Hạch nách dạng hạch viêm là gì

Bác sĩ Nguyễn Việt Cường, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, cho biết hạch nách là những hạch bạch huyết nằm tại nách, có tác dụng như một hàng rào bảo vệ cơ thể. Ở người bình thường, mỗi bên nách có từ 20 đến 40 hạch.

Thông thường, dịch bạch huyết từ vú, một phần ổ bụng, tay và cổ chảy qua những hạch này rồi nhập vào hệ tuần hoàn. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bị dòng bạch huyết đưa tới các hạch. Các tế bào bạch cầu nằm trong hạch bạch huyết sẽ tấn công và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

Bình thường chúng ta hầu như không thể sờ thấy các hạch này. Trong một số trường hợp, hạch nách tăng kích thước, sưng to và gây đau.

Triệu chứng nổi hạch nách bao gồm cả nguyên nhân lành tính và ác tính. Do đó khi xuất hiện hạch nách sưng đau, hoặc tồn tại trong thời gian dài không biến mất, bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa có uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nổi hạch nách

Trẻ sau tiêm vắc xin BCG phòng lao từ vài tuần đến vài tháng có thể xuất hiện hạch nách bên trái, tương ứng với bên tiêm phòng. Hầu hết hạch này ít gây đau, sốt, không mưng mủ và sẽ tự khỏi. Một số ít hạch phản ứng sưng to, tấy đỏ, có lúc chảy mủ khiến trẻ sốt, đau và quấy khóc nhiều. Lúc này bạn cần đưa trẻ tới cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để khám và được tư vấn.

Người bị viêm nhiễm, nhiễm trùng cũng có thể nổi hạch. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, bao gồm cả nhiễm trùng cấp tính và mạn tính. Tình trạng viêm nhiễm, vết thương ngoài da tại nách và những khu vực lân cận như vú, cánh tay, bàn tay, đều có thể khiến hạch nách sưng to và đau, gọi là hạch phản ứng. Thông thường những hạch này sẽ co lại sau khi nguyên nhân nhiễm trùng được điều trị khỏi hẳn. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến áp xe, bên trong chứa mủ và dịch viêm.

Trường hợp nhiễm trùng mạn tính, phổ biến nhất là bệnh lao hạch, những hạch này không biến mất mà tồn tại dai dẳng và có xu hướng tăng số lượng lẫn kích thước. Hạch dính với nhau thành chùm, dính vào tổ chức xung quanh gây hạn chế vận động.

Một số bệnh truyền nhiễm khác cũng có thể là nguyên nhân nổi hạch như HIV-AIDS, bệnh Brucella và ung thư.

Một số bệnh ung thư làm xuất hiện hạch nách như u lympho ác tính Hodgkin và không Hodgkin, ung thư vú, ung thư hắc tố, bệnh bạch cầu cấp. Các hạch tăng kích thước nhưng ít đau, đôi khi kèm theo mệt mỏi kéo dài, sốt không rõ nguyên nhân, vã mồ hôi về đêm, sút cân, có khi tự sờ thấy khối bất thường tại vú... Những triệu chứng này không phải lúc nào cũng xuất hiện rõ ràng và điển hình.

Để xác định một hạch nách có tính chất ác tính hay không, người ta thường xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) để lấy một số mẫu tế bào và quan sát dưới kính hiển vi, hoặc sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh.

SKĐS - Con trai tôi 4 tuổi, gần đây tự nhiên hay nổi hạch ở bẹn, có khi ở nách, sau đó biến mất, đôi khi kèm sốt. Tôi rất lo lắng không hiểu cháu bị bệnh gì? Liệu có nguy hiểm không? Xin bác sĩ tư vấn.

Ngô Việt Anh(Hà Nội)

Viêm hạch là một tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho thuộc hệ bạch huyết của cơ thể. Các hạch lympho này là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, tạo ra kháng thể giúp chống lại sự xâm nhập của các tác nhân (virut, vi khuẩn). Khi các hạch này bị tấn công thì sẽ có hiện tượng viêm phản ứng và tạo ra tình trạng viêm hạch.

Hạch lympho nằm ở nhiều nơi trong cơ thể, do đó, chỗ nào có hạch là chỗ đó có thể bị viêm hạch. Tuy nhiên, các hạch viêm thường hay gặp nhất là ở cổ, nách, bẹn. Viêm hạch có thể là hậu quả của nhiễm khuẩn ở các vùng lân cận như viêm hạch cổ thường xuất hiện sau viêm nhiễm ở mũi, amiđan, ổ răng, vòm họng, viêm hô hấp trên vì vi khuẩn có thể xâm lấn sang hạch lympho và gây viêm nhiễm.

Viêm hạch bẹn thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục. Một số trường hợp viêm hạch có thể là khởi phát và là dấu hiệu báo động cho một bệnh lý ác tính tiềm ẩn.

Khi hạch vùng nào bị viêm sẽ xuất hiện một khối sưng, cứng, đau ở vùng đó và đôi khi kèm theo sốt. Hầu hết các viêm hạch đều có thể chữa khỏi bằng kháng sinh đường uống, một số ít trường hợp nặng diễn tiến đến mức tụ mủ ở hạch thì cần được rạch để dẫn lưu. Tuy nhiên, trẻ cần được bác sĩ khám để xác định trường hợp viêm hạch là do virut hay vi khuẩn.

Nếu hạch viêm do nhiễm khuẩn thì trẻ cần uống kháng sinh theo toa bác sĩ chỉ định và tiếp tục uống đủ liều ngay cả khi triệu chứng bệnh có giảm bớt hoặc hết triệu chứng. Một số trường hợp hạch viêm phản ứng thì không cần kháng sinh, chỉ cần kháng viêm, giảm đau nếu trẻ có đau, uống nhiều nước thì hạch cũng sẽ tự giới hạn và nhỏ lại.

Nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt, một số nước trái cây có nhiều vitamin như cam, chanh cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Trường hợp áp dụng các biện pháp điều trị thông thường mà bệnh vẫn không thuyên giảm, chị nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị chính xác.

Hạch có dạng hạch viêm là gì?

Theo đó, viêm hạch cổ hay nổi hạch cổ là tình trạng xuất hiện các khối nhỏ bằng hạt đậu có hình tròn hoặc hình bầu dục, phần lớn đều chứa dịch bên trong. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đau hoặc không đau. Trong nhiều trường hợp, hạch cổ nổi lên không rõ nguyên nhân rồi dần dần tự biến mất.

Nổi hạch ở nách bao lâu thì khỏi?

Hạch lành tính thường biến mất sau khoảng vài ngày, nhiều nhất là 3-4 tuần.

Hạch ở nách hình dạng như thế nào?

Nổi hạch ở nách Hạch ở nách thường có viền, tròn hoặc hơi dài, cứng, ấn vào có độ di chuyển nhẹ, cảm giác hơi đau khi ấn. Nếu hạch do viêm sẽ kèm theo các hiện tượng như đau, sưng ngực kèm biểu hiện mệt mỏi, sốt.

Hạch ở nách có ảnh hưởng gì không?

Hạch ở nách dù to hay nhỏ đều gây cảm giác khó chịu, lo lắng cho người mắc phải. Đây có thể chỉ là phản ứng dị ứng của cơ thể hoặc viêm nhiễm thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú ác tính. Vì thế mỗi người không nên chủ quan khi thấy sự xuất hiện bất thường của hạch ở vị trí nách.