Hàng nội địa là hàng gì

Hàng nội địa Nhật tiếng anh là: Japanese Domestic Market – JDM): là hàng hóa được sản xuất để tiêu thụ trong nước Nhật, cho dân Nhật dùng. Sản phẩm có thể có nguồn gốc từ những công ty Nhật hoặc những tập đoàn đa quốc gia sản xuất riêng cho thị trường Nhật. Định nghĩa khá rõ ràng nhưng hiện nay không ít người vẫn đang hiểu sai về bản chất của hàng Nhật nội địa. Chúng ta sẽ cùng phân tích ở phần sau của bài viết.

Hàng Nhật xuất khẩu thì khác gì so với hàng Nhật nội địa?

Có nhiều sản phẩm Made in Japan nhưng có 2 phiên bản: tiêu dùng nội địa (Japanese Domestic Market-JDM) và xuất khẩu ( Oversea Market Exproted-OME).

Hàng nội địa tức là chỉ phục vụ các sản phẩm trong nước, nâng cao chất lượng phục vụ người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, Nhật chỉ sản xuất riêng các sản phẩm cho nước họ sử dụng mà không xuất khẩu ra nước ngoài đơn giản gọi là Hàng nội địa Nhật (JDM).

Về khoản này Nhật chắc là số 1, đẳng cấp và thương hiệu được nâng lên tầm cao mới. Họ tôn trọng các Quốc gia khác trên thế giới, nhưng người dân của họ mới là số 1. Vâng, vì thế nên những gì mà họ sx ra cho người dân họ dùng hiển nhiên phải là những gì tốt nhất, chuẩn Nhật nhất.

Những điểm đáng chú ý nữa về Hàng nội địa Nhật

– Hàng nội địa Nhật thường có bao bì đơn giản, thực dụng. Thậm chí nhiều sản phẩm không seal, không ghi hạn sử dụng mà chỉ có ngày sản xuất,trên bao bì toàn chữ Nhật, nếu bạn mua sản phẩm Hàn Quốc chắc có tiếng anh nhưng Nhật thì khác, toàn chữ Nhật , ngoài chữ Made in JAPAN, tinh thần dân tộc luôn đề cao.

– Tuy nhiên, nếu cả một sản phẩm có 1 hay vài bộ phận được sản xuất tại Quốc gia khác, họ cũng cẩn thận ghi chi tiết ra là cái gì sản xuất ở ngoài, và cái gì sản xuất ở nước họ. Tuy nhiên, đã gắn mác HÀNG NỘI ĐỊA NHẬT CHUẨN thì khâu kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn của họ đề ra đều như nhau, hoàn toàn không có gì thay đổi

– Tiếp theo là sự ngộ nhận là hễ cứ nghĩ rằng mua tại bất cứ nơi đâu trên đất Nhật đều là hàng JDM, càng không phải đâu nha, hàng mà mua ở DUTY FREE sân bay vẫn chưa có thể gọi là hàng nội địa nhật 100% mà đôi khi nó được xem là hàng Nhật mua ở nước lân cận ( HÀNG OME)

– Còn hàng xuất khẩu ra nước ngoài thường được trau chuốt hơn về hình thức, bao bì sử dụng nhiều tiếng Anh.

– Họ điều chỉnh về hình thức, thành phần cho phù hợp hơn với thị trường xuất khẩu. Mẫu mã khác, bao bì khác nhưng chất lượng vẫn đảm bảo những tiêu chí nghiêm ngặt về sản phẩm mà Nhật đề ra gọi là (OME), nhưng đôi khi đã được (hoặc bị) chuẩn hóa theo yêu cầu tiêu chuẩn của chính Quốc gia đặt lô hàng sản xuất tại Nhật đó rồi xuất đi

– Hàng Nhật xuất khẩu Đặc biệt hơn nữa còn có những sản phẩm được sản xuất tại Nhật (Made in Japan) nhưng chỉ cho mục đích xuất khẩu mà không hề được bán ở thị trường nội địa bởi nó không đạt tiêu chuẩn khắt khe để lưu hành tại Nhật.

Nguồn hàng Nhật nội địa từ đâu?

Rất khó có thể khẳng định rõ mua ở đâu bán 100% là hàng thật như các trang mua sắm amazon/ rakuten/yahoo.. Thế nhưng nếu mọi người để ý kỹ trên các nhóm này thường có cảnh báo họ không đảm bảo hàng hoá của hãng khi khách hàng mua qua các trang mạng kiểu này.

Hàng nội địa hay còn gọi là sản phẩm trong nước, là sản phẩm được sản xuất riêng cho người tiêu dùng nước đó sử dụng.

Lấy ví dụ cụ thể như hàng nội địa Nhật (Japanese Domestic Market viết tắt là JDM) là hàng mang thương hiệu có nguồn gốc từ Nhật hay tập đoàn đa quốc gia được sản xuất riêng cho thị trường Nhật, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Nhật Bản và đặc biệt là thoải mãn tập quán tiêu dùng của người Nhật.

Hàng nội địa là hàng gì

Uniqlo Nhật Bản – thông tin trên tag được in bằng tiếng Nhật là chủ yếu, ngay cả giá được niêm yết bằng đồng Yên

Không chỉ riêng những người yêu thích hàng Nhật mà hầu hết tất cả mọi người, cứ nhắc đến hàng Nhật là họ luôn khen ngợi, đảm bảo và yên tâm tuyệt đối khi sử dụng hay “Đồ điện tử Nhật sài cả đời cũng không hư” nghe hơi quá nhỉ ! Ai đã từng sử dụng qua một hay một vài sản phẩm nội địa Nhật thì đảm bảo như rằng: một thời gian sau, từ dầu gội, sữa tắm, đồ chơi, đôi giày, cái áo, cái quần hay thực phẩm, bánh kẹo … đến cả cái nồi cơm điện buộc phải dùng điện 110 cũng có đầy đủ trong nhà bạn ấy.

Người Nhật nổi tiếng với “tập quán tiêu dùng” khó tính, rất kiêu kì và đòi hỏi tất cả chi tiết phải đạt được độ chuẩn ở mức tối đa nhất. Những sản phẩm họ làm ra đòi hỏi sự tỉ mỉ của kỹ thuật, sự vượt trội về tính năng, sự tiện dụng va an toàn trong sử dụng, sự tinh tế trong thẩm mỹ.

“Chất lượng sản phẩm là danh dự của quốc gia”. Điều này có nghĩa là bất cứ doanh nghiệp thuộc ngành nghề nào, dù hoạt động sản xuất hay gia công, dù nhà máy tại Nhật hay nước khác… một khi cho ra đời được sản phẩm “Made in Japan” thì danh tiếng công ty, uy tín thương hiệu, đẳng cấp sản phẩm, vị thế thương trường của doanh nghiệp đó đều đồng loạt được nâng hạng.

Hàng nội địa là hàng gì

Nói thêm:

Made in Japan là sản phẩm sản xuất tại Nhật. Những sản phẩm mà được gán mác “Made in Japan” thì tất nhiên là bạn có thể an tâm tuyệt đối về chất lượng và nguồn gốc của nó.

Những mặt hàng bán tại Nhật nhưng trên sản phẩm thể hiện “Made in Thailand” chẳng hạn, nhưng tất cả thông tin in trên bao bì đều là tiếng Nhật hay đến mã vạch mang đầu mã số Nhật Bản thì đó cũng gọi là hàng nội địa. Vì đây không phải là hàng Thailand mà chính xác là hàng được sản xuất và tiêu dùng tại đất nước Nhật Bản, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng đã cam kết, quảng cáo cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn tới mức tối đa.

Giải thích vì sao “Made in Thailand” mà là hàng Nhật nội địa?

  • Thứ nhất, đó hàng được sản xuất và tiêu dùng tại đất nước Nhật Bản.
  • Thứ hai, ai cũng biết là đất nước Nhật không lớn, nhưng dân số già (từ 65 tuổi trở lên) cao đến mức kỷ lục dẫn đến thiếu lao động trầm trọng. Nên các nhà sản xuất của nhiều tập đoàn lớn (đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia như P&G, Unilever…) thường được đặt ở những quốc gia có lượng nhân công giá rẻ cụ thể như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia… Đây là cách để giảm giá thành sản phẩm không chỉ được những công ty, tập đoàn tại Nhật ứng dụng, mà ngay cả đến những thương hiệu nổi tiếng như H&M, Zara, Adidas, Nike… cũng sử dụng.

Điều này lý giải tại sao những sản phẩm mang thương hiệu như Uniqlo mua tại store hay Aeon mall tại Nhật lại Made in China, hay dầu gội H&S thuộc tập đoàn P&G lại Made in Thailand…

  • Thứ ba, Nhật Bản là một đất nước đảo, bao quanh là đại dương nên việc xử lý rác thải đối với họ là một vấn đề nan giải. Rác thải công nghiệp chiếm khoảng 30% trong tổng lượng rác thải tại Nhật và chi phí xử lý rác thải tính trên đầu người là 300.000 yên một năm. Ý thức được vấn đề này, doanh nghiệp Nhật nói riêng hay người dân Nhật nói chung rất coi trọng bảo vệ môi trường. Đây cũng là lý do giải thích tại sao hầu hết những mặt hàng được bán tại Nhật từ hàng tiêu dùng đến mỹ phẩm đều có dạng thay thế (refill).

Hàng nội địa là hàng gì

Bên trên là lõi thay thế cho sản phẩm của Shiseido Haku

Một số người lầm tưởng những sản phẩm được in thêm tem phụ là hàng xuất khẩu ??!!

  • Trước tiên, bạn nên đọc trên tem đó ghi nội dung gì?Nếu như tem đó ghi thông tin sản phẩm và thông tin của công ty phân phối sản phẩm bằng hoàn toàn tiếng Nhật thì tại sao xác định đó là hàng xuất khẩu trong khi thông tin và ngôn ngữ gốc in trên bao bì sản phẩm là hoàn toàn bằng tiếng Nhật và nơi sản xuất tại Nhật là Made in Japan.
  • Nếu trên tem phụ đó phải ghi bằng tiếng Anh (là ngôn ngữ phổ biến trên Thế giới) hoặc ngôn ngữ nơi họ xuất hàng đến cũng không khẳng định được đó là hàng xuất khẩu, trong khi thông tin và ngôn ngữ gốc in trên bao bì sản phẩm là hoàn toàn bằng tiếng Nhật.
  • Nếu như trên sản phẩm, bao bì sản phẩm được in thông tin bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật thì khi đó bạn có thêm cơ sở để xác định không phải là hàng nội địa Nhật.

Hàng Nhật nội địa thực sự tốt đặc biệt là thực phẩm và mỹ phẩm. Sản phẩm của họ làm ra luôn thể hiện được sự ý thức, nghiêm túc trong công việc hay cái tâm của người làm ra chúng. Đồng thời, chính phủ Nhật luôn có chính sách hỗ trợ người tiêu dùng, đề cao mục tiêu vì thế hệ tương lai nên sản phẩm luôn đạt chỉ tiêu an toàn về chất lượng, sạch tuyệt đối. Nên bất cứ ai đã dùng qua hàng Nhật thì sẽ luôn tìm kiếm để thoải mãn mục đích tiêu dùng của mình.

Hàng xuất khẩu và nội địa khác nhau như thế nào?

Như đã nói ở trên, hàng nội địa là những hàng hóa được sản xuất để tiêu thụ chỉ ở quốc gia đó, dành riêng cho người dân quốc gia đó còn hàng xuất khẩu vẫn là hàng được nước đó sản xuất, vẫn qua khâu kiểm soát chất lượng nhưng với tiêu chuẩn chất lượng của nước tiêu thụ, không dùng để tiêu thụ tại đó mà xuất khẩu qua ...

Hàng nội địa Nhật có nghĩa là gì?

Hàng Nhật nội địa (JDM - Japanese Domestics Market) được hiểu là các loại hàng hóa được sản xuất chỉ dành riêng cho thị trường Nhật, cho người dân Nhật tiêu dùng. Hàng Nhật nội địa có thể được sản xuất bởi các công ty của Nhật hoặc thông qua các công ty đa quốc gia ký hợp đồng sản xuất riêng cho thị trường Nhật.

Hàng xuất nội địa là gì?

+ Hàng nội địa hóa: là hàng sản xuất trong nước nhưng mang nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài, chủ sở hữu thương hiệu là người nước ngoài, chỉ là thuê nhân công tại Việt Nam mà thôi. Sử dụng hoàn toàn quy trình, chất liệu từ nước ngoài du nhập vào nên chất lượng hàng nội địa hóa khá cao.

Hàng nội địa của Mỹ là như thế nào?

Là hàng được sản xuất tại Mỹ, dành cho người Mỹ dùng, tiêu chuẩn cao về an toàn, sức khỏe, vệ sinh thực phẩm, quy định nghiêm ngặt về hóa chất, chất bảo quản,... Nhiều người gọi hàng nội địa là hàng xách tay bởi về mặt xuất xứ và chất lượng hai hàng này là giống nhau, khác nhau về cách thức nhập về Việt Nam.