Hạch toán nộp tiền BHXH qua ngân hàng

Để có thể hạch toán được tiền lương và các khoản trích theo lương thì công việc trước tiên là kế toán phải tính được lương cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng lao động, bảng chấm công...

1. Công việc của kế toán Tiền Lương:
- Lập HĐLĐ, làm thủ tục tham gia BH

Hạch toán nộp tiền BHXH qua ngân hàng

- Quản lý DS nhân viên, hồ sơ nhân sự
- Thực hiện chấm công
- Cuối tháng: tính lương và hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
2. Hồ - chứng từ kế toán tiền lương:
- Bảng chấm công.
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.(Nếu có)
- Hợp đồng lao động.
- Bảng thanh toán lương và BH
- Hồ sơ tham gia BH.
- Bảng tạm ứng lương (nếu có)
- Bảng tính thuế TNCN (Nếu có)
- Bảng thanh toán tiền thưởng (nếu có)
3. Quy định về mức lương tối thiểu vùng 2020:
Vùng Mức lương tối thiểu
Vùng I 4.420.000 đồng/tháng
Vùng II 3.9200.000 đồng/tháng
Vùng III 3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV 3.070.000 đồng/tháng
Mức lương tối thiểu vùng trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề.

Chi tiết các bạn xem tại đây: Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020


4. Tỷ lệ các khoản trích theo lương (tham gia bảo hiểm)

Loại bảo hiểm Doanh nghiệp đóng Người LĐ đóng Tổng cộng
BHXH 17,5% 8% 25,5%
BHYT 3% 1,5% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng các khoản
bảo hiểm
21,5% 10,5% 32%
KPCĐ 2% 0 2%
Tổng 23,5% 10,5%
Tổng phải nộp 34%

Để biết chi tiết về: Tỷ lệ trích nộp, Mức tiền lương phải đóng bảo hiểm, cách thực hiện trích nộp bảo hiểm... thì các bạn xem tại bài viết này: Tỷ lệ trích đóng BHXH mới nhất năm 2020

6. Cách tính lương:
Tiền lương là khoản tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Nhưng cần phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Doanh nghiệp có quyền lựa chọn các cách trả lương khác nhau: có thể trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán, cụ thể:
6.1) Tính lương theo thời gian:
Lương theo thời gian là việc tính trả lương cho nhân viên theo thời gian làm việc, có thể là theo tháng, theo ngày, theo giờ.
Thực tế trong các DN vẫn tồn tại 2 các tính lương như sau:
Cách 1:

Tổng lương thực tế = ( Lương + Phụ cấp )
----------------------------------------------
X số ngày đi làm thực tế trong tháng
Số ngày công chuẩn của tháng
Theo cách này lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương.
Cách 2:

Tổng lương thực tế = ( Lương + Phụ cấp )
-----------------------------------
X số ngày đi làm thực tế trong tháng
26

(Doanh nghiệp tự quy định 26 hay 24 ngày)


Theo cách này lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau, Vì có tháng 28, 30, 31 ngày => có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 và cũng có tháng là 27 ngày. Với cách trả lương này khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của DN khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.
6.2. Tính tiền lương làm thêm giờ:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:

+ Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
+ Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
+ Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động, đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

Chi tiết các bạn xem tại đây: Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, tết

6.3. Tiền lương làm việc vào ban đêm
Người lao động làm việc vào ban đêm là làm từ 22h – 6h

Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% x Số giờ làm việc vào ban đêm


Chi tiết các bạn xem tại đây: Cách tính tiền lương làm ca đêm, làm thêm giờ vào ban đêm

6.4. Tính lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là cách tính lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đă hoàn thành. Đây là hình thức trả lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm.

Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm X Đơn giá sản phẩm
6.5. Tính lương khoán:
Là cách trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng được giao.

Lương
thực tế
= Mức lương khoán X Tỷ lệ phần trăm hoàn thành công việc
6.6. Lương/ thưởng theo Doanh thu:
là cách trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số của công ty.
Thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng... Hưởng lương theo doanh thu.Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu:
­ Lương/thưởng doanh số cá nhân
­ Lương/thưởng doanh số nhóm
­ Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,…

7. Các bút toán hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
7.1 Các Tài khoản sử dụng:

+ Tài khoản 334 - Phải trả người lao động:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.
+ Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn:
Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.
+ Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội:
Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội ở đơn vị.
+ Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế:
Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế ở đơn vị.
+ Tài khoản 3385 - Bảo hiểm thất nghiệp

(Thông tư 200 sử dụng tài khoản 3386 cho bảo hiểm thất nghiệp)

Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị.
7.2 Nguyên tắc:

+ Lương trả cho bộ phận nào thì hạch toán vào chi phí của bộ phận đó.
+ Các khoản trích theo lương như bảo hiểm (nếu có) thì phải hạch toán giảm trừ vào lương theo mức đã ghi tại Hồ sơ tham gia bảo hiểm.
+ Bộ phận Bán hàng – TK 6421 (Thông tư 200 sử dụng tài khoản 641)
+ Bộ phận Quản lý DN – TK 6422
(Thông tư 200 sử dụng tài khoản 642)
+ Bộ phận sản xuất: - TK 154 (Thông tư 200 Sử dụng các tài khoản: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp,TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công, TK 627 - Chi phí sản xuất chung)

7.3 Hạch toán:Các tài khoản sử dụng theo TT 133, Nếu bạn làm theo thông tư 200 Thì so sánh với phần 7.2 để sử dụng các tài khoản phù hợp)
* Tính tổng lương phải trả cho NLD thuộc bộ phận tương ứng
Nợ TK 6421
Nợ TK 6422

Nợ TK 154

Có TK 334

Xen thêm:Cách tính lương và làm bảng lương hàng tháng.

* Vì Doanh nghiệp phải bỏ ra 21,5% trên số tiền tham gia bảo hiểm của nhân viên nên số tiền này sẽ được tính vào CP của DN cho từng bộ phận tương ứng với số tiền tham gia bảo hiểm

Nợ TK 6421/6422/154
Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội (17,5%)
Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế (3%)
Có TK 3389 – Bảo Hiểm Thất nghiệp (1%)

* Khi tham gia bảo hiểm nhân viên cũng phải đóng 10,5% các khoản Bảo hiểm bắt buộc đó nên cuối tháng khi tính lương sẽ thực hiện trừ vào lương của NV tham gia bảo hiểm đó (theo đúng tỷ lệ QĐ nhân với mức tham gia BH):

Nợ TK 334
Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội (8%)
Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế (1,5%)
Có TK 3389 – Bảo Hiểm Thất nghiệp (1%)


* Kinh phí Công đoàn (vì người LĐ không phải đóng KPCĐ nên khoản tiền này do DN bỏ ra nên được tính vào chi phí)
Nợ TK 6421
Nợ TK 6422
Nợ TK 154
Có TK 3382 (2%)
* Nếu người Lao Động có P/S thuế TNCN phải nộp thì thực hiện khấu trừ vào lương:
Nợ TK 334
Có TK 3335

Xem thêm: Cách tính thuế TNCN 2020

+ Khi nộp thuế:

Nợ TK 3335: Số thuế phải nộp

Có TK 111, 112

* Khi ứng trước tiền lương ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có các TK 111, 112,...

* Thanh toán Tiền lương:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có các TK 111, 112,...

* Trường hợp trả lương bằng sản phẩm, hàng hoá, kế toán phải XUẤT HÓA ĐƠN (như bán cho khách hàng) và phản ánh doanh thu nội bộ:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

8.Sơ đồ hạch toán tiền lương - tài khoản 334

8.1. Sơ đồ tài khoản 334 theo TT 133:

Hạch toán nộp tiền BHXH qua ngân hàng

8.2. Sơ đồ tài khoản 334 theo TT 200:

Hạch toán nộp tiền BHXH qua ngân hàng

9. Báo cáo tình hình sử dụng lao động:
- Khibắt đầu hoạt động(trong vòng 30 ngày) DNphải khai trình việc sử dụng lao độngtheo mẫu số 05 với Phòng (hoặc Sở) Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
-Hàng năm: Danh nghiệpphải báo cáo tình hình sử dụng lao động6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm theo mẫu 07. Chậm nhất là ngày 25/5 và ngày 25/11.
- Nộp tại:Phòng Lao động Thương Binh và Xã Hội quận, huyện nơi công ty đóng.
- Hồ sơ gồm:2 bản (Bên LĐTBXH giữ 1 bản và DN giữ 1 bản)

10.Các quy định về tiền lương mới nhất hiện nay:

Quy định Ngày ban hành Ngày hiệu lực Nội dung
Bộ Luật Lao động 2012
Luật số: 10/2012/QH13
18/06/2012 01/05/2013 Quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức về lao động.
Nghị định 05/2015/NĐ-CP 12/01/2015 01/03/2015 Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Bộ luật lao động 2012, trong đó có một số nội dung quan trọng về tiền lương, trợ cấp thôi việc, mất việc làm.
Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH 23/6/2015 08/08/2015 Hướng dẫn cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm.
LUẬT VIỆC LÀM 2013
Luật số: 38/2013/QH13
16/11/2013 01/01/2015 Quy định về các chính sách hỗ trợ tạo việc làm; đánh giá, cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia; tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm…

NGHỊ ĐỊNH 90/2019/NĐ-CP

15/11/2019 01/01/2020 Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng 2020

Nghị định 49/2013/NĐ-CP

14/05/2013 1/7/2013 Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương
Nghị định 121/2018/NĐ-CP 13/09/2018 01/11/2018 Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động 2012 về tiền lương.
Nghị định 72/2018/NĐ-CP 15/05/2017 01/07/2018 Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. (thay thế Nghị định 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017)
Bộ luật Lao động mới số 45/2019/QH14 20/11/2019 01/01/2021 Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.
Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực

BẢO HIỂM
Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH 31/07/2015 15/09/2015 Hướng dẫn chi tiết một số nội dung về bảo hiểm thất nghiệp.
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI -Luật số: 58/2014/QH13

20/11/2014 01/01/2016 Luật này quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ SỬA ĐỔI 2014 (Số: 46/2014/QH13)

13/06/2014 01/01/2015 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ

Quyết định

595/QĐ-BHXH

14/04/2017 01/05/2017

Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2017 và thay thế Quyết định số 959/QĐ-BHXHngày 09/9/2015

Quyết định
số 888/QĐ-BHXH
16/7/2018 01/7/2018. sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXHngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Thông tư

59/2015/TT-BLĐTBXH

29/12/2015 15/02/2016 Hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, hướng dẫn Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc với các nội dung về các chế độ BHXH bắt buộc; Quỹ bảo hiểm xã hội

CÔNG ĐOÀN
Nghị định Số:191/2013/NĐ-CP 21/11/2013 10/1/2014 Nghị định này quy định chi tiết về tài chính công đoàn.
Quyết định số 1609/QĐ-TLĐ 22/10/2019 2020 Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2020

BÁO CÁO SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Thông tư Số: 23/2014/TT-BLĐTBXH 29/08/2014 20/10/2014 Thông tư này hướng dẫn thực hiện về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm, tuyển lao động, báo cáo sử dụng lao động, lập và quản lý sổ quản lý lao động theo quy định tại Nghị định số 03/2014/NĐ-CP.

XỬ PHẠT VI PHẠM

NGHỊ ĐỊNH 28/2020/NĐ-CP
01/03/2020 15/04/2020 Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG xin chúc tất cả các bạn kế toán tiền lương làm thật tốt!

Nếu có chỗ nào chưa hiểu, các bạn hãy để lại ý kiến bằng comment Facebook nhé. Kế Toán Thiên Ưng sẽ giải đáp giúp các bạn.Và nếu thấy bài viết " Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương" hay thì hãy cho điểm đánh giá nhé.