Giới thiệu về nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ

TTO - Trước thông tin hai nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 và BOT Phú Mỹ 2.2 sẽ được bàn giao cho Việt Nam trong giai đoạn 2024-2025, hai “ông lớn” PVN và EVN cùng vào cuộc “cạnh tranh”, đề xuất Chính phủ cho tiếp nhận, vận hành các nhà máy.

  • Nhiệt điện Thái Bình 2 đốt lửa sau 11 năm gần như 'đóng băng'
  • Nhiệt điện Thái Bình 2: Cơ bản khắc phục tồn tại, hòa lưới tổ máy số 1 vào 30-4-2022
  • Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam bị cắt giảm gần 40% công suất?

Giới thiệu về nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ

Trung tâm điện lực Phú Mỹ, nơi cung cấp sản lượng điện lớn cho miền Nam - Ảnh: EVN

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi 3 bộ Công thương, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về chuyển giao hai nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 theo đề nghị của Bộ Công thương.

Phó thủ tướng yêu cầu các bộ khẩn trương, nghiêm túc thực hiện đúng các nhiệm vụ được giao tại văn bản chỉ đạo trước đó, không để ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng công tác chuyển giao hai nhà máy theo quy định pháp luật và hợp đồng BOT.

Đây là hai dự án BOT điện công suất lớn do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thực hiện từ năm 2001 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để cung cấp điện cho các tỉnh phía Nam.

Trong đó, Nhà máy nhiệt điện BOT Phú Mỹ 3, công suất 716,8 MW, do các nhà đầu tư Sembcorp, Kyuden International Corporation và Sojitz Corporation thực hiện, được vận hành thương mại từ ngày 1-3-2004. Theo hợp đồng BOT, nhà máy có thời hạn vận hành kinh doanh 20 năm, được chuyển giao không bồi hoàn cho phía Việt Nam vào ngày 1-3-2024.

Tương tự, Nhà máy nhiệt điện BOT Phú Mỹ 2.2 có công suất 715 MW, do các nhà đầu tư EDFI, Summit Global Management II B.V và TEPCI thực hiện, được vận hành thương mại vào năm 2005. Theo hợp đồng BOT, nhà máy có thời gian vận hành kinh doanh 20 năm, được bàn giao cho phía Việt Nam vào ngày 4-2-2025.

Trước thông tin các đối tác ngoại sẽ chuyển giao hai nhà máy nhiệt điện BOT cho phía Việt Nam vận hành, kinh doanh khai thác, thời gian qua cả hai "ông lớn" nhà nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng đề xuất Bộ Công thương cho tiếp nhận, vận hành, quản lý, kinh doanh hai nhà máy nhiệt điện.

Lý do được EVN đưa ra để xin tiếp nhận hai nhà máy nhiệt điện là: EVN là đơn vị được Thủ tướng giao đảm bảo cung cấp điện quốc gia; EVN đang vận hành một số nhà máy tại trung tâm điện lực Phú Mỹ, có kinh nghiệm lâu năm trong vận hành, kinh doanh nhà máy điện tua bin khí; EVN là đơn vị cùng Bộ Công thương trong quá trình đấu thầu, đàm phán hợp đồng BOT cả hai dự án nhà máy nhiệt điện BOT Phú Mỹ 3, BOT Phú Mỹ 2.2.

Bên cạnh đó, PVN cũng đưa ra 4 lý do để được tiếp nhận hai nhà máy điện. Đó là: PVN có thể chủ động được nguồn nguyên liệu cho hai nhà máy nhiệt điện vận hành ở mức cao nhất; có điều kiện để thu xếp nguồn nhiên liệu vận hành hai nhà máy ở mức cạnh tranh nhất; có ưu thế về tài chính để cân đối chi phí vốn trong hoạt động các nhà máy; PVN là nhà cung cấp khí duy nhất trên thị trường, có sẵn nguồn nhân lực đang vận hành các dự án nhiệt điện khí Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2.

Trong văn bản gửi tới Thủ tướng vào ngày 5-1, Bộ Công thương đã đề xuất Thủ tướng giao cho EVN tiếp nhận, vận hành hai nhà máy nhiệt điện BOT Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 2.2 khi các đối tác nước ngoài bàn giao lại cho Việt Nam.

Giới thiệu về nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ
Cuộc đua điện gió: 84 dự án về đích, 62 dự án không kịp bán điện giờ chót

TTO - Trong số 146 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN, chỉ có 84 dự án kịp vận hành thương mại (COD) trước ngày 1-11, 62 dự án không kịp vận hành thương mại trước khi chính sách khuyến khích hết hạn.

Dấu ấn Công ty Thủy điện An Khê - Ka Nak năm 2022

EVNGENCO1 nỗ lực hoàn các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2022

Nhiệt điện Quảng Ninh: 20 năm xây dựng và phát triển

Tiếp nhận vận hành đường dây truyền tải điện vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Ngầm hóa lưới điện xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh)

Công ty Thủy điện Buôn Kuốp dự kiến vượt 20% kế hoạch sản lượng điện năm 2022

Ký hợp đồng LTMA cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

Công ty Thủy điện Ialy đạt mốc sản xuất 100 tỷ kWh điện

Gỡ vướng giải phóng mặt bằng 2 dự án truyền tải điện cấp bách qua tỉnh Phú Thọ

Nghiệm thu mô hình tua bin cho dự án Thủy điện Hòa Bình (mở rộng)

Nhà máy điện Phú Mỹ được khởi công xây dựng từ những năm cuối của thập kỷ 90 để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng điện phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đồng thời tiêu thụ một sản lượng khí đồng hành được tận dụng trong quá trình khai thác các giếng dầu của mỏ Bạch Hổ và đến năm 2003 đã chuyển sang sử dụng khí thiên nhiên từ bể Nam Côn Sơn. Ngày 04/10/2005, Nhà máy điện Phú Mỹ được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển đổi thành  Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Phú Mỹ (gọi tắt là Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ).   Ngày 01/06/2012, Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ được Bộ trưởng Bộ Công Thương ký quyết định chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV - Tổng Công ty Phát Điện 3 (gọi tắt là Tổng Công ty Phát điện 3). Tổng Công ty Phát điện 3 được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Phú Mỹ, các công ty phát điện hạch toán phụ thuộc, các Ban quản lý dự án nguồn điện và tiếp nhận quyền chủ sở hữu vốn nhà nước tại một số công ty phát điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Hiện nay, Tổng Công ty có 15 đơn vị thành viên, công ty liên kết và trực tiếp quản lý các Nhà máy điện Phú Mỹ.

Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, các Nhà máy điện Phú Mỹ đã không ngừng lớn mạnh. Từ một nhà máy quản lý vận hành sản xuất điện với 2 tổ máy có tổng công suất 288 MW vào năm 1997, đến nay, các Nhà máy điện Phú Mỹ đã quản lý vận hành 13 tổ máy phát điện có tổng công suất là 2.540 MW, chiếm khoảng 8,0% tổng công suất của hệ thống điện Việt Nam. Mỗi năm các Nhà máy điện Phú Mỹ cung cấp vào lưới điện quốc gia khoảng 16 tỷ kWh, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vào những ngày cao điểm mùa khô năm 2014, mỗi ngày Nhiệt điện Phú Mỹ sản xuất từ 45 - 57 triệu kWh, chiếm khoảng 10 - 13% tổng sản lượng điện toàn hệ thống, đóng góp nguồn năng lượng đáng kể cho Hệ thống điện Quốc gia. 
 

Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân đa số trẻ tuổi, vững chuyên môn nghiệp vụ, ham học hỏi và nhận thức rõ trách nhiệm trong công tác, tiếp thu kịp thời chuyên môn kỹ thuật mới, sẵn sàng đảm nhận việc quản lý, vận hành, sửa chữa các tổ máy phát điện có công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất về tua bin khí hiện nay. Bên cạnh đó, các Nhà máy điện Phú Mỹ không ngừng được nâng cấp và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời cũng đang áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và ISO/IEC 17025:2005.
 

Giới thiệu về nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ


Để hoàn thành kế hoạch sản lượng điện hàng năm EVN giao, mục tiêu hàng đầu mà Lãnh đạo Tổng Công ty đề ra cho các Nhà máy điện Phú Mỹ là đảm bảo sản xuất điện an toàn, liên tục và kinh tế đúng theo phương thức của Điều độ Quốc gia; giảm thiểu các bất thường, sự cố thiết bị; khắc phục nhanh sự cố khách quan; bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và thiết bị. Đồng thời, có chiến lược chào giá hiệu quả để đảm bảo các nhà máy được khai thác công suất tối đa, vận hành hiệu quả hệ thống nâng công suất của các nhà máy. Điều này đòi hỏi cán bộ, công nhân viên luôn tập trung cao độ cho công tác vận hành các tổ máy phát điện, tăng cường sửa chữa, khắc phục những hư hỏng, bất thường thiết bị, đẩy nhanh tiến độ sửa chữa lớn, đưa các tổ máy vào vận hành trong thời gian sớm nhất. 
 

Với sự chủ động trong công tác quản lý, điều hành của Lãnh đạo Tổng Công ty cùng những cố gắng nỗ lực vượt bậc của tập thể cán bộ, công nhân viên Nhiệt điện Phú Mỹ từ khi thành lập đến nay đã được đền đáp xứng đáng, đó là: vào lúc 14 giờ 40 phút ngày 25/8/2008 các Nhà máy điện Phú Mỹ đã ghi mốc son đáng nhớ trong lịch sử xây dựng và phát triển khi phát lên lưới điện Quốc gia sản lượng điện thứ 100 tỷ kWh. Tiếp tục nỗ lực và phấn đấu lao động sáng tạo, sự cống hiến bền bỉ và hiệu quả trong công việc, vào lúc 18 giờ 30 phút ngày 18/6/2011, các Nhà máy điện Phú Mỹ đã đánh dấu một mốc son mới với tổng sản lượng điện tích lũy đạt 150 tỷ kWh.
 

Cùng những biến động chung của nền kinh tế đất nước và với việc chuyển đổi theo mô hình hoạt động của Tổng Công ty, tuy gặp không ít khó khăn, thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng nhưng Nhiệt điện Phú Mỹ đã phát huy truyền thống tốt đẹp cũng như những mặt mạnh sẵn có, cùng với ý chí quyết tâm, đoàn kết, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, các Nhà máy điện phú Mỹ lần nữa đã ghi danh trên bảng vàng thành tích khi đóng góp cho đất nước sản lượng điện phát thứ 200 tỷ kWh vào lúc 00 giờ 25 phút ngày 09/7/2014, là nhà máy điện đầu tiên trong lịch sử đóng góp cho đất nước sản lượng điện 200 tỷ kWh. Đây là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực và cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên Nhiệt điện Phú Mỹ nói riêng và Tổng Công ty Phát điện 3 nói chung khi lần đầu tiên một nhà máy điện ở Việt Nam đạt mốc sản lượng cao như vậy. 
 

Trong niềm phấn khởi, tự hào với kết quả đã đạt được sau hơn 17 năm phát triển không ngừng, Nhiệt điện Phú Mỹ cũng như Tổng Công ty Phát điện 3 được tiếp thêm sức mạnh để vững vàng bước tiếp, thực hiện những nhiệm vụ gian khó nhưng đầy vẻ vang đang chờ phía trước