Thiên hướng lãng mạn, gọi khác là xu hướng hay khuynh hướng tình cảm hoặc cảm xúc (tiếng Anh: Romantic Orientation, hay Affectional Orientation) là thuật ngữ dùng chỉ sự hấp dẫn về mặt tình cảm bởi người khác giới hoặc người cùng giới với mình hoặc nhiều giới hay không một giới nào một cách lâu dài. Thuật ngữ này được dùng thay thế cho và/hoặc song song với thuật ngữ xu hướng tình dục, và được dựa trên quan điểm rằng sự hấp dẫn tình dục chỉ là một thành phần đơn trong một tập hợp lớn hơn khác.[1] Ví dụ, mặc dù một người toàn tính có thể có được hấp dẫn tình dục với bất kể giới và giới tính nào, nhưng họ lại chỉ có được hấp dẫn tình cảm với phụ nữ mà thôi.

Đối với những người vô tính, xu hướng tình cảm thường được coi là thước đo sự hấp dẫn hữu ích hơn xu hướng tình dục.[2][3]

Xu hướng tình cảm loại bỏ yếu tố ham muốn tình dục mà giữ lại những cảm xúc mà một người hướng tới người khác. Nói cách khác, để xác định được xu hướng tính dục của một người, sẽ cần đặt hai câu hỏi "bạn muốn yêu ai, và bạn muốn quan hệ tình dục với ai", và đôi khi hai điều này là không đồng nhất với nhau. Trong trường hợp đó, xu hướng cảm xúc giải thích bằng việc đặt ra câu hỏi: "bạn muốn đi chung con đường với ai?" Điều này đặc biệt quan trọng với những người vô tính. Vì khi trả lời câu hỏi để tìm ra xu hướng tính dục, sẽ cho thấy họ không muốn quan hệ tình dục với ai cả, nhưng họ vẫn có những cảm xúc nhất định tới một số người, họ buộc phải lựa chọn liệu họ có phải là người vô tính thực sự (hoặc đồng tính thực sự, hoặc dị tính thực sự)?[4][5]

Xu hướng tình dục và xu hướng tình cảm của một người có thể đồng nhất với nhau hoặc không. Mối liên hệ giữa xu hướng tình dục và xu hướng tình cảm vẫn đang được tranh luận và chưa hoàn toàn được hiểu hết.[6][7]

Các xu hướng cảm xúc đều có xu hướng tình dục tương ứng như:

Heteroromantic (tạm dịch: Dị ái): thu hút lãng mạn đối với người khác giới.

Homoromantic (tạm dịch: Đồng ái): thu hút lãng mạn đối với người đồng giới.

Biromantic (tạm dịch: Song ái): thu hút lãng mạn đối với hai hay nhiều giới.

Polyromantic (tạm dịch: Đa ái): thu hút lãng mạn với nhiều hơn hai giới nhưng không phải tất cả.

Panromantic (tạm dịch: Toàn ái): thu hút lãng mạn với tất cả giới, trong đó giới không đóng vai trò quan trọng trong sự thu hút lãng mạn của họ.

Omniromantic: thu hút lãng mạn với tất cả giới, trong đó giới có đóng vai trò trong sự thu hút của họ.

Androromantic: thu hút lãng mạn với sự nam tính hoặc nam giới.

Gyneromantic: thu hút lãng mạn với sự nữ tính hoặc nữ giới.

Aromantic (tạm dịch: Vô ái): Không có cảm xúc lãng mạn với bất kì một ai.

Grayromantic (tạm dịch: Bán ái): thuật ngữ khái quát cho những người giữa có cảm xúc lãng mạn và không có cảm xúc lãng mạn. Đây cũng có thể là một xu hướng tình cảm chỉ những người có ít hấp dẫn dẫn tình cảm hay có được hấp dẫn ấy nhưng không thường xuyên.

Demiromantic (tạm dịch: Á ái): thu hút lãng mạn với người sau khi kết nối cảm xúc với đối phương được hình thành.

Frayromantic: thu hút lãng mạn với những người chưa có kết nối cảm xúc, nhưng khi đã xây dựng được sự kết nối ấy thì sự thu hút lãng mạn sẽ mất đi. Đây được coi là thiên hướng trái ngược với Demiromantic

Recipromantic: thu hút lãng mạn chỉ sau khi biết được người khác có tình cảm với mình.

Quoiromantic (hoặc WTFromantic hoặc Platoniromantic): không thể phân biệt được sự khác biệt giữa tình cảm lãng mạn và thuần khiết, hoặc không thể xác định thu hút lãng mạn, do đó không biết họ đã trải nghiệm nó hay không.

Requiesromantic: ít hoặc không thu hút lãng mạn do kiệt sức về tinh thần hay cảm xúc, có thể do kinh nghiệm xấu của sự lãng mạn trong quá khứ.

Cupioromantic: mong muốn một mối quan hệ lãng mạn mặc dù không phải trải qua thu hút lãng mạn.

Bellusromantic: chỉ muốn tham gia vào các hoạt động lãng mạn như hôn, ôm ấp,... nhưng không có được sự thu hút lãng mạn, và không muốn tham gia và một mối quan hệ lãng mạn

Akoiromantic (hoặc Lithromantic, hay Apromantic): thu hút lãng mạn mà mất dần hoặc biến mất khi được đáp lại.

Antiromantic: một người không quan tâm đến sự lãng mạn nào và không có mong muốn được ở bất kỳ mối quan hệ lãng mạn nào.

Idemromantic: vừa có những cảm giác lãng mạn và phi lãng mạn (VD: Tình bạn và tình yêu)

Abroromantic: người không gắn bản thân với một xu hướng tình cảm cố định cả đời mà có xu hướng tình cảm liên tục thay đổi. Ví dụ như một người có hôm thấy bản thân là người dị ái, hôm khác lại thấy mình là người đồng ái, khi thì thấy mình là vô ái,...

Do xu hướng tình dục và xu hướng cảm xúc có thể giống hoặc khác nhau, do vậy những người vô tính vẫn có thể thích nam hoặc nữ, những người đồng tính có thể thích những người khác giới, những người dị tính có thể thích những người đồng giới, nhưng họ hoàn toàn không có ham muốn tình dục với những đối tượng đó. Do vậy không nên nhầm lẫn giữa homoromantic asexual (đồng ái vô tính) với homosexual (đồng tính), biromantic homosexual (song ái đồng tính) với bisexual (song tính).

Sự tách biệt giữa xu hướng tình dục và xu hướng tình cảm vẫn chưa được hoàn toàn công nhận, cũng như chưa được nghiên cứu kĩ càng.[8] Thông thường, thuật ngữ xu hướng tính dục sẽ được dùng để mô tả cả hấp dẫn tình cảm lẫn hấp dẫn tình dục.[7][8] Sự nghiên cứu về mối liên hệ giữa xu hướng tình dục và xu hướng tình cảm vẫn còn nhiều hạn chế. Sự thách thức trong việc thu thập thông tin là bởi vì những người tham dự thường gặp rắc rối trong việc nhận biết hay phân biệt sự hấp dẫn tình dục và hấp dẫn tình cảm.[7][9][10] Nhiều người vô tính có thể không hoặc ít có hấp dẫn tình dục (xem thêm bán vô tính luyến ái); tuy nhiên, họ vẫn có thể cảm nhận được hấp dẫn tình cảm.[11][12] Lisa M. Diamond khẳng định rằng đối tượng mà một người bị thu hút về mặt tình cảm có thể khác so với đối tượng mà người ấy bị thu hút về mặt tình dục.[6] Mặc dù nghiên cứu về những đối tượng có xu hướng tình cảm và xu hướng tình dục không đồng nhất còn nhiều hạn chế, cũng được biết tới là xuyên tính dục (tiếng Anh: cross orientation), khả năng sự hấp dẫn của một người có thể trở nên linh hoạt và đa dạng đang dần được công nhận.[13][14]

Một đặc điểm của người vô ái đó chính là: mặc dù họ không có hấp dẫn tình cảm với bất kì ai, họ vẫn có thể thích thú với tình dục.[15] Một người vô ái không nhất thiết phải là những người không có cảm giác yêu. Ví dụ như một người vẫn có thể cảm nhận được tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, hay cảm nhận được tình cảm thuần khiết giữa những người bạn với nhau.[16] Những người nhận dạng bản thân là vô ái thường gặp rắc rối trong việc phân biệt tình cảm giữa những người trong gia đình và tình bạn với tình cảm đối với người mình yêu.[17][18][19]

Nhiều người vô ái cũng là người vô tính,[20] tuy nhiên thuật ngữ này cũng có thể được dùng sánh đôi với nhiều xu hướng tình dục khác, như là song tính vô ái (bisexual aromantic), đồng tính vô ái (homosexual aromantic), dị tính vô ái (heterosexual aromantic), toàn tính vô ái (pansexual aromantic),...[21] Đây là bởi vì vô ái được dùng để chỉ hấp dẫn tình cảm thay vì hấp dẫn tình dục hay ham muốn tình dục.[22]

Một số xuất bản phẩm cho rằng bởi vì tình trạng thiếu hụt trong sự hiện diện của người vô tính lẫn vô ái trong truyền thông[23] cũng như trong nghiên cứu[24] thường khiến họ bị hiểu nhầm trong cuộc sống.[25] Người vô ái thường phải đối diện với những sự kì thị và thường bị rập khuôn rằng họ là những người thấy ghê sợ với sự thân mật, vô cảm, hay chỉ đang tự lừa dối mình mà thôi.[20][26] Amatonormativity (tạm dịch: Định chuẩn tình yêu lãng mạn) là một quan niệm nâng tầm quan trọng của các mối quan hệ lãng mạn vượt lên các mối quan hệ không bao gồm sự lãng mạn khác. Quan niệm này được cho rằng có mang tính gây hại tới những người vô ái.[27]

Amatonormativity là một thuật ngữ do giáo sư triết học Elizabeth Brake của Đại học bang Arizona đặt ra để nói về sự quy chụp của xã hội lên mối quan hệ tình cảm lãng mạn. Elizabeth Brake mô tả thuật ngữ này là áp lực hoặc mong muốn về chế độ một bạn đời, sự lãng mạn và / hoặc hôn nhân. Điều này làm cho những người vô tính, vô ái, và / hoặc không muốn có mối quan hệ vợ chồng trở thành những kẻ kỳ quặc trong xã hội.[28]

Đối nghịch với vô ái chính là hữu ái (tiếng Anh: alloromanticism), trạng thái của một người có trải nghiệm với tình yêu lãng mạn hay sự hấp dẫn tình cảm đối với người khác.[29] Thuật ngữ viết gọn lại của vô ái (aromantic) là aro.[20] Kí tự "A" trong từ mở rộng của LGBT là LGBTQIA+ đại diện cho vô tính (asexuality), vô ái (aromanticism) và vô giới (agender).[30][31][32]

Thông tin tác giả :

  • Bút danh: Nguyễn Thị Lan

  • Ngày sinh: 2/6/1980

  • Chức vụ: Nhà văn của NewThang

  • Số điện thoại: +84910970996

  • Quê quán: Tuyên Quang

  • Sở thích: cho ăn và quan sát các loài chim địa phương, Tem hoặc Xu, thể thao dưới nước, Thử thách xô nước đá, cuộc đua

  • Giới thiệu về bản thân: Mình là Nguyễn Thị Lan, mình là một nguời dễ thương, thích chơi guitar, thích chơi piano, mình rất yêu thích nghề viết và muốn chia sẻ kiến thức và sự hiểu biết của mình cho các bạn. Mình xin gợi ý một số bài viết liên quan như: hợp âm a7 , hợp âm a7 ukulele , hợp âm ao lua ha dong , hop am ấp úng , hợp âm bác đang cùng chúng cháu hành quân , hợp âm bài aline , hợp âm bài abc song , hop am bai 1 con vit , hợp âm áo cưới màu hoa cà , hợp âm bài bé ơi ngủ đi ,