Hướng dẫn cách chơi chim chào mào

Hiện nay, nhu cầu nuôi chào mào làm cảnh đang rất phát triển. Người nuôi chim chào mào luôn chú trọng đến việc nuôi chim sao để chim siêng hót, hót hay, phát triển khỏe mạnh, cơ thể đẹp. Để nuôi được một chú chim phát triển khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ kỹ thuật nuôi chim chào mào từ lúc chọn chim, thuần hóa đến khâu chăm sóc, dinh dưỡng,... Nếu bạn là người lần đầu nuôi chim và đang tìm những thông tin bổ ích về cách nuôi chim thì hãy tham khảo những thông tin được cập nhật trong bài viết sau đây nhé!

1. Mách bạn cách chọn chim chào mào siêng hót

Đối với những người đã nuôi chim lâu năm, họ sẽ dễ dàng phân biệt được chú chim chào mào nào siêng hót, giọng khỏe. Tuy nhiên, đối với những người mới chơi chim thì việc lựa chọn được một chú chim khỏe mạnh, hót hay khá khó khăn. Để chọn được một chú chim chào mào siêng hót, hót hay bạn có thể dựa vào các đặc điểm:

+ Đầu và mào chim: Nên chọn những chú chim có đầu to, gốc mào dày. Đây là những chú chim chào mào khỏe, có sức sống dẻo dai và thi đấu tốt.

+Mỏ chim: là một trong những đặc điểm quan trọng giúp bạn phân biệt được chào mào có hót tốt hay không. nên chọn những chú chim có miệng rộng, mỏ ngắn và mỏng. Những chú chim có đặc điểm này thường sẽ rất siêng hót, hót to, giọng hót gắt và có uy lực.

+ Tách chim chào mào: Tách chim là điểm nhấn quan trọng trên cơ thể chim chào mào. Tách chim càng to, dữ tợn càng khiến cho chào mào có uy. Khi mua chào mào, bạn cần chú ý lựa chim có tách chim to lớn và xệ.

+ Chân chim: Những chú chim có cặp chân cao, to chứng tỏ chúng nhanh nhẹn, ưa bay nhảy. Điều này cho thấy đây là chú chim khỏe mạnh, có khả năng thi đấu.

+ Hầu và yếm chim: Hầu chim là phần từ gốc mỏ đến cổ chim. Khi chọn chim chào mào, bạn nên chọn những chú chim có phần hầu to, chúng thường có giọng hót tốt. Ngược lại những chú chim có phần hầu nhỏ thường có giọng hót nhỏ, đanh nhưng khá vang. Phần hầu còn góp phần tạo nên nét thẩm mỹ cho ngoại hình của chim. Hầu chim to trông chim oai vệ, dũng mãnh cho chú chim.

+ Tỷ lệ cơ thể của chim: Nên chọn chim chào mào có phần cơ thể thon và dài. Điều này cho thấy chào mào linh hoạt, nhanh nhẹn. Đồng thời, nên chọn chim chào mào có bộ lông ôm lấy thân hình, lông không xù mà có độ mềm mượt.

Hướng dẫn cách chơi chim chào mào

Nên chọn chim chào mào có phần miệng rộng, mỏ ngắn và mỏng (Ảnh: Sưu tầm)

2. Hướng dẫn cách thuần chim chào mào

Khi bẫy được chim chào mào hay mua chim bên ngoài về nuôi. Đầu tiên, bạn cần tập cho chim làm quen với môi trường mới. Trước tiên, bạn cần làm cho chim quen với lồng chim. Đây chính là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình nuôi chim đòi hỏi người nuôi phải thật khéo léo và kiên nhẫn.

Giai đoạn làm quen với lồng chim thường mất từ 2 -3 tháng tùy từng chú chim chào mào. Để chim làm quen với lồng, khi cho chim vào lồng, bạn cần trùm kín lồng chim và chừa một khe hở nhỏ. Hạn chế việc di chuyển lồng chim cũng như việc tiếp xúc với chim, tác động lên lồng chim nhằm làm cho chim quen với nơi ở mới, quen với việc ở trong lồng. Bạn mở dần áo lồng từ từ để chim quen. Khi chim quen hoàn toàn với môi trường mới, bạn có thể mở áo lồng ra.

Sau khi chim đã quen với việc nhốt trong lồng, bạn bắt đầu tập cho chim làm quen với môi trường mới. Bạn tiến hành treo lồng chim ở nhiều chỗ khác nhau để chim thích ứng dần. Giai đoạn này, bạn cũng cần tiếp xúc nhiều với chim, trò chuyện, tương tác với chúng, cho chúng ăn. Khi ăn, bạn dùng que gỗ nhỏ đút cho chim từng miếng nhỏ. Khi chim ăn hết hoàn toàn mới thêm thức ăn vào để chim làm quen và và nhận biết mặt chủ. Điều này, giúp chim quen, gần gũi với người nuôi và giúp người nuôi dễ dàng thuần hóa chúng.

Hướng dẫn cách chơi chim chào mào

Cần có thời gian để chim làm quen với môi trường mới (Ảnh: Sưu tầm)

3. Kỹ thuật nuôi chim chào mào chi tiết

3.1. Thức ăn và chế độ dinh dưỡng cho chim chào mào

Trong tự nhiên, chim chào mào thường ăn trái cây chín, các loại côn trùng. Khi nuôi chim, ngoài những thức ăn trên, bạn còn có thể cho chim ăn thêm cám chuyên dụng dành cho chim được bán ở các cửa hàng chim cảnh. Các loại thức ăn chim có thể ăn bao gồm: cám, các loại trái cây chín như chuối, cam, cà chua, đu đủ,... Ngoài ra, còn bổ sung thêm các loại thực phẩm tanh như cào cào, châu chấu, sâu quy cho chim.

Chế độ dinh dưỡng cho chim chào mào ở mỗi giai đoạn phát triển, chào mào cần có một chế độ ăn phù hợp. Ở giai đoạn chim non, bạn nên cho chim ăn các loại thức ăn mềm như cám chuyên dùng cho chim non, các loại trái cây mọng nước như cà chua, nho,... Giai đoạn căng lửa, người nuôi cần bổ sung các loại thức ăn kích lửa cho chim như cám chuyên dụng, khoai ráy, sâu quy,.. Ở giai đoạn thay lông, bạn cần cho chim ăn các loại trái cây như đu đủ, cà chua để tăng sắc tố cho lông, giúp lông thay mới được dày, mềm mượt. Đồng thời, giai đoạn này bạn cũng cần bổ sung thức ăn giàu đạm, vitamin như các loại trái cây, sâu, cám để cơ thể chim phục hồi nhanh chóng, khỏe mạnh.

Để tìm hiểu rõ hơn chế độ dinh dưỡng cho chim chào mào qua từng giai đoạn phát triển, bạn có thể tham khảo bài viết chế độ dinh dưỡng cho chim chào mào tại đây.

Hướng dẫn cách chơi chim chào mào

Chào mào thích ăn các loại trái cây chín (Ảnh: Sưu tầm)

3. 2 Chế độ chăm sóc cho chim chào mào

  • Tắm nắng cho chim chào mào

Người nuôi chim nên cho chim tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng. Thời điểm tắm nắng tốt nhất là từ 8 - 10 giờ sáng hàng ngày. Vào những ngày trời nắng gắt, bạn chỉ cần cho chim tắm nắng khoảng 30 phút.

  • Tắm nước cho chim chào mào:

Khi tắm cho chim chào mào, bạn nên tắm vào khoảng thời gian từ 12 - 15 giờ. Thời điểm này thời tiết nóng, có nắng rất thích hợp để chào mào tắm nước. Nên cho chim phơi nắng 5 phút trước khi tắm. Sau khi tắm xong, cần đợi cho lông chim khô ráo rồi mới trùm lông chim để tránh trường hợp lông chim bị ướt khiến chim bị cảm lạnh.

  • Tập lực cho chim chào mào:

Tập lực cho chim chào mào chính là giúp cho chim vận động để tăng sự dẻo dai, bền sức. Điều này giúp cho chúng có một thân hình khỏe mạnh, đẹp, lông gọn đẹp, chân khỏe mạnh.

Đối với việc tập lực cho chim, bạn có thể dùng lồng đứng hoặc lồng ngang để tập. Với lồng ngang, bạn có thể luyện tập cho chim bằng cách cho chim bay qua cầu bên kia, rồi lùa chim bay về lại. Lúc đầu thường chim không quen, không đáp chân xuống cầu mà bám vào lồng chim nhưng tập dần chim sẽ quen. Với lồng đứng thì bạn cần một cóng nước uống ở dưới, một cóng thức ăn ở trên để chim tự bay lên bay xuống.

Hướng dẫn cách chơi chim chào mào

Bạn có thể tập lực cho chim bằng lồng dọc (Ảnh: Sưu tầm)

Bạn nên tập đều cho chim vào các ngày trong tuần hoặc 1 tuần 3 lần, thời gian luyện tập phù hợp là khoảng 2 -3 tiếng. Có thể cho chim vừa phơi nắng vừa tập lực. Ngày đầu, cho chim tập ít, rồi tăng dần để chim làm quen.

Nên tập lực cho chim bằng lồng đứng sẽ hiệu quả hơn lồng ngang. Vì tập lồng đứng chim sẽ vận động cả thân hình, chân và cánh. Còn lồng ngang thì chim chỉ tập luyện được mỗi chân.

  • Tập giọng cho chim tại nhà

Để tập giọng cho chim, bạn có thể tải tiếng chim chào mào trên mạng về điện thoại và mở cho chúng nghe. Nghe nhiều, chim sẽ quen dần và sẽ hót theo. Ngoài ra, bạn cũng có thể mượn một chú chim có giọng hót hay để chim nghe và tập theo. Đây là những cách đơn giản nhưng hiệu quả để tập giọng cho chim tại nhà.

Bài viết vừa cập nhật đến bạn kỹ thuật nuôi chim chào mào chi tiết. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nuôi được một chú chào mào đẹp, khỏe, hót hay.

Chim chào mào thích ăn gì nhất?

Nguồn thức ăn tươi sống nên sử dụng: các loại sâu gạo, sâu non, cào cào, châu chấu, dế, các loại giun đất, giun quế,… Nguồn thức ăn tươi sống không nên sử dụng: Các loại thịt tươi sống như thịt heo, thịt bò, thịt gà và các loại hải sản, cá, tôm.

Nên phơi nắng chim chào mào bao lâu?

Chế độ tắm cho chào mào dễ lên lửa Việc tắm nắng sẽ giúp chim được ôm lông, lông mượt mà và loại bỏ được những loại vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh. Thời gian tắm nắng phù hợp nhất là từ 7-9 giờ.

Chim chào mào thay lông trong bao lâu?

Quá trình thay lông của chào mào thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng.

Cho chim chào mào ăn cám gì là tốt nhất?

2Top 5 loại cám Chào Mào tốt nhất hiện nay.

2.1 Cám Chào Mào Hiển Bảo Khánh..

2.2 Cám Chào Mào Nhất Long..

2.3 Cám Chào Mào Thúy Tuấn..

2.4 Cám Chào Mào Khánh Long – Vương Việt Anh..

2.5 Cám Chào Mào Thắng Mẹo..