Hangeul là gì

Việc sáng tạo hệ thống chũ Hangul, còn được gọi là chữ Hàn quốc ngày nay và công bố Huấn dân chính âm ngày 9 tháng 10 năm 1946 đế nay đã được hơn 560 năm dược coi là sự kiện văn tự, ngôn ngữ, văn hóa lớn nhất của người dân hàn quốc. Bởi vì hệ thông văn tự độc lập và triết lí sáng tạo nó được giải thích và quán triệt một cách rộng rãi đã góp phần to lớn và việc phát triển văn hóa, giáo dục ý thức và lọng tự hào dân tộc hàn quốc từ giữa thế kì thứ 15 cho đến nay.

Hangeul là gì

<자료 경기다문화뉴스 이주민 기자단>

Cũng như nhiều ngôn ngữ của các dân tộc khác ở vùng Đông Á, trong một thời gian dài hàng chục thế kỉ tiếng Hàn không có chữ viết của riêng mình. Mọi hình thức giao tiếp đều thực hiện bằng lời nói. Một ngôn ngữ mà chưa có chữ viết là thiếu đi một tiêu chí của xã hội văn minh. Và ngôn ngữ đó cũng không được thực hiện dầy đủ các chức năng quan trọng và đa dạng của nó như chức năng công cụ của giáo tiếp, tư duy, lưu trữ thông tin hay chức năng thi pháp sáng tạo vă hóa thành văn. Thời đó Hàn quốc cũng như Việt nam hay Nhật bản phải mượn chữ Hán, dùng chữ Hán như ngôn ngữ chính thức của các nhà nước dân tộc. 

Bối cảnh ra đời chữ viết Hangul là vào thế kỉ 15 thuộc đời vua thứ 4 của triều đại Choson, triều đại mà xã hội phong kiến Hàn quốc đạt đến đỉnh cao của sự phát triển. Dưới triều đại này người dân Hàn quốc đã có niều thành tự sáng tạo to lớn trong các ngành khoa học như địa lí, lịch sử, thiên văn, âm nhạc, ngôn ngữ, pháp luật, vv Nhiều tác phẩm đã trở thành cổ điển do viện Danh nhân hay còn gọi là viện Tập hiền tổ chức biên soạn, trước tác do vua Sejong(1418-1450) đứng đầu. 

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho ự sáng tạo, nhà vưa đã cho các nhóm học giả sang Trung quốc và các quốc gia lân cận nghiên cứu, một số khác đi điều tra ở các địa phương. Sau khi sưu tập và phân tích nét vẽ trên các dấu hiện cá nhân để vẽ thử, viết thử các dạng nét chữ viết, tìm cách tổ hợp, kết hợp nét chữ theo lối mà ngày nay chúng ta gọi là modul hóa để tạo thành hệ thống chứ viết được gọi là Hangul. Vua Sejong là người chủ trì trong cả quá trình này. Cuối cùng đến năm 1446 thì chính thức công bố Hangul cùng với Huấn dân chính âm, sách này được tạm hiểu như là âm chính xác để truyền thụ giáo huấn cho dân, sách giải thích, hướng dẫn cách thức, nguyên lý sáng tạo hệ thống chữ viết mới mà nhân dân cần thấu hiểu và dùng theo.

Đặc điểm ưu việt và có ý nghĩa văn hóa to lớn là ở động cơ và ý thức sáng tạo của Sejong và nhóm quần thần. Nhà vua quan niệm rằng việc mượn dùng chữ Hán là cần thiest nhưng có nhiều khó khăn và hạn chế đối với người dân. Vậy cần thiết sáng tạo ra một hệ thống chữ viết dân tộc ghi lại chính xác tiếng nói của nhân dân cho dễ đọc, dễ nhớ. Trong Huấn dân chính âm có đoạn viết"Khí hậu và đất đai trong bốn phương đều khác nhau. 

Những lực lượng vật chất cũng như lời nói cũng vì thế mà có sự khác biệt. Ngôn ngữ của dân tộc khác nhau có cách phát âm riêng, những lại thiếu chữ viết nên ta mượn chữ Hán để thực hiện cái cần thiết nói trên. Tuy vậy đó là một cố gắng khó khăn như ta phải đun bàn tay xuyên qua một lỗ tròn hẹp vậy. Chính vì lẽ đó mà diều quan trọng là ta phải theo thực tiễn phát âm của thần dân mà sáng tạo ra chữ viết riêng dễ đọc, dễ nhớ". Lúc bấy giờ có nhiều học giả uyên thâm Hán học không tán thành việc sáng tạo ra Hangul, song vua Sejong quả quyết rằng "việc khó khăn và có ý nghĩa lớn như vậy mà ta không làm thì ai làm". 

Vào dịp công bố chính thức chữ viết Hangul vua có lời nói đầu giải thích cho động cơ ông làm việc này và một phụ tá là Chong Il Ji viết lời giải thích quá trình sáng tạo hệ thống chữ viết, thuyết phục những người phản đối khuyến dụ nhân dân học theo. Có thể thấy vào thời bấy giờ mà có vị vua nào có ý thức dân tộc, khoa học và nghĩ về dân như vậy thì thật đáng nể trọng và tôn vinh xứng đáng.

Ý nghĩa khoa học độc đáo và văn háo to lớn của Hangul và Huấn dân chính âm còn thể hiện ở triết lí sáng tạo sâu sắc. Hệ thống bảng chữ công bố đầu tiên là 27 con chữ (nay dùng 24), bao gồm 7 kí hiệu ghi nguyên âm, 17 kí hiệu ghi phụ âm, 4 kí hiệu phụ. Con số gần ba chục con chữ này dùng để ghi toàn bộ hệ thống (nguyên âm, phụ âm) lại được tổ hợp chỉ từ một số nét chữ gốc ít hơn, đơn giản hơn, và các nét chữ này lại được liên hội biểu trưng hoá từ cơ sở thực tiễn và triết học phương Đông. 

Những ký hiệu gốc có một bộ phần mô phỏng tượng trưng cho cơ quan phát âm và phương thức cấu âm, ví như các nét chữ ghi phụ âm. Trong phụ âm lại phân biệt âm đầu và phụ âm cuối trong âm tiết. Các nét chữ phụ âm này lại liên kết tổ hợp để tạo ra kí hiệu phụ âm phức. Sự kết hợp, tổ hợp với nét gốc phụ âm được liên hội, giải thích theo triết lí thái cực và âm dương ngũ hành trong Chu dịch. Ba kí hiệu gốc nguyên âm chỉ là 3 nét chữ đơn giản, tạm gọi là 3 nét chấm (.) ngang (-) sổ (|). Ba nét gốc lại có thể tổ hợp theo một số cách (phái sinh) để tạo thành các chữ nguyên âm phức. Ba nét gốc được liên hội giải thích theo thuyết tam tài, thiện địa nhân hợp nhất. 

Có thể nhận thấy rằng những hình dung giải thích biểu trưng hoá gắn với nguyên lí triết học và thực tiễn trong Hangul và Huấn dân chính âm thật thâm thúy và sâu sắc. Nhìn nhận toàn bộ sáng tạo có thể rút ra nhiều hệ luận, nhưng theo tôi có một sợi chỉ đỏ quán xuyến mà ta có thể thấy là: Sejong và các tác giả sáng tạo đã làm ra một công cụ hữu hiệu (chữ viết) để ghi lại thứ tài sản vô cùng quí giá của dân tộc (là ngôn ngữ) và dùng nó như một công cụ có hiệu lực vô song để thống nhất phát triển văn hoá, văn minh dân tộc với bản lĩnh, bản sắc riêng, với động cơ và triết lí sáng tạo vô cùng sâu sắc. Giá trị sáng tạo của Hangul và Huấn dân chính âm thật xứng đáng để Tổ chức văn hoá giái dục của LHQ (UNESCO) lập ra giải thưởng vua Sejong (1989) và công nhận là Di sản tư liệu văn tự thế giới (Momory of the world 1997).

Chữ viết Hangul ra đời đã đóng một vai trò to lớn trong phát triển giáo dục và văn hoá dân tộc Hàn. Cũng giống như chữ Nôm ở nước ta một thời rồi chữ Quốc ngữ tiếp theo, chữ Hangul ở xứ Hàn cũng nhiều lúc bị lâm vào hoàn cảnh thăng trầm, coi nhẹ. Do ảnh hưởng của chữ Hán và văn hoá Hán còn mạnh, nên một số triều đại về sau ít dùng, ít đề cao chữ viết dân tộc. Đặc biệt dưới thời kì bị đô hộ bởi thế lực nước ngoài thì nó bị cấm dùng cấm học tập, truyền bá. Tuy nhiên như một giá trị sáng tạo có cội rễ từ bản sắc dân tộc, chữ viết Hangul và quan điểm tiến bộ của Huấn dân chính âm vẫn sống, vẫn phát huy, chống lại được mọi ảnh hưởng, dù là cường quốc văn hoá, văn tự phương Tây. Vai trò to lớn của nó trong giáo dục, văn hoá có nhiều mặt, song nổi bật hơn cả theo tôi là một số điểm lớn sau đây:

Một là, do tính ưu việt dễ học, dễ nhớ của nó nên được nhiều người dân học theo. Chữ viết Hangul còn gọi là chữ viết buổi sáng, bởi có thể học thuộc nó trong một ngày, một buổi. Có người còn gọi nó là chữ viết vĩ đại. Hiệu quả thực tế khi được phổ biến là giúp cho gần 100% dân chúng thoát nạn mù chữ trong một thời gian ngắn.

Hai là, từ khi nó ra đời, với sự nêu gương sáng tác của vua Sejong và các cận thận, các hiền tài thức giả, nó đã mở đầu công cuộc xây dựng và phát triện một nền văn học quốc ngữ. Nền văn học này cũng có nhiều tác phẩm đi vào cổ điển như truyện Xuân Hương và có nhiều tác phẩm của nhiều nhà văn nhà thơ tiêu biểu khác. Không những thế những sáng tác dân gian, phônclo cũng được sưu tập, cố định lại bằng văn bản Hangul, nhiều học giả sáng tạo các lĩnh vực địa lí, lịch sử, pháp luật cũng thể hiện kết quả, tư tưởng của mình bằng chữ Hangul. Có thể nói một nền khoa học nhân văn phong phú, sâu sắc đã được sáng tạo, lưu giữ bằng thứ văn tự này.

Ba là, đặc điểm có vai trò to lớn trong văn hoá giáo dục là ở giá trị tự thân của sáng tạo này (Hangul và Huấn dân chính âm). Nó là biểu hiện của ý thức và sự sáng tạo độc đáo dân tộc. Vì vậy khi nó tồn tại, hành chức luôn luôn là niềm khích lệ, niềm tự hào dân tộc chính đáng, là sức mạnh chống lại sự đồng hoá của ngoại bang. Giá trị tự hào dân tộc, sức mạnh dân tộc gắn kết với chữ Hangul và Huấn dân chính âm đối với nhân dân Korea thật là to lớn.