Giun kim kí sinh ở đâu trên cơ thể người

Giun kim là loại giun đường ruột phổ biến nhất, thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng có thể phòng tránh được. Mỗi người cần nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng để chủ động phòng tránh bệnh giun kim.

Show

 Giun kim mỏng và trắng, dài khoảng 6 đến 13mm. Trong khi người nhiễm bệnh ngủ, giun kim cái đẻ hàng nghìn trứng vào các nếp da xung quanh hậu môn.

Những triệu chứng khi nhiễm giun kim sẽ là:

– Ngứa vùng hậu môn hoặc âm đạo

– Mất ngủ, khó chịu và bồn chồn

– Thỉnh thoảng đau bụng và buồn nôn

Vô tình nuốt hoặc hít phải trứng giun kim sẽ khiến bạn bị nhiễm giun kim. Những quả trứng nhỏ (cực nhỏ) có thể được đưa vào miệng bạn bằng thức ăn, đồ uống bị ô nhiễm hoặc lấy tay cầm đồ ăn. Sau khi nuốt phải, trứng nở trong ruột và thành giun trưởng thành trong vòng vài tuần.

Giun kim cái di chuyển đến vùng hậu môn để đẻ trứng nên thường gây ngứa hậu môn. Khi bạn gãi vào chỗ ngứa, trứng cá sẽ bám vào ngón tay và chui vào móng tay. Sau đó, trứng được chuyển sang các bề mặt khác, chẳng hạn như đồ chơi, giường hoặc bệ ngồi toilet.

Trứng cũng có thể được chuyển từ ngón tay bị nhiễm sang thức ăn, chất lỏng, quần áo hoặc người khác. Trứng giun kim có thể tồn tại từ hai đến ba tuần trên bề mặt.

Giun kim kí sinh ở đâu trên cơ thể người

Trứng giun kim có thể tồn tại từ hai đến ba tuần trên bề mặt

Nhiễm trùng giun kim không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, sự xâm nhiễm nặng có thể gây nhiễm trùng bộ phận sinh dục nữ.

Ký sinh trùng có thể di chuyển từ vùng hậu môn lên âm đạo đến tử cung, ống dẫn trứng và xung quanh các cơ quan vùng chậu. Điều này có thể gây ra các vấn đề như viêm âm đạo và viêm nội mạc tử cung.

Mặc dù hiếm gặp, các biến chứng khác của nhiễm giun kim có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Giảm cân
  • Nhiễm trùng một phần của ổ bụng (khoang phúc mạc)

Giun kim kí sinh ở đâu trên cơ thể người

Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để phòng ngừa giun kim

Trứng giun kim có thể bám vào các bề mặt trong hai tuần. Vì vậy, bên cạnh việc làm sạch bề mặt thường xuyên, các phương pháp giúp ngăn ngừa sự lây lan của trứng giun kim hoặc ngăn ngừa tái nhiễm bao gồm:

  • Rửa sạch hậu môn vào buổi sáng: Vì giun kim đẻ trứng vào ban đêm, nên rửa vùng hậu môn vào buổi sáng có thể giúp giảm số lượng trứng giun kim trên cơ thể bạn. Tắm vòi sen có thể giúp tránh tái nhiễm bẩn trong nước tắm.
  • Thay đồ lót hằng ngày: Điều này giúp loại bỏ trứng.
  • Giặt bằng nước nóng đồ lót và khăn tắm trong nước nóng để giúp tiêu diệt trứng giun kim. Làm khô trên nhiệt độ cao.
  • Không gãi để tránh làm trầy xước vùng hậu môn
  • Rửa tay: Để giảm nguy cơ mắc hoặc lây lan nhiễm trùng, hãy rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã và trước khi ăn.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Từ 05/05/2022 – 15/06/2022 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc triển khai chương trình ưu đãi NỘI SOI TIÊU HÓA và TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA cực kỳ hấp dẫn dành tặng quý khách hàng tại 3 cơ sở: Yên Ninh – Savico – Phúc Trường Minh.

Chi tiết chương trình:

– ƯU ĐÃI 20% nội soi tiêu hóa

– GIẢM TỚI 1,6 TRIỆU ĐỒNG tầm soát ung thư tiêu hóa

– Miễn phí khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa

NHANH TAY ĐĂNG KÝ NGAY 

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email: 

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Nhiễm giun kim (Tiếng Anh: Pinworm infection/enterobiasis) là một bệnh ký sinh trùng ở người do giun kim gây ra.[3] Triệu chứng phổ biến nhất là ngứa ở vùng hậu môn. Điều này có thể gây khó ngủ.[1] Khoảng thời gian từ khi nuốt trứng đến khi xuất hiện trứng mới quanh hậu môn là 4 đến 8 tuần.[2] Một số người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng nào.[1]

Giun kim kí sinh ở đâu trên cơ thể người
Nhiễm giun kimĐồng nghĩaBệnh giun kim[1]Trứng giun kim (Enterobius vermicularis)KhoaBệnh truyền nhiễmTriệu chứngNgứa vùng hậu môn[1]Khởi phát thường gặp4 đến 8 tuần sau khi tiếp xúc[2]Nguyên nhânGiun kim (Enterobius vermicularis)[3]Các yếu tố nguy cơĐi học[1]Phương thức chẩn đoánThấy trứng hoặc giun[1]Phòng chốngrửa tay, tắm hằng ngày vào buổi sáng, thay quần lót hằng ngày[1]Dược phẩm nội khoaMebendazole, pyrantel pamoate, hoặc albendazole[4]Tiên lượngKhông nghiêm trọng[5]Tần suấtPhổ biến[1][5]
Giun kim kí sinh ở đâu trên cơ thể người
 Phủ nhận y khoa 

Bệnh lây lan giữa người với với nhau qua trứng giun kim.[1] Trứng ban đầu tích tụ xung quanh hậu môn và có thể tồn tại đến ba tuần ngoài môi trường. Trứng có thể được nuốt vào cơ thể từ tay, thực phẩm hoặc các vật phẩm khác bị nhiễm.[1] Những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh là những người đang ở độ tuổi đi học, sống trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc nhà tù, hoặc phải chăm sóc những người bị nhiễm bệnh.[1] Những động vật khác không truyền bệnh này.[1] Chẩn đoán bằng cách nhìn thấy những con giun dài khoảng một centimet hoặc trứng dưới kính hiển vi.[6]

Việc điều trị thông thường với hai liều thuốc mebendazole, pyrantel pamoate hoặc albendazole cách nhau hai tuần.[4] Những người sống cùng hoặc chăm sóc người nhiễm bệnh cũng nên được điều trị cùng lúc.[1] Nên rửa vật dụng cá nhân bằng nước nóng sau mỗi liều thuốc.[1] Rửa tay kỹ càng, tắm hàng ngày vào buổi sáng và thay đồ lót hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa tái nhiễm.[1]

Nhiễm giun kim thường xảy ra ở tất cả các nơi trên thế giới.[1] Chúng là loại bệnh nhiễm giun phổ biến nhất trong những nước phát triển. Trẻ em ở độ tuổi đi học là những người nhiễm bệnh phổ biến nhất. Ở Hoa Kỳ, có khoảng 20% dân số nhiễm giun kim tại một thời điểm.[3] Tỷ lệ nhiễm trong các nhóm nguy cơ cao có thể lên tới 50%.[2] Nó không được coi là một căn bệnh nghiêm trọng.[5] Giun kim được cho là đã lây bệnh cho con người trong suốt lịch sử.[7]

 

Hai con giun kim bên cạnh một cây thước kẻ. Các vạch dấu hiệu cách nhau một milimet.

Một phần ba số người bị nhiễm giun kim hoàn toàn không có triệu chứng nào.[8] Các triệu chứng chính là ngứa hậu môn và ngứa quanh hậu môn, tức là ngứa trong và xung quanh hậu môn và xung quanh đáy chậu.[8][9][10] Ngứa xảy ra chủ yếu vào ban đêm,[11] do giun kim cái di chuyển xuống để đẻ trứng xung quanh hậu môn.[12] Cả sự di chuyển của giun cái và trứng giun đều gây khó chịu, nhưng các cơ chế gây ra ngứa dữ dội vẫn chưa được giải thích. Cường độ ngứa khác nhau, và nó có thể được mô tả như là nhột, cảm giác bò, hoặc thậm chí đau cấp tính.[13] Ngứa dẫn đến gãi liên tục khu vực xung quanh hậu môn, có thể dẫn đến rách da và các biến chứng như nhiễm trùng thứ cấp, bao gồm viêm da do vi khuẩn và viêm nang lông.[9][10][13] Triệu chứng chung là mất ngủ và bồn chồn.[9] Một tỷ lệ đáng kể trẻ em bị mất cảm giác ngon miệng, giảm cân, cáu gắt, không ổn định về cảm xúc và đái dầm.[9]

Giun kim không thể làm rách da,[14] và bình thường thì chúng cũng không thể di chuyển xuyên qua các mô được.[10] Tuy nhiên, chúng có thể bò lên âm hộ vào âm đạo, từ đó di chuyển đến lỗ bên ngoài của tử cung, và sau đó đến khoang tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, và ổ phúc mạc.[14] Nó có thể gây viêm âm hộ và âm đạo,[9][10] dẫn đến khí hư và ngứa âm hộ.[9] Giun kim cũng có thể xâm nhập vào niệu đạo, và có thể mang theo các vi khuẩn đường ruột.[14] Theo Gutierrez (2000), mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm giun kim và nhiễm trùng đường tiết niệu đã được chứng minh;[14] tuy nhiên, Burkhart & Burkhart (2005) vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng không có bằng chứng rõ ràng chứng minh nhiễm giun kim gây nhiễm trùng đường tiết niệu.[8] Một báo cáo cho thấy có 36% phụ nữ trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì cũng bị nhiễm giun kim.[8] Tiểu gắt cũng có liên quan với nhiễm giun kim.[8]

Mối quan hệ giữa nhiễm giun kim với viêm ruột thừa đã từng được nghiên cứu, nhưng chưa có sự đồng thuận rõ ràng về vấn đề này: trong khi Gutierres (2005) cho rằng tồn tại một sự nhứt trí về việc giun kim không gây ra phản ứng viêm,[15] còn Cook (1994) cho rằng vấn đề này còn đang bàn cãi,[13] và Burkhart & Burkhart (2004) lại tuyên bố rằng nhiễm giun kim là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bề mặt của viêm ruột thừa.[8]

 

Vòng đời giun kim.

Nguyên nhân của nhiễm giun kim là loài giun Enterobius vermicularis. Vòng đời — từ trứng cho đến trưởng thành— diễn ra trong đường tiêu hóa của một vật chủ người.[12][16] Quá trình này kéo dài từ hai đến tám tuần.[9][17]

Lây truyền

Nhiễm giun kim truyền từ người sang người, do nuốt phải trứng giun.[17][18] Trứng rất cứng và có thể tồn tại ở môi trường ẩm đến ba tuần,[11][17] mặc dù trong môi trường khô nóng thì chỉ 1–2 ngày.[19] Chúng không chịu được nhiệt độ cao, nhưng có thể sống sót trong nhiệt độ thấp: ở −8 độ Celsius (18 °F), hai phần ba số trứng vẫn tồn tại sau 18 giờ.[11]

Sau khi trứng được đẻ ở gần hậu môn, chúng dễ dàng được truyền đến những bề mặt khác.[18] Bề mặt của trứng có tính kết dính,[11][12] nên chúng dễ dàng truyền từ khu vực gần hậu môn đến móng tay, bàn tay, đồ ngủ và khăn trải giường.[9] Từ đây, trứng tiếp tục truyền qua thức ăn, nước, nội thất, đồ chơi, các nút ấn trong phòng tắm và những vật khác.[12][17][18] Thú nuôi trong nhà thường mang theo trứng trên lông của chúng, nhưng không bị nhiễm bệnh.[20] Bụi chứa trứng có thể bay trong không khí và phát tán rộng khắp khi bị giũ bỏ khỏi các bề mặt, chẳng hạn như khi giũ khăn giường và quần áo vải.[11][17][20] Do đó, trứng có thể xâm nhập vào miệng và mũi khi thở, và sau đó nuốt xuống.[9][11][17][18] Mặc dù giun kim không thể nhân bản bên trong cơ thể vật chủ,[9] một số ấu trùng giun kim có thể nở trên niêm mạc hậu môn, và di chuyển lên trên ruột và trở lại vào ống tiêu hóa của vật chủ gốc.[9][17] Quá trình này gọi là lây nhiễm ngược (retroinfection).[11][17] Theo Burkhart (2005), khi sự lây nhiễm ngược này xảy ra, nó dẫn đến tải lượng ký sinh trùng tiếp tục tăng lên.[17] Nhận định này trái với một tuyên bố của Caldwell khi ông cho rằng lây nhiễm ngược hiếm gặp và không có ý nghĩa lâm sàng.[11] Mặc dù giun kim có thể sống được chỉ 13 tuần,[12] sự tự nhiễm (sự nhiễm từ vật chủ lây lại cho chính mình), qua đường hậu môn tới miệng hoặc từ sự lây nhiễm ngược, dẫn tới việc giun kim kí sinh trong một vật chủ một cách vô thời hạn.[17]

Vòng đời

Vòng đời bắt đầu khi trứng vào được đường tiêu hóa.[12] Trứng nở ở trong tá tràng (phần đầu của ruột non).[18] Ấu trùng giun kim mới nở sẽ phát triển nhanh chóng đến kích thước từ 140 đến 150 micromet,[9] và di chuyển qua ruột non để xuống đại tràng.[12] Suốt hành trình di chuyển này, chúng sẽ lột xác hai lần để trở thành giun trưởng thành.[12][17] Con cái tồn tại từ 5 đến 13 tuần, và con đực khoảng 7 tuần.[12] Giun kim đực và cái giao phối ở hồi tràng (phần cuối cùng của ruột non),[12] sau đó các giun đực thường sẽ chết,[18] và được thải ra ngoài qua phân.[11] Những giun kim cái đã được thụ tinh sẽ kí sinh ở hồi tràng, manh tràng (phần bắt đầu của ruột già), ruột thừa và đại tràng lên,[12] ở những nơi này chúng sẽ bám vào niêm mạc[17] và tiêu hóa những chất trong đại tràng.[10] Toàn bộ cơ thể của những con cái này hầu hết đều chứa đầy trứng.[18] Số trứng ước lượng trong một con giun kim cái đã thụ tinh nằm trong khoảng 11,000[12] đến 16,000.[17] Quá trình đẻ trứng bắt đầu vào khoảng năm tuần sau khi trứng được đưa vào hệ tiêu hóa của vật chủ.[12] Giun kim cái di chuyển qua đại tràng hướng xuống trực tràng với tốc độ 12 đến 14 centimet một giờ.[12] Chúng chui khỏi hậu môn, và trong khi di chuyển ở vùng da gần hậu môn, những con cái thải trứng ra ngoài thông qua những cách (1) co rút và tống trứng ra, (2) chết và sau đó phân rã, hoặc (3) cơ thể giun bị vỡ do vật chủ gãi.[18] Sau khi trứng được đưa ra ngoài, con cái trở nên đục màu và chết.[11] Lý do mà con cái phải chui ra khỏi hậu môn là để nhận lượng oxy cần thiết để làm chín trứng.[11]

 

Ảnh hiển vi phóng đại lớn của một con giun kim trong tiết diện của ruột thừa. Nhuộm H&E.

Chẩn đoán dựa trên sự phát hiện ra trứng hoặc giun kim trưởng thành.[18] Không thể thấy trứng bằng mắt thường, nhưng chúng có thể được thấy dưới một kính hiển vi có độ phóng đại thấp.[20] Mặt khác, giun kim trưởng thành giống như sợi chỉ màu vàng nhạt có thể phát hiện rõ ràng, thường là vào ban đêm khi chúng di chuyển gần hậu môn hoặc trên giấy vệ sinh.[8][13][20] Băng keo trong có thể được dán ở vùng hậu môn để lấy trứng, và chẩn đoán có thể được thực hiện bằng cách kiểm tra đoạn băng dính dưới kính hiển vi.[15][20] Kiểm tra này cho kết quả chính xác nhất nếu nó được thực hiện vào mỗi buối sáng trong vài ngày, bởi vì con cái không đẻ trứng hằng ngày, và số lượng trứng cũng khác nhau.[20]

Giun kim không đẻ trứng vào phân,[20] nhưng đôi khi lại đẻ trong ruột.[18] Do đó, kiểm tra phân hằng ngày chỉ cho kết quả dương tính với chỉ 5 đến 15% số đối tượng nhiễm bệnh,[13] và do đó nó ít được dùng trong thực tế để chẩn đoán.[9] Trong trường hợp nhiễm giun nặng, giun cái có thể bám vào phân để ra ngoài, do đó chúng có thể được thấy trên mặt của phân.[13][18] Các giun trưởng thành đôi khi được nhìn thấy khi nội soi đại tràng.[13]

Không thể ngăn ngừa hoàn toàn việc nhiễm giun kim ở hầu hết các trường hợp,[21] vì sự phổ biến của ký sinh trùng và việc lây truyền dễ dàng từ đồ ngủ bị bẩn, trứng trong không khí, đồ chơi, nội thất và các vật dụng khác đã bị nhiễm trứng.[18] Nhiễm giun có thể xảy ra ngay cả ở những tầng lớp thượng lưu với tình trạng vệ sinh và dinh dưỡng thường là ở mức cao.[22] Do đó, sự kỳ thị liên quan đến nhiễm giun kim được coi là nghiêm trọng hóa quá mức.[22] Những bậc phụ huynh quá lo lắng khi phát hiện con họ bị nhiễm giun kim đôi khi cần có được sự tư vấn, vì có thể là do họ không biết về mức độ phổ biến của bệnh.[18]

Hành động phòng ngừa xoay quanh việc vệ sinh cá nhân và sự sạch sẽ ở nơi sinh sống.[22] Tốc độ tái nhiễm có thể giảm bằng các biện pháp vệ sinh, và điều này được khuyến nghị đặc biệt với những trường hợp liên tục tái nhiễm.[20][22]

Các biện pháp chính là cắt móng tay, rửa và chà bàn tay và ngón tay kĩ càng, đặc biệt là sau khi đại tiện và trước bữa ăn.[22][23] Trong điều kiện lý tưởng, nên thay khăn trải giường, quần áo ngủ và khăn tay hàng ngày.[22] Quần áo và đồ vải có thể được khử trùng chỉ đơn giản bằng việc giặt giũ.[22] Trẻ em nên mang bao tay khi ngủ, và sàn của phòng ngủ nên được giữ sạch sẽ.[22] Nên bao bọc thực phẩm để hạn chế sự lây nhiễm trứng giun từ bụi.[22] Các chất tẩy rửa gia dụng ít có khả năng diệt trứng, và lau chùi phòng tắm bằng vải ướt với chất diệt khuẩn hoặc thuốc tẩy chỉ làm lây trứng mà thôi.[22] Tương tự, giũ quần áo và khăn trải giường sẽ làm văng và phát tán trứng.[22]

Dược phẩm là phương pháp điều trị chính đối với nhiễm giun kim.[22] Chúng hiệu quả đến mức mà nhiều nhà khoa học y khoa cho rằng các biện pháp vệ sinh là không thực tế.[20] Tuy nhiên, sự tái nhiễm thường xảy ra bất kể đã đượcsử dụng thuốc.[8] Loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng khỏi một cư gia có thể cần đến những liều thuốc lặp đi lặp lại trong đến cả năm hoặc lâu hơn.[9] Bởi vì các loại thuốc tiêu diệt giun kim trưởng thành, nhưng không diệt trứng, lần điều trị tiếp theo được khuyến nghị là trong hai tuần.[20] Ngoài ra, nếu một thành viên trong gia đình lan truyền trứng giun sang người khác, và sau hai hoặc ba tuần những trứng này sẽ trở thành giun trưởng thành, do đó có thể kiểm soát để điều trị.[23] Nhiễm giun không triệu chứng, thường ở trẻ nhỏ, có thể là những nguồn lây nhiễm, và do đó toàn bộ các thành viên trong nhà nên được điều trị dù có triệu chứng hay không.[9][22]

Những hợp chất benzimidazole albendazole (tên thương mại e.g., Albenza, Eskazole, Zentel và Andazol) và mebendazole (tên thương mại e.g., Ovex, Vermox, Antiox và Pripsen) là hiệu quả nhất.[22] Chúng hoạt động bằng cách ức chế hoạt động vi ống của giun kim trưởng thành, làm giảm glycogen,[22] do đó kí sinh trùng bị chết vì đói.[23] Một liều duy nhất 100 milligram mebendazole với liều lặp lại sau một tuần, được cho là an toàn nhất, và thường có hiệu quả với tỉ lệ chữa khỏi 96%.[8][22] Mebendazole không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, mặc dù đau bụng và tiêu chảy từng được báo cáo.[22] Pyrantel pamoate (cũng gọi là pyrantel embonate, tên thương mại e.g., Reese's Pinworm Medicine, Pin-X, Combantrin, Anthel, Helmintox, và Helmex) diệt được giun trưởng thành bằng cách phong tỏa thần kinh cơ,[23] và có hiệu quả tương tư như những hợp chất benzimidazole và được sử dụng như là liệu pháp thứ hai.[9] Các dược phẩm khác là piperazine, gây liệt mềm ở giun trưởng thành, và pyrvinium pamoate (còn gọi là pyrvinium embonate), hoạt động bằng cách ức chế sự hấp thụ oxi ở giun trưởng thành.[23] Giun kim nằm trong hệ sinh dục (trong trường hợp này là cơ quan sinh dục nữ) có thể điều trị bằng thuốc khác.[8]

Nhiễm giun kim xuất hiện khắp thế giới,[10] và là bệnh giun sán phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và Tây Âu.[17] Ở Hoa Kỳ, một nghiên cứu thực hiện bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đã báo cáo tỷ suất mắc bệnh là 11.4% chung cho mọi lứa tuổi.[17] Giun kim đặc biệt phổ biến ở trẻ em, với tỷ lệ lưu hành bệnh trong nhóm tuổi này được báo cáo lên đến 61% ở Ấn Độ, 50% ở Anh, 39% ở Thái Lan, 37% ở Thụy Điển, và 29% ở Đan Mạch.[17] Mút ngón tay đã được chứng minh là làm tăng cả tỉ lệ mắc bệnh và tái phát,[17] và cắn móng tay cũng có liên quan tương tự.[13] Bởi vì bệnh lây từ người sang người, do đó nó phổ biến ở những người sống gần gũi với nhau, và có xu hướng xảy ra ở tất cả thành viên trong một gia đình.[10] Tỷ lệ nhiễm giun kim không liên quan đến giới tính,[10] cũng như bất kỳ tầng lớp xã hội, chủng tộc hoặc văn hóa cụ thể nào.[17] Giun kim là một ngoại lệ đối với tư tưởng cho rằng ký sinh trùng đường ruột không phổ biến trong cộng đồng giàu có.[17]

Trường hợp sớm nhất từng được biết đến là trứng giun kim được tìm thấy trong coprolite (phân hóa thạch), có tuổi carbon lên tới 7837 trước Công nguyên ở miền tây Utah.[12] Nhiễm giun kim không được phân loại là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên không giống như nhiều bệnh nhiễm giun kí sinh khác.[24]

Tỏi từng được dùng để chữa bệnh trong các nền văn hóa cổ đại của Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập và Hy Lạp.[25] Hippocrates (459–370 TCN) đã đề cập đến tỏi như là một phương thuốc trị kí sinh trùng đường ruột.[26] Nhà thực vật học người Đức Lonicerus (1564) đã khuyên dùng tỏi để chống lại giun kí sinh.[27]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “Pinworm Infection FAQs”. CDC. ngày 10 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ a b c “Epidemiology & Risk Factors”. CDC. ngày 10 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2016.
  3. ^ a b c Stermer, E; Sukhotnic, I; Shaoul, R (tháng 5 năm 2009). “Pruritus ani: an approach to an itching condition”. Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition. 48 (5): 513–6. doi:10.1097/mpg.0b013e31818080c0. PMID 19412003.
  4. ^ a b “Treatment”. CDC. ngày 23 tháng 9 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ a b c Griffiths, Christopher; Barker, Jonathan; Bleiker, Tanya; Chalmers, Robert; Creamer, Daniel (2016). Rook's Textbook of Dermatology, 4 Volume Set (bằng tiếng Anh) (ấn bản 9). John Wiley & Sons. tr. 33.13. ISBN 9781118441176. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2017.
  6. ^ “Biology”. CDC. ngày 10 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2016.
  7. ^ Bynum, W. F.; Porter, Roy (2013). Companion Encyclopedia of the History of Medicine (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 358. ISBN 9781136110368. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2017.
  8. ^ a b c d e f g h i j Burkhart & burkhart 2005, p. 838
  9. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Cook et al. 2009, p. 1516
  10. ^ a b c d e f g h Gutiérrez 2005, p. 355.
  11. ^ a b c d e f g h i j k Caldwell 1982, p. 307.
  12. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Cook 1994, p. 1159
  13. ^ a b c d e f g h Cook 1994, p. 1160
  14. ^ a b c d Gutiérrez 2005, p. 356.
  15. ^ a b Gutiérrez 2005, p. 363.
  16. ^ Gutiérrez 2005, p. 354.
  17. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s Burkhart & burkhart 2005, p. 837
  18. ^ a b c d e f g h i j k l m Garcia 1999, p. 246
  19. ^ Cook, G C (1994). “Enterobius vermicularis infection”. Gut. 35 (9): 1159–1162. doi:10.1136/gut.35.9.1159. ISSN 0017-5749. PMC 1375686. PMID 7959218.
  20. ^ a b c d e f g h i j Caldwell 1982, p. 308.
  21. ^ Garcia 1999, p. 247
  22. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q Cook 1994, p. 1161
  23. ^ a b c d e Caldwell 1982, p. 309.
  24. ^ “Fact sheets: neglected tropical diseases”. World Health Organization. WHO Media Centre. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2014.
  25. ^ Petrovska BB, Cekovska S (2010). “Extracts from the history and medical properties of garlic”. Pharmacognosy Reviews. 4 (7): 106–10. doi:10.4103/0973-7847.65321. PMC 3249897. PMID 22228949.
  26. ^ Tucakov J. Beograd: Naucna knjiga; 1948. Farmakognozija; pp. 278–80.
  27. ^ 3. Tucakov J. Beograd: Kultura; 1971. Lecenje biljem - fitoterapija; pp. 180–90.

Tham khảo

  • Hasegawa H, Ikeda Y, Fujisaki A, và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2005). “Morphology of chimpanzee pinworms, Enterobius (Enterobius) anthropopitheci (Gedoelst, 1916) (Nematoda: Oxyuridae), collected from chimpanzees, Pan troglodytes, on Rubondo Island, Tanzania”. The Journal of Parasitology. 91 (6): 1314–7. doi:10.1645/GE-569R.1. PMID 16539010.
  • “Pinworm”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2009.
  • “Enterobiasis”. Merriam-Webster's Medical Dictionary. Merriam-Webster. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2009.
  • “Oxyuriasis”. Merriam-Webster's Medical Dictionary. Merriam-Webster. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2009.
  • Totkova A, Klobusicky M, Holkova R, Valent M (2003). “Enterobius gregorii—reality or fiction?” (PDF). Bratislavské Lekárske Listy. 104 (3): 130–133. PMID 12940699.
  • “Enterobius”. NCBI taxonomy database. National Center for Biotechnology Information, U.S. National Library of Medicine. 2009. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2009.
  • “Enterobiasis”. DPDx. Division of Parasitic Diseases, Centers for Disease Control and Prevention. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2009.
  • Nakano T, Okamoto M, Ikeda Y, Hasegawa H (tháng 12 năm 2006). “Mitochondrial cytochrome c oxidase subunit 1 gene and nuclear rDNA regions of Enterobius vermicularis parasitic in captive chimpanzees with special reference to its relationship with pinworms in humans”. Parasitology Research. 100 (1): 51–7. doi:10.1007/s00436-006-0238-4. PMID 16788831.
  • Hugot JP (1983). “Enterobius gregorii (Oxyuridae, Nematoda), a new human parasite”. Annales de Parasitologie Humaine et Comparée (bằng tiếng French). 58 (4): 403–4. doi:10.1051/parasite/1983584403. PMID 6416131.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Hasegawa H, Takao Y, Nakao M, Fukuma T, Tsuruta O, Ide K (tháng 2 năm 1998). “Is Enterobius gregorii Hugot, 1983 (Nematoda: Oxyuridae) a distinct species?”. Journal of Parasitology. 84 (1): 131–4. doi:10.2307/3284542. JSTOR 3284542. PMID 9488350.
  • Gutiérrez, Yezid (2000). Diagnostic pathology of parasitic infections with clinical correlations (PDF) . Oxford University Press. tr. 354–366. ISBN 0-19-512143-0. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2009.
  • Cook, Gordon C; Zumla, Alimuddin I. (2009). Manson's tropical diseases . Saunders Elsevier. tr. 1515–1519. ISBN 978-1-4160-4470-3. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2009.
  • “B80: Enterobiasis”. International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems (ICD) 10th Revision. World Health Organization. 2007. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2009.
  • Cook GC (tháng 9 năm 1994). “Enterobius vermicularis infection”. Gut. 35 (9): 1159–62. doi:10.1136/gut.35.9.1159. PMC 1375686. PMID 7959218.
  • Garcia, Lynne Shore (2009). Practical guide to diagnostic parasitology. American Society for Microbiology. tr. 246–247. ISBN 978-1-55581-154-9. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2009.
  • Burkhart CN, Burkhart CG (tháng 10 năm 2005). “Assessment of frequency, transmission, and genitourinary complications of enterobiasis (pinworms)”. International Journal of Dermatology. 44 (10): 837–40. doi:10.1111/j.1365-4632.2004.02332.x. PMID 16207185.
  • Caldwell JP (tháng 2 năm 1982). “Pinworms (Enterobius vermicularis)”. Canadian Family Physician. 28: 306–9. PMC 2306321. PMID 21286054.
  • Vanderkooi M (2000). Village Medical Manual (ấn bản 5).

  • Brown MD (tháng 3 năm 2006). “Images in clinical medicine. Enterobius vermicularis”. The New England Journal of Medicine. 354 (13): e12. doi:10.1056/NEJMicm040931. PMID 16571876.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhiễm_giun_kim&oldid=66461523”