Hạn chế của văn học hiện thực phê phán

Đặc điểm về trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 là hình thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt, phản ánh hiện thực một cách chân thực, xây dựng thành công những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

Câu hỏi: Đặc điểm về trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945

Trả lời:

– Hình thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt: xã hội thực dân nửa phong kiến, có những xung đột, mâu thuẫn giai cấp đòi hỏi phải được giải quyết.

– Phản ánh hiện thực một cách chân thực, cụ thể như những gì vốn có, đang diễn ra trong đời sống hàng ngày, từ những gì nhỏ nhặt, vụn vặt nhất.

– Thừa nhận giá trị của thực tế khách quan.

– Thể loại chủ yếu: truyện ngắn, tiểu thuyết.

– Xây dựng thành công những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, chú trọng các chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật miêu tả, phân tích diễn biến tâm lý nhân vật.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Hoàn cảnh ra đời

Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX dưới ách thống trị của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng với sự bóc lột của bọn cường hào, địa chủ đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân. Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng gặp cảnh bất công, ngang trái, nhân dân bị đày đọa, bóc lột đến tận xương tủy. Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm trước cách mạng đã được các nhà văn ghi lại với những nét bút chân thực tạo nên một trào lưu lớn trong đời sống văn học lúc bấy giờ: Trào lưu văn học hiện thực phê phán.

Chủ nghĩa hiện thực phê phận là một khuynh hướng sáng tác thuộc chủ nghĩa hiện thực – một khuynh hướng thẩm mĩ không tìm đến những thế giới xa lạ khác mà hướng tới đời thực, phát hiện ra bản chất của cuộc sống. Là một khuynh hướng sáng tác thuộc chủ nghĩa hiện thực nhưng chủ nghĩa hiện thực phê phán chưa được ý thức bởi ý thức hệ mới: ý thức hệ tư sản vì vậy nên khuynh hướng chủ đạo thiên về cảm hứng phê phán xã hội phong kiến tư sản đồng thời đề cao trân trọng quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cũng do sự hạn chế của ý thức hệ, các tác phẩm thuộc trào lưu này chưa nhìn thấy được sức mạnh, bản chát cách mạng của quần chúng nhân dân mà thường hay cái nhìn bi quan thậm chí bế tắc về tương lai, tiền đồ của lực lượng cơ bản này trong xã hội.

Chủ nghĩa hiện thực phát triển mạnh trong khoảng mười lăm năm nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn và ở độ chín của sự nghiệp như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc.

2. Các giai đoạn phát triển

- Giai đoạn 1930 – 1945

Có thể coi là giai đoạn định hình của trào lưu văn học này. Văn học phát triển tương đôi phong phú và đa dạng ở hầu hết các thể loại. Phóng sự tết thành công gắn với tên tuổi của Vũ Trọng Phụng (Cạm bẫy người, Cơm thày cơm cô…), Tam Lang (Tập phóng sự Tôi kéo xe)… Truyện ngắn và tiểu thuyết cũng đóng dấu với sự xuất hiện đặc biệt của Nguyễn Công Hoan. Thơ ca hiện thực gắn với những sáng tác của Tú Mỡ… Vì mới chỉ là giai đoạn định hình nên văn học hiện thực phê phán thời kì này vẫn chưa tái hiện được không gian hiện thực rộng lớn trong xã hội thời đó mà mới chỉ tập trung vào những mảng hiện thực của đô thị trong quá trình “thực dân hóa”. Giai đoạn này văn học cũng chưa khắc họa được rihững hình tượng nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình.

- Giai đoạn từ 1936 – 1939

Do tình hình xã hội có nhiều thuận lợi cho sự phát triển của văn học hiện thực, các cây bút hiện thực chủ nghĩa như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố… đã đạt tới độ chín tài năng, liên tiếp cho ra đời những tác phẩm xuất sắc. Hàng loạt các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng như: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê…., nhiều truyện ngắn xuất sắc và tiểu thuyết như “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan… đều tập trung phê phán tố cáo mãnh liệt những thủ đoạn áp bức bóc lột, chính sách bịp bợm, giả dối của giai cấp thống trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân với thái độ cảm thông sâu sắc. Cảm hứng phê phán đã hướng ngòi bút Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố vào việc khắc hoạ những nhân vật điển hình phản diện có ý nghĩa phê phán quyết liệt.

- Giai đoạn từ 1940 – 1945

Cảm hứng phê phán vẫn là chủ đạo song có thêm những nét đặc sắc mới được thể hiện nổi bật nhất trong những sáng tác của Nam Cao. Nếu Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố thiên về tả thực phản ánh xã hội đương thời thì Nam Cao không chỉ miêu tả mà còn phân tích lí giải những hiện tượng, những vấn đề của hiện thực đó. Ngòi bút Nam Cao luôn có xu hướng phân tích xã hội qua việc phân tích tâm lý nhân vật. Có thể nói, đến Nam Cao, cảm hứng phê phán đã trở thành cảm hứng phân tích phê phán.

Như vậy, văn học hiện thực phê phán Việt Nam trải qua ba chặng đường phát triển và đã đạt được thành tựu xuất sắc ở giai đoạn cuối. Dòng văn học này thực sự đã góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hoá nền văn học dân tộc.

Xem thêm:

>>> Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?

3. Những thành tựu nổi bật

- Về nội dung:

Chủ nghĩa hiện thực phát triển trong khoảng mười lăm năm nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Khi nhắc đến những tác phẩm: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo… Nguyễn Khải đánh giá là những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học. Bức tranh xã hội lúc đó ảm đạm, nhiều bi kịch, nhiều tệ nạn xã hội, làng quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị đẩy đến đường cùng để rồi liều lĩnh, biến chất, trở thành nạn nhân của xã hội. Ở thành thị, các phong trào do thực dân đề xướng như: “Âu hóa”, “Vui vẻ trẻ trung”, thi thể thao, cải cách y phục… ngày càng lộ rõ chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh. Dòng văn học hiện thực phê phán đã phanh phui, bóc trần bộ mặt xã hội đó.

Các nhà văn hiện thực, lớp trí thức mới vốn xuất thân từ tầng lớp trung lưu, thậm chí trong những gia đình nghèo, vất vả kiếm sống. Vì thế mà họ gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết.

Về quan hệ giữa văn học và cuộc sống, Nam Cao đã có những luận điểm sâu sắc. Trong tác phẩm “Trăng sáng” nhân vật Điền đã đi từ quan điểm nghệ thuật lãng mạn đến quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Còn trong “Đời thừa”, qua nhân vật Hộ, Nam Cao khẳng định thiên chức nhà văn. Hộ hiểu rất rõ trách nhiệm của người cầm bút, Hộ có lương tâm nghề nghiệp nhưng vì miếng cơm manh áo mà anh phải đi ngược lại nhưng sau đó anh tự cảm thấy tủi nhục vì phải sống đời thừa.

- Về nghệ thuật

Văn học hiện thực 1930 – 1945 đã tạo dựng được những chân dung nhân vật có tầm khái quát cao, lại rất chân thực và sinh động, vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ độc đáo, đó là nhân vật điển hình.

Bên cạnh những thành công trong việc xây dựng điển hình sắc nét, văn học hiện thực phê phán còn đạt đến chiều sâu phân tích tâm lí nhân vật. Các nhà văn tiêu biểu như Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân…

Nhà văn đạt tới thành công hơn cả ở nét nghệ thuật này là Nam Cao. Nhân vật trong truyện của ông có chiều sâu tâm trạng, có dòng tâm lí, có đối thoại nội tâm. Nhiều tác phẩm có cấu trúc tâm lí độc đáo như “Sống mòn”, “Đời thừa”, “Chí Phèo”.

Nhìn chung, các nhà văn hiện thực trong giai đoạn này đã hiểu rõ thiên chức của mình. Họ chủ động trên những trang viết, có vốn sống phong phú. Kiến thức rộng để có thể tạo được hiệu quả nghệ thuật cao nhất.


Hạn chế của văn học hiện thực phê phán

3Nền văn học phân hóa thành nhiều xu hướng phức tạp

-         Phân chia: văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp dựa trên thái độ chính trị của người cầm bút với chính quyền thực dân.

+Văn học hợp pháp:

Hoàn cảnh

Quan điểm sáng tác

Thành tựu

Hạn chế

Luôn bi khủng bố, người sáng tác, lưu hày hay tàng trữ đều bị bắt bớ, tù đày

Thống nhất quan điểm: Coi văn hoc là vũ khí đấu tranh cách mạng.

-1930-1945: phát triển mạnh mẽ, thể hiện đường lối của ĐCS, gắn liền và phục vụ các phong trào cách mạng.

-Nổi bật là các tập thơ sáng tác trong tù: Ngục Kontum (Lê Văn Hiến), Nhật kí trong tù (HCM), xiềng xích (Tổ Hữu)

-Hình tượng chính: Chiến sĩ say mê lí tưởng, khát khao chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì giai cấp dân tộc và nhân loại trên tinh thần lạc quan chiến thắng. Nhận thức được quy luật khách quan lịch sử è cảm thấy hoàn toàn tự do dù bị tù đày.

Điều kiện vật chất hạn chế, nhiều người sinh ra ko có năng khiếu nghệ thuật è Nhiều tác phẩm chưa thật sự xuất sắc.

+Văn học hợp pháp:

-         Chịu sự chi phối của chính sách văn hóa nhà nước thực dân, bị kiểm duyệt khắt khe.

-         Phân hóa phức tạp theo nhiều xu hướng, mỗi xu hướng có một tờ báo riêng làm cơ quan ngôn luận cho mình: Tự lực văn đoàn với Phong hóa, ngày nay…

-         Xuất hiện thể văn mới: văn phê bình; với những cuộc bút chiến về các đề tài như nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh; chủ nghĩa tả chân với chủ nghĩa lãng mạn…

-         Hai bộ phận chính: Trào lưu văn học lãng mạn và trào lưu hiện thực phê phán.

Trào lưu văn học lãng mạn

Trào lưu văn học hiện thực phê phán

Khái niệm

lãng mạn trong văn học là một khuynh hướng cảm hứng thẩm mỹ được khởi nguồn từ sự khẳng định cái tôi ý thức cá nhân, cá thể, giải phóng về tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng. Nó phản ứng lại cái duy lý, khuôn mẫu của chủ nghĩa cổ điển.

Là khuynh hướng cảm hứng, thẩm mỹ thường đi vào những đối tượng quen thuộc, phổ biến của đời sống quanh ta, thậm chí là những mảng đời tầm thường, nhàm chán. Nó muốn nói sự thật, muốn tìm hiểu hiện thực.

Đề tài

+Thiên nhiên: cảnh sông dài, trời rộng hoang vắng, mưa gió bão bùng… è Gợi nỗi buồn và nỗi cô đơn.

+Tình yêu: chuyện thất tình, đau khổ.

+Tông giáo: Nói về tôn giáo không phải mục đích tôn giáo: xáo trộn đạo với đời, tình yêu với tôn giáo è Tình yêu trở thành một thứ tôn giáo.

Nghiêng hẳn về đề tài xã hội, phát hiện các mâu thuẫn hiện thực gay gắt, đi sâu khám phá bản chất thật sự của đời sống, của con người. è Tính dân chủ và tinh thần nhân dân sâu sắc.

Chủ đề

-Đề cao cái tôi: tự do yêu đương, khát khao hạnh phúc.

-Chống lại lễ giáo phong kiến

-Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội

-Số phận của những con người nhỏ bé dưới đáy xã hội.

-Bộ mặt xấu xa, giả dối của giai cấp thống trị, của xã hội thực dân nửa phong kiến.

Phương pháp sáng tác

Dùng cái tôi và trí tưởng tượng của bản thân để phản ánh hiện thực theo ý thích è CHỦ QUAN.

Sử dụng các phương pháp khoa học để phản ánh hiện thực như nó vốn có è KHÁCH QUAN.

Cảm hứng

Cảm xúc buồn,nỗi đau được xem là tình cảm đẹp.

Cảm hứng phê phán

Thể loại

Tiểu thuyết, truyện ngắn trữ tình, đặc biệt là thơ trữ tình.

Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kí sự

Thủ pháp nghệ thuật

-Xây dựng những hình tượng có tính chất cá biệt, biệt lệ.

-Sử dụng thủ pháp tương phản.

-Xây dựng những điển hình nghệ thuật

Thành tựu

-Bắt đầu cho quá trình hiện đại hóa, đánh dấu những bước quan trọng.

-Thể hiện chủ nghĩa yêu nước:

  +Thể hiện qua thiên nhiên đất nước

  + Phong tục đất nước

  +Yêu tiếng Việt

-Sự thức tỉnh mãnh liệt của ý thức cá nhân.

-Hoàn thiện quá trình hiện đại hóa, đẩy quá trình hiện đại hóa lên đỉnh cao.

-Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ trên tinh thần dân chủ:

  +Yêu thương con người cũng là yêu thương chính mình.

   +Đối tượng yêu thương và người viết ở vị trí ngang hàng.

-Phản ánh một cách trung thực và toàn diện bản chất hiện thực xã hội đương thời, bênh vực người bị áp bức, tố cáo, chống lại những thế lực xấu xa, giả dối, đàn áp con người.

Hạn chế

-Thơ  Mới: Nỗi buồn thể hiện sự bế tắc trước hoàn cảnh hiện thực è thoát ly hiện thực.

-Tiểu thuyết TLVĐ: Câu văn xuôi còn quá chỉn chu, khô cứng, thiếu sức sống.

-Coi con người là nạn nhân của hoàn cảnh, chịu sự chi phối của hoàn cảnh.



Page 2

Trang chủ Về chủ blog LỚP VĂN THẦY DUY FACEBOOK