Hay chỉ ra mâu thuẫn triết học được đề cập trong đoạn trích trên

"Sai một ly", "đi" cả quá trình tiến hóa loài người!

Thực hiện chương trình cải cách giáo dục, năm nay là năm đầu tiên, tất cả các trường học trên toàn quốc đều dạy và học theo cuốn SGK Giáo dục công dân 10 mới do Mai Văn Bính chủ biên. Cuốn sách gồm những bài giảng "nhập môn" về triết học và đạo đức học với những thí dụ rất sinh động và có tính sư phạm cao.

Tuy nhiên, ngay sau khi chương trình mới được triển khai, rất nhiều nơi đã tự biên tự diễn ra các cuốn sách hướng dẫn, bồi dưỡng, tham khảo, hoặc nâng cao để bán cho các trường; trong đó đáng kể nhất là cuốn Tình huống GDCD 10 của NXB Giáo dục.

Đáng kể nhất không phải chỉ vì đây là "nhà của Bộ" như đã nói, mà còn vì đã "vời" được hai tác giả SGK là Nguyễn Thị Thanh Mai và Lưu Thu Thủy cùng tham gia!

Năm học mới bắt đầu được nửa tháng, thì chúng tôi liên tiếp nhận được phản ứng từ các giáo viên và học sinh vì hàng chục, hàng trăm chỗ sai trong cuốn Tình huống... kể trên.

Trang 12 cuốn sách có bài viết về các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người, với "sự kiện" đầu tiên là "Bàn tay trở thành công cụ lao động".

Chỉ cần một kiến thức phổ thông thôi, ta cũng biết rằng, công cụ lao động là vật trung gian truyền dẫn sức lao động của con người đến đối tượng lao động, chứ không phải là một bộ phận nào đó trên cơ thể con người. Con người tiến hóa được chính là vì đã không mãi dùng bàn tay hay một bộ phận nào đó trên cơ thể mình để làm "công cụ lao động" như dùng tay chân/ răng để bẻ/ tước cây... mà đã sử dụng các công cụ lao động như dao/ rìu/ cưa...

Tại sao lại có cái sai căn bản như vậy? Bài viết trên được chú thích là "theo sách Sinh học lớp 12, NXB GD, tái bản năm 2005". Chẳng nhẽ sách Sinh học 12 cũng sai như thế sao? Cẩn thận, tôi đã mua cuốn "Sinh học lớp 12", thì trời ơi, trang 125 của cuốn này ghi nguyên văn "Bàn tay trở thành cơ quan chế tác công cụ lao động". Đúng quá rồi. Hỏi ra mới biết, người làm sách Tình huống... đã tự tiện "cắt bớt" mấy chữ "cơ quan chế tác" cho gọn! Sai một ly, nhưng biến con người thành... con vật!

Chưa chuẩn ở nhiều chỗ

Cuốn sách có rất nhiều lỗi về nội dung, kiến thức cơ bản. Trang 24 có sử dụng một câu chuyện khá kinh điển trong văn học: Vua Salomon xử kiện. Hai người đàn bà cùng tranh nhau đứa con. Nhà Vua bèn nói: "Gươm đây, chặt đứa bé ra làm đôi cho mỗi người một nửa". Dĩ nhiên , người mẹ thực sự không đồng ý. Nhờ đó nhà Vua biết ai là ai.

Tác giả cuốn sách dẫn ra câu chuyện này để minh chứng cho khái niệm "mâu thuẫn" trong triết học. Tác giả hiểu sai nội dung câu chuyện cũng như kiến thức về mâu thuẫn trong sách giáo khoa.

Mấu chốt của cách giải quyết trong câu chuyện này dựa vào bản năng của người mẹ chứ không phải là vấn đề mâu thuẫn biện chứng. Vì vậy, tất cả những câu hỏi liên quan đến tình huống trên là không trúng. Rất nhiều những tình huống bị hiểu không trúng như vậy (thí dụ tình huống 2- tr.25)

Có rất nhiều cái sai mà các cậu học sinh trung học thường mắc phải khi học triết học, thì lại xuất hiện khá phổ biến trong cuốn sách này.

Tình huống 1 và Câu hỏi 1 (tr.42), tác giả đã dẫn ra một thông tin kinh tế về việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, con người của công ty Ôbayshi tại Hà Nội. Trong phần đặt câu hỏi, người viết sách đã đồng nhất một khái niệm triết học trừu tượng (khái niệm tồn tại xã hội) với những yếu tố cụ thể trong một tình huống cụ thể.

Các em học sinh sẽ trả lời thế nào về câu hỏi của tác giả: "Những yếu tố nào được gọi là tồn tại xã hội ở công ty Ôbayshi?" Lại nữa: "Trong những tồn tại ấy, cái nào quan trọng nhất?", lấy đâu ra nhiều tồn tại xã hội mà có "những tồn tại ấy"? Bởi "Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất.... " rồi kia mà!

Cẩu thả

Trang 17, sách dẫn ra một đoạn trong phần mở đầu của Thần thoại Hy Lạp. Đùng một cái tác giả đặt ra những câu mà đoạn trích trên cũng như toàn bộ Thần thoại Hy Lạp không đề cập đến. Thí dụ như câu: Tại sao hai vị thần trong đoạn trích trên lại... lấy nhau!

Việc đó, hỏi các cụ tổ người Hy Lạp viết ra Thần thoại này cũng không biết và không lý giải được.

Chưa hết, tác giả lại bắt học sinh lấy kiến thức của Thần thoại làm kiến thức triết học: Em hãy lí giải vì sao Thế giới lúc đầu là một khối hỗn mang, chỉ có hỗn loạn, thế rồi từ đó đã sinh ra thế giới với bao điều kỳ lạ? Vậy là tác giả không những theo lập trường duy tâm mà còn viết sách tuyên truyền cho lập trường duy tâm.

Có thể kể đến hàng chục tình huống vừa ngớ ngẩn, vừa đặt không đúng với nội dung của bài học.

Câu hỏi 3, câu hỏi 4 (tr.19) đề cập đến mối liên hệ phổ biến trong khi chương trình Giáo dục công dân 10 không học về các nội dung này. Học sinh lấy đâu kiến thức mà trả lời?

Còn những lỗi sai về từ ngữ, chính tả cũng rất nhiều. Tr.34, tác giả sử dụng cụm từ "phủ định tình bạn" vừa sai về triết học vừa sai về ngữ pháp tiếng Việt. Người ta không nói/viết "phủ định tình bạn" mà chỉ nói/viết "phủ nhận tình bạn" thôi.

Những chỗ sai cơ bản mà chúng tôi liệt kê trên đây là chưa đầy đủ nhưng chỉ bằng chừng ấy lỗi thôi cũng đủ để biết được giá trị của cuốn sách này thế nào rồi.

Trong triết học, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được cụ thể hóa bằng quy luật nào?

A.Quy luật mâu thuẫn.

B.Quy luật phủ định của phủ định.

C.Quy luật lượng – chất.

D.Cả A,B,C.

Bản chất và hiện tượng là cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin[1][2][3] và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái Bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật với Hiện tượng là phạm trù chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất. Nội dung về cặp phạm trù này đã được đưa vào chương trình giảng dạy của một số khối trường Đại học ở Việt Nam theo Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo[4].

Mục lục

  • 1 Quan điểm
  • 2 Mối liên hệ
    • 2.1 Sự thống nhất
    • 2.2 Tính mâu thuẫn
  • 3 Phương pháp luận
  • 4 Tham khảo
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích

Quan điểmSửa đổi

Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng nhất với cái chung. Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải là bản chất. Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại, hay cùng một bậc. Tuy nhiên bản chất và quy luật không đồng nhất với nhau. Mỗi quy luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định của bản chất. Bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật. Vì vậy phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn quy luật[5].

Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan. Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì quan điểm duy tâm không thừa nhận hoặc không hiểu đúng sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng, họ cho rằng, bản chất không tồn tại thật sự, bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng do con người bịa đặt ra, còn hiện tượng dù có tồn tại nhưng đó chỉ là tổng hợp những cảm giác của con người, chỉ tồn tại trong chủ quan con người. Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự tồn tại thực sự của bản chất nhưng đó không phải là của bản thân sự vật mà theo họ đó chỉ là những thực thể tinh thần[5].

Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Marx-Lenin cho rằng, cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan là cái vốn có của sự vật không do ai sáng tạo ra, bởi vì sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Những yếu tố này liên kết với nhau bằng những mối liên hệ khách quan, đan xen, chằng chịt. Trong đó có những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định. Những mối liên hệ tất nhiên đó tạo thành bản chất của sự vật. Vậy, bản chất là cái tồn tại khách quan gắn liền với sự vật còn hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, cũng là cái khách quan không phải do cảm giác của chủ quan con người quyết định.

Mối liên hệSửa đổi

Sự thống nhấtSửa đổi

Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, chính nhờ sự thống nhất này mà người ta có thể tìm ra cái bản chất, tìm ra quy luật trong vô vàn các hiện tượng bên ngoài. Biểu hiện là:

Bản chất luôn luôn được bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng; đồng thời cũng không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu hiện bản chất. Nhấn mạnh sự thống nhất này

Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bản chất được bộc lộ ra ở những hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì có hiện tượng ấy, bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ở những hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất theo.

Tính mâu thuẫnSửa đổi

Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Do vậy không phải bản chất và hiện tượng phù hợp nhau hoàn toàn mà luôn bao hàm cả sự mâu thuẫn nhau[7].

Mâu thuẫn này thể hiện ở chỗ:

  • Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật trong khi hiện tượng phản ánh cái riêng, cái cá biệt.
  • Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan, còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan đó. Bản chất không được biểu lộ hoàn toàn ở một hiện tượng mà biểu hiện ở rất nhiều hiện tượng khác nhau.
  • Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi xuyên tạc bản chất hoặc phản ánh không đúng bản chất[9] (ví dụ: Hiện tượng khúc xạ, ảo ảnh).

Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau tùy theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh. Vì vậy hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng. Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.

Phương pháp luậnSửa đổi

Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát từ những sự vật, hiện tượng, quá trình thực tế vì lẽ rằng bản chất không tồn tại thuần túy mà tồn tại trong sự vật và biểu hiện qua hiện tượng. Bản chất của sự vật không được biểu hiện đầy đủ trong một hiện tượng nhất định nào và cũng biến đổi trong quá trình phát triển của sự vật. Do vậy phải phân tích, tổng hợp sự biến đổi của nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng điển hình mới hiểu rõ được bản chất của sự vật. Nhận thức bản chất của sự vật là một quá trình phức tạp đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn[10].

Trong nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức được bản chất của sự vật. Còn trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật không được dựa vào hiện tượng vì bản chất là cái tất nhiên, cái tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động phát triển của sự vật, còn hiện tượng là cái không ổn định, không quyết định sự vận động phát triển của sự vật.

Vì bản chất là cái tất nhiên, cái tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động phát triển của sự vật, còn hiện tượng là cái không ổn định, không quyết định sự vận động phát triển của sự vật. Do vậy nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức được bản chất của sự vật. Còn trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật không được dựa vào hiện tượng hay xuyên tạc bản chất[11].

Tham khảoSửa đổi

  • Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004
  • Nhập môn Marx, Rius (Eduardo del Rio), người dịch: Nguyễn Hà, hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006
  • Một số vấn đề Triết học Mác – Lenin: Lý luận và thực tiễn (tái bản có bổ sung), Lê Doãn Tá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003
  • Triết học Mác – Lenin (tập II), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 (xuất bản lần thứ ba)
  • Triết học Mác – Lenin (tập III), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 (xuất bản lần thứ ba)
  • Triết học Mác – Lenin (tập II), Vụ Công tác Chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 1996
  • Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 (tái bản có bổ sung, sửa chữa)

Xem thêmSửa đổi

  • Cái chung và cái riêng
  • Nguyên nhân và kết quả
  • Tất nhiên và ngẫu nhiên
  • Khả năng và hiện thực
  • Nội dung và hình thức

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị-hành chính: Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 13/03/2014, trang 15-16, trang 26-27
  2. ^ “Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ Bản chất và hiện tượng
  4. ^ Quyết định số 45/2002/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
  5. ^ a b “Về sự tương quan giữa các cặp phạm trù cơ bản của Phép biện chứng duy vật”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2015. Truy cập 9 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ a b c V.I.Lenin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1981, tập 29, trang 268
  7. ^ “Chu nghia Mac”. Truy cập 9 tháng 10 năm 2015.
  8. ^ C. Mác: Tư bản, quyển III, tập III, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1963, trang 281
  9. ^ Bản chất và hiện tượng
  10. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2015.
  11. ^ http://www.tuyengiao.vn/Home/Bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-Dang/80266/Thoi-phong-nhung-hien-tuong-ca-biet-de-xuyen-tac-ban-chat