Hải quân việt nam có bao nhiêu tàu chiến năm 2024

Tổ chức Danh mục thế giới về tàu chiến hiện đại (WDMMW) công bố danh sách 25 nước có hải quân mạnh nhất thế giới, trong đó có 3 đại diện đến từ Đông Nam Á.

Hải quân việt nam có bao nhiêu tàu chiến năm 2024

Show

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford thuộc lớp tàu sân bay hiện đại nhất của Hải quân Mỹ - Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

Theo tạp chí Business Insider ngày 6-8, Tổ chức Danh mục thế giới về tàu chiến hiện đại (WDMMW) công bố danh sách 25 nước có hải quân mạnh nhất thế giới.

Trong danh sách năm 2023, Mỹ, Trung Quốc và Nga lần lượt chiếm ba vị trí hàng đầu. Trong khi đó, ba đại diện Đông Nam Á lọt top 25 lần lượt là Indonesia (hạng 4), Thái Lan (hạng 21) và Singapore (hạng 24).

Hạng 4: Indonesia

Hải quân việt nam có bao nhiêu tàu chiến năm 2024

Tàu ngầm KRI Nagapasa thuộc Hải quân Indonesia - Ảnh: HẢI QUÂN INDONESIA

Theo WDMMW, Indonesia sở hữu 243 phương tiện hải quân các loại, bao gồm 4 tàu ngầm, 7 tàu hộ tống, 25 tàu hộ vệ nhẹ, 9 tàu chiến rà mìn, 168 tàu tuần tra xa bờ và 30 tàu đổ bộ.

Hải quân quốc gia lớn nhất Đông Nam Á không sở hữu tàu sân bay, tàu tuần dương hay tàu khu trục.

Hải quân Indonesia được đánh giá là có nguồn lực được phân bổ đều ở mức "trung bình".

Tuổi trung vị (median age) của các tàu Indonesia là 21,8 năm. Tuổi trung vị của các tàu Indonesia là mốc chia hải quân nước này thành hai nhóm lớn hơn hoặc nhỏ hơn 21,8 "tuổi" với số tàu đúng bằng nhau.

Hạng 21: Thái Lan

Hải quân việt nam có bao nhiêu tàu chiến năm 2024

Tàu hộ vệ nhỏ HTMS Rattanakosin (trái) của Hải quân Thái Lan tham gia Triển lãm quốc phòng và hàng hải quốc tế (IMDEX) 2011 tại cảng quân sự Changi (Singapore) - Ảnh: AFP

Tính đến tháng 1-2023, Hải quân Thái Lan có 86 phương tiện phục vụ trong biên chế, bao gồm 1 trực thăng vận chuyển, 4 tàu khu trục, 7 tàu hộ tống, 6 tàu hộ vệ nhẹ, 5 tàu chiến rà mìn, 51 tàu tuần tra xa bờ và 12 tàu đổ bộ.

Thái Lan không sở hữu tàu ngầm, nhưng đang làm việc với Trung Quốc để đặt mua. Thái Lan cũng không có tàu tuần dương.

Giống Indonesia, Hải quân Thái Lan cũng được đánh giá là có mức độ phân bổ nguồn lực "trung bình". Tuổi trung vị của các tàu Thái Lan là 25,6 năm.

Hạng 24: Singapore

Hải quân việt nam có bao nhiêu tàu chiến năm 2024

Tàu hộ tống RSS Formidable (phải) của Hải quân Singapore - Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

Tính đến tháng 11-2022, Hải quân Singapore có tổng cộng 37 phương tiện, bao gồm 5 tàu ngầm, 6 tàu hộ tống, 6 tàu hộ vệ nhỏ, 4 tàu rà mìn và 12 tàu tuần tra xa bờ. Đảo quốc này không có tàu sân bay, tàu khu trục hay tàu tuần dương.

WDMMW xếp loại cân bằng lực lượng của Singapore là "trung bình", với tuổi trung vị là 19,2 năm.

WDMMW xếp hạng theo cách nào?

WDMMW xếp hạng hải quân các nước theo các tiêu chí số tàu chiến và tàu ngầm, độ tuổi của hạm đội, khả năng hậu cần, khả năng tấn công và phòng thủ.

WDMMW cũng phân tích mức độ cân bằng của hải quân từng nước, như độ đa dạng loại tàu, liệu lực lượng này có đang quá tập trung vào một lĩnh vực nhất định không…

WDMMW chỉ thực hiện xếp hạng hải quân của 36 nước mà tổ chức này có thể thu thập được số liệu, là hình ảnh được bộ quốc phòng các nước này công khai trên mạng Internet, cũng như hình ảnh được các nhà sản xuất khí tài cung cấp.

Hải quân Việt Nam Cộng hòa (Tiếng Anh: Republic of Vietnam Navy, RVN) là lực lượng Hải quân trực thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, hoạt động trên cả vùng sông nước và lãnh hải Việt Nam Cộng hòa. Tiền thân của lực lượng này là Hải quân Quân đội Quốc gia Việt Nam, gồm những tàu chiến nhỏ do quân đội Liên hiệp Pháp trang bị trước khi rút lui khỏi Việt Nam.

Trong khoảng thời gian tồn tại, Hải quân Việt Nam Cộng hòa là lực lượng có trang bị mạnh nhất Đông Nam Á. Khác với Hải quân Hoa Kỳ được trang bị tàu sân bay để có thể yểm trợ các lực lượng tác chiến trên vùng biển xa cũng như các lực lượng tác chiến ven biển, hải quân VNCH chỉ được Hoa Kỳ cung cấp cho những tuần duyên hạm, khu trục hạm và các chiến hạm loại nhỏ và vừa để có thể tuần tiễu và tác chiến tại lãnh hải gần bờ. Hải quân VNCH là lực lượng chủ chốt tham gia Hải chiến Hoàng Sa 1974 tranh chấp các đảo Hoàng Sa với Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Năm 1972 Hải quân Việt Nam Cộng hòa trở thành lực lượng hải quân lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 4 thế giới theo số lượng tàu chiến và binh sĩ, chỉ sau Liên Xô, Hoa Kỳ và Trung Quốc . Một số nguồn thì cho rằng HQVNCH lớn thứ 9 trên thế giới .

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng với sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lực lượng hải quân cũng chính thức giải thể.

  • Thánh Tổ: Trần Hưng Đạo.

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Hải quân Việt Nam Cộng hòa được thành lập ngày 6 tháng 3 năm 1952, là một thành phần vũ trang trong Quân đội Quốc gia của Quốc gia Việt Nam. Bắt đầu từ đây, các ngành liên hệ thuộc Hải quân cũng được thành lập. Ngày 12 tháng 7 năm 1952, Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang được khánh thành để đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ chuyên nghiệp. Một cơ quan chỉ huy là Ban Hải quân, sau đổi thành Phòng Hải quân đặt trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu.

Các khóa huấn luyện đầu tiên mở từ tháng 9 năm 1952 tới 1953. Thời gian này, vì Hải quân Việt Nam chưa có tàu nên các tân sĩ quan và thủy thủ Việt Nam khi ra trường phải tập sự trên các tàu của Pháp, Trong đó có một số sĩ quan thi tuyển giữa năm 1952 được cử đi du học ở Pháp. Tháng 4 năm 1953, Hải đoàn Xung phong 25 được Pháp giao lại cho Hải quân Việt Nam. Cuối năm 1953, có thêm 2 Đoàn Tiểu đĩnh. Riêng về Lực lượng Tuần giang (Giang lực) cũng chính thức hình thành vào thời điểm này. Cuối năm 1955, có thêm 3 Hải đoàn mới: Hải đoàn 21 tại Mỹ Tho, Hải đoàn 23 tại Vĩnh Long và Hải đoàn 24 tại Sài Gòn. Một số cơ sở trên bờ ở Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên cùng với Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang, Hải quân Công xưởng Sài Gòn và kho đạn Thành Tuy Hạ cũng được Pháp chính thức giao cho Hải quân Việt Nam.

Lực lượng hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi triệt thoái khỏi Việt Nam theo Hiệp định Genève 1954, quân đội Pháp đã để lại cho Quân đội Quốc gia VN một số chiến hạm và giang đỉnh. Sau đó, cộng thêm với những giang đĩnh của các đoàn tuần giang bán chính quy sáp nhập vào, lực lượng thủy quân Quốc gia Việt Nam gồm có những đơn vị sau: -3 Hộ tống hạm (Patrol Craft - PC) -2 Hải vận hạm (Landing Ship Medium-LSM) -1 Tàu thủy đạo (Batiment Hydrographe) -3 Trục lôi hạm (Dragueur, Yard Mine Sweeper-YMS) -2 Trợ chiến hạm (Landing Ship Support Large-LSSL) -5 Giang pháo hạm (Landing Ship Infantery Large-LSIL) -4 Giang vận hạm (Landing Craft Utility - LCU) -2 Tuần duyên hạm (Garde Côtière - GC) -70 Quân vận đĩnh (Landing Craft Mechanized-LCM). Trong số này có 2 Tiền phong đĩnh (LCM Monitor), 4 Soái đĩnh (LCM de Commandement), 53 quân vận đĩnh bọc thép (LCM Blinde) và 11 Quân vận đĩnh loại nhẹ (LCM leger). -95 Tiểu đĩnh gọi chung là Vơ-đét (Vedette), trong đó có 17 chiếc loại ứng chiến (Vedette d'Interception), 1 Vơ-đét canh phòng (Vedette de Surveillance), 6 chiếc loại Tuần cảng Y (Yard). Ngoài ra là các Tiểu Giáp Đĩnh: 36 chiếc loại STCAN, 12 chiếc loại FOM dài 8 mét và 23 chiếc loại FOM dài 11 mét. -100 Tiểu vận đĩnh LCVP (Landing Craft Vehicle Personnel), tức là loại tàu nhỏ cỡ như Vơ-đét chở được 6 người, trong đó có 81 loại bình thường và 19 loại nhẹ. -15 Sà lan trong đó một Sà lan máy, 1 Sà lan chở nước và 13 Sà lan thường. -3 tàu dòng (Remorqueur)

Ngoài ra, phần lớn các chiến hạm đã cũ và có một vài chiếc không còn dùng được.

Những chỉ huy đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm đầu mới thành lập, các sĩ quan hải quân người Việt chỉ mới tốt nghiệp từ quân trường. Vì cấp bậc còn quá thấp, họ không đủ thâm niên để nắm giữ bất cứ một chức vụ quan trọng nào. Ngay cả chức vụ Trưởng ban Hải quân kiêm Phụ tá Hải quân Việt Nam cạnh Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia, đáng lẽ phải là sĩ quan Hải quân Việt Nam, cũng do giới chức người Pháp nắm giữ. Tính đến năm 1955, nếu không kể đến Hạm đội Pháp tại Viễn Đông, Đại tá Récher là sĩ quan Hải quân cao cấp nhất của Hải quân Pháp tại Việt Nam. Vì thế, ông đảm nhiệm cả hai chức vụ Phụ tá Hải quân cho Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia và quyền Chỉ huy trưởng Hải quân Quốc gia Việt Nam.

Cho đến cuối năm 1954, khi Hải quân Pháp bắt đầu chuyển giao quyền chỉ huy các đơn vị thủy quân cho Việt Nam, quân số Hải quân Việt Nam vẫn còn rất ít. Về cấp sĩ quan, cấp cao nhất chỉ có một Đại úy Lê Quang Mỹ, tất cả sĩ quan các khóa 1, 2, 3 là Trung úy, khóa 4 và 5 là Thiếu úy. Ngoài ra, còn thêm các sĩ quan Hải quân đầu tiên tốt nghiệp Trường Hải quân Brest (École Navale de Brest) hồi hương khoảng cuối mùa hè 1955.

Do nhu cầu điều động thủy quân trong các cuộc hành quân, ngày 1 tháng 7 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm Thiếu tướng Trần Văn Đôn, Phụ tá Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia, kiêm nhiệm chức vụ Trưởng ban Hải quân thay thế Đại tá Récher. Tuy nhiên, việc chuyển quyền chỉ có tính cách chính trị vì toàn bộ sĩ quan của Ban Hải quân dưới quyền tướng Đôn đều là các sĩ quan Hải quân Pháp. Cũng vì lý do này mà Chiến dịch Hoàng Diệu đáng lẽ được tiến hành từ tháng 7 năm 1955, nhưng mãi tới ngày 21 tháng 9 năm 1955 mới khởi sự được.

Khi đó chỉ mới có Hải đoàn Xung phong số 21 được đặt dưới sự điều động của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia, do Thiếu tá Lê Quang Mỹ làm Hải đoàn trưởng. Các Hải đoàn khác tuy đã do sĩ quan Việt Nam làm Chỉ huy trưởng, nhưng về hệ thống vẫn còn trực thuộc Bộ Chỉ huy Giang lực (COFFLUSIC) của Pháp. Vì vậy, trong thời gian diễn ra chiến dịch, các Hải đoàn Việt Nam tham chiến được đặt dưới quyền chỉ huy tạm thời của Thiếu tá Lê Quang Mỹ. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1955, bằng một nghị định chính thức, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm Thiếu tá Lê Quang Mỹ vào chức vụ Trưởng ban Hải quân, Phụ tá Hải quân cạnh Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia, thay tướng Đôn để chỉ huy Hải quân và đoàn Bộ binh Hải quân (Thủy quân Lục chiến). Vì lẽ này, ông được xem là Chỉ huy trưởng đầu tiên của Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Qua thời gian dài trưởng thành từ tổ chức, xây dựng, chiến đấu. Tính đến năm 1975 Quân chủng Hải quân Việt Nam đã lớn mạnh với các tổ chức: -1 Bộ Tư lệnh Hải quân -5 Vùng Duyên hải (Hải khu) -2 Vùng Sông ngòi -Hạm đội với nhiều chiến hạm đủ loại -Các Lực lượng: Đặc nhiệm, Duyên phòng, Duyên đoàn, Liên đoàn, Tuần giang, Giang đoàn Xung phong. -3 Trung tâm Huấn luyện Hải quân tại Nha Trang, Cam Ranh và Sài Gòn -Hải quân Công xưởng (Sài Gòn) -Quân số: Khoảng 40.000 người gồm sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ (trong đó có 12 tướng lãnh)

Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc tháng 4/1975[sửa | sửa mã nguồn]

  • (Họ tên, cấp bậc, chức vụ chỉ huy Quân chủng và các đơn vị trực thuộc) Stt Họ và tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích 1 Chung Tấn Cang Hải quân Nha Trang K1 Phó Đô đốc Trung tướng Tư lệnh Hạ tuần tháng 3 năm 1975, Tổng thống Thiệu bổ nhiệm Phó Đô đốc Cang thay thế Đề đốc Tánh, để thực hiện di tản lực lượng còn lại của Quân đoàn I và II theo kế hoạch rút bỏ Quân khu 1 và 2. 2 Diệp Quang Thủy Võ bị Đà Lạt K6 Hải quân Nha Trang K3 Phó Đề đốc Chuẩn tướng Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng 3 Nguyễn Thanh Châu Hải quân Nha Trang K3 Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Cơ sở tại Nha Trang 4 Nguyễn Hữu Chí Hải quân Nha Trang K3 Phụ tá Tư lệnh HQ Lưu động biển Tư lệnh Lực lượng Duyên phòng (Lực lượng Đặc nhiệm 213) Bộ tư lệnh đặt tại Sài Gòn 5 Hồ Văn Kỳ Thoại Hải quân Nha Trang 4 Tư lệnh Hải khu 1 Bộ Tư lệnh đặt tại Căn cứ Tiên Sa, Đà Nẵng 6 Hoàng Cơ Minh Hải quân Nha Trang K5 Tư lệnh Hải khu 2 Bộ Tư lệnh đặt tại Cam Ranh 7 Vũ Đình Đào Hải quân Nha Trang K3 Tư lệnh Hải khu 3 Bộ Tư lệnh đặt tại Căn cứ Cát Lở, Phước Tuy 8 Nguyễn Văn Thiện Hải quân Nha Trang K2 Đinh Xuân Thảo Võ khoa Thủ Đức K7 Đại tá Trung tá Tư lệnh Hải khu 4 Đặc khu trưởng Phú Quốc Đặc khu phó kiêm Quận trưởng Phú Quốc Bộ Tư lệnh đặt tại Phú Quốc, Kiên Giang 9 Nguyễn Văn May Hải quân Nha Trang K5 Đại tá Tư lệnh Hải khu 5 Bộ Tư lệnh đặt tại Năm Căn, An Xuyên 10 Phạm Mạnh Khuê Hải quân Nha Trang K4 Phụ tá Tư lệnh HQ Lưu động biển Tư lệnh Hạm đội Bộ Tư lệnh đặt tại Công xưởng Hải quân, Bến Bạch Đằng, Sài Gòn 11 Đinh Mạnh Hùng Hải quân Nha Trang K2 Phó Đề đốc Chuẩn tướng Tư lệnh Hành quân Lưu động sông Bộ Tư lệnh đặt tại Bến Bạch Đằng, Sài Gòn 12 Trịnh Quang Xuân Hải quân Brest K3 Đại tá Tư lệnh Giang khu 3 Bộ Tư lệnh đặt tại Căn cứ Long Bình 13 Đặng Cao Thăng Võ khoa Nam Định Hải quân Brest Pháp K1 Phó Đề đốc Chuẩn tướng Tư lệnh Giang khu 4 Tư lệnh Hạm đội Đặc nhiệm 21 Bộ Tư lệnh đặt tại Cần Thơ, Phong Dinh 14 Nguyễn Bá Trang Hải quân Nha Trang K4 Đại tá Tư lệnh Lực lượng Thủy bộ Bộ Tư lệnh đặt tại Cần Thơ 15 Nghiêm Văn Phú Hải quân Nha Trang K2 Phó Đề đốc Chuẩn tướng Tư lệnh Lực lượng Tuần thám (Lực lượng Đặc nhiệm 212) Bộ Tư lệnh đặt tại Mỹ Tho, Định Tường 16 Nguyễn văn Thông Hải quân Nha Trang K3 Đại tá Tư lệnh Lực lượng Trung ương (Lực lượng Đặc nhiệm 214) Bộ Tư lệnh đặt tại Đồng Tâm, Mỹ Tho, Định Tường 17 Bùi Kim Nguyệt Hải quân Nha Trang K3 Tư lệnh Hải quân Biệt khu Thủ Đô Bộ tư lệnh đặt tại trại Lê Văn Duyệt, Sài Gòn 18 Lê Hữu Dõng Hải quân Nha Trang K8 Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 99 Bộ Tư lệnh đặt tại Nhà Bè, Gia Định 19 Nguyễn Văn Kính Hải quân Nha Trang K2 Chỉ huy trưởng Liên đoàn Tuần giang (Lực lượng Giang phòng) Bộ chỉ huy đặt tại Sài Gòn 20 Đoàn Ngọc Bích Hải quân Nha Trang K1 Phụ tá Tiếp vận Bộ chỉ huy đặt tại Sài Gòn 21` Vương Hữu Thiều Võ khoa Thủ Đức K1 Hải quân Brest K1 Chỉ huy trưởng Tiếp vận Bộ chỉ huy đặt tại Sài gòn 22 Nguyễn Văn Lịch Hải quân Nha Trang K1 Chỉ huy trưởng Hải quân Công xưởng Cơ sở đặt tại Sài Gòn 23 Nguyễn Viết Tân Hải quân Nha Trang K5 Chánh sở Phòng vệ Duyên hải Cơ sở chính đặt tại Đà Nẵng 24 Nguyễn Đỗ Hải Võ khoa Nam Định Hải quân Brest K1 Chánh Sở An ninh Quân đội Cơ sở đặt tại Sài Gòn 25 Đặng Vũ Khiêm Đại học Quân y Sài Gòn Y sĩ trưởng Hải quân 26 Trịnh Hòa Hiệp Hải quân Nha Trang K7 Trung tá Chỉ huy trưởng Liên đoàn Người nhái Bộ chỉ huy đặt tại Cát Lái, Thủ Đức, Gia Định

Tướng lãnh xuất thân từ Hải quân Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Họ và tên Cấp bậc Năm phong cấp Quá trình Thăng cấp Chú thích 1 Chung Tấn Cang Phó Đô đốc Trung tướng 1974 Thiếu tá (1957) Trung tá (1960) Đại tá (1963) Ch/tướng (1964) Th/tướng (1964) Chỉ huy trưởng Giang lực (1959) nt Tư lệnh Hải quân nt nt 2 Trần Văn Chơn Đề đốcThiếu tướng 1970 Thiếu tá (1956) Trung tá (1959) Đại tá (1966) Ch/tướng (1968) Chỉ huy HQ 226-Tư lệnh Hải quân (1957) Giám đốc Hải quân Công xưởng Tái nhiệm Tư lệnh Hải quân nt 3 Lâm Ngươn Tánh 1974 Thiếu tá (1956) Trung tá (1960) Đại tá (1965) Ch/tướng (1970) Chỉ huy Hải lực-Tham mưu trưởng HQ (1957) Giám đốc Hải quân Công xưởng Tham mưu phó hành quân Bộ Tổng tham mưu Tư lệnh phó Hải quân 4 Nguyễn Hữu Chí Phó Đề đốc Chuẩn tướng 1972 Thiếu tá (1965) Trung tá (1968) Đại tá (1970) Hạm trưởng HQ 405 Bộ Tư lệnh HQ-Du học Hải chiến tại Hoa Kỳ Bộ Tư lệnh HQ-Học Cao đẳng Quốc phòng 5 Đinh Mạnh Hùng nt Thiếu tá (1961) Trung tá (1965) Đại tá (1969) Quyền Tham mưu trưởng Hải quân Chỉ huy trưởng TT Huấn luyện HQ Nha Trang Phụ tá Tư lệnh Hành quân Lưu động Sông 6 Đặng Cao Thăng nt Thiếu tá (1958) Trung tá (1965) Đại tá (1970) Chỉ huy trưởng TT Huấn luyện HQ Nha Trang Tư lệnh phó Hải quân Tư lệnh Hải khu 4 7 Hồ Văn Kỳ Thoại nt Thiếu tá (1962) Trung tá (1969) Đại tá (1970) Chỉ huy Căn cứ Hải quân Duyên hải Chỉ huy trưởng Sở Phòng vệ Duyên hải Tư lệnh Hải khu 1 và Đặc nhiệm 213 8 Diệp Quang Thủy nt Thiếu tá (1964) Trung tá (1965) Đại tá (1966) Chỉ huy trưởng Lực lượng Hải tuần Kiêm Chỉ huy trưởng Đặc khu Rừng Sát Tham mưu trưởng Hải quân 9 Nguyễn Thanh Châu 1974 Thiếu tá (1966) Trung tá (1869) Đại tá (1973) Hạm trưởng HQ 08 nt Chỉ huy trưởng TT Huấn luyện HQ Nha Trang 10 Vũ Đình Đào nt Thiếu tá (1965) Trung tá (1967) Đại tá (1970) Chỉ huy trưởng Hải lực Tham mưu phó tại Bộ Tư lệnh Hải quân Tư lệnh Vùng 4 sông ngòi-Tư lệnh Hải khu 3 11 Hoàng Cơ Minh nt Thiếu tá (1963) Trung tá(1965) Đại tá (1965) Tùy viên Quân lực tòa Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ Tham mưu phó Chiến tranh Chính trị Tư lệnh Lực lượng Thủy bộ 211 12 Nghiêm Văn Phú nt Thiếu tá (1959) Trung tá (1965) Đại tá (1965) Chỉ huy trưởng Hải lực nt Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm Tuần thám 212

Tư lệnh Quân chủng Hải quân qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Họ và tên Cấp bậc Tại chức Chú thích 1 Lê Quang Mỹ Võ bị Huế K2 Hải quân Nha Trang K1 Hải quân Thiếu tá 1955-1957 Chỉ huy trưởng Hải quân đầu tiên. Sử dụng chức danh Phụ tá Hải quân cho Tổng Tham mưu trưởng. Thăng cấp Trung tá (1955), Đại tá (1956). Giải ngũ 1963 2 Trần Văn Chơn Hải quân Nha Trang K1 Hải quân Trung tá 1957-1959 3 Hồ Tấn Quyền Hải quân Nha Trang K1 Hải quân Đại tá 1959-1963 Đổi sang chức danh Tư lệnh Hải quân. Thăng cấp Thiếu tá (1956), Trung tá (1959) và Đại tá (1962). Bị ám sát ngày 1 tháng 11 năm 1963 4 Chung Tấn Cang 1963-1965 5 Trần Văn Phấn Hải quân Nha Trang K1 1965-1966 6 Cao Văn Viên Võ bị Địa phương Cap Saint Jacques Trung tướng 1966 Đương nhiệm Tổng Tham mưu trưởng, kiêm nhiệm Tư lệnh Hải quân trong một thời gian ngắn 7 Trần Văn Chơn Hải quân Đại tá 1966-1974 Tái nhiệm Tư lệnh lần thứ 2. Sau cùng là Đề đốc Thiếu tướng. Giải ngũ năm 1974 8 Lâm Ngươn Tánh Đề đốc Thiếu tướng 1974-1975 Sau cùng giữ chức Phụ tá Quốc vụ khanh, đặc trách tiếp nhận đồng bào di cư từ miền Trung 9 Chung Tấn Cang Phó Đô đốc Trung tướng 1975 Tái nhiệm lần thứ 2, Tư lệnh sau cùng. Nhậm chức ngày 24 tháng 3, đào nhiệm ngày 29 tháng 4 năm 1975

Phát triển lực lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Hải quân việt nam có bao nhiêu tàu chiến năm 2024
Các Sĩ quan Hải quân VNCH tại Quân cảng Cam Ranh ngày 1 tháng 1 năm 1971

Ngày 7 tháng 11 năm 1955, Pháp chuyển giao Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang lại cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Khi đó, Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang huấn luyện các khóa sĩ quan sau đây: -Khóa 6 Sĩ quan Hải quân với tổng số 21 sinh viên sĩ quan, gồm 16 thuộc ngành Chỉ huy và 5 ngành Cơ khí. Nhập trường ngày 21 tháng 4 năm 1955, thời gian thụ huấn 11 tháng. Mãn khóa ngày 8 tháng 3 năm 1956. -Khóa 7 Sĩ quan Hải quân bắt đầu tuyển mộ vào cuối năm 1955. Khóa này được khai giảng tại Nha Trang vào đầu năm 1956. Học trình kể cả thực tập ngoài đơn vị, được nâng lên hai năm với đầy đủ các môn học văn hóa, kiến thức và chuyên nghiệp cho hai ngành chỉ huy và cơ khí.

Kể từ đó, mỗi năm Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang đào tạo khoảng 1.200 nhân sự các cấp.

Ngày 7 tháng 12, để bành trướng các hoạt động ở sông rạch, mỗi Hải đoàn được trang bị 6 LCM, 4 LCVP và 6 Ho-bo (Hors Bord) có vận tốc cao. Hải quân tiếp nhận hai Trợ chiến hạm (Landing Ship Support Large-LSSL): HQ.225 và HQ.226.

Về quân số, vào tháng 7 năm 1955, Hải quân Việt Nam Cộng hòa có 3.858 người, kể cả 1.291 người thuộc đoàn Bộ binh Hải quân. Cũng trong năm này, Hải quân thành lập các lực lượng lớn và tất cả Bộ Chỉ huy đều đặt tại Sài Gòn. -Hải lực gồm có: -3 Hộ tống hạm loại PC (Patrol Craft hay Submarine Chaser): Chi Lăng HQ.01, Vạn Kiếp HQ.02 và Đống Đa HQ.03 -3 Trục lôi hạm loại YMS: Hàm Tử HQ.111, Chương Dương HQ.112, Bạch Đằng HQ.113 -2 Trợ chiến hạm loại LSSL: HQ.225 Nỏ Thần và HQ.226 Linh Kiếm -4 Hải vận hạm loại LSM (Landing Ship Medium): Hát Giang HQ.400, Hàn Giang HQ.401, Lam Giang HQ.402 và Ninh Giang HQ.403 -10 Tuần duyên đĩnh loại WBP (Coast Guart Patrol Cutter) -Giang lực, gồm có: -5 Hải đoàn, mỗi Hải đoàn được trang bị tối thiểu 5 Quân vận đĩnh (Landing Craft Mechanized-LCM), 4 Tiểu vận đĩnh (Landing Craft Vehicle and Personnel-LCVP), 5 Ho-bo có vận tốc cao -4 Giang pháo hạm loại LSIL (Landing Ship Infantry Large) -5 Giang vận hạm loại LCU (Landing Craft Utility) 4 chiếc YTL (Yard Tug Light hay Harbor Craft)

Hậu cứ các Hải đoàn được đặt tại các địa điểm: Cần Thơ, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Long Xuyên và Cát Lái.

-Các đơn vị trên bờ gồm có: -Bốn Duyên khu tại Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu và Đà Nẵng -Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang -Hải quân Công xưởng -Trung tâm Tiếp liệu -Các Thủy xưởng tại Cần Thơ và Đà Nẵng

Kể từ ngày 21 tháng 12 năm 1955, Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa Lê Quang Mỹ công bố thành lập lực lượng Bộ binh Hải quân hình thành và bắt đầu hoạt động như là một đơn vị của Hải quân.

Bộ Tư lệnh Hải Quân được đặt ở Trại Bạch Đằng sau khi Pháp bàn giao căn cứ Caserne Francis Garnier trên bờ sông Sài Gòn

Về Quân y, Y sĩ Thiếu tá Phạm Tấn Tước đảm nhiệm chức vụ Y sĩ trưởng Hải quân. Bộ Chỉ huy Bộ binh Hải quân cùng đóng chung ở Trại Bạch Đằng. Y sĩ Thiếu tá Tước cũng phụ trách luôn phần quân y cho đơn vị này.

Các chiến dịch và trận đánh tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chiến dịch Hoàng Diệu
  • Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng 1
  • Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng 2
  • Chiến dịch Nguyễn Huệ
  • Các chiến dịch xâm nhập hải phận miền Bắc Việt Nam
  • Hải chiến Hoàng Sa 1974

Tranh chấp lãnh thổ hải đảo với các nước[sửa | sửa mã nguồn]

Không chỉ giao chiến với Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng từng tham gia tranh chấp một số hòn đảo với Vương quốc Campuchia, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc:

  • Năm 1956, Đài Loan điều tàu đến đảo Ba Bình (là đảo lớn nhất tại thuộc quần đảo Trường Sa) khi đó thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa. Nhân dịp lễ Song Thập 10/10 của Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan), Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho quân Việt Nam Cộng hòa rút khỏi đảo Ba Bình, Đài Loan giành quyền kiểm soát đảo mà không cần phải nổ súng.
  • Những năm 1956-1966, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã để mất 6 hòn đảo nằm giữa đảo Phú Quốc và nội địa Campuchia vào tay quân đội Vương quốc Campuchia. Đó là các đảo: Hòn Năng trong và Hòn Năng ngoài (tiếng Pháp lần lượt là "Ile du Milieu" và "Ile à l’Eau", còn được gọi là đảo Phú Dự) bị Campuchia đánh chiếm năm 1956; đảo Hòn Tai (Ile du Pic) bị chiếm năm 1958; Hòn Kiến Vàng (Ile des Fourmis) và Hòn Keo Ngựa (Ile du Cheval) bị chiếm năm 1960; đảo Hòn Trọc (đảo Wai hay Poulo Wai, thực tế là gồm 2 đảo nằm liền kề nhau) bị chiếm mất năm 1966. Tổng diện tích các đảo bị mất khoảng 30 km², lớn nhất là đảo Phú Dự rộng khoảng 25 km².
  • Năm 1970, Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa từ tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Theo như Đại tá về hưu Hải quân Philippines Domingo Tucay Jr kể lại thì các đảo, bãi khi đó hoàn toàn hoang vắng, Philippines chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ mới thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng ở đây. Quân Phillipines báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc quân Việt Nam Cộng hòa. Lính Việt Nam Cộng hòa ở đảo Song Tử Tây cũng để yên để cho quân Philippines hành động. Sau chiến dịch, Philippines chiếm được 6 đảo nổi và bãi đá mà không cần phải nổ súng, trong đó Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa. Philippines giữ các đảo và bãi này từ đó đến nay. Sau vụ chiếm đóng, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng không hề lên tiếng gì về vụ chiếm đóng đó. Theo như lời Tucay kể lại, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết vụ việc này.
  • Năm 1974, trong Hải chiến Hoàng Sa, quân lực Việt Nam Cộng hòa thất bại và mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào tay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Danh sách tàu hải quân của Hải quân Việt Nam Cộng hoà[sửa | sửa mã nguồn]

Hải quân việt nam có bao nhiêu tàu chiến năm 2024
Đề đốc Trần Văn Chơn cùng Đô đốc Hoa Kỳ Thomas H. Moore và các Thủy thủ VNCH tháng 9/1969

Phần lớn tàu chiến của Hải quân Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kì viện trợ bằng cách chuyển giao một số tàu chiến của Hải quân Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa, chỉ một số nhỏ ghe tuần tiễu là do Hải quân Pháp để lại: -Ghe Nautilus -Duyên tốc đĩnh PCF (Swift) -Khinh tốc đĩnh PTF -PTF loại cũ -PTF Na Uy (Nasty) -PTF (Osprey)

Trang bị của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thời điểm tháng 4/1975[sửa | sửa mã nguồn]

-Tuần dương hạm WHEC (HQ 2, 3, 5, 6, 15, 16, 17) -Khu trục hạm DER (HQ 1, 4) -Hộ tống hạm PCE-MSF (HQ 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14) -Hộ tống hạm PC (HQ 01, 02, 03, 04, 05, 06) -Trục lôi hạm MSC (HQ 114, 115, 116) -Tuần duyên hạm PGM (20 chiếc) -Dương vận hạm LST (HQ 500, 501, 502, 503, 504, 505) -Cơ Xưởng hạm AGP (HQ-800, 801, 802) -Hải vận hạm LSM (HQ 401, 402, 403, 404, 405, 406) -Trợ chiến hạm LSSL (HQ 228, 229, 230, 231) -Hỏa vận hạm (HQ YOG (6 chiếc) -Khinh tốc đỉnh PT (8 chiếc) -Duyên tốc đỉnh PCF (107 chiếc) -Tuần duyên đỉnh WPB (26 chiếc) -Hải thuyền (250 chiếc) -Giang đỉnh Chỉ huy LCM Commandement (14 chiếc) -Giang vận hạm LCU (16 chiếc) -Giang tốc đỉnh PBR (239 chiếc) -Quân vận đỉnh LCVP (53 chiếc) -Giang vận đỉnh LCM 6 và LCM 8 (không nhớ rõ)

Chữ viết tắt dùng trong phần danh sách các hạm: -TT: (Trọng tải) -KT: (Dài × Rộng × Mớm nước - Đơn vị = mét) -VT: (Vận tốc) -TD: (Thủy thủ đoàn) -VK: (Vũ khí)

Bảng chi tiết các loại tàu chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Hải quân việt nam có bao nhiêu tàu chiến năm 2024
Lễ thành lập Lực lượng Đặc nhiệm Tuần thám 212 tháng 9/1969 Việt ngữ Ngoại ngữ Việt ngữ Ngoại ngữ Ngư lôi hạm Torpilleur Tiềm thủy đĩnh Sous Marin Hộ tống hạm Aviso Tuần dương hạm Croiseur Tuần tiễu hạm Patrouilleur Trực thăng mẫu hạm Helicopter Deck Khu trục hạm Destroyer Hàng không mẫu hạm Porte Avions Thiết giáp hạm Cuirssé Hộ tống hạm săn tàu lặn Frégate

Khu trục hạm DER[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) Stt Ký hiệu Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) 1 HQ-1 Trần Hưng Đạo USS Camp DE-251 2 HQ-4 Trần Khánh Dư USS Foster DE-334

  • -Bảng đặc trưng tàu DER (HQ-01): -TT: (1.590 tấn tiêu chuẩn) -KT: (93.26 x 11.22 x 4.00) -VT: (19 hải lý/giờ) -TD: (150 người) -VK: (2/76mm AA - 6 ASW TT) -Phạm vi: (11.500 dặm/11 hải lý) -Dầu: (300 tấn) -Máy: (dầu cặn - 6.000 ngựa - 2 chân vịt)

Tuần dương hạm WHEC[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) 1 HQ-02 Trần Quang Khải USS Cook Inlet, WHEC-384 5 HQ-15 Phạm Ngũ Lão USS Absecon, WHEC-374 2 HQ-03 Trần Nhật Duật USS Yakutat, WHEC-380 6 HQ-16 Lý Thường Kiệt USS Bering Strait, WHEC-382 3 HQ-05 Trần Bình Trọng USS Castle Rock, WHEC-383 7 HQ-17 Ngô Quyền USS Chincoteague, WHEC-375 4 HQ-06 Trần Quốc Toản USS Mc Culloch, WHEC-386

  • Bảng đặc trưng tàu WHEC (HQ-02, HQ-03, HQ-05, HQ-06, HQ-15, HQ-16 và HQ-17): -TT: (1.766 tấn tiêu chuẩn) -KT: (94.50 x 12.52 x 3.70) -VT: (17 hải lý/giờ) -TD: (160 người) -VK: (1/12.7mm AA - 6 ASW TT -Phạm vi: (18.000 dặm/15 hải lý) -Dầu: (400 tấn) -Máy: (dầu cặn - 6.000 ngựa - 2 chân vịt)

Hộ tống hạm PCE-MSF[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) 1 HQ-07 Đống Đa II USS Crestview, PCE-895 5 HQ-11 Chí Linh USS Shelter, MSF-301 2 HQ-08 Chi Lăng II USS Gayety, MSF-239 6 HQ-12 Ngọc Hồi USS Brattleboro, PCER-852 3 HQ-09 Kỳ Hoà USS Sentry, MSF-299 7 HQ-13 Hà Hồi USS Prowess, MSF-280 4 HQ-10 Nhật Tảo USS Serene, MSF-300 8 HQ-14 Vạn Kiếp USS Amherst, PCER-853]]

  • Bảng đặc trưng tàu PCE-MSF (HQ-7, HQ-8, HQ-9 HQ-11 và HQ-13): -TT: (640 tấn tiêu chuẩn) -KT: (56.24 x 10 x 2.75) -VT (14-15 hải lý/giờ) -TD: (99 người) -VK: (1/76mm AA 2/40mm, 8/20mm) -Máy: (dầu cặn General Motors 12-278A - 2.000 ngựa - 2 chân vịt)
  • Bảng đặc trưng tàu PCE-MSF(HQ-10, HQ-12 và HQ-14): -TT: (600 tấn tiêu chuẩn) -KT: (56.24 x 10 x 2.75) -VT: (14-15 hải lý/giờ) -TD: (99 người) -VK: (1/76mm AA, 2/40mm, 2/20mm) -Máy: (dầu cặn General Motors 12-567A - 1.800 ngựa - 2 chân vịt)

Hộ tống hạm PC[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) 1 HQ-01 Chi Lăng PC-1144, Le Mousquet 4 HQ-4 Tuỵ Động PC-1146, Trident 2 HQ-2 Đống Đa PC-1167, L'Ardent 5 HQ-5 Tây Kết PC-1143, Glaive 3 HQ-3 Vạn Kiếp PC-1167, L'Intrépide 6 HQ-6 Vân Đồn PC-1569, US Anacorter

  • Bảng đặc trưng PC: -TT: (300 đến 450) -KT: (54.76 x 7.01 x 5.59) -VT: (20.2 hải lý) -TD: (65 người) -VK: (1/76mm, 1/40mm, 5/20mm -Máy: (dầu cặn General Motors 16-278A - 2.800 ngựa - 2 chân vịt)

Trục lôi hạm MSC[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) 1 HQ-114 Hàm Tử II MSC-281 3 HQ-116 Bạch Đằng II MSC-283 2 HQ-115 Chương Dương II MSC-282

  • Bảng đặc trưng tàu MSC: -TT: (370 tấn tiêu chuẩn) -KT: (44 x 7.23 x 2.55) -VT: (14 hải lý/giờ) -TD: (45 người) -VK: (2/20mm) -Phạm vi: (2.500 dặm/12 hải lý) -Dầu: (40 tấn) -Máy: (dầu cặn General Motors - 600 ngựa - 2 chân vịt)

Tuần duyên hạm PGM[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) 1 HQ-600 Phù Du PGM-64 11 HQ-610 Duyên Hải PGM-69 2 HQ-601 Tiền Mới PGM-65 12 HQ-611 Trường Sa PGM-70 3 HQ-602 Minh Hoà PGM-66 13 HQ-612 Thái Bình PGM-72 4 HQ-603 Kiến Vàng PGM-67 14 HQ-613 Thi Tự PGM-73 5 HQ-604 Kéo Ngựa PGM-68 15 HQ-614 Song Tự PGM-74 6 HQ-605 Kim Quy PGM-59 16 HQ-615 Tây Sa PGM-80 7 HQ-606 Mây Rút PGM-60 17 HQ-616 Hoàng Sa PGM-82 8 HQ-607 Nam Du PGM-61 18 HQ-617 Phú Quý PGM-81 9 HQ-608 Hoa Lư PGM-62 19 HQ-618 Hòn Trọc PGM-83 10 HQ-609 Tổ Yến PGM-63 20 HQ-619 Tô Châu PGM-91

  • Bảng đặc trưng tàu PGM: -TT: (100 tấn tiêu chuẩn) -KT: (31.00 x 6.40 x 1.83) -VT: (17 hải lý/giờ) -TD: (2+25 người) -VK: (1/40mm, 2/20mm, Morta 81mm) -Máy: (2 dầu cặn GM/Mercedes Benz - 1.900 ngựa - 2 chân vịt)

Tuần duyên đỉnh WFB[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) 1 HQ-700 Lê Phước Đức Point Garnet 14 HQ-713 Huỳnh Văn Ngạn Point Kennedy 2 HQ-701 Lê Văn Ngà Point League 15 HQ-714 Trần Lô Point Young 3 HQ-702 Huỳnh Văn Cư Point Clear 16 HQ-715 Bùi Viết Thành Point Partridge 4 HQ-703 Nguyễn Đạo Point Gammon 17 HQ-716 Nguyễn An Point Caution 5 HQ-704 Đào Thức Point Comfort 18 HQ-717 Nguyễn Hân Point Welcome 6 HQ-705 Lê Ngọc Thanh Point Ellis 19 HQ-718 Ngô Văn Quyền Point Banks 7 HQ-706 Nguyễn Ngọc Thạch Point Slocum 20 HQ-719 Vân Điền Point Lomas 8 HQ-707 Đặng Văn Hoành Point Hudson 21 HQ-720 Hồ Đăng La Point Grace 9 HQ-708 Lê Đình Hùng Point White 22 HQ-721 Đàm Thoại Point Mast 10 HQ-709 Trường Tiền Point Dume 23 HQ-722 Huỳnh Bộ Point Grey 11 HQ-710 Phạm Ngọc Châu Point Arden 24 HQ-723 Nguyễn Kim Hưng Point Orient 12 HQ-711 Đào Văn Đặng Point Glover 25 HQ-724 Hồ Duy Point Cypress 13 HQ-712 Lê Ngọc Ẩn Point Jefferson 26 HQ-725 Trương Ba Point Monroe

  • Bảng đặc trưng tàu WFB: -TT: (61 tấn tiêu chuẩn) -KT: (25.00 x 5.19 x 1.75) -VT: (17 hải lý/giờ) -TD: (8+10 người -VK: (1/12.7mm, Mortar 81mm) -Máy: (2 dầu cặn GM/Mercedes Benz - 1.900 ngựa - 2 chân vịt)

Trợ chiến hạm LSSL[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) 1 HQ-228 Đoàn Ngọc Tăng LSSL-9 3 HQ-230 Nguyễn Ngọc Long LSSL-96 2 HQ-229 Lưu Phú Thọ LSSL-101 4 HQ-231 Nguyễn Đức Bông LSSL-129

Giang pháo hạm LSIL[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) 1 HQ-327 Long Đao LSIL-698 4 HQ-330 Lôi Công LSIL-699 2 HQ-328 Thần Tiễn LSIL-702 5 HQ-331 Tầm Sét LSIL-871 3 HQ-329 Thiên Kích LSIL-887

  • Bảng đặc trưng tàu LSIL: -TT: (250 tấn tiêu chuẩn) -KT: (48.80 x 7.10 x 1.75) -VT: (14 hải lý/giờ) -TD: (5+50 người) -VK: (1/40mm, 2/20mm, Mortar 81mm) -Phạm vi: (5.000 dặm/12 haỉ lý) -Máy: (2 dầu cặn - 1.600 ngựa - 2 chân vịt)

Hải vận hạm LSM[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) 1 HQ-400 Hàn Giang USS/LSM-335 (Năm 1966, chuyển thành tàu Bệnh viện) 5 HQ-404 Hương Giang USS/LSM-175 2 HQ-401 Hát Giang USS/LSM-110 6 HQ-405 Tiền Giang USS/LSM-313 3 HQ-402 Lam Giang USS/LSM-226 7 HQ-406 Hậu Giang USS/LSM-276 4 HQ-403 Ninh Giang USS/LSM-85

  • Bảng đặc trưng tàu USS/LSM: -TT: (từ 520 đến 743 đến 1.045 tấn) -KT: (63.40 x 11.90 x 4.17) -VT: (13.2 hải lý/giờ) -TD: (60 người) -VK: (1/40mm, 4/20mm) -Phạm vi: (4.900 dặm/12 hải lý) -Máy: (2 dầu Fairbanks Morse - 1.440 ngựa - 2 chân vịt)

Dương vận hạm LST[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) 1 HQ-500 Cam Ranh USS Marion County, LST-975 4 HQ-503 Vũng Tàu USS Coconino County, LST-603 2 HQ-501 Đà Nẵng USS Maricopa County, LST-938 5 HQ-504 Quy Nhơn USS Bulloch County, LST-509 3 HQ-502 Thị Nại USS Cayuga County, LST-529 6 HQ-505 Nha Trang USS Jerome, LST-848]]

  • Bảng đặc trưng tàu LST: -TT: (nhẹ 1.625, nặng 3.640 tấn) -KT: (100 x 15.25 x 4.52) -VT: (12 hải lý/giờ) -TD: (110 người) -VK: (8/40mm) -Máy: (2 dầu General Motors 12-567 - 2 chân vịt)

Cơ xưởng hạm AGP[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) Stt Danh số Danh hiệu Chính danh (Ký hiệu) 1 HQ-800 Mỹ Tho USS Harnett County, AGP-821 3 HQ-802 Vĩnh Long USS Satyr, ARL-23 2 HQ-801 Cần Thơ USS Garrett County, AGP-786

  • Bảng đặc trưng tàu AGP (HQ-800, HQ-801): -TT: (nhẹ: 1.625 tấn, nặng: 4.080 tấn) -KT: (100 x 15.25 x 4.30) -VT: (10 hải lý/giờ) -VK: (2/40mm - 2 trực thăng UH-1) -Máy: (dầu cặn General Motors - 1.700 ngựa - 2 chân vịt)
  • Bảng đặc trưng tàu AGP (HQ-802):<br -TT: (3.700 tấn tiêu chuẩn) -KT: (99.85 x 15.25 x 4.36) -VT: (10 hải lý/giờ) -Máy: (dầu cặn - 1.800 ngựa - 2 chân vịt)

Xà lan chở dầu RVNS[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Danh số Ký hiệu Chú thích Stt Danh số Ký hiệu Chú thích 1 HQ-470 YOG-80 4 HQ-473 YOG-33 2 HQ-471 YOG-67 5 HQ-474 YOG-131 3 HQ-472 YOG-67 6 HQ-475 YOG-56

Ngoài ra trang bị cho Hải quân VNCH còn có: -Giang vận hạm LCU: 16 chiếc (từ tàu HQ-533 đến HQ-548 - tên cũ là: LSU-1502, 1594, 1476, 1480)

  • Bảng đặc trưng tàu LCU: -TT: (180 tấn tiêu chuẩn) -KT: (35.50 x 10.36 x 1.85) -VT: (5+50 người) -VK: (2/20mm) -Máy: (3 dầu cặn - 675 ngựa)

-Tuần duyên hạm GC: 2 chiếc -Hoả vận hạm YOG: 6 chiếc -Giang tốc đỉnh PBR: 239 chiếc

  • Bảng đặc trưng tàu PBR: -TT: (18 tấn) -KT: (9.95 x 3.20 x 0.35) -VT: (20 đến 32 hải lý/giờ) -TD: (1+4 người) -VK: (3/12.7mm, Mortar 81mm) -Máy: (GM dầu - 2 máy x 220 ngựa - 2 chân vịt)

-Khinh tốc đỉnh: 8 chiếc -Duyên tốc đỉnh PCF: 107 chiếc

  • Bảng đặc trưng tàu PCF/Swift: -TT: (16 tấn tiêu chuẩn) -KT: (15.60 x 4.12 x 1.50) -VT: (25 hải lý/giờ) -TD: (1+7 người) -VK: (3/12.7mm, Mortar 81mm) -Máy: (Gray 12 V-721 dầu; 2 chân vịt - 960 ngựa)

-Hải thuyền: 250 chiếc -Giang đỉnh chỉ huy LCM: Commandement 14 chiếc -Quân vận đỉnh LCVP: 53 chiếc -Tiểu vận đỉnh ASPB: 84 chiếc

  • Bảng đặc trưng tàu ASPB: -TT: (29 tấn) -KT: (15.7 x 4.64 x 1.14) -VT: (14 hải lý/giờ) -TD: (6 người) -VK: (1/20mm, 2/7.6mm, Mortar 81mm) -Máy: (Detroit Mk12 V-71 dầu - 800 nguqwj - 2 chân vịt)

-Giang vận đỉnh LCM 6 và LCM 8: (Không nhớ rõ)

Bảng tham chiếu danh từ các tàu hải quân[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Tên HQ Việt Nam Tên HQ Hoa Kỳ Viết tắt Chú thích 1 Khu trục hạm Destroyer Escort and Radar Picket DER 2 Tuần dương hạm White High Endurance Cutter WHEC 3 Hộ tống hạm Patrol Craft Escort PCE 4 Giang pháo hạm Landing Ship Infantry Light LSIL 5 Trợ chiến hạm Landing Ship Support Large LSSL 6 Tuần duyên hạm Patrol Gunboat Motor PGM 7 Dương vận hạm Landing Ship Tank LST 8 Yểm trợ hạm Auxiliary General Purpose AGP 9 Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ 802 Landing Craft Repair Ship LCRS 10 Hải vận hạm Landing Ship Medium LSM 11 Bệnh viện hạm Landing Ship Medium Hospital LSMH 12 Hỏa vận hạm Yard Oiler Gunship YOG 13 Thực vận hạm Refrigerated Covered Lighter RCL 14 Duyên vận hạm Utility Boat 100 Feet UB 100 15 Giang vận hạm Landing Craft Utility LCU 16 Giang vận hạm Harbor Utility Craft HUC 17 Trục vớt hạm Salvage Light Lift Craft SLLC 18 Kiểm báo hạm Lights Ship LS 19 Tuần duyên đỉnh Patrol Boat PB 20 Duyên tốc đỉnh Patrol Craft Fast PCF 21 Duyên kích đỉnh Coastal Raider/Ferro Cement CR/FC

Các hạm của lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đều mang chữ W ở đầu để dễ phân biệt (WHEC, WBP, WLV, v.v.)

Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, một số chiến hạm đã rời VN sang Philippines. Tên của các tàu này được ghi bằng (chữ nghiêng).

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Quân lực Việt Nam Cộng hòa
  • Sĩ quan Hải quân VNCH tốt nghiệp Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • https://www.google.com.au/books/edition/Fiscal_Year_1972_Authorization_for_Milit/p5qf2lUNotYC?hl=en&gbpv=1&dq=south+vietnamese+navy+ninth+largest&pg=PA1070&printsec=frontcover
  • Thực hiện theo quyết định (Dụ số 2) của Quốc trưởng Bảo Đại
  • Thời điểm này lãnh vực quản lý và huấn luyện do người Pháp đảm nhiệm.
  • Xuất thân từ Trường Sĩ quan
  • Trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân, điều hành và chịu trách nhiệm các cuộc hành quân trên biển từ vĩ tuyến 17 đến vịnh Thái Lan. Các đơn vị trực thuộc: Hải khu 1 -Hải khu 2 -Hải khu 3 -Hải khu 4 -Hải khu 5 -Lực lượng Đặc nhiệm -Lực lượng Hải thuyền -Lực lượng Hải tuần -Liên đoàn Người nhái và Biệt hải
  • Còn gọi là Vùng 1 Duyên hải, các đơn vị trực thuộc gồm có: -Lực lượng Đặc nhiệm 11 (Đà Nẵng) -Hải đội 1 Duyên phòng (Đà Nẵng) -Duyên đoàn 11 (Cửa Việt) -Duyên đoàn 12 (Cửa Thuận An) -Duyên đoàn 13 (Cửa Tư Hiền) -Duyên đoàn 14 (Thị xã Hội an) -Duyên đoàn 15 (Chu Lai) -Duyên đoàn 16 (Quảng Ngãi) Hoạt động và trách nhiệm vùng duyên hải phạm vi các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi.
  • Còn gọi là Vùng 2 Duyên hải, các đơn vị trực thuộc gồm có: -Lực lượng Đặc nhiệm 21 (Nha Trang) -Hải đội 2 Duyên phòng (Quy Nhơn) -Duyên đoàn 21 (Cù lao Xanh, Quy Nhơn) -Duyên đoàn 22 (Cù lao Xanh, Quy Nhơn) -Duyên đoàn 23 (Sông Cầu) -Duyên đoàn 24 (Tuy Hòa) -Duyên đoàn 25 (Hòn Khói) -Duyên đoàn 26 (Đảo Bình Ba) -Duyên đoàn 27 (Phan Rang) -Duyên đoàn 28 (Phan Thiết) Hoạt động và trách nhiệm vùng duyên hải các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đặc khu Cam Ranh
  • Còn gọi là Vùng 3 Duyên hải, các đơn vị trực thuộc gồm có: -Lực lượng Đặc nhiệm 31 (Vũng Tàu) -Hải đội 3 Duyên phòng (Cát Lở) -Duyên đoàn 31 (Hàm Tân) -Duyên đoàn 32 (Bến Đình, Vũng Tàu) -Duyên đoàn 33 (Rạch Dừa) -Duyên đoàn đoàn 34 và 37 (Kiến Hòa) -Duyên đoàn 35 (Vĩnh Bình) -Duyên đoàn 36 (Ba Xuyên) Hoạt động và trách nhiệm vùng duyên hải các tỉnh: Bình Tuy, Phước Tuy, Gò Công, Kiến Hòa, Định Tường, Vĩnh Bình và Đặc khu Vũng Tàu
  • Trung tá Đinh Xuân Thảo sinh năm 1938.
  • Còn gọi là Vùng 4 Duyên hải, các đơn vị trực thuộc gồm có: -Liên đoàn Đặc nhiệm 41 (Phú Quốc) -Hải đội 4 Duyên phòng (Đảo An Thới) -Duyên đoàn 42 (Đảo Nam Du) -Duyên đoàn 43 (Cửa sông Ông Đốc) -Duyên đoàn 44 (Thị xã Rạch Giá) -Duyên đoàn 45 (Hà Tiên) -Duyên đoàn 46 và 47 (An Thới) Hoạt động và trách nhiệm vùng duyên hải và các cửa sông từ mũi Cà Mau đến ranh giới Việt-Miên, các quần đảo, hải đảo của VNCH trong vịnh Thái Lan
  • Đại tá Nguyễn Văn May, sinh năm 1933 tại Gia Định
  • Còn gọi là Vùng 5 Duyên hải, các đơn vị trực thuộc gồm có: -Lực lượng Đặc nhiệm 51 (Thị xã Quản Long, An Xuyên) -Hải đội 5 Duyên phòng (Năm Căn) -Giang đoàn 43 Ngăn chận -Giang đoàn 53 Tuần thám -Duyên đoàn 36 (Cửa Định An) -Duyên đoàn 41 (Đảo Puolo Obi) Hoạt đông và trách nhiệm vùng duyên hải các tỉnh: Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên, duyên hải Thị xã Rạch Giá (Kiên Giang) và chịu trách nhiệm sông Năm Căn, từ cửa Bồ Đề đến sông Bảy Hạp, sông Đồng Cùng và Chi khu Năm Căn
  • Đại tá Phạm Mạnh Khuê, sinh năm 1933 tại Hà Nội
  • Thay thế Hải quân Đại tá Nguyễn Xuân Sơn (Tốt nghiệp K4 Sĩ quan Hải quân Nha Trang) vào thời điểm cuối cùng của VNCH. Hạm đội Hải quân gồm có 3 Hải đội: Hải đội 1: Tuần duyên Hải đội 2: Chuyển vận Hải đội 3: Tuần dương Nhiệm vụ tuần tiễu, ngăn chận và nghênh chiến khi tàu định xâm phạm hải phận VN trên biển và sông khắp 4 vùng chiến thuật từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau
  • Trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân, điều hành và chịu trách nhiệm các cuộc hành quân trên sông rạch toàn lãnh thổ VNCH. Các đơn vị trực thuộc gồm có: -Giang khu 3 -Giang khu 4 -Lực lượng Thủy bộ (Lực lượng Đặc nhiệm 211) -Lực lượng Tuần thám (LL Đặc nhiệm 212) -Lực lượng Trung ương (Lực lượng Đặc nhiệm 214) -Các Giang đoàn Xung phong
  • Còn gọi là Vùng 3 sông ngòi, các đơn vị trực thuộc gồm có: -Giang đoàn 22 và Giang đoàn 28 Xung phong (Nhà Bè) -Giang đoàn 24 và 30 Xung phong (Long Bình) Hoạt động và trách nhiệm trên toàn bộ sông rạch thuộc lãnh thổ Quân khu III
  • Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
  • Còn gọi là Vùng 4 sông ngòi, các đơn vị trực thuộc gồm có: -Giang đoàn 21 và 33 (Mỹ Tho) -Giang đoàn 23 và 31 (Vĩnh Long)<bt>-Giang đoàn 26 (Long Xuyên) -Giang đoàn 25 và 29 (Cần Thơ) Vùng IV Sông ngòi cũng được sự tăng phái của ba Lực lượng Đặc nhiệm 211, 212 và 214. Vùng IV Sông ngòi hoạt động và trách nhiệm trên toàn bộ sông rạch thuộc lãnh thổ Quân khu IV và được chia làm ba vùng, mỗi Lực lượng Đặc nhiệm tăng phái chịu trách nhiệm một vùng để yểm trợ cho Sư đoàn Bộ binh
  • Đại tá Nguyễn Bá Trang, sinh năm 1931 tại Vĩnh Long
  • Các đơn vị trực thuộc gồm có: -Liên đoàn 1 có Giang đoàn 70 và 71. Hậu cứ tại Long Phú, Ba Xuyên. Nhiệm vụ phối hợp hành quân với các Chi khu thuộc Tiểu khu Ba Xuyên và hộ tống các đoàn thương thuyền chở nhu yếu phẩm từ 2 tỉnh Bạc Liêu, An Xuyên về Sài Gòn -Liên đoàn 2 có Giang đoàn 72 và 73. Hậu cứ tại Thị xã Quản Long, An Xuyên. Nhiệm vụ yểm trợ cho Trung đoàn 32 (thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh) đồng thời phối hợp hành quân và tiếp tế cho các đơn vị thuộc khu vực Tiểu khu An Xuyên -Liên đoàn 3 có Giang đoàn 74 và 75. Hậu cứ tại Rạch Sỏi, Kiên Giang. Nhiệm vụ tuần tiễu và kiểm soát các thủy lộ của 2 tỉnh Chương Thiên và Kiên Giang
  • Các đơn vị trực thuộc gồm có: -Liên đoàn 1: Giang đoàn 51, 52 và 57. Hậu cứ tại Nhà Bè, Gia Định. Chỉ huy trưởng: HQ Thiếu tá Nguyễn Thế Sinh -Liên đoàn 2: Giang đoàn 53 và 54. Hậu cứ Liên đoàn tại Bến Kéo, Tây Ninh -Liên đoàn 3: Giang đoàn 59 và 63. Hậu cứ tại Tân Châu, Châu Đốc. Chỉ huy trưởng: HQ Trung tá Phạm Văn Tiêu -Liên đoàn 4 có Giang đoàn 55 và 61. Hậu cứ tại Cái Dầu, Châu Đốc. Chỉ huy trưởng: Hải quân Trung tá Đinh Vĩnh Giang -Liên Đoàn 5 có Giang đoàn 56 và 58. Hậu cứ tại Rạch Sỏi, Kiên Giang. Chỉ huy trưởng: Trung tá Võ Trọng Lưu -Liên đoàn 6: Giang đoàn 60, 62 và 64. Hậu cứ tại Năm Căn, An Xuyên. Chỉ huy trưởng: Trung tá Phạm Thành Nhơn
  • Đại tá Nguyễn Văn Thông, sinh năm 1931
  • Các đơn vị cơ hữu trực thuộc Lực lượng Trung ương: -Liên đoàn 1 (Hậu cứ tại Tuyên Nhơn, Kiến Tường) -Liên đoàn 2 (Hậu cứ tại Kinh Chợ Gạo, Định Tường) -Liên đoàn 3 (Hậu cứ tại Thị xã Cao Lãnh, Kiến Phong) -Liên đoàn Người nhái -6 Giang đoàn Ngăn chận -2 Giang đoàn Trục lôi Ngoài ra, Lực lượng Trung ương còn được tăng phái 2 Giang đoàn Tuần thám và 2 Giang đoàn Xung Phong Hoạt động và trách nhiệm từ các tỉnh tả ngạn sông Tiền Giang thuộc Quân khu IV cho đến sông Vàm Cỏ
  • Hoạt động và trách nhiệm trên toàn lãnh thổ của Biệt khu Thủ đô
  • Lực lượng Đặc nhiệm 99 là đơn vị Tổng trừ bị của Quân chủng HQ, kết hợp các Giang đoàn: 42 Ngăn chận, 59 Tuần thám và 22 Xung phong. Ngoài ra còn có: 1 đội Trục vớt, 1 Toán Tiền phong Đỉnh và 1 Trung đội Hải kích
  • Liên đoàn Tuần giang gồm có 24 Đại đội: Từ Đại đội mang số 11 đến Đại đội mang số 35. Các Đại đội Tuần giang được tăng phái cho các Tiểu khu (tỉnh) và được đặt dưới quyền điều động và sử dụng của Tiểu khu trưởng. Mỗi Tiểu khu được tăng phái 1 Đại đội với nhiệm vụ: -Chuyên chở các đơn vị bạn tham dự các cuộc hành quân do Tiểu khu tổ chức -Tuần tiễu và kiểm soát các ghe thuyền để khám phá và ngăn chận sự xâm nhập của địch -Bảo vệ an ninh Ấp, Xã. Yểm trợ hoả lực và tiếp viện cho các đồn bót ven sông rạch -Hộ tống xà lan chở đạn dược, xăng dầu và thực phẩm v.v...
  • Đại tá Đoàn Ngọc Bích, sinh năm 1928 tại Long An.
  • Đại tá Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1930 tại Vĩnh Long.
  • Đại tá Nguyễn Viết Tân, sinh năm 1932 tại Vĩnh Long
  • Sở Phòng vệ Duyên hải là đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân, nhưng lại được đặt trực thuộc sự điều động của Nha Kỹ thuật thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Các đơn vị trực thuộc Sở Phòng vệ Duyên hải: -Lực lượng Hải tuần -Lực lượng Biệt hải
  • Đại tá Nguyễn Đỗ Hải, sinh năm 1929 tại Hà Đông.
  • Phó Đô đốc Chung Tấn Cang tốt nghiệp trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ niên khóa 1960-1961.
  • Đề đốc Trần Văn Chơn tốt nghiệp khóa đầu tiên trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ niên khóa 1959-1960.
  • Đề đốc Lâm Ngươn Tánh tốt nghiệp trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ niên khóa 1964-1965.
  • Phó Đề đốc Nguyễn Hữu Chí tốt nghiệp trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ niên khóa 1968-1969.
  • Phó Đề đốc Đinh Mạnh Hùng tốt nghiệp trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ niên khóa 1965-1966.
  • Phó Đề đốc Đặng Cao Thăng tốt nghiệp trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ niên khóa 1961-1962.
  • Phó Đề đốc Vũ Đình Đào tốt nghiệp trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ niên khóa 1967-1968.
  • Phó Đề đốc Nghiêm Văn Phú tốt nghiệp Đại học Chỉ huy và Tham mưu Hoa Kỳ khóa 1967 - 1.
  • Đại tá Lê Quang Mỹ, sinh năm 1926.
  • Cấp bậc khi nhậm chức
  • Đại tá Hồ Tấn Quyền, sinh năm 1927 tại Đà Nẵng. Hải quân Đại tá Trần Văn Phấn tốt nghiệp Đại học Chỉ huy và Tham mưu Hoa Kỳ niên khóa 1959-1960 và Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ niên khóa 1963-1964.