Hịch tướng sĩ thuốc thể loại gì

21/05/2022 144


Page 2

21/05/2022 86

C. Văn biền ngẫu.

Đáp án chính xác

Soạn văn 8 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 8

Giải môn Giáo dục công dân lớp 8

Hịch tướng sĩ thuốc thể loại gì

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Hịch tướng sĩ Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả - tác phẩm Hịch tướng sĩ trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Hịch tướng sĩ

Tóm tắt:

Trước sự chủ quan, không lo tập luyện của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn dẫn ra những dẫn chứng về sự trung thành của các vị tướng thời trước với chủ tướng của mình, đồng thời nêu lên tội ác của quân giặc để khích lệ tướng sĩ phải luyện tập để bảo vệ đất nước. Trần Quốc Tuấn cũng phân tích được những việc làm sai trái của các tướng sĩ, sau đó đưa ra định hướng cho các tướng sĩ đó là phải chăm chỉ học tập theo cuốn Binh thư yếu lược để bảo vệ đất nước.

B. Tìm hiểu tác phẩm Hịch tướng sĩ

1. Tác giả

- Trần Quốc Tuấn (1231-1300), tức Hưng Đạo Đại Vương.

- Là danh tướng kiệt xuất của dân tộc.

- Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ở thế kỉ 13.

- Tác phẩm nổi tiếng : Binh thư yếu lược

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài hịch được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2 năm 1285.

- Bài hịch được viết nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược”

b, Bố cục : 3 phần

- Phần 1: Từ đầu - “lưu tiếng tốt”: Nêu gương trung thần, nghĩa sĩ trong sử sách.

- Phần 2: Tiếp theo - “ta cũng vui lòng”: Tình hình đất nước và nỗi lòng của chủ tướng.

- Phần 3: Còn lại: Phê phán biểu hiện sai trái và kêu gọi tướng sĩ.

c, Thể loại: Hịch – là thể văn được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh dùng để kêu gọi hoặc thuyết phục đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

d, Giá trị nội dung: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng.

e, Giá trị nghệ thuật:

- Áng văn chính luận xuất sắc

- Lập luận chặt chẽ, sắc bén.

- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu.

- Sử dụng biện pháp cường điệu, ẩn dụ.

C. Sơ đồ tư duy Hịch tướng sĩ

Hịch tướng sĩ thuốc thể loại gì

D. Đọc hiểu văn bản Hịch tướng sĩ

1. Nêu gương trung thần, nghĩa sĩ trong sử sách.

- Các gương trung thần, nghĩa sĩ hi sinh vì chủ: Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Cốt Đãi Ngột Lang, …

- Địa vị khác nhau song đều trung thành, không sợ nguy hiểm, quên mình vì chủ vì nước.

Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì chủ, vì vua, vì nước

2. Tình hình đất nước và nỗi lòng của chủ tướng.

a. Tình hình đất nước hiện tại:

- Tội ác và sự ngang ngược của giặc: đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, thân dê chó bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, …

Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ vạch trần bản chất tham lam, tàn bạo, hống hách của giặc

- Cảnh báo hậu quả , thái độ của tác giả : khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, tránh sao tai vạ về sau

Khích lệ lòng căm thù giặc và khơi gợi nỗi nhục mất nước

b. Nỗi lòng chủ tướng

- Tới bữa quên ăn

- Nửa đêm vỗ gối

- Ruột đau như cắt

- Nước mắt đầm đìa

- Nghệ thuật:

+ Câu văn biền ngẫu, nhịp điệu dồn dập

+ Ngôn ngữ ước lệ, giàu hình ảnh

+ Nhiều động từ mạnh chỉ trạng thái, hành động: quên ăn, vỗ gồi, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu, …

Cực tả nỗi đau đớn, niềm uất hận, khơi gợi sự đồng cảm.

3. Phê phán biểu hiện sai trái và kêu gọi tướng sĩ.

a. Phê phán biểu hiện sai trái của tướng sĩ:

- Phê phán hành động hưởng lạc, ham thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn,…

- Thái độ phê phán dứt khoát

Phê phán nghiêm khắc thái độ vô trách nhiệm, vong ân bội nghĩa, lối sống hưởng lạc, chỉ lo vun vén hạnh phúc cá nhân.

b. Kêu gọi tướng sĩ.

- Phải biết lo xa, nêu cao cảnh giác, tăng cường luyện tập, học tập “Binh thư yếu lược.”

- Giúp tướng sĩ nhận thức rõ đúng – sai

- Vạch rõ ranh giới 2 con đường chính – tà, sống – chết.

Thái độ dứt khoát, cương quyết, khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù.

Dụ chư tì tướng hịch văn (諭諸裨將檄文) là bài hịch viết bằng văn ngôn của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn viết cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Mông Nguyên–Đại Việt lần 2.

Hịch tướng sĩ thuốc thể loại gì
Dụ chư tì tướng hịch vănHịchThông tin tác phẩmTên gốc諭諸裨將檄文Tác giảTrần Quốc TuấnThời gian sáng tác1284Triều đại sáng tácNhà TrầnQuốc giaViệt NamNgôn ngữHán vănThể loạiHịchWikisourceHịch tướng sĩ

Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Trần Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng:

"Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?"

Hưng Đạo Vương tâu:

"Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng!"

Vua nghe thấy vậy liền yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 30 vạn quân Nam,thảo bài Dụ chư tì tướng hịch văn để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Mông Nguyên-Đại Việt lần 2.

Đương thời, tác phẩm được soạn với mục đích giáo huấn bọn gia thuộc trong thái ấp Hưng Đạo vương, có rất ít ảnh hưởng đối với bình diện xã hội, mãi về sau do được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư mới được hậu thế biết. Tuy nhiên, ở hậu kì hiện đại, tác phẩm được gắn với các trào lưu chủ nghĩa dân tộc để được tôn sùng làm thiên cổ hùng văn. Thậm chí, nhiều dị bản phổ biến hơn cổ bản còn tìm cách dập xóa câu chữ gốc sao cho hợp ý người hiện đại.

Theo các văn bản Hán Nôm hiện tồn, đối với những quốc gia hoặc bộ lạc lân cận, quân chủ Việt lại thường xưng Trung Hoa, Trung Quốc, Trung Châu, Trung Hạ, Hoa Hạ, tự coi Hán nhân, nhằm để ví vùng trực tiếp cai trị là lõi Hán quyển ở phương Nam. Tuy vậy, khi các văn bản này được phiên dịch hoặc ấn hành theo phương thức hiện đại, đa số bị cắt bỏ hoặc xuyên tạc cũng vì lí do kì thị xen lẫn mặc cảm. Điển hình trứ tác Dụ chư tì tướng hịch văn trong cổ bản có câu "Vi trung quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm" (為中國之將侍立夷宿而無忿心), chữ "trung" (中) bị sửa thành "bang" (邦).[cần dẫn nguồn] Về mặt kết cấu, trứ tác tiếp thụ ảnh hưởng ý thức hệ hoa di, coi triều Nguyên là man tộc đã xâm phạm cõi Hoa Hạ thông qua việc tận diệt hai triều đình Đại Kim và Đại Tống, tức những đại diện chính thống của văn minh Hán quyển. Vì thế, An Nam và những phần còn lại của văn hiến Hoa Hạ phải lĩnh trọng trách giữ lấy lẽ chính thống và lề thói tổ tông. Bản thân tác giả phiếm xưng dư (余) là lối nói rất long trọng, vốn chỉ dành cho bậc quyền quý, do đó nêu bật được sức nặng của tác phẩm đối với kẻ nghe.

  • An Nam
  • Dĩ hoa vi trung
  • Dụng hạ biến di

  • Việt Nam Sử Lược Tập I, Trần Trọng Kim, Nhà xuất bản Đại Nam, Sài gòn, 1964
  • Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần, Ngô Tất Tố, Nhà xuất bản Đại Nam, Sài gòn, 1961
  • Hịch tướng sĩ tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hịch_tướng_sĩ&oldid=68289530”