Hướng dẫn làm bảo hiểm xã hội

Sau đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên mới, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục một cách đơn giản và nhanh chóng.

1. Hồ sơ đăng ký đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên mới

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nếu ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thì người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Căn cứ Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2019 và hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH, hồ sơ đăng ký đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên mới bao gồm các loại giấy tờ sau:

- Các loại giấy tờ do người lao động chuẩn bị:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì nộp bổ sung Giấy tờ chứng minh để được ghi nhận mức hưởng cao hơn.

- Các loại giấy tờ do người sử dụng lao động chuẩn bị:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
  • Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT).
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

Doanh nghiệp và người lao động chỉ cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn người lao động kê khai thông tin và hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ.

Hướng dẫn làm bảo hiểm xã hội
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm gồm giấy tờ gì? (Ảnh minh họa)

2. Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên mới

Căn cứ Chương IV Quyết định 595/QĐ-BHXH và hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH, thủ tục đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên mới được thực hiện như sau:

Bước 1: Người lao động và doanh nghiệp phối hợp với nhau để hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Hình thức nộp hồ sơ:

- Qua bưu điện.

- Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.

- Nộp online qua Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN.

Bước 3: Doanh nghiệp đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 4: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm và thẻ bảo hiểm y tế.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày.

Lệ phí: Không mất phí đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.

Hình thức cấp sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế: Theo hình thức đăng ký mà doanh nghiệp đăng ký.

Hướng dẫn làm bảo hiểm xã hội
Hướng dẫn thủ tục đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên mới (Ảnh minh họa)

3. Thời hạn làm thủ tục đóng bảo hiểm cho nhân viên mới

Căn cứ khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng.

Như vậy, thời hạn làm thủ tục đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên mới là 30 ngày. Thời gian này tính theo ngày bình thường, tức bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Trường hợp không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng người lao động vào làm, người sử dụng lao động sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

- Người sử dụng lao động là cá nhân: Bị phạt tiền từ 02 đến 04 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

- Người sử dụng lao động là tổ chức: Bị phạt tiền từ 04 đến 08 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

+ Qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện từ đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích;

+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Người lao động nhận kết quả giải quyết, gồm:

- Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký (Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử);

- Tiền trợ cấp:

+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân;

+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn làm bảo hiểm xã hội

Thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội 1 lần cho người lao động 2023? Mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động (Mẫu 14-HSB)? (Hình từ internet)

Hồ sơ đề nghị thanh toán bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:

- Sổ bảo hiểm xã hội.

- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

- Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

- Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

- Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

- Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

- Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.

- Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Bảo hiểm xã hội một lần
...
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội."

Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được xác định dựa trên số năm đã đóng bảo hiểm xã hội và được cách tính quy đổi số tiền được thực hiện quy định nêu trên.

Mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động?

Căn cứ Mẫu số 14-HSB Ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 của BHXH Việt Nam quy định mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động theo như sau:

Hướng dẫn làm bảo hiểm xã hội

Tải đầy đủ mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động: Tại đây.

Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

- Ghi đầy đủ họ và tên của người hưởng;

- Ghi số điện thoại. Trường hợp NLĐ không có điện thoại thì có thể ghi số điện thoại của người thân khi cần liên lạc kèm theo họ và tên, mối quan hệ với người đó;

- Ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang cư trú của người có yêu cầu giải quyết: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố; trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác làm đơn và thủ tục thì ghi địa chỉ của người được ủy quyền;

- Trường hợp người được ủy quyền là người làm đơn thì ghi rõ: “Tôi là .... được ủy quyền làm đơn” còn không thì để trống. Ví dụ: Tôi là Nguyễn Văn A được ủy quyền làm đơn”; đồng thời nộp kèm theo Giấy ủy quyền.

- Đánh dấu vào nội dung yêu cầu giải quyết và ghi cụ thể các thông tin.

- Trường hợp nộp hồ sơ chậm hơn so với thời điểm hưởng lương hưu hoặc bị mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ thì bổ sung giải trình trong thời gian nộp hồ sơ chậm có xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc chấp hành hình phạt tù giam không (nếu có thì ghi cụ thể thời gian xuất cảnh trái phép, bị tuyên bố mất tích hoặc thời gian chấp hành hình phạt tù giam) hoặc nêu rõ mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ và cam kết chịu trách nhiệm về nội dung giải trình.

- Trường hợp có yêu cầu khác thì ghi rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến yêu cầu giải quyết, ví dụ: Trường hợp không thống nhất thông tin về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh nhân dân /hộ chiếu/căn cước công dân và hồ sơ hưởng, chờ hưởng BHXH thì ghi rõ không thống nhất về thông tin gì kèm theo bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu căn cước công dân.

- Địa chỉ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, nơi cư trú mới di chuyển đến: Ghi rõ số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố. Trường hợp đã xác định được điểm chi trả tại nơi đề nghị nhận thì ghi rõ.

- Đánh dấu vào các ô tương ứng để chọn hình thức nhận tiền lương hưu, trợ cấp.

Nếu nhận trợ cấp một lần bằng tiền mặt thì đánh dấu tiếp để chọn nơi nhận là tại cơ quan BHXH hay thông qua tổ chức dịch vụ BHXH; nếu nhận thông qua tài khoản ATM thì ghi bổ sung số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.

- Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH có yêu cầu nhận BHXH một lần thì ghi rõ: Tôi cam kết trong thời gian 12 tháng kể từ ngày nghỉ việc hoặc trong thời gian 12 tháng kể từ ngày dừng đóng BHXH tự nguyện tôi không tiếp tục đóng BHXH và chịu trách nhiệm về nội dung cam kết.

Làm bao lâu mới được hưởng bảo hiểm xã hội?

Theo Nghị quyết 93/2015/QH13 và Điểm b, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP người lao động tham gia BHXH bắt buộc được lãnh bảo hiểm xã hội sau 1 năm nghỉ việc kể từ thời điểm chấm dứt đóng BHXH và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm.

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng như sau: Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.

Làm sao biết mình có 2 sổ bảo hiểm xã hội?

File đính kèm: Câu trả lời: Bạn muốn tra cứu mã số (số sổ) BHXH của mình, mời bạn vui lòng truy cập đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx Điền thông tin vào các ô: Tỉnh/TP; Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; sau đó tích vào ô “ Tôi không phải là người máy” rồi xem kết quả.

Bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu tiền?

- Tiền BHXH 1 lần tối đa = 2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. - Thời gian đóng BHXH tính hưởng BHXH 1 lần được tính theo năm. Trường hợp thời gian đóng lẻ tháng được xác định như sau: + Thời gian đóng có tháng lẻ thì từ 01 - 06 tháng thì tính là ½ năm, lẻ từ 07 - 11 tháng thì tính là 01 năm.