Hạch toán phí bảo hiểm hàng nhập khẩu năm 2024

Trong quá trình kinh doanh, khi phát sinh nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa thì sẽ hạch toán như thế nào? Có gì khác biệt với hàng hóa thông thường? Hãy cùng Kaike.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cách tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu

Tính giá tính thuế

TH1: Giá tính thuế – CIF

Đây là giá mua đã bao gồm phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I). Người mua không cần phải trả thêm chi phí khác.

Giá tính thuế = CFI

TH2: Giá tính thuế – FOB:

Đây là giá mua chưa bao gồm phí vận tải và phí bảo hiểm. Người mua sẽ phải trả thêm phí vận tải và phí bảo hiểm.

Giá tính thuế = Giá FOB + Phí vận tải + Phí bảo hiểm (nếu có)

Thuế nhập khẩu

Công thức:

Thuế nhập khẩu = Số lượng x Giá tính thuế x Mức thuế suất thuế nhập khẩu

Mức thuế suất thuế nhập khẩu:

Là thuế suất của hàng hóa chịu thuế quy định trong biểu thuế tại Thông tư số 164/2013/TT-BTC và được sửa đổi tại Thông tư 173/2014/TT-BTC, Thông tư 213/2014/TT-BTC.

Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

Công thức:

Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Trong đó:

  • Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
  • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: là thuế suất của hàng hóa chịu thuế quy định trong biểu thuế

Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Công thức:

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu = Giá tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) x % thuế suất thuế giá trị gia tăng).

Hạch toán phí bảo hiểm hàng nhập khẩu năm 2024

Khi nhập khẩu hàng hoá, vật tư, tài sản cố định

Kế toán phản ánh giá trị hàng hoá, vật tư, tài sản cố định nhập khẩu bao gồm tổng số tiền thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp, ghi:

  • Nợ TK 152, 153, 156, 211
  • Có TK 331 – Phải trả cho người bán
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Có TK 3333 – Thuế nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
  • Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường
  • Có các TK 111, 112, 331…

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa nhập khẩu được khấu trừ:

  • Nợ TK 1331 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
  • Có TK 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Khi nộp thuế cho Ngân sách Nhà Nước – Căn cứ vào Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước:

  • Nợ TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu
  • Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Nợ TK 3333 – Thuế nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
  • Nợ TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường
  • Có TK1111/ TK1121

Để hàng nhập khẩu về tới doanh nghiệp:

  • Nợ TK 156/152/153/211
  • Nợ TK 1331 ( nếu có)
  • Có TK 1111/ TK 1121/ TK 331

Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu

Đối với hàng nhập khẩu mà còn lưu kho, lưu bãi

Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp đối với hàng nhập khẩu mà còn lưu kho, lưu bãi dưới sự kiểm soát của Hải quan, được phép tái xuất khẩu thì số thuế nhập khẩu được hoàn lại:

Nợ TK 3333 – Nếu trừ vào số phải nộp

Nợ TK 111, 112 – Nếu được hoàn lại bằng tiền Có TK 152, 153, 156,…

Đối với hàng nhập khẩu ít hơn so với khai báo

Trường hợp thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo. Hạch toán số thuế nhập khẩu đã nộp thừa được hoàn lại:

Nợ TK 3333 – Nếu trừ vào số phải nộp

Nợ TK 111, 112 – Nếu được hoàn lại bằng tiền Có TK 152, 153, 156, 211,…

Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm. Khi nhận được thông báo thuế chính thức của cơ quan Hải quan về số thuế nhập khẩu phải nộp:

Nợ TK 152, 153, 156,…

Có TK 3333 – Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Hạch toán xuất nhập khẩu nói chung và hạch toán nhập khẩu hàng hóa nói riêng trên thực tế có thể phát sinh nhiều vấn đề và không giống nhau ở các đơn vị. Ví dụ như: Xuất ngoại tệ để ký quỹ mở L/C, Hớp tác với đơn vị ủy thác nhập khẩu,… Trên đây là những nghiệp vụ gặp bổ biến nhất, hy vọng nội dung sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Đọc thêm bài viết: Hướng đẫn hạch toán kế toán xuất khẩu hàng hóa

Sử dụng phần mềm kế toán Kaike Free

Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ tham gia chuyển đổi số kế toán, GMO thực hiện chương trình tặng miễn phí phiên bản Kaike Free

TRẢI NGHIỆM NGAY

Chi phí lương nhân viên hạch toán vào đầu?

Các bút toán phải xác định chi tiết là tiền lương đó trả cho bộ phận nào và DN mình sử dụng chế độ kế toán 200 để hạch toán cho chính xác. VD: Chi tiền lương cho nhân viên bán hàng (DN sử dụng chế độ kế toán theo TT 200, thì hạch toán vào: Nợ 6421), cụ thể như sau: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Chi phí bảo hiểm hàng hóa hạch toán vào đầu?

Nguyên tắc hạch toán tài khoản này: Các chi phí này khi phát sinh được ghi vào bên Nợ TK 624 - “Chi phí kinh doanh bảo hiểm”. 2. Không phản ánh các khoản chi phí khai thác bảo hiểm vào TK 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. 3.

Thuế nhập khẩu hạch toán vào đầu?

Thuế nhập khẩu phát sinh sẽ được ghi nhận vào giá vốn của hàng hóa. Khi phát sinh thuế nhập khẩu, thì hạch toán như sau: Nợ TK 156 - Hàng hóa; Có TK 3333 - Thuế nhập khẩu.

Cước vận chuyển hàng nhập khẩu hạch toán vào đầu?

Do đó, chi phí vận chuyển hàng mua nhập kho sẽ được hạch toán vào tài khoản giá gốc của hàng tồn kho tương ứng, bao gồm: TK 152 (Nguyên vật liệu), TK 153 (Công cụ dụng cụ) hoặc TK 156 (Hàng hóa).