Hướng dẫn ban đại diện cha mẹ học sinh lớp

Lớp 1/2, Trường tiểu học Hồng Hà, Q.Bình Thạnh, TP.HCM vừa bị phản ánh thu chi quỹ phụ huynh đầu năm hơn 310 triệu đồng, trong đó có hơn 225 triệu đồng để sửa chữa lớp học

Đ.Q

Hôm nay (27.9), Phòng GD-ĐT Q.Tân Bình, TP.HCM ban hành công văn số 1649 về hướng dẫn vận động, quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55 năm 2011 của Bộ GD-ĐT.

Công văn này gửi tới tất cả các hiệu trưởng, trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn quận. Phòng GD-ĐT Q.Tân Bình có động thái này trong bối cảnh một số trường ở các địa phương trên cả nước bị phản ánh thu chi nhiều khoản tiền khiến phụ huynh khóc ròng.

Phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ

Căn cứ Thông tư số 55 năm 2011 về ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, Phòng GD-ĐT Q.Tân Bình đưa ra hướng dẫn cho các cơ sở giáo dục.

Thứ nhất, đối với việc vận động, xây dựng quỹ hoạt động ban đại diện cha mẹ học sinh, thực hiện theo điểm a, điểm b, khoản 1 Điều 10 Thông tư 55:

  • Kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho ban đại diện cha mẹ học sinh lớp;
  • Kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho ban đại diện học sinh trường.

Hướng dẫn ban đại diện cha mẹ học sinh lớp

"Không được quyên góp của người học, gia đình người học các khoản mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường...", theo Thông tư 55

NHẬT THỊNH

Thứ hai, về nguyên tắc thu và các quy định khác có liên quan, cần thực hiện theo khoản 3, khoản 4 Điều 10 Thông tư 55. Các nội dung này quy định rõ:

"Việc thu, chi kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ: Sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh".

Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản sau:

  • Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện;
  • Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường, trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh, vệ sinh lớp học, vệ sinh trường, khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới xây công trình của nhà trường".
  • 1080p
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • auto

Quỹ lớp 300 triệu ‘bốc hơi’ gần hết trong 1 tháng Phụ huynh té ngửa khi xem bảng thu chi

00:03:34

Quỹ lớp 300 triệu ‘bốc hơi’ gần hết trong 1 tháng: Phụ huynh 'té ngửa' khi xem bảng thu chi

  • Quản lý quỹ hoạt động ban đại diện cha mẹ học sinh như thế nào?Theo điểm a, điểm b, khoản 2 Điều 10 Thông tư 55 năm 2011, Bộ GD-ĐT quy định như sau:

    Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến.

    Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.

    Trước đó, giữa tháng 9, Phòng GĐ-ĐT Q.Tân Bình, TP.HCM cũng có hướng dẫn tới các hiệu trưởng mầm non, tiểu học, THCS về quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ theo Thông tư số 16 năm 2018 của Bộ GD-ĐT. Hôm nay, 27.9, Phó trưởng phòng GD-ĐT Q.Tân Bình, ông Phan Văn Quang tiếp tục đề nghị hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn quận thực hiện nghiêm Thông tư 55 liên quan quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh và Thông tư 16 về vận động tài trợ trong trường học.

    Nhiều người cho rằng nên giải tán ban đại diện cha mẹ học sinh bởi một số hiệu trưởng đang "mượn tay" ban đại diện để vận động đại trà phụ huynh đóng góp các khoản "tự nguyện" và dĩ nhiên những trường hợp như vậy đang làm trái với những văn bản hiện hành.

    Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo vệ quyền lợi học sinh

    Điều 5 Thông tư 55 năm 2011 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn nhiệm vụ, quyền của trưởng ban và các thành viên ban đại diện cha mẹ học sinh lớp như sau: "Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học; chuẩn bị các cuộc họp của ban đại diện cha mẹ học sinh và cuộc họp cha mẹ học sinh, tổ chức việc thu thập nguyện vọng và kiến nghị của cha mẹ học sinh".

    Hướng dẫn ban đại diện cha mẹ học sinh lớp

    Theo đó, quyền của trưởng ban ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cũng được quy định rõ: "Phân công nhiệm vụ cụ thể cho phó trưởng ban và các thành viên, chủ trì các cuộc họp của ban đại diện cha mẹ học sinh, thay mặt ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp về hoạt động của cha mẹ học sinh, phản ánh ý kiến của cha mẹ học sinh về chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học; cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp xem xét, đề nghị tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật đối với học sinh của lớp".

    Như vậy, về cơ bản, chức năng của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp không phải là đứng ra vận động những khoản tiền mà Bộ GD-ĐT không cho phép. Việc vận động phụ huynh đóng theo kiểu cào bằng lại càng sai, gây ra những bức xúc cho người trong cuộc và phản cảm cho xã hội.

    Bên cạnh đó, một số trường học còn có chuyện ban đại diện cha mẹ học sinh chi tiền quà, tiền "chăm cô" cho giáo viên và cán bộ nhân viên nhà trường càng khiến cho xã hội hoài nghi về ban đại diện cha mẹ học sinh.

    Chính vì thế, ban đại diện cha mẹ học sinh phải hiểu luật và phải là những người đại diện cho số đông phụ huynh.

    Thực ra, nếu giải tán ban đại diện cha mẹ học sinh thì dễ vô cùng nhưng giữ được và làm đúng chức năng, phát huy được vai trò thì càng trân quý hơn vì thực tế nhiều trường học đang rất cần sự hỗ trợ từ những bậc cha mẹ học sinh trong nhà trường.

    Vấn đề là những người được bầu vào ban đại diện cha mẹ học sinh có đủ dũng khí để lên tiếng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho con em mình và nói không với tình trạng lạm thu hay không. Việc một số trường học được báo chí phản ánh đã làm mất đi niềm tin của nhiều phụ huynh trong các lớp học này, nhất là những phụ huynh nghèo khi gánh nặng tiền trường đè lên vai của họ quá lớn.

    Hướng dẫn ban đại diện cha mẹ học sinh lớp

    Ban đại diện cha mẹ học sinh cần có đủ dũng khí để lên tiếng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho con em mình và nói không với tình trạng lạm thu đầu năm học

    ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

    Không khó để giải tán ban đại diện cha mẹ học sinh

    Giải tán ban đại diện cha mẹ học sinh không khó, bởi thực tế nhiều phụ huynh rất ngại khi được giới thiệu và bầu vào ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường học vì họ đang "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Phụ huynh được bầu vào ban đại diện cha mẹ học sinh lớp hay trường đều là những người làm việc không công và đôi lúc rất mất thời gian vào công việc của lớp, của trường.

    Dù vậy, thực tế cho thấy, các thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh thường hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm và nhà trường rất nhiều, đặc biệt là những khu vực khó khăn ở thời điểm đầu năm học.

    Ở những vùng điều kiện kinh tế còn khó khăn, tỷ lệ học sinh bỏ học ở các nhà trường thường rất cao. Đầu năm học, nhà trường sẽ phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương đi đến từng nhà học sinh có nguy cơ bỏ học để vận động phụ huynh cho con em mình đến trường.

    Thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh thường là người dân địa phương, hàng xóm hay anh em của phụ huynh có con đang có nguy cơ bỏ học nên dễ nói chuyện và thuyết phục hơn thầy cô giáo. Với sự hỗ trợ từ ban đại diện cha mẹ học sinh, nhiều trường hợp học sinh bỏ học đã trở lại trường.

    Chưa kể, ban đại diện cha mẹ học sinh đứng ra vận động nhà hảo tâm để giúp đỡ học sinh nghèo từ những chiếc xe đạp, quần áo, cặp sách, đồ dùng học tập… vì trường nào cũng có rất nhiều học sinh khó khăn.

    Hướng dẫn ban đại diện cha mẹ học sinh lớp

    Giữ ban đại diện cha mẹ học sinh cũng là một việc làm hữu ích. Bởi lẽ các thành viên ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ giáo viên và nhà trường rất nhiều

    ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

    Vì thế, giữ ban đại diện cha mẹ học sinh cũng là một việc làm hữu ích cho học sinh, phụ huynh với điều kiện, ban đại diện cha mẹ học sinh không phải là "cánh tay nối dài" cho hiệu trưởng, đứng ra vận động những khoản tiền sai quy định như một số trường học đã được báo chí phản ánh thời gian qua.

    Tuy nhiên, muốn phát huy được vai trò, trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ học sinh, điều đầu tiên là trong buổi họp phụ huynh đầu năm, các lớp mạnh dạn giới thiệu những người có đầy đủ phẩm chất, năng lực, am hiểu về chính sách giáo dục và có chính kiến rõ ràng. Nếu nhà trường giới thiệu trước, phụ huynh khác có thể lên tiếng hoặc không đồng ý khi biểu quyết.

    Thực ra, nếu giải tán ban đại diện cha mẹ học sinh thì dễ vô cùng nhưng giữ được và làm đúng chức năng, phát huy được vai trò thì càng trân quý hơn vì thực tế nhiều trường học đang rất cần sự hỗ trợ từ những bậc cha mẹ học sinh trong nhà trường.

    Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần xử lý nghiêm ban giám hiệu nhà trường nếu để xảy ra tình trạng lạm thu trong đơn vị mình quản lý. Suy cho cùng, ở trường hợp này, ban đại diện cha mẹ học sinh một số nhà trường đang bị hiệu trưởng lợi dụng.

    Nếu lập lại quy củ, làm đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ theo hướng dẫn của Thông tư 55 năm 2011 của Bộ GD-ĐT thì việc duy trì ban đại diện cha mẹ học sinh vẫn là điều hữu ích, cần thiết. Bởi lẽ, cho dù trong hoàn cảnh nào, các trường học luôn cần sự phối với hợp với phụ huynh trong nhiều công việc chứ không đơn giản chỉ là vấn đề tiền bạc như một số trường đang làm.

    Quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh dùng để làm gì?

    - Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.

    Ban đại diện cha mẹ học sinh do ai quyết định?

    Ban đại diện cha mẹ trẻ em được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.

    Quy lớp là gì?

    Khi phụ huynh ủng hộ được một khoản, tùy theo quy định của Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp (thực chất là quy định của hiệu trưởng) về % sẽ nộp về trường. Phần còn lại, để ở lớp nên gọi là quỹ lớp.

    Hội phụ huynh để làm gì?

    Quyền của Hội trưởng Hội phụ huynh lớp: - Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp về hoạt động của cha mẹ học sinh, phản ánh ý kiến của cha mẹ học sinh về chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học; - Cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp xem xét, đề nghị tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật đối với học sinh của lớp.