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình luật hành chính việt nam đại học luật hà nội

CuốnGiáo trình Luật hành chính Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội)

Tác giả: TS. Trần Minh Hương (chủ biên)

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Luật hành chính Việt Nam là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ chấp hành và điều chỉnh những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh, phát triển trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước. Những quy phạm pháp luật hành chính là công cụ pháp lý cơ bản để thực hiện quản lý nhà nước, thực thi quyền hành pháp – một trong ba loại quyền cơ bản được phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trên cơ sở quyền lực nhà nước được thống nhất.

Do vậy, trong hệ thống đào tạo cử nhân luật học cũng như đào tạo sau đại học ngành luật, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp, v.v..., luật hành chính luôn là môn học cơ bản và ngày càng được chú trọng trong việc đổi mới cách thức giảng dạy cũng như đổi mới, sửa chữa bổ sung các giáo trình phù hợp với sự phát triển của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội và công cuộc cải cách nền hành chính của Nhà nước ta.

Luật hành chínhlà ngành luật có hệ thống quy phạm phức tạp và thường xuyên được sửa đổi, thay thế, bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện giáo trình. Do đó, các giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội đã biên soạn cuốn Giáo trìnhLuật hành chính Việt Nam với mong muốn phục vụ công tác dạy và học bộ môn Luật hành chính ngày một hiệu quả hơn.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

PHẦN CHUNG

Chương I. Luật Hành chính và quản lý nhà nước

Luật hành chính – một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Khoa học luật hành chính

Môn học luật hành chính

Chương II. Quy phạm và quan hệ pháp luật hành chính

Quy phạm pháp luật hành chính

Quan hệ pháp luật hành chính

Chương III. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước

Khái niệm và hệ thống có nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước

Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước

Các nguyên tắc chính trị – xã hội

Các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật

Chương IV. Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Hình thức quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Chương V. Thủ tục hành chính

Khái niệm thủ tục hành chính, các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính

Chủ thể của thủ tục hành chính

Các loại thủ tục hành chính

Các giai đoạn của thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính

Chương VI. Quyết định hành chính

Khái niệm và đặc điểm của quyết định hành chính

Phân loại quyết định hành chính

Trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính quyết định quy phạm

Phân biệt quyết định hành chính với các loại quyết định pháp luật khác

Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính

Chương VII. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

Khái niệm và phân loại cơ quan hành chính nhà nước

Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

Cải cách bộ máy hành chính – nội dung quan trọng của cải cách hành chính

Chương VIII. Địa vị pháp lý hành chính của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

Khái niệm

Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức quy chế pháp lý hành chính của viên chức

Chương IX. Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội

Khái niệm và đặc điểm của tổ chức xã hội

Các loại tổ chức xã hội

Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội

Chương X. Quy chế pháp lý hành chính của công dân, người nước ngoài

Quy chế pháp lý hành chính của công dân

Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch

Chương XI. Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính

Vi phạm hành chính

Trách nhiệm hành chính

Chương XII. Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước

Khái niệm và yêu cầu bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước

Các biện pháp pháp lý bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước

PHẦN RIÊNG

Chương I. Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước

Khái niệm và các loại tài sản nhà nước

Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước

Chương II. Quản lý nhà nước về hải quan

Khái niệm quản lý nhà nước về hải quan

Tổ chức và hoạt động của hải quan Việt Nam

Quản lý nhà nước về hải quan

Chương III. Quản lý nhà nước về dân số và lao động

Quản lý nhà nước về dân số

Quản lý nhà nước về lao động và việc làm

Chương IV. Quản lý nhà nước về văn hóa

Khái niệm văn hóa, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội

Quản lý nhà nước về văn hóa

Chương V. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

Khái niệm khoa học, công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ

Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

Chương VI. Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Khái niệm và các nguyên tắc quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Chương VII. Quản lý nhà nước về đối ngoại

Khái niệm hoạt động đối ngoại và quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại

Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại

4. Đánh giá bạn đọc

Giáo trình Luật Hành chính Việt Namđược biên soạn trên cơ sở Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành quy định vềquản lý hành chính nhà nước.Giáo trình này là tổng kết kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạymôn học Luật Hành chínhtạiTrường Đại học Luật Hà Nộitừ nhiều năm nay. Cuốn sách là học liệu quan trọng và cần thiết đối với học viên, sinh viên ngành luật.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn "Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam (trường đại học Luật Hà Nội).

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây nội dung về tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính để bạn đọc tham khảo:

Quyết định hành chính là hình thức thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan hành chính nhà nước hoặc chức vụ nhà nước có thẩm quyền và của tổ chức khác khi được ủy quyền, được ban hành trên cơ sở pháp luật và nhằm thực hiện pháp luật theo trình tự và hình thức văn bản hoặc văn nói theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu của quyết định hành chính là nhằm định ra các chính sách; đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của quyền hành pháp. Nói cách khác, quyết định hành chính là hành vi của các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền) nhằm đưa ra những quy định chung hoặc tình trạng pháp lý cụ thể, cá biệt cho công dân hoặc tổ chức.

Về nội dung của quyết định hành chính là sự thể hiện ý chí của nhà nước. Quyết định hành chính được ban hành ra nhằm giải quyết các công việc, vấn đề phát sinh trên thực tế mà cần có sự tham gia giải quyết của cơ quan Nhà nước

Về việc ban hành Quyết định hành chính phải đảm bảo được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

Nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan hoặc nhà nước, trong đó có hoạt động ra quyết định hành chính, phải phù hợp với pháp luật về nội dung và trình tự ban hành; nghĩa là mọi quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở hiến pháp, luật văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nhằm thực hiện hiến pháp, pháp luật.

Mặt khác, các quyết định hành chính phải bảo đảm tính hợp lý; nghĩa là phải thế hiện được bản chất xã hội, chức năng xã hội của nhà nước và mang lại hiệu quả cho công dân, tổ chức; đồng thời bảo đảm tính thực tiễn, khả năng quản lý nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.

Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi ban hành các quyết định hành chính các cơ quan hành chính nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý, nhờ đó, văn bản đưa ra mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận.

Nhưng cũng có những trường hợp tính hợp pháp và hợp lý không đồng nhất vớinhau. Lý do chính là cơ quan ban hành chưa kịp sửa chữa những quyết định đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa, hoặc là cơ quan ban hành không tính toán hết được đặc điểm của từng địa phương, cơ sở nên quyết định có thể quyết định có thể phù hợp với nơi này, mà không thích hợp với nơi khác. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền áp dụng vẫn phải thi hành nghiêm chỉnh quyết định của cấp trên, đồng thời kiến nghị cơ quan cấp trên bãi bỏ hoặc sửa chữa cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, cơ sở.

Trong khi mọi trường hợp, tính hợp pháp đều có ưu thế hơn so với tính hợp lý, không thể vì lý do hợp lý, mà coi thường quyết định của cấp trên, tự ban hành những quy định trái với quyết định đó.

Tính hợp pháp của quyết định hành chính đựợc thể hiện trong các yêu cầu sau:

- Các quyết định hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật. Có nghĩa là các quyết định hành chính phải trên cơ sở luật và nhằm thực hiện luật. Hay nói ngắn gọn các quyết định hành chính không được vi luật;

- Các quyết định hành chính phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan hoặc chức vụ (thẩm quyền hành chính). Yêu cầu này đòi hỏi mỗi cơ quan chỉ có quyền hạn ban hành quyết định giải quyết các vấn đề nhất định do pháp luật giao cho, không lạm quyền và lẩn tránh trách nhiệm (không vi quyền).

- Việc phân định rõ thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước, bảo đảm cho cơ quan thực hiện một cách chủ động, chống sự can thiệp trái thẩm quyền vào quyền hạn của cơ quan khác, tránh tình trạng lạm quyền, lẩn tránh trách nhiệm, làm mất trật tự quản lý hành chính nhà nước.

- Quyết định hành chính phải được ban hành xuất phát từ những lý do xác thực. Yêu cầu này có nghĩa là, chỉ khi nào trong đời sống quản lý nhà nước và đời sốhg công dân, xuất hiện các nhu cầu, các sự kiện được pháp luật quy định cần phải ban hành quyết định, thi quyền hành chính nhà nước có thẩm quyền mối ra các quyết định nhằm quy định chung hoặc áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể.

- Quyết định hành chính phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do pháp luật quy định.

- Về hình thức các quyết định hành chính phải đúng tên gọi, thể thức: tiêu đề, số’, ký hiệu, ngày tháng ban hành và hiệu lực, chữ ký, con dấu...và hình thức thể hiện văn bản hoặc văn nói. Nhưng sai sót về hình thức cũng có thể làm cho quyết định trỏ thành bất hợp pháp.

- Về thủ tục ban hành các quyết định hành chính phải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu bắt buộc và các yêu cầu bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học. Vi phạm các yêu cầu bắt buộc phải tuân theo sẽ làm cho quyết định hành chính trỏ thành bất hợp pháp.