Hạn mức rín dụng của ngân hàng là gì năm 2024

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ ban hành và phê duyệt hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng và cả hệ thống ngân hàng nhằm quản lý rủi ro tín dụng ở các ngân hàng.

Hạn mức tín dụng là gì?

  • Là giới hạn mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng
  • Là giới hạn mức cho vay tối thiểu của tổ chức tín dụng
  • Cả A và B đều đúng
  • Cả A và B đều sai

Hạn mức tín dụng (hay Line of credit) có thể hiểu là giới hạn mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng. Là số dư nợ cho vay hoặc nói cách khác là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định. Thời điểm được nêu thường là ngày cuối quý hoặc cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Có bao nhiêu trường hợp áp dụng hạn mức tín dụng trong hoạt động tín dụng?

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Hạn mức tín dụng áp dụng trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng theo hai trường hợp:

Thứ nhất, hạn mức tín dụng do pháp luật quy định, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với một khách hàng trong giới hạn cho phép.

Thứ hai, hạn mức tín dụng do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng phù hợp với giới hạn mà pháp luật quy định, được duy trì trong khoảng thời gian nhất định.

Có bao nhiêu loại hạn mức tín dụng?

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Có hai loại hạn mức tín dụng:

Một, hạn mức tín dụng cuối kỳ, là số dư nợ cho vay tối đa theo kế hoạch vào ngày cuối kỳ. Số dư nợ cho vay thực tế cuối kỳ không được vượt quá hạn mức cho phép.

Hai, Hạn mức tín dụng trung kỳ, là hạn mức bổ sung cho hạn mức tín dụng cuối kỳ trong trường hợp hoạt động kinh doanh của đơn vị vay vốn không đều đặn, có nhu cầu vay vốn vượt hạn mức tín dụng cuối kỳ. Hạn mức tín dụng này là chênh lệch số dư nợ cho vay cao nhất trong kỳ với hạn mức cho vay cuối kỳ nên số vay nợ bổ sung này phải được hoàn trả ngay trong kì để bảo đảm số dư nợ thực tế cuối kỳ phù hợp với hạn mức tín dụng cuối kỳ quy định.

Theo Điều 1 Chương 1 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 43/QĐ-NH14 thì hạn mức tín dụng là một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế của tổ chức tín dụng.

2. Quy định chung về hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng được quy định tại Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 43/QĐ-NH14 như sau:

- Hàng quý, NHNN giao hạn mức tín dụng cho từng tổ chức tín dụng và quản lý kiểm soát quá trình thực hiện hạn mức tín dụng đối với tất cả các tổ chức tín dụng được giao.

- Hạn mức tín dụng được giao căn cứ tổng hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, được Thống đốc phê duyệt cho các tổ chức tín dụng theo các chỉ tiêu:

+ Hạn mức tín dụng của NHNN đối với các tổ chức tín dụng thông qua hình thức tái cấp vốn.

+ Hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế.

Chỉ tiêu hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế giao cho tổ chức tín dụng là chỉ tiêu khống chế tối đa, tổ chức tín dụng không được phép vi phạm trong suốt quá trình thực hiện.

- Các tổ chức tín dụng được phép mua, bán lẫn nhau về hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế trong phạm vi chỉ tiêu được NHNN giao.

- Hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế được quản lý chặt chẽ; nếu tổ chức tín dụng vi phạm, NHNN sẽ tiến hành phạt trên số tiền cho vay vượt hạn mức được giao, số tiền phạt tính theo công thức:

F = (C - C*) (r + 0,3)t

F: Số tiền phạt do vượt hạn mức tín dụng

C*: Dư nợ tính theo hạn mức tín dụng được giao

C: Dư nợ thực tế của tổ chức tín dụng trong ngày

(r + 0,3): Lãi suất phạt:

Trong đó:

- r: là lãi suất tối đã cho vay khách hàng của tổ chức tín dụng (%/tháng)

- 0.3: Mức lãi suất phạt phụ thêm

- t: Thời gian vượt hạn mức (tính theo tháng)

3. Quy định về mua bán hạn mức tín dụng

Theo Chương 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 43/QĐ-NH14 quy định về mua bán hạn mức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng như sau:

- Các tổ chức tín dụng có thể bán cho các tổ chức tín dụng khác có nhu cầu, toàn bộ hay một phần hạn mức tín dụng của mình không dùng đến.

- Một tổ chức tín dụng có thể bán hạn mức tín dụng, không dùng đến của mình, một hoặc nhiều lần cho một hoặc nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.

- Một tổ chức tín dụng có thể mua hạn mức tín dụng một hoặc nhiều lần của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.

- Giá trị tối thiểu của một lần mua, bán hạn mức tín dụng là 01 tỷ đồng.

- Việc mua, bán hạn mức tín dụng được thực hiện hàng tháng trên cơ sở cung - cầu của các tổ chức tín dụng và được thực hiện theo một trong hai phương thức:

+ Mua, bán hạn mức tín dụng có thời hạn, thời gian tối thiểu một tháng và được tính tròn theo tháng.

+ Mua, bán hẳn, theo toàn bộ thời hạn của hạn mức tín dụng

- Một tổ chức tín dụng đã bán hạn mức tín dụng chỉ được phép mua hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng khác sau khi việc bán hạn mức tín dụng đã kết thúc.

- Khi đến hạn của một khoản hạn mức tín dụng bán theo thời hạn, người mua phải trả lại hạn mức tín dụng cho người bán.

- Giá mua, bán hạn mức tín dụng do các bên ký hợp đồng tự thoả thuận và quy định .

- Những khoản mua, bán hạn mức tín dụng được người mua và người bán thông báo đồng thời trong ngày cho NHNN Trung ương qua Vụ tín dụng và chỉ có hiệu lực thi hành sau khi đã được NHNN chấp thuận bằng văn bản. Trong thông báo này cần nêu:

+ Hạn mức tín dụng NHNN đã giao cho từng tổ chức tín dụng;

+ Hạn mức tín dụng mua, bán giữa các tổ chức tín dụng;

+ Phí mua bán hạn mức tín dụng;

+ Thời hạn mua bán hạn mức tín dụng.

- NHNN có thể là người trung gian giữa bên bán và bên mua hạn mức tín dụng trong trường hợp hai bên không giao dịch trực tiếp được với nhau (Thông qua thị trường nội tệ Liên Ngân hàng).

- NHNN đảm bảo hoàn toàn bí mật các giao dịch mua bán hạn mức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng nếu các bên mua, bán yêu cầu (tên các bên giao dịch, số lượng mua, bán...).

- NHNN sẽ thông báo kịp thời cho các tổ chức tín dụng các yêu cầu và điều kiện mới nhất trong giao dịch hạn mức tín dụng trên thị trường.

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Hạn mức sử dụng thẻ tín dụng là gì?

Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà bạn có thể dùng để chi tiêu qua thẻ. Hạn mức này được phê duyệt bởi ngân hàng phát hành thẻ chủ yếu dựa trên điều kiện tài chính của bạn tại thời điểm xét duyệt làm thẻ.

Hạn mức khả dụng là gì?

Hạn mức khả dụng là số tiền còn lại trong thẻ tín dụng mà bạn có thể sử dụng để chi tiêu và mua sắm.

Hạn mức ngân hàng là gì?

Hạn mức là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hạn mức là một cột mốc được quy định và không thể vượt qua. Khi được ngân hàng cấp cho hạn mức thì khách hàng chỉ được phép chi tiêu tối đa trong số tiền đó.

Làm sao tăng hạn mức thẻ tín dụng ACB?

KH (Chủ thẻ tín dụng Chính) chọn Thẻ tín dụng (thẻ phụ) để đến màn hình Chi tiết thẻ. 2 Tại màn hình Chi tiết thẻ → chọn mục Quản lý thẻ →chọn tính năng “Cài đặt hạn mức”. Tại màn hình “Cài đặt hạn mức”, mục Hạn mức sử dụng thẻ phụ, KH lựa chọn “Thay đổi hạn mức thẻ” để thay đổi hạn mức mong muốn.