Hấp phụ Tiếng Anh là gì

Nghĩa của từ hấp phụ

trong Từ điển Việt - Anh
@hấp phụ [hấp phụ]
- (lý) Adsorb.
- (Sự hấp thụ) Adsorption.

Những mẫu câu có liên quan đến "hấp phụ"

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "hấp phụ", trong bộ từ điển Tiếng Việt - Tiếng Anh. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ hấp phụ, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ hấp phụ trong bộ từ điển Tiếng Việt - Tiếng Anh

1. Hấp phụ hóa học thường xảy ra ở nhiệt độ cao với tốc độ hấp phụ chậm.

Chemical reactions generally proceed more slowly at a lower temperature.

2. Natri ethyl xanthat dễ dàng hấp phụ trên bề mặt của các sulfua rắn.

Sodium ethyl xanthate easily adsorbs on the surface of solid sulfides.

3. Hiện nay, phần lớn dysprosi thu được từ các quặng đất sét hấp phụ ion tại miền nam Trung Quốc.

Currently, most dysprosium is being obtained from the ion-adsorption clay ores of southern China.

4. Cột HPLC cũng đổ với kích thước hạt hấp phụ nhỏ hơn (trung bình kích thước hạt 2-50 micro mét).

Also HPLC columns are made with smaller adsorbent particles (250 μm in average particle size).

5. Năm 1925, Semyonov, cùng với Yakov Frenkel nghiên cứu lý thuyết động học (kinetics) của sự ngưng tụ và hấp phụ của hơi nước.

In 1925, Semyonov, together with Yakov Frenkel, studied kinetics of condensation and adsorption of vapors.

6. Silica được sử dụng trong quá trình làm khô khí (vd. oxy, khí thiên nhiên) và hấp phụ các hydrocarbon nặng (phân cực) từ khí gas thiên nhiên.

Silica is used for drying of process air (e.g. oxygen, natural gas) and adsorption of heavy (polar) hydrocarbons from natural gas.

7. Bản sắc ký được làm bằng cách trộn chất hấp phụ, như silica gel, với một lượng nhỏ chất trơ để kết dính, như canxi sulfat (thạch cao), và nước.

They are prepared by mixing the adsorbent, such as silica gel, with a small amount of inert binder like calcium sulfate (gypsum) and water.

8. Các chất hấp phụ công nghiệp thường là một trong ba nhóm sau: Hợp chất chứa Oxy điển hình thân nước và phân cực, bao gồm các vật liệu như silica gel và zeolites.

Most industrial adsorbents fall into one of three classes: Oxygen-containing compounds Are typically hydrophilic and polar, including materials such as silica gel and zeolites.

9. Các loại khí sunfua, halogen và kim loại được loại bỏ khỏi bầu khí quyển bằng các quá trình phản ứng hóa học, sự lắng đọng khô và ướt, và do sự hấp phụ lên bề mặt tro núi lửa.

These sulfur and halogen gases and metals are removed from the atmosphere by processes of chemical reaction, dry and wet deposition, and by adsorption onto the surface of volcanic ash.

10. Hai người nhận thấy vi khuẩn bị tổn thương bởi T2 có thể hấp phụ dung dịch nặng hơn này, mặc dù chúng không chứa DNA và đơn giản chỉ là những phần còn lại của lớp màng nhầy của vi khuẩn ban đầu.

It was found that these ghosts could adsorb to bacteria that were susceptible to T2, although they contained no DNA and were simply the remains of the original bacterial capsule.

Hấp phụ, trong hóa học là quá trình xảy ra khi một chất khí hay chất lỏng bị hút trên bề mặt một chất rắn xốp hoặc là sự gia tăng nồng độ của chất này trên bề mặt chất khác. Chất khí hay hơi được gọi là chất bị hấp phụ (adsorbate), chất rắn xốp dùng để hút khí hay hơi gọi là chất hấp phụ (adsorbent) và những khí không bị hấp phụ gọi là khí trơ. Quá trình ngược lại của hấp phụ gọi là quá trình giải hấp phụ hay nhả hấp phụ.

Trong quá trình hấp phụ có toả ra một nhiệt lượng, gọi là nhiệt hấp phụ. Bề mặt càng lớn tức độ xốp của chất hấp phụ càng cao thì nhiệt hấp phụ toả ra càng lớn.

Có 2 quá trình hấp phụ: hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.

Giữa hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học thật ra khó phân biệt, có khi nó tiến hành song song, có khi chỉ có giai đoạn hấp phụ vật lý tuỳ thuộc tính chất của bề mặt của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ, tuỳ thuộc vào điều kiện quá trình (nhiệt độ, áp suất...)

Trong đó: là lượng chất bị hấp phụ (adsorbate), lượng chất hấp phụ (adsorbent), là áp suất của chất bị hấp phụ (adsorbate), là hằng số đặc trưng cho mỗi cặp adsorbent-adsorbat ở nhiệt độ nhất định.

Các chất hấp phụSửa đổi

Đặc tính và yêu cầu chungSửa đổi

Than hoạt tính được dùng làm chất hấp phụ

Các chất hấp phụ thường được ở dạng: hạt hình nhỏ, thanh, bùn, hoặc đá nguyên khối với hydrodynamic đường kính khoảng 0.5 đến 10mm. chúng phải chống mài mòn cao, ổn định với nhiệt và đường kính lỗ nhỏ, giúp tăng diện tích bề mặt do đó tăng khả năng hấp phụ. Các chất hấp phụ phải có cấu trúc lỗ xốp riêng biệt với nhau giúp cho chúng có khả năng thoát khí nhanh.

Các chất hấp phụ công nghiệp thường là một trong ba nhóm sau:

  • Hợp chất chứa Oxy điển hình thân nước và phân cực, bao gồm các vật liệu như silica gel và zeolites.
  • Hợp chất có nguồn gốc Carbon điển hình thân dầu và kém phân cực, bao gồm các vật liệu như carbon hoạt tính và graphite.
  • Hợp chất có nguồn gốc polymer phân cực hoặc không phân cực phụ thuộc vào nhóm chức trong cấu trúc polymer.

Silica gelSửa đổi

Silica gel là hóa chất trơ, không độc, phân cực và được định hình ổn định (< 400°C hay 750°F) từ SiO2 dạng vô định hình. Được hình thành bởi phản ứng giữa sodium silicate và acetic acid, được xếp theo chuỗi sau các quá trình như là ngưng kết, tẩy trôi,.... kết quả là hình thành vô số các lỗ xốp nhiều kích cỡ.

Silica được sử dụng trong quá trình làm khô khí (vd. oxy, khí thiên nhiên) và hấp phụ các hydrocarbon nặng (phân cực) từ khí gas thiên nhiên.

Các ZeoliteSửa đổi

Zeolite là các tinh thể silica nhôm aluminosilicates) tự nhiên hoặc nhân tạo, các lỗ xốp sắp xếp liên tục và thoát nước ở nhiệt độ cao. Zeolites tự nhiên là chất phân cực.

Chúng được sản xuất bằng phương pháp thủy nhiệt các Natri aluminosilicate hoặc các nguồn silica khác trong nồi hấp sau đó trao đổi ion với các cations khác (Na+, Li+, Ca2+, K+, NH4+). Đường kính lỗ xốp của zeolite thường khoảng từ 2 đến 9 Å (200 đến 900 pm). Quá trình trao đổi ion sau đó đó làm khô các tinh thể, có thể pellet hóa với chất gây dính.

Zeolites được sử dụng trong quá trình làm khô khí, loại CO2 khỏi khí thiên nhiên, loại khí CO khỏi gas tinh lọc, tách khí, xúc tác phản ứng cracking.

Than hoạt tínhSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  • Cussler, E.L. (1997). Diffusion: Mass Transfer in Fluid Systems, 2nd ed., pp.308330.
  • Narayan, R.L. and T.S. King (1998). 'Hydrogen adsorption states on silica-supported Ru-Ag and Ru-Cu bimetallic catalysts investigated via microcalorimetry', Thermochimica Acta, vol. 312, nos.1-2, pp.105114.
  • VanderWiel, D.P., M. Pruski and T.S. King (1999). 'A Kinetic Study of the Adsorption and Reaction of Hydrogen on Silica-Supported Ruthenium and Silver-Ruthenium Bimetallic Catalysts during the Hydrogenation of Carbon Monoxide', Journal of Catalysis, vol. 188, no. 1, pp.186202.
  • Zupanc, C., A. Hornung, O. Hinrichsen and M. Muhler (2002). 'The Interaction of Hydrogen with Ru/MgO Catalysts', Journal of Catalysis, vol. 209, pp.501514.
  • "Handbook of Physics and Chemistry", 56th Edition, pp.F201-F206, CRC Press, Boca Raton, FL, USA
  • "Adsorption Analysis: Equilibria and Kinetics" Duong D. Do, Imperial College Press

Xem thêmSửa đổi

  • Hấp phụ hóa học
  • Hấp phụ vật lý

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Derivation of Langmuir and BET isotherms
  • Adsorption with activated carbon Lưu trữ 2016-10-12 tại Wayback Machine