Giấy cmnd có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm năm 2024

(Chinhphu.vn) - Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 1/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước. Trường hợp Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Giấy cmnd có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm năm 2024

Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước (có hiệu lực kể từ 1/7/2024). Với việc đổi tên gọi từ Luật Căn cước công dân sang luật Căn cước, thẻ Căn cước công dân cũng sẽ có tên gọi mới là Thẻ căn cước.

Điều 46 Luật Căn cước quy định về chuyển tiếp quy định rõ: Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2024) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Trường hợp chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, Căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, Căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Thẻ Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Quy định về việc sử dụng Căn cước công dân, chứng minh nhân dân trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước cấp theo quy định của luật này.

Giấy cmnd có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm năm 2024

Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội trả lời câu hỏi của phóng viên.

Người dân không phải đổi thẻ căn cước mới nếu chưa có nhu cầu

Liên quan đến vấn đề này, tại họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến một số quy định của Luật Căn cước, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Trung tướng Nguyễn Minh Đức cho biết: Theo quy định tại Điều 46 Luật Căn cước có 4 điều khoản chuyển tiếp.

Trong đó có quy định thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ, được cấp đổi sang thẻ căn cước khi công dân có yêu cầu.

“Người dân không phải đến cơ quan quản lý để tích hợp, khai báo thông tin, trừ trường hợp có yêu cầu cần đổi thẻ hoặc bổ sung, thay đổi nội dung nào đó liên quan đến cá nhân thì mới đến cơ quan chức năng để cấp đổi thẻ”, Trung tướng Nguyễn Minh Đức cho biết.

Về thu thập dữ liệu mống mắt, Trung tướng Nguyễn Minh Đức giải thích rõ, khi người dân đến làm thẻ Căn cước mới, đến cấp đổi lại thẻ Căn cước thì cơ quan quản lý sẽ thu thập thông tin bằng thiết bị chuyên dụng để làm giàu dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.

Dự thảo Luật Căn cước công dân (CCCD) sửa đổi còn nêu rõ, khi chứng minh nhân dân (CMND) hết hiệu lực thì các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Cơ quan quản lý Nhà nước không được quy định các thủ tục về đính chính, thay đổi thông tin liên quan đến CMND, thẻ căn cước công dân trong các giấy tờ nêu trên.

Về thời hạn sử dụng chứng minh nhân dân, Thông tư 04/1999/TT-BCA (C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định, CMND có giá trị sử dụng 15 năm.

Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Còn theo khoản 2 Điều 38 Luật CCCD 2014, CMND đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD.

Như vậy, Luật CCCD 2014 cho phép sử dụng chứng minh nhân dân đã cấp đến khi hết thời hạn quy định (15 năm). Song dự thảo Luật CCCD (sửa đổi) đã đề xuất chứng minh nhân dân chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024.

Về thời hạn sử dụng CCCD, Luật CCCD 2014 nêu rõ, thời hạn sử dụng CCCD sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc: Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Nhiều người lo lắng, sau 01/7/2021, khi Sổ hộ khẩu giấy bị bãi bỏ thì Chứng minh nhân dân (CMND) 9 số không còn giá trị do Nhà nước quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân 12 số. Vậy, trên thực tế, Chứng minh nhân dân 9 số có thời hạn đến bao giờ?

Giấy cmnd có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm năm 2024

Câu hỏi: Tôi sinh năm 1954. Chứng minh nhân dân của tôi có 9 số, vừa được làm năm 2016, hạn sử dụng là năm 2031. Mới đây, Công an xã đến bảo với tôi rằng thẻ này của tôi chỉ còn hạn đến 01/7/2021 nên bây giờ tôi phải đi làm Căn cước công dân gắn chip, nếu không, sau ngày 01/7/2021 tôi vẫn phải đi đổi thẻ. LuatVietnam cho tôi hỏi, Công an xã nói như thế có đúng không?

Chào bác! LuatVietnam xin giải đáp đến bác như sau:

Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:

- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

Giấy cmnd có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm năm 2024

Chứng minh nhân dân 9 số bao giờ hết hạn? (Ảnh minh họa)

Theo Thông tư 04/1999/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân, thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân được quy định như sau:

CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014:

Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, Chứng minh nhân dân 9 số có thời hạn 15 năm. Công dân không phải đổi Chứng minh nhân dân nếu thẻ vẫn còn hạn. Hiện nay, không có văn bản nào quy định rằng Chứng minh nhân dân 9 số chỉ có thời hạn đến 01/7/2021. Mốc 01/7/2021 thực ra là mốc Bộ Công an không cấp mới Sổ hộ khẩu giấy, chuyển sang quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân (12 số trên thẻ Căn cước công dân).

Đây cũng là mốc Bộ Công an cam kết cơ bản hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Vì thế, mục tiêu của Bộ Công an là cấp được 50 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip trước 01/7/2021. Chính vì những lý do trên, Công an các tỉnh, quận, huyện… đang cấp tốc cấp Căn cước công dân cả cuối tuần, thậm chí cả ngày lẫn đêm…

Bởi vậy, tại nhiều địa phương, ngoài việc vận động người dân đi làm Căn cước công dân thì cán bộ lại khiến công dân hiểu sai về hạn sử dụng của thẻ Chứng minh nhân dân.

Về trường hợp của bác, bác có thể lựa chọn làm Căn cước công dân gắn chip ngay bây giờ (hiện nay không cấp Chứng minh nhân dân mà đã cấp Căn cước công dân gắn chip trên toàn quốc) hoặc đợi đến khi Chứng minh nhân dân hết hạn (15 năm kể từ ngày cấp ghi trên mặt sau của thẻ).

Nếu bác đi đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân bây giờ sẽ có một số thuận lợi như: được cấp lưu động về tận xã, phường; lệ phí cấp thẻ chỉ còn một nửa… Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, các điểm cấp thẻ hầu như đông và quá tải. Vì thế, thời gian cấp thẻ cũng lâu hơn so với quy định của pháp luật. Bác có thể cân nhắc những mặt lợi và hại để xác định có cần làm thẻ ngay bây giờ không.

Nếu có băn khoăn về các quy định liên quan đến Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

CMND 12 số bao giờ hết hạn?

Bên cạnh đó, Luật Căn cước cũng quy định về thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân (CMND). theo đó, trường hợp CMND còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Như vậy theo quy định này thì từ ngày 1/1/2025, CMND chính thức bị khai tử, không còn giá trị sử dụng.

Giấy chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu?

Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp. Như vậy, chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 01/01/2016 có giá trị sử dụng đến hết 15 năm kể từ ngày cấp.

Chứng minh nhân dân có hiệu lực đến khi nào?

Nếu chứng minh nhân dân của bạn vẫn còn hạn sử dụng, bạn có thể tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Nếu Thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của bạn hết hạn từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024, bạn vẫn có thể sử dụng cho đến hết ngày 30/6/2024.

Chứng minh thư được dùng đến bao giờ?

Như vậy, do CMND sẽ bị 'khai tử' từ 1/1/2025 nên từ thời điểm này, công dân chỉ còn được sử dụng CCCD mã vạch, CCCD gắn chip (còn hạn sử dụng) và thẻ Căn cước.