Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau

  • Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Ở dạng bài tập này, để bài thường cho một phản ứng có n chất (kể cả chất phản ứng và sản phẩm), trong đó đã biết (n – 1) chất. Yêu cầu xác định chất còn lại và hệ số còn thiếu.

Để xác định chất còn lại trong phản ứng cần nhớ: Trong phản ứng hóa học số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng.

Ví dụ: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ dấu hỏi trong phương trình hóa học sau:

?Cu + ? → 2CuO

Hướng dẫn:

- Vế phải có Cu và O nên chất còn thiếu ở vế trái phải là O2.

- Vế phải có 2 nguyên tử Cu nên để số nguyên tử Cu ở vế trái bằng số nguyên tử Cu ở vế phải thì hệ số của Cu ở vế trái là 2.

Vậy phương trình hóa học là: 2Cu + O2 → 2CuO.

Ví dụ 1: Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu ? trong phương trình hóa học sau:

a) Fe + ?HCl → FeCl2 + H2

b) CaO + ?HCl → CaCl2 + ?

Hướng dẫn giải:

a) Thấy vế phải có 2 nguyên tử Cl và 2 nguyên tử H, để số nguyên tử Cl và H ở hai vế bằng nhau cần thêm 2 vào trước phân tử HCl.

Vậy phương trình hóa học là:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b) Vế trái có Ca, H, Cl, O vậy chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa cả H và O. Vậy chất còn thiếu ở vế phải là H2O.

Vế phải có 2 nguyên tử Cl, vậy để số Cl ở hai vế bằng nhau cần thêm 2 vào trước HCl.

Vậy phương trình hóa học là:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Ví dụ 2: Cho sơ đồ của phản ứng như sau:

Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu

Xác định các chỉ số x, y và cân bằng phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

- Xác định các chỉ số x và y

Ta có Al có hóa trị III; nhóm (SO4) có hóa trị II

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III.x = II.y hay

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau

Chọn x = 2 thì y = 3.

- Cân bằng phương trình hóa học:

Thay x và y vào sơ đồ được:

Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Vế phải có 2 nguyên tử Al để số nguyên tử Al ở hai về bằng nhau thêm 2 vào trước Al

2Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Vế phải có 3 nhóm (SO4) để số nhóm (SO4) ở hai vế bằng nhau thêm 3 vào trước CuSO4.

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Thấy phải thêm tiếp 3 vào trước Cu ở vế trái để số nguyên tử Cu ở hai vế bằng nhau.

Vậy phương trình hóa học là:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Ví dụ 3: Cho sơ đồ phản ứng sau:

FeaOb + HCl → FeClc + H2O

Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

- Sắt có hóa trị III, vậy oxit của sắt là Fe2O3, muối sắt là FeCl3

⇒ a = 2; b = 3 và c = 3.

- Cân bằng phương trình:

Sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O

Vế trái có 2 nguyên tử Fe, để số nguyên tử Fe ở hai vế bằng nhau thêm 2 vào trước FeCl3.

Fe2O3 + HCl → 2FeCl3 + H2O

Khi đó vế phải có 6 nguyên tử Cl, để số Cl ở hai vế bằng nhau thêm 6 vào trước HCl.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O

Cuối cùng thêm 3 vào trước H2O để số nguyên tử H ở hai vế bằng nhau.

Vậy phương trình hóa học là:

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng: Fe + … → FeCl2 + H2. Chất còn thiếu trong sơ đồ trên là

A. Cl2.

B. Cl.

C. HCl.

D. Cl2O.

Hiển thị đáp án

Chọn C

Vế phải có chứa Fe, Cl, H do đó chất còn thiếu ở vế trái phải chứa cả H và Cl.

Vậy chất còn thiếu là HCl.

Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng: FeClx + Cl2 → FeCl3. Giá trị của x là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hiển thị đáp án

Chọn B

Do sắt có 2 hóa trị là II và III nên FeClx có thể là FeCl2 hoặc FeCl3

⇒ Loại đáp án A và D.

Do vế phải là FeCl3 nên vế trái không thể là FeCl3 ⇒ loại đáp án C

Câu 3: Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + aHCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.

Giá trị của a là

A. 4.

B. 6.

C. 8.

D. 10.

Hiển thị đáp án

Chọn C

Vế phải có 8 nguyên tử H, để số H ở hai vế bằng nhau cần thêm 8 vào trước HCl.

Vậy a = 8.

Câu 4: Có sơ đồ phản ứng hóa học:

Al + AgNO3 → Al(NO3)3 + Ag. Hệ số thích hợp trong phản ứng là

A. 1 : 2 : 3 : 4.

B. 2 : 3 : 2 : 5.

C. 2 : 4 : 3 : 1.

D.1 : 3 : 1 : 3.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Phương trình hóa học:

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag.

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau:

CaO + ? HNO3 → Ca(NO3)2 + ?

Hệ số trước HNO3 và chất còn thiếu trong sơ đồ phản ứng lần lượt là

A. 1 và H2O.

B. 2 và H2O.

C. 2 và HNO3.

D. 2 và NO2.

Hiển thị đáp án

Đáp án B

CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

Câu 6: Cho phương trình phản ứng hoá học sau: MnO2 + 4? → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Chất còn thiếu trong phương trình là

A. Cl2.

B. H2O.

C. HCl.

D. Cl2O.

Hiển thị đáp án

Đáp án C

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng sau:

K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + ?

Tỉ lệ số phân tử của các chất tham gia phản ứng là

A. 1 : 1.

B. 2 : 1.

C. 1 : 2.

D. 1 : 3.

Hiển thị đáp án

Phương trình hóa học:

K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2KCl

Tỉ lệ số phân tử K2CO3 : số phân tử CaCl2 là 1 : 1.

Câu 8: Hoà tan nhôm (Al) trong dung dịch axit sunfuric (H2SO4) thu được nhôm sunfat (Al2(SO4)3) và khí là

A. H2.

B. O2.

C. CO2.

D. H2O.

Hiển thị đáp án

Đáp án A

Khí là H2.

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.

Câu 9: Có sơ đồ phản ứng sau: Al + Fe3O4 → ? + Al2O3. Đơn chất còn thiếu trong sơ đồ và tổng hệ số các chất sản phẩm lần lượt là

A. Fe và 10.

B. Al và 11.

C. Fe và 12.

D. Fe và 13.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

8Al + 3Fe3O4

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau
9Fe + 4Al2O3

Tổng hệ số các chất sản phẩm là 9 + 4 = 13.

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Zn + ? → ZnCl2 + H2

Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là: 1 + 2 = 3.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau
Tính độ PH của dung dịch A (Hóa học - Lớp 11)

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau

1 trả lời

Tính VH thoát ra đktc (Hóa học - Lớp 9)

1 trả lời

Tính diện tích của mảnh vườn đó (Hóa học - Lớp 5)

1 trả lời

Cho các oxit sau (Hóa học - Lớp 9)

1 trả lời

Tính chất phân tử khối của các chất sau: (Hóa học - Lớp 8)

1 trả lời