Hiệu trưởng lương thế vinh là ai

Nữ hiệu phó trường Lương Thế Vinh lên tiếng về hình xăm trên gáy

Hoàng Chiến

17:06 06/09/2021

Ngay sau khi nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận về hình xăm trên gáy trong ngày khai giảng "lịch sử", cô Văn Thùy Dương, Phó HIệu trường Lương Thế Vinh đã chính thức lên tiếng trên trang facebook cá nhân.

Hình xăm 1 cm vuông gây "sốt" mạng xã hội"

Hình ảnh cô Văn Thùy Dương, nữ Phó Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) lặng lẽ đứng phát biểu giữa sân trường không bóng học sinh trong ngày khai giảng 5/9 vừa qua là một hình ảnh đi vào lịch sử của ngành giáo dục những ngày đại dịch.

Hình ảnh Phó Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh phát biểu tại lễ khai giảng hôm 5/9 không một bóng học sinh khiến nhiều người xúc động.

Hình ảnh được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, chạm đến cảm xúc của rất nhiều thế hệ về ấn tượng của ngày khai giảng khó quên trong hoàn cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp.

Tuy nhiên, trong bức ảnh chụp từ phía sau, cư dân mạng đã sớm "soi" ra hình xăm trên gáy cô nữ hiệu phó. Ngay sau đó, nhiều luồng ý kiến trái chiều về hình xăm này nổ ra trên mạng xã hội.

Trong chiều 5/9, nữ hiệu phó trường Lương Thế Vinh đã chính thức lên tiếng về hình ảnh này trên trang facebook cá nhân: "Bức ảnh tổng thể mang tính hiện thực sâu sắc, một khai giảng trong mùa dịch, để đảm bảo 5T và đảm bảo an toàn cho học sinh mà không mất đi không khí ngày khai trường. Chúng tôi đã cố gắng hết mình để có thể đưa đến cho học sinh một lễ khai giảng ấm áp yêu thương với lời căn dặn nhắc nhở học sinh từ chính thầy cô giáo", cô Văn Thùy Dương cho hay.

"Một khai giảng đặc biệt, khai giảng mà ở trường chỉ có cây, có bàn ghế và cánh cửa lớp im lặng, học sinh chưa thể tới trường nhưng chúng tôi vẫn tin vào nhưng điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai!", cô Văn Thùy Dương phát biểu trong lễ khai giảng năm học 2021-2022.

Nhiều ý nghĩa sâu sắc

Về hình xăm trên gáy, nữ hiệu phó cho biết, nó mang ý nghĩa cho riêng bản thân mình: Đó là sự mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn và mọi thế lực đen tối để mang lại cuộc sống cân bằng cho mình bằng chính sự giác ngộ toàn vẹn. Vượt qua khó khăn mà luôn nhắc nhở mình bớt tham sân si, để cho chính cuộc sống của mình được an nhiên tự tại.

Theo đó, hình xăm 1 cm vuông với ngôi sao 6 cánh kết hợp với hình chữ Vạn ở giữa được nữ hiệu phó lí giải:

Ngôi sao 6 cánh tượng trưng cho sức mạnh, nó giúp chủ nhân sở hữu hình này có được sức mạnh vô biên để vượt qua mọi thế lực đen tối. Nôm na là khi có nó tôi sẽ có thêm sức mạnh về tinh thần để vượt qua hết mọi khó khăn, mọi thế lực đen tối để thành công, hướng tới sự trong lành để có sự cân bằng trong cuộc sống và nhẹ nhàng trong tâm hồn.

"Còn hình ảnh ở giữa ngôi sao là chữ Vạn. Trong Phật giáo, ta thường thấy chữ Vạn xuất hiện trước ngực của Đức Phật.Chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật, biểu thị công đức của Phật.

Chữ Vạn hiện ở chính giữa ngực của Đức Phật, nói lên ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn, tượng trưng cho lý Trung Đạo, vượt ngoài đối đãi.

Theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang giải thích, chữ Vạn có nghĩa là cát tường hải vân hay cát tường hỷ toàn. Còn về chiều xoay bên phải, bên trái không đồng nhất, thì được giải thích là: Hình ảnh chữ Vạn vốn là dấu hiệu biểu thị sự tốt lành ở Ấn Độ thời xưa. Ngoài Ấn Độ thì Ba Tư, Hy Lạp đều có phù hiệu này, thông thường được xem là tượng trưng cho mặt trời, ánh chớp, lửa, nước chảy.

Trong Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ na giáo thời xưa đều sử dụng hình tượng này thể hiện sự tốt lành, thanh tịnh, vẹn tròn", nữ hiệu phó cho hay.

Đồng thời, cô Văn Thùy Dương cũng khẳng định, trên thế giới có 1 số nguyên thủ quốc gia cũng lựa chọn xăm mình như 1 cách để lưu giấu ý nghĩa vật chứng của thời gian các bạn ạ. Đó cũng là quyền và sở thích riêng của mỗi người.

Bài viết trên nhanh chóng thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận, đa phần đều đồng tình với ý kiến của con gái cố Giáo sư Văn Như Cương.

Chủ đề: Khai giảng trường Lương Thế Vinh hình xăm trên gáy nữ hiệu phó

Góp từng viên gạch nhỏ...

Trước khi làm công tác quản lý, cô Bùi Minh Tâm đã có 11 năm làm giáo viên Toán giảng dạy tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), ngay khi mới ra trường. Ở bất cứ vai trò nào, cô Tâm đều góp nhặt từng viên gạch nhỏ từ niềm tin yêu vào học sinh. Với cô, đây là nền tảng cho mọi hoạt động giáo dục và là nền móng của một trường học hạnh phúc.

Cô Bùi Minh Tâm vào vùng đỏ trao thiết bị học trực tuyến cho học sinh đầu năm học 2021-2022

Năm 2004, cô được bổ nhiệm làm Hiệu phó Trường THPT Lương Thế Vinh, khi đó vừa thành lập với tên gọi là Trường THPT Bán công Lương Thế Vinh. Mang tên trường bán công, lại nằm trong “vùng rốn” của Q.1, cô Tâm kể, lúc đó không phụ huynh nào muốn gửi con vào học. Để tuyển sinh, Ban giám hiệu phải đi phát tờ rơi đến từng trường, từng khu dân cư. Năm học 2004-2005, lứa học sinh đầu tiên của trường với 360 học sinh khối 6 và 360 học sinh khối 10. Trong đó, điểm chuẩn lớp 10 gần như thấp nhất TP.

Xuất phát điểm là một trường bán công nhưng ngay năm học đầu tiên, trường đã xây dựng phương châm: “Đẹp như công viên; Sạch như bệnh viện; Kỷ luật như quân đội; Chất lượng ngang bằng các trường THPT trên địa bàn Q.1”. Khi đó, phương châm này được đánh giá là “quá viển vông”.

Để hiện thực hóa phương châm, Ban giám hiệu trường bắt tay xây từng viên gạch nhỏ. Trường “chiêu mộ” sinh viên ngoại tỉnh mới ra trường, muốn ở lại TPHCM cống hiến. Gần như 100% giáo viên của trường đều là sinh viên giỏi của ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sài Gòn nhưng không có hộ khẩu tại TP. Cạnh đó, trường mời giáo viên từng giảng dạy tại các trường như THPT Bùi Thị Xuân, Marie Curie đã về hưu trở lại trường làm công tác bồi dưỡng, dẫn dắt giáo viên trẻ.

Việc hình thành kỷ cương, nhân cách cho học sinh được trường đặt lên hàng đầu. Để đưa học sinh vào nề nếp, kỷ luật, nhà trường xây dựng một đội ngũ giám thị là bộ đội phục viên. Có thời điểm toàn trường có tới 11 giám thị. Hội đồng kỷ luật được lập ra là cầu nối tương tác giữa gia đình và nhà trường, tăng cường phối hợp giáo dục học sinh. 

Trường đã thành lập Ban cố vấn chuyên môn với sự góp mặt của nhiều GS.TS của ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sài Gòn... tuần nào cũng dự giờ góp ý chuyên môn, phương pháp giảng dạy, giáo án cho đội ngũ giáo viên ở hầu hết bộ môn. 

“Thời điểm đầu khi hình thành kỷ luật nề nếp học sinh cực kỳ khó. Mời phụ huynh đến trường nhưng phụ huynh không đến, phải nhờ công an, học sinh tìm giúp địa chỉ nhà, đến tận nhà kiếm học sinh. Trường tìm mọi nguồn để hỗ trợ học sinh đóng học phí. Thấy thầy cô kiên trì, chăm lo, đồng hành, phụ huynh từng bước hợp tác”, cô Tâm nhớ lại.

Bằng tình yêu thương, trái ngọt sau năm học đầu tiên, học sinh nhà trường từ chỗ thiếu ý thức học tập, thường xuyên đánh nhau, trốn học đã có nề nếp kỷ luật và ý thức, phụ huynh đã có niềm tin vào trường. Sau 3 năm, điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 của trường đã tăng vọt, ngang bằng với một số trường THPT tại Q.1. 

“Từng chút một, từng điều nhỏ nhặt được góp lại, chăm chút, vun bồi. Đội ngũ giáo viên khi đó thực sự đã dành hết tâm huyết, sức lực vào ngôi trường, yêu thương học sinh bằng sự kiên trì, đồng hành, thấu hiểu. Ngày đó, cứ sau mỗi buổi học, giáo viên đều ở lại trường để kèm thêm cho học sinh. Thứ bảy, chủ nhật cũng vào trường dò bài, phụ đạo miễn phí cho các em”, cô Tâm bày tỏ.

... Xây ngôi trường hạnh phúc 

Năm 2013, cô Tâm giữ vai trò Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh. Với sứ mệnh xây dựng một ngôi trường hạnh phúc, cô đặt ra phương châm mới cho nhà trường: “Đào tạo thế hệ công dân có nhân cách tốt, có đam mê trong học tập và tự chủ trong cuộc sống”, khép lại hành trình gần 10 năm hoàn thành sứ mệnh hình thành kỷ luật, nề nếp cho học sinh.

Cô Bùi Minh Tâm là một trong hai cán bộ quản lý tiêu biểu của TPHCM năm 2021 được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng bằng khen

Để kéo học sinh ra khỏi các tiệm game xung quanh trường, cô Tâm đã xây dựng hàng loạt các CLB từ học thuật, TDTT cho đến năng khiếu, nhiếp ảnh... Gần 15 CLB đã ra đời vào năm 2013, điều đặc biệt là tất cả đều do chính học sinh làm chủ nhiệm, xây dựng kế hoạch hoạt động. “Khi được thầy cô tin tưởng, trao quyền, trao cơ hội để khẳng định mình, theo đuổi đam mê, các em hào hứng. Không khí học tập vì thế cũng vui vẻ. Từ năm học này, trường cũng bắt đầu mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy. Ở nhiều môn học đã gắn kết cùng các hoạt động, sản phẩm của học sinh tạo ra trong CLB, hình thành các dự án học tập. Học sinh được học, được phát triển khả năng, năng lực thông qua vừa học vừa chơi”, cô Tâm hào hứng.

Hành trình xây dựng trường học hạnh phúc còn là quá trình tạo tâm thế đứng lớp nhẹ nhàng cho giáo viên. Với vai trò "thuyền trưởng", cô Tâm đã xây dựng môi trường kết nối, lắng nghe, tôn trọng, thầy cô được trao quyền và tạo môi trường để đổi mới. 

Môi trường hạnh phúc, kết nối đã trở thành sức mạnh đoàn kết để thầy và trò Trường THPT Lương Thế Vinh cùng nhau đi qua tâm dịch năm học 2021-2022. Giữa tâm dịch, Ban giám hiệu kết nối với từng giáo viên hỏi thăm động viên, từng giáo viên lại kết nối với mỗi học sinh, phụ huynh để theo sát, trò chuyện. Các hoạt động trực tuyến tạo sân chơi cho học sinh liên tiếp được tổ chức, các tiết học online đổi mới được diễn ra. Trong gian khó, tâm thế tích cực, niềm tin vào cuộc sống cứ thế được lan ra, rộng mãi...

Hình ảnh cô hiệu trưởng đi vào “vùng đỏ” trao thiết bị học trực tuyến cho từng học sinh khó khăn đầu năm học không chỉ là sự san sẻ, đồng cảm mà còn như một lời nhắn nhủ để mỗi học sinh cùng gia đình vượt qua những khó khăn trong dịch bệnh. Trên hết, đó là sự đồng hành, tình yêu thương của thầy cô với học sinh trong mọi hoàn cảnh. 

“Đi qua mùa dịch trong một năm học hết sức đặc biệt càng thấm thía hơn, những mất mát, sợ hãi sẽ được nâng đỡ, xoa dịu bằng tình yêu thương và quan tâm kịp thời. Học sinh được dạy về sự chấp nhận và thích nghi cùng tinh thần vượt khó. Tôi tự hào rằng, ở Lương Thế Vinh có thể không nhiều học trò giỏi nhưng ở đó có những học trò hạnh phúc, biết vươn lên ngay cả trong gian khó...”, cô Tâm xúc động. 

Én Bông

Video liên quan

Chủ đề