Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ hợp đồng là gì?

Khi nào được quyền đình chỉ hợp đồng thương mại là một thắc mắc rất lớn đối với các bên tham gia giao kết hợp đồng thương mại. Khi một bên bị vi phạm hợp đồng chịu những tổn thất vật chất do hành vi vi phạm hợp đồng của bên còn lại thì họ có thể áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của mình. Cụ thể chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng thương mại được quy định như sau:

Tại Điều 310 Luật Thương mại 205 quy định về đình chỉ thực hiện hợp đồng như sau:

Điều 310. Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;

2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”

Theo đó đình chỉ thực hiện hợp đồng là bên bị vi phạm chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong kinh doanh, thương mại với bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.

Điều kiện áp dụng chế tài

Thứ nhất, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau

+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng. Trường hợp này, các bên dự liệu và thỏa thuận rõ trong hợp đồng những hành vi vi phạm nào xảy ra thì bên bị vi phạm được quyền áp dụng biện pháp đình chỉ hợp đồng để bảo vệ lợi ích của mình.

+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

Thứ hai, khi tiến hành áp dụng chế tài thì bên yêu cầu phải thông báo ngay cho bên còn lại biết về đình chỉ thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo mà gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì bên yêu cầu phải bồi thường thiệt hại (theo Điều 315 Luật Thương mại 2005).

Trong quan hệ dân sự, một bên tham gia hợp đồng có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng mà sự vi phạm này là điều kiện đình chỉ đã được các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại. Bên đơn phương đình chỉ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc đình chỉ hợp đồng; nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Khi hợp đồng bị đơn phương đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo đình chỉ và các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

Trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, khi một bên thừa nhận hoặc đã có kết luận của trọng tài là có vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng đó, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho mình. Thông báo đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng phải bằng văn bản và được gửi cho bên vi phạm trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày bên vì phạm thừa nhận hoặc có kết luận của trọng tài kinh tế. Nếu hợp đồng có làm chứng thư hoặc đăng kí thì bên bị vi phạm phải gửi thông báo đơn phương đỉnh chỉ thực hiện hợp đồng đến cơ quan đã làm chứng thư hoặc đăng kí hợp đồng cùng ngày gửi đến cho bên vi phạm. Khi một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng kinh tế không đúng với quy định của pháp luật thì bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bị phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại như trường hợp không thực hiện hợp đồng.

Điều 311. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng

1. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.”

Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng theo nghĩa vụ mà bên có quyền đã thực hiện.

Đình chỉ thực hiện khác tạm ngừng thực hiện ở chỗ hợp đồng không có cơ hội tiếp tục được thực hiện, hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng về bản chất giống chế tài đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2015.

Tại Khoản 2, 3, 4 Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về việc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cụ thể như sau:

+ Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

+ Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên mà doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 2 điều này thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

+ Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương đình chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn hai năm, kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.”

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005

Luật Hoàng Anh