Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Sự phát triển trong mối quan hệ đa phương về giáo dục giữa Việt Nam và các quốc gia khác mang đến nhiều cơ hội du học cho thế hệ trẻ Việt Nam. Xu hướng đó cũng làm dấy lên những thảo luận sôi nổi về việc “ở lại nơi du học” hay “trở về Việt Nam” trong cộng đồng du học sinh và cả xã hội. Hội thảo do Hội Nghiên cứu sinh và Học giả Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEFFA) và Đại học Fulbright Việt Nam tổ chức tại Hoa Kỳ, từ ngày 19 đến 21/08/2022 vừa qua đã đưa chủ đề này vào thảo luận một cách cởi mở.

Muôn ngả trở về

Tham dự buổi trò chuyện, những cá nhân đã và đang học tập và nghiên cứu tại Hoa Kỳ theo hình thức học bổng cùng những nhà giáo dục tiến bộ đã chân thành chia sẻ về những lưỡng lự nếu trở về Việt Nam vào thời điểm hoài bão và cơ hội phát triển ở Hoa Kỳ còn rộng mở. Đều mong muốn phát triển Việt Nam, thế nhưng họ không thể không cân nhắc đến những hạn chế khi trở về nước như: cơ hội phát triển một số ngành đặc thù không phù hợp với thị trường nước nhà, hướng phát triển học thuật thiếu cộng đồng học giả hay sự chênh lệch trong thu nhập.

Buổi thảo luận giữa các học giả VEF và các đại diện giáo dục đã mở ra một góc nhìn rộng hơn về “trở về”. Ông Nguyễn Tiến Cương, nhà sáng lập và điều hành Chương trình VEF 2.0 chia sẻ: “Như tựa đề của một phần trong buổi thảo luận hôm nay: All the ways home (tạm dịch: muôn ngả trở về), thời đại ngày nay “trở về” được hiểu theo nghĩa rất rộng, không nhất thiết phải hiện diện vật lý ở đất nước mình thì mới là “trở về”, mà có thể là mang chất xám, mối quan hệ, cơ hội đầu tư và việc làm,… về Việt Nam để có thể cùng với những người trong nước xây dựng nước nhà. Hiểu theo nghĩa này sẽ mở ra nhiều lựa chọn cho mọi người hơn.”

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Ông Nguyễn Tiến Cương – nhà sáng lập và điều hành Chương trình VEF 2.0

Đồng tình với quan điểm đó, bà Đàm Bích Thủy, chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam khẳng định “Sinh viên và nghiên cứu sinh tại Hoa Kỳ hoàn toàn có thể lựa chọn ở lại Hoa Kỳ. Việc ở đâu không quan trọng bằng điều các bạn có thể đóng góp cho Việt Nam nói chung và cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam nói riêng”. Bà Đàm Bích Thủy cũng chia sẻ trải nghiệm cá nhân khi một lần quyết định “thử trở về nước” để tiếp quản vị trí Tổng giám đốc ANZ Việt Nam: “Cuối cùng thì từ “dự định sáu tháng” đã trở thành sự gắn bó và niềm vui khi thấy mình và cộng đồng xung quanh phát triển mỗi ngày”. Theo bà, có rất nhiều cơ hội để có thể phát triển Việt Nam với những vốn kiến thức và quan hệ có được từ việc học tập tại nước ngoài, quan trọng là bản thân mình luôn trong tư thế sẵn sàng để nắm bắt.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Bà Đàm Bích Thủy chia sẻ trải nghiệm cá nhân tại hội thảo.

Cơ hội giáo dục tiệm cận chất lượng Mỹ cho “hàng ngàn sinh viên”

Đặt sứ mệnh của Fulbright trong hành trình phát triển giáo dục Việt Nam, bà Đàm Bích Thủy nhìn nhận việc bà cùng với các cộng sự xây dựng Fulbright chính là tiếp nối di sản của ông Frank Jao, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), trong việc đã mang đến cơ hội tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến cho hơn 700 người Việt trong giai đoạn 2003-2016. “Những người đã nhận học bổng VEF là những gương mặt tinh hoa học thuật của nước nhà, nhưng vẫn còn những cá nhân khác ở đất nước mình cũng giỏi và xán lạn như các bạn nhưng chưa có cơ hội. Fulbright được tạo nên để có để mang cơ hội giáo dục ấy đến hàng ngàn sinh viên khác, ngay tại Việt Nam”.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Ông Frank Jao – cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ Giáo dục Việt Nam

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển giáo dục ngành khoa học – kỹ thuật tại Việt Nam, các khoa thuộc khối STEM tại Đại học Fulbright Việt Nam chào đón nhiều giảng viên mới, đặc biệt một lực lượng đông đảo trong đó là cựu học viên nhận học bổng từ chương trình VEF.

Chị Nguyễn Thị Huyền Trang, giảng viên ngành Khoa học tích hợp tại Fulbright là một trong số đó. Vượt qua nhiều vòng ứng tuyển để trở thành nghiên cứu sinh được VEF hỗ trợ tài chính, nhưng đó chỉ là bước đầu, quá trình học của chị Trang cũng gặp không ít thách thức. Do là nghiên cứu sinh nhỏ tuổi nhất và ngành “Khoa học môi trường” chị theo học là một ngành mới trong lịch sử VEF, chị thiếu sự hỗ trợ từ các đồng môn VEF và cả những cựu nghiên cứu sinh Việt Nam. Thách thức nhưng đó cũng là cơ hội, chị Trang khi nhớ về thời gian ấy vẫn đầy cảm xúc “Mình rất bất ngờ khi VEF lại dành học bổng cho một ngành mới như vậy, mà còn là cho một nghiên cứu sinh trẻ như mình nữa, thật sự cơ hội này rất có ý nghĩa với mình”.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Chị Nguyễn Thị Huyền Trang tại góc làm việc của mình ở Fulbright

Sau nhiều năm học tập và nghiên cứu ở Mỹ, Trang trở về và gia nhập đội ngũ giảng viên Khoa học Tích hợp tại Đại học Fulbright Việt Nam. Chị Trang cảm thấy hào hứng trong mỗi tiết học với sinh viên và quan trọng hơn hết là tại môi trường này những đề xuất của chị luôn được lắng nghe và nghiêm túc cân nhắc. “Môn Khoa học Môi trường lần đầu tiên được giảng dạy ở trường theo đề xuất của mình. Mình thật sự rất nóng lòng chia sẻ những gì mình học và nghiên cứu ở bên Mỹ. Hành trình trở về và đóng góp rất tuyệt vời!”

Anh Trương Trung Kiên, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật tại Đại học Fulbright Việt Nam nhận được học bổng VEF năm 2006, cảm thấy hãnh diện vì là một phần trong cộng đồng cựu nghiên cứu sinh VEF ngày càng lớn mạnh. “Thời điểm cách đây 15 năm, 40 suất học bổng VEF mỗi năm là ước mơ của nhiều người, do đó việc khóa trước giúp đỡ khóa sau đóng vai trò quan trọng để giúp nhiều bạn trẻ tiếp cận giáo dục tiên tiến. Nhưng điều mình tự hào hơn cả là đến khi chương trình kết thúc vào năm 2016, hoạt động của cộng đồng VEF vẫn rất sôi động, duy trì một cộng đồng học giả chất lượng cao và có chung mục đích học thuật” . Tham gia phát triển Bộ môn Kỹ thuật tại một trường đại học giáo dục khai phóng, anh Kiên ngày càng nhận ra mình đã đúng khi quyết định trở về và định cư tại Việt Nam, vì “đối với riêng trường hợp của mình, mình cảm thấy ở đây, giá trị mình mang lại cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, lớn hơn rất nhiều so với việc mình chỉ là một mắt xích nhỏ trong guồng quay công nghiệp ở nước ngoài”

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Anh Trương Trung Kiên truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ về môn kỹ thuật dưới góc nhìn nhân văn.

Ngoài sự đóng góp về tri thức, cộng đồng cựu nghiên cứu sinh và học giả VEF còn rất tích cực trong các hoạt động gây quỹ của Đại học Fulbright Việt Nam. Mối quan hệ bền chặt giữa Chương trình VEF và Đại học Fulbright Việt Nam minh chứng cho tinh thần phụng sự cộng đồng mà chúng ta gửi gắm và ươm dưỡng nơi những học giả Việt theo học tại nước ngoài. Đó cũng là một lời khẳng định rằng Fulbright luôn chào đón sự “trở về” của cộng đồng học giả và người Việt tại nước ngoài dù dưới bất kỳ hình thức nào, tất cả vì một Việt Nam phát triển hơn.

______

Về Hội Nghiên cứu sinh và Học giả Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEFFA – Vietnam Education Foundation Fellows and Scholars Association).

VEFFA được thành lập ngày 30 tháng 12 năm 2004 tại hội thảo thường niên của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) tổ chức tại Washington DC, Hoa Kỳ. VEFFA khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động của các hội viên để họ có thể phát huy tốt nhất có thể khả năng của mình nhằm đạt được mục đích cá nhân và nghề nghiệp một cách hiệu quả. VEFFA định hướng và xác định các hoạt động/dự án chung dài hạn cho toàn thể hội viên của VEFFA để nâng cao vai trò và hình ảnh của VEFFA trong các lĩnh vực giáo dục & đào tạo, nghiên cứu khoa học, đời sống, kinh tế và xã hội.

Về Chương trình VEF 2.0 và Chương trình Học bổng Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation (VEF) Fellowship Program)

Chương trình VEF 2.0 được xây dựng dựa trên thành công của Chương trình Học bổng Quỹ Giáo dục Việt Nam – Vietnam Education Foundation (VEF) Fellowship Program – một chương trình của Chính phủ Hoa Kỳ, hoạt động từ năm 2003 đến 2016 với mục đích tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thông qua hợp tác, trao đổi giáo dục.

Chương trình VEF 2.0 được tiến hành bởi cộng đồng Nghiên cứu sinh và Học giả VEF, những người tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, Chương trình VEF 2.0 tiếp nối và phát huy quy trình tuyển chọn khắt khe, uy tín của VEF nhằm hỗ trợ những sinh viên xuất sắc của Việt Nam trong các ngành khoa học, công nghệ nộp đơn vào chương trình sau đại học tại các trường hàng đầu Hoa Kỳ.

An Bình

07/05/2022 – Một ngày Thứ Bảy đẹp trời đã đánh dấu cột mốc khởi động Tuần Trao Tặng 2022 của Trường Đại học Fulbright Việt Nam với Fun Run cùng rất nhiều hoạt động thú vị khác.

Sau một thời gian dài vắng bóng các hoạt động ngoài trời, Fun Run là một dịp đặc biệt để cộng đồng Fulbright và những người ủng hộ có thể gặp gỡ, tham gia vận động, chơi trò chơi, xem triển lãm và cùng nhau chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng.

Vượt ngoài mong đợi của Ban Tổ Chức, Fulbright Fun Run đã rất vinh hạnh được chào đón sự tham gia và ủng hộ của rất nhiều những cá nhân và tổ chức ngoài cộng đồng Fulbright. Điều này giúp Fulbright củng cố thêm niềm tin trên hành trình theo đuổi sứ mệnh của mình, như Bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch Trường Đại học Fulbright Việt Nam đã chia sẻ: “Tôi hy vọng sự kiện này sẽ trở thành sự kiện thường niên để Fulbright cùng các cộng đồng trong xã hội chung tay xây dựng một môi trường giáo dục ươm dưỡng những thế hệ tương lai phục vụ được đất nước, con người Việt Nam, và cả thế giới rộng lớn ngoài Việt Nam”.

Hãy để những con số và hình ảnh thay lời Fulbright kể về sự kiện khởi động với rất nhiều ấn tượng này:

Hơn 600 người tham dự

256 người tham gia chạy và đi bộ

Gần 1000km đã được chinh phục

30 tác phẩm triển lãm, với 9 tác phẩm đấu giá thành công và rất nhiều ấn phẩm được bán

7 câu chuyện đã được kể tại “Thư Viện Sống”

15 gian hàng do sinh viên khởi xướng tại “Gian Hàng Trao Tặng”

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Với một khởi đầu tốt đẹp, Fulbright kỳ vọng phần còn lại của Tuần Trao Tặng 2022 sẽ đón nhận rất nhiều những điều bất ngờ, sự ủng hộ và tình cảm của những cá nhân và tổ chức trong xã hội.

***

Tuần Trao Tặng là một hoạt động được khởi xướng với ý tưởng gắn kết những cống hiến, tâm huyết giáo dục, đốt lên ngọn lửa cảm hứng, đoàn kết cộng đồng Fulbright từ nhân viên, giảng viên cho đến sinh viên. Trong suốt Tuần lễ Trao tặng này, các thành viên cộng đồng Fulbright chung tay đóng góp bằng nhiều cách khác nhau, từ các hình thức phi vật chất, chẳng hạn như hoạt động tình nguyện, viết thư tri ân lẫn nhau, trao đổi động viên qua một cái ôm, cái nắm tay, một ánh mắt cổ vũ, cũng như sự quyên góp về tài chính và vật chất cho Quỹ Phát triển Sinh viên hoặc Quỹ Xây dựng Khuôn viên Trường học.

Tuần Trao Tặng 2022 diễn ra trong tuần lễ từ 5/5 đến 15/5/2022. Tuần Trao Tặng năm nay mong muốn tiếp sức cho những Nhà Kiến tạo trẻ (

EmpowerChangeMakers) thông qua nhiều sự kiện thú vị qua những chuỗi những sự kiện thú vị, như: Phiên Chợ Trao Tặng (Giving Fair) diễn ra các hoạt động cộng đồng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau do sinh viên khởi xướng; Thư Viện Sống (Human Library) nơi sinh viên chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng về việc tạo ra thay đổi tích cực; Triển Lãm Nghệ Thuật (Art Exhibition) trưng bày các sản phẩm sáng tạo của sinh viên và Chương Trình Ca Nhạc (Music Show) do chính những tài năng của Fulbright trình diễn.

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam – Đại học Fulbright Việt Nam (Fulbright), trường đại học độc lập, không vì lợi nhuận theo mô hình giáo dục khai phóng Hoa Kỳ đầu tiên ở Việt Nam hôm nay công bố các thành viên ban đầu của Hội đồng Sáng lập Trường. Khoản hiến tặng trị giá 40 triệu đô la từ tám thành viên và gia đình này sẽ hỗ trợ giai đoạn 1 dự án xây dựng khuôn viên chính của Fulbright tại Khu Công nghệ Cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là một trong những khoản hiến tặng tư nhân lớn nhất từ trước đến nay cho một tổ chức giáo dục ở Việt Nam. Tám thành viên đầu tiên của Hội đồng Sáng lập bao gồm:

  • Ông Nguyễn Bảo Hoàng và Bà Nguyễn Thanh Phượng, Công ty Phoenix Holdings
  • Ông Lê Văn Kiểm & Gia đình, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Long Thành
  • Bà Lê Nữ Thuỳ Dương & Gia đình, Phó Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành
  • Ông Trần Trọng Kiên & Gia đình, Chủ tịch và Tổng Giám đốc Công ty Thiên Minh (TMG)
  • Ông Đỗ Viết Cường & Gia đình, Cựu Giám đốc Chiến lược Toàn cầu, Tập đoàn Samsung
  • Ông Lê Hồng Minh & Gia đình, Sáng lập và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần VNG
  • Ông Vương Quang Khải & Gia đình, Đồng sáng lập Công ty cổ phần VNG, Chủ tịch Zalo
  • Ông Lương Tuấn Nghĩa & Gia đình, Tổng Giám đốc Công ty Evergreen Invest

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

“Đại học Fulbright vô cùng may mắn và vinh dự đón nhận món quà hào phóng này từ những thành viên đầu tiên của Hội đồng Sáng lập. Sự ủng hộ lớn lao này sẽ giúp chúng tôi biến giấc mơ táo bạo về một trường đại học xanh đầu tiên của Việt Nam trở thành hiện thực, một ngôi nhà của những thế hệ lãnh đạo tương lai, nơi mọi đổi mới, sáng tạo, phát triển bền vững và tinh thần phụng sự công luôn được ươm dưỡng và lan toả mạnh mẽ,” bà Đàm Bích Thuỷ, Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam chia sẻ.

Sự kiện công bố Hội đồng Sáng lập Fulbright cũng cho thấy bước phát triển quan trọng trong văn hoá thiện nguyện ở Việt Nam. Trong khi các hoạt động từ thiện khá phổ biến ở Việt Nam thì hoạt động hiến tặng, đặc biệt là hiến tặng cho giáo dục vẫn còn là một khái niệm mới mẻ.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

“Chính niềm tin của các Nhà Sáng lập vào sức mạnh cải biến của giáo dục và vai trò của Fulbright đối với tương lai của Việt Nam đã thúc đẩy hành động hiến tặng mang ý nghĩa lịch sử này. Với tư cách người thụ hưởng món quà hào phóng đó, Fulbright có trách nhiệm tiếp tục kiến tạo ảnh hưởng tích cực không chỉ ở Việt Nam mà còn đối với cộng đồng quốc tế. Chúng tôi hi vọng rằng hành động ý nghĩa của các thành viên sáng lập hôm nay sẽ truyền cảm hứng để người dân Việt Nam tiếp tục các hoạt động hiến tặng cho giáo dục, một khoản đầu tư dài hạn mang lại lợi ích lớn lao cho các thế hệ tương lai,” bà Thuỷ giải thích thêm.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Khuôn viên chính của Đại học Fulbright đang được xây dựng tại Khu Công nghệ Cao Thành phố Hồ Chí Minh trên khu đất rộng 15ha được Chính phủ Việt Nam trao tặng. Đây sẽ là khu phức hợp giáo dục tiên tiến nhất về môi trường từng được xây dựng tại Việt Nam và sẽ đóng vai trò như một phòng thí nghiệm sống động về phát triển bền vững cho sinh viên, giảng viên và công chúng quan tâm.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Cùng với khoản hiến tặng của các thành viên Hội đồng Sáng lập, Đại học Fulbright Việt Nam cũng tiếp nhận khoản tài chính trị giá 37 triệu đô la dưới hình thức một khoản vay trực tiếp 20 năm của Tổ chức Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) để hỗ trợ việc xây dựng giai đoạn I của dự án xây dựng ký túc xá, các tòa nhà phục vụ cho hoạt động đào tạo, nhà ăn và nơi giải trí cho 1.500 sinh viên. Fulbright sẽ tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực gây quỹ để hoàn tất toàn bộ khuôn viên Trường trong những năm tới, đủ năng lực tiếp nhận khoảng 7.000 sinh viên từ khắp Việt Nam.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Khoản hiến tặng tư nhân lớn nhất trong lịch sử Fulbright này được công bố cùng với chuyến thăm Trường của ông John Kerry, Đặc phái viên Tổng thống Hoa Kỳ về Khí hậu. Khi còn là một thượng nghị sĩ, với tầm ảnh hưởng của mình, ông Kerry đã đóng vai trò then chốt trong quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cũng như thành lập Đại học Fulbright Việt Nam.

Fulbright cũng vinh dự nhận được sự ủng hộ lâu dài của Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam về tài chính và đất đai. Các khoản tài trợ và hiến tặng này minh chứng tầm quan trọng của cách tiếp cận đối tác công – tư mà Fulbright theo đuổi trong nỗ lực gây quỹ để xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế đầu tiên cho Việt Nam. Chúng cũng tạo điều kiện để Trường có thể kiến tạo những thay đổi tích cực không chỉ cho cộng đồng Fulbright mà còn cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và ngày mai như tầm nhìn ban đầu của chính phủ hai nước khi đồng thuận thành lập Fulbright với tư cách trường đại học độc lập theo mô hình khai phóng đầu tiên của Việt Nam.

Về Đại học Fulbright Việt Nam

Đại học Fulbright Việt Nam là một trường đại học mới của Việt Nam được truyền cảm hứng bởi truyền thống giáo dục khai phóng của Hoa Kỳ, với sứ mệnh phụng sự xã hội Việt Nam thông qua các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và kết nối tích cực với thế giới. Fulbright hướng đến đào tạo những công dân ưu tú, có tri thức, kĩ năng, am hiểu sâu sắc về Việt Nam và kết nối chặt chẽ với thế giới, mang tinh thần phụng sự và khát khao kiến tạo những thay đổi tích cực cho cộng đồng.

Trường khởi nguồn từ dự luật ngân sách 1991 do Thượng nghị sĩ John Kerry bảo trợ để cấp học bổng cho sinh viên và các cán bộ quản lý nhà nước của Việt Nam sang Mỹ học. Tiếp nối thành công của chương trình này, vào năm 1994, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ cho Trường Quản lý nhà nước John F. Kennedy tại Đại học Harvard hợp tác với Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh để thành lập Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, trung tâm đào tạo chính sách công đầu tiên của Việt Nam. Cả hai chương trình trao đổi và chương trình đào tạo chính sách công sau đại học hiện nay vẫn đang hoạt động và đã đào tạo hơn 2.000 nhà quản lý và hoạch định chính sách trong khu vực công và tư tại Việt Nam.

Vào năm 2016, trung tâm đào tạo chính sách công do Harvard ươm tạo được phát triển thành Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, đơn vị học thuật đầu tiên của Đại học Fulbright Việt Nam. Hiện nay, Đại học Fulbright có 3 nhánh đào tạo học thuật – Chương trình đại học cấp Bằng Cử nhân Khoa học Xã hội, Bằng Cử nhân Khoa học và Bằng Cử nhân Kỹ thuật, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright cấp bằng Thạc sĩ Chính sách công trong lĩnh vực Phân tích chính sách, Lãnh đạo và Quản lý, và Học viện YSEALI (Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á).

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Tại nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới, học phí và các chi phí học tập khác đang là một rào cản lớn trong giáo dục và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghỉ học, bỏ học và lao động trẻ em. Đây cũng là thực trạng đang diễn ra tại Việt Nam.

Theo Thông tư số 86/2015/ND-CP của Chính phủ, học phí để một trẻ đi học từ mẫu giáo đến đại học trong hệ thống trường công rơi vào khoảng 112.550.000 đồng (USD4,826.33), tương đương 75.000 đồng đến 155.000 đồng mỗi tháng (USD3.22 ~ USD6.65) cho giáo dục phổ thông và 2.200.000 đồng mỗi tháng (USD94.34) cho bậc đại học.

Đây không phải một con số quá lớn nhưng ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, số tiền này có thể là cả gia tài đối với nhiều gia đình. Vài năm trở lại đây, trung bình GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 2.566 USD. Như vậy, với một gia đình hạt nhân có hai con, chỉ riêng tiền học phí có thể chiếm tới 25-45% tổng thu nhập hộ gia đình. Ngoài học phí, những chi phí khác như tiền đồng phục, giày dép, sách vở, chi phí đi lại và học thêm đều là những trở ngại trong việc phổ cập giáo dục cho trẻ em.

Bên cạnh đó, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bất bình đẳng kinh tế đang ngày càng trầm trọng hơn ở Việt Nam. Năm 2010, nhóm 20% dân số giàu nhất có thu nhập cao gấp 9,2 lần nhóm 20% dân số nghèo nhất. Đến năm 2019, sự chênh lệch này đã tăng gấp 10,2 lần, theo nguyên Phó Thủ tướng và hiện là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Việc bất bình đẳng kinh tế ngày càng sâu sắc đồng nghĩa với gia tăng khoảng cách về cơ hội học tập giữa “con nhà giàu” và “con nhà nghèo”.

Ngay từ bậc tiểu học, không ít trẻ em bị buộc phải thôi học vì gia đình không đủ khả năng chi trả học phí và học liệu, hoặc vì các em phải tham gia vào những công việc đồng áng giúp kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Những em may mắn được tiếp tục đi học cũng khó có thể theo kịp các bạn khá giả hơn trong lớp có điều kiện đi học bổ túc hoặc học thêm ngoại ngữ. Sau khi hoàn thành chương trình học phổ thông, các em đến từ gia đình có thu nhập thấp cũng ít được đi học đại học hơn. Đối với nhiều em, những gánh nặng của nghèo đói gây ảnh hưởng lớn đến học tập, khiến các em khó có cơ hội thoát khỏi cái nghèo luẩn quẩn đã kéo dài suốt nhiều thế hệ, tước đi của các em cơ hội được sống hạnh phúc và sung túc.

Sự chênh lệch về trình độ giáo dục ngày càng gia tăng đe dọa không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế lâu dài của Việt Nam. Với một số ít cá nhân được hưởng thụ thành quả giáo dục tốt nhất, Việt Nam sẽ không thể phát huy hiệu quả tiềm năng kinh tế của lực lượng lao động tương lai. Để phát triển kinh tế, Việt Nam cần cung cấp cơ hội giáo dục và chăm sóc cho trẻ em đến từ mọi hoàn cảnh và mức sống, thay vì ưu tiên tầng lớp thu nhập cao. Câu hỏi quan trọng là: làm thế nào để thực hiện được điều này?

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Học bổng

Có nhiều đề xuất và tranh cãi xoay quanh việc làm thế nào thu hẹp khoảng cách về trình độ giáo dục và đảm bảo sinh viên có thu nhập thấp được tiếp cận với giáo dục đầy đủ. Một trong những phương án được đưa ra là trao tặng học bổng, đặc biệt là ở bậc đại học. Bằng cách trao tặng học bổng cho sinh viên có thu nhập thấp, các trường có thể hướng đến những nhóm đối tượng cụ thể, mở rộng cơ hội và cải thiện kết quả học tập. Tuy nhiên, hầu hết các học bổng tại Việt Nam đều được trao dựa trên thành tích, tức là sinh viên có thành tích càng xuất sắc càng có nhiều cơ hội nhận được học bổng.

Điều này làm nảy sinh một nghịch lý, bởi học sinh sinh ra trong gia đình khá giả vốn có nhiều cơ hội được trau dồi, bồi dưỡng kiến thức – kĩ năng hơn như đi học thêm, học ngoại ngữ, chơi thể thao, tham gia vào ban cán sự trường hay tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện. Những hoạt động này giúp học sinh phát triển toàn diện hơn và có lợi thế giành được học bổng dựa trên thành tích.

Hơn nữa, học sinh có thu nhập thấp, đặc biệt là học sinh ở các vùng nông thôn ít khi được tiếp cận thông tin một cách đầy đủ. Sự thiếu hụt về thông tin khiến nhiều học sinh tài năng bỏ lỡ những cơ hội nộp đơn xin học bổng mà đáng lẽ các em hoàn toàn đủ điều kiện. Chính vì vậy, một số người cho rằng nếu không được lên kế hoạch và thực hiện một cách hợp lý, học bổng sẽ không thể giúp khắc phục tình trạng bất bình đẳng mà ngược lại còn khơi sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo.

Chính sách ưu tiên nhóm yếu thế

Ở Việt Nam, một số chính sách quan trọng đã và đang được triển khai nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học. Ví dụ, học sinh thuộc các nhóm đối tượng đặc biệt như học sinh vùng sâu vùng xa và miền núi (Khu vực 1), học sinh vùng nông thôn (Khu vực 2-NT) hay học sinh là người dân tộc thiểu số, con em thương bệnh binh… sẽ được hưởng điểm cộng trong kỳ thi THPT quốc gia.

Một ví dụ khác là chế độ cử tuyển đại học. Hàng năm, một số học sinh từ các tỉnh thuộc diện đặc biệt khó khăn có thể được đặc cách vào học tại một trường đại học công lập nhất định mà không cần tham gia kỳ thi tuyển sinh. Chính quyền tỉnh sẽ đề xuất số lượng học sinh được cử tuyển dựa trên trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, những học sinh này vẫn phải vượt qua kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và học dự bị một năm trước khi bắt đầu chương trình đại học chính thức. Học sinh dân tộc thiểu số thường được ưu tiên trong quá trình cử tuyển.

Mặc dù những chính sách ưu tiên này giúp gia tăng sự đa dạng trong trường đại học, Giáo sư Michael Sandel, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Phải trái Đúng saicho rằng nó dẫn tới hai vấn đề. Thứ nhất, một vấn đề mang tính nguyên tắc mà chính sách ưu tiên gây ra là sự bất công trong tuyển sinh đối với những ứng viên đủ điều kiện nhưng không thuộc nhóm được ưu tiên. Những học sinh này có thể có thành tích học tập tốt hơn so với những học sinh được ưu tiên nhưng bị đặt vào thế bất lợi cạnh tranh mà không phải do lỗi của các em.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Thứ hai, một vấn đề mang tính thực tiễn của chính sách ưu tiên là chúng có thể gây tổn thương lòng tự trọng của học sinh thuộc dân tộc thiểu số, làm gia tăng tình trạng phân biệt chủng tộc từ cả hai phía, gia tăng mâu thuẫn chủng tộc và kích động sự phẫn nộ của nhóm đa số. Đồng tình với quan điểm này là Malcolm Gladwell, tác giả cuốn David và Goliath.Theo Gladwell, những nhóm đối tượng ưu tiên chưa chắc đã thực sự được hưởng lợi từ những chính sách này. Khi phải học cùng lớp với những người bạn đồng trang lứa có nền tảng học thuật tốt hơn hẳn, những sinh viên này có thể hình thành cảm giác tự ti, mặc cảm và thậm chí có thể dẫn đến bỏ học.

Giáo dục miễn phí

Trong bài giảng môn Công lý, Giáo sư Sandel đề cập rằng để thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng, “một trong những mục đích cơ bản của một nền chính trị vì lợi ích chung là tái tạo cơ sở hạ tầng của đời sống công dân”.Điều này đồng nghĩa với việc đầu tư vào các trường công lập miễn phí, chất lượng cao mà người giàu và người nghèo đều muốn theo học.

Trong một thế giới lý tưởng, giáo dục miễn phí có thể giúp giảm gánh nặng tài chính cho sinh viên và khuyến khích việc đi học đại học. Tuy nhiên, thế giới vốn không hoàn hảo, và giải pháp này vẫn có những hạn chế nhất định.

Rõ ràng, việc miễn giảm học phí sẽ đặt ra một bài toán khó cho việc vận hành trường đại học. Các trường này phải xin hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để duy trì chi phí đào tạo và cơ sở hạ tầng. Việc cấp vốn này tạo áp lực lên ngân sách, vô hình trung buộc nhà nước phải tăng thuế. Điều này dường như khó có thể được thực hiện trong tương lai gần.

Trong cuốn sách “Tư bản trong thế kỷ 21 (Capital in the Twenty-First Century)”, tác giả Thomas Piketty cho rằng chính những sinh viên vốn có gia cảnh tốt lại được hưởng lợi nhiều hơn từ việc miễn giảm học phí, bởi miễn học phí không đồng nghĩa với chi phí sinh hoạt miễn phí. Trên thực tế, chi phí sinh hoạt mới chiếm phần lớn tổng chi phí khi đi học đại học. Hầu hết các trường đại học tọa lạc tại những đô thị lớn với chi phí đắt đỏ, tạo gánh nặng cho sinh viên có thu nhập thấp.

Vậy làm thế nào để xóa bỏ bất bình đẳng trong giáo dục và giúp các hộ nghèo tiếp cận giáo dục đại học? Mặc dù giáo dục miễn phí có thể là một chính sách tuyệt vời, triển khai trên thực tế sẽ cần rất nhiều thời gian thử nghiệm và hoàn thiện. Bất cập trong giáo dục đã tồn tại trong nhiều thập kỷ và sẽ phải mất thêm nhiều thập kỷ nữa để khắc phục.

Trong khi đó, một giải pháp ngắn hạn khác được đưa ra, đòi hỏi sự nỗ lực, nguồn lực tài chính cũng như kỹ năng tổ chức: các giải pháp hỗ trợ.

Các giải pháp hỗ trợ

Để tăng cường tính đa dạng và mang đến nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh có thu nhập thấp, các trường nên xem xét việc cung cấp các hình thức hỗ trợ một cách thích hợp trước, trong và sau khi nhập học. Đây cũng là cách mà Đại học Fulbright Việt Nam đang áp dụng để thực hiện sứ mệnh của mình đối với xã hội Việt Nam.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Để thu hẹp khoảng cách về cơ hội tiếp cận thông tin, Fulbright tổ chức nhiều hoạt động thông tin và tuyển sinh tại các trường trung học trên khắp cả nước. Chương trình thăm điểm trường nhằm mục đích đặt Fulbright trong tầm với của bất kỳ học sinh nào cho dù việc học tập tại đây thoạt nhìn có thể vượt quá khả năng chi trả của gia đình các em, bằng cách cung cấp cho các em những thông tin chính xác và những hướng dẫn cần thiết để các em hiểu rõ các cơ hội hỗ trợ tài chính và quy trình tuyển sinh.

Bên cạnh đó, Fulbright cũng sắp xếp xe buýt đưa đón học sinh từ những tỉnh thành lân cận đến tham gia các sự kiện tuyển sinh, thường được tổ chức tại các thành phố lớn và ngay tại khuôn viên trường. Những hoạt động này mang đến cho học sinh THPT cơ hội trải nghiệm đời sống sinh viên thú vị tại Fulbright, các hoạt động ngoại khóa cũng như tham gia các lớp học thử do giảng viên đại học và sau đại học giảng dạy.

Hai năm trở lại đây, dù đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều hoạt động tuyển sinh truyền thống kể trên gặp trở ngại, Fulbright vẫn nỗ lực hết sức để tiếp cận trực tiếp với các bạn học sinh trên khắp cả nước thông qua các hội thảo trực tuyến, lớp học thử trực tuyến phối hợp tổ chức cùng các trường phổ thông nơi các bạn đang theo học.

Với những bạn quan tâm và mong muốn được học tập tại Fulbright nhưng chưa tự tin về khả năng học tập, điều kiện tài chính gia đình hoặc còn lạ lẫm với quy trình tuyển sinh và xét hỗ trợ tài chính của Fulbright, Đội ngũ Tuyển sinh luôn sẵn sàng trợ giúp, tư vấn.

Quy trình tuyển sinh tại Fulbright truyền cảm hứng bởi những trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, nhưng được điều chỉnh để phù hợp với nền tảng văn hóa, xã hội và giáo dục của Việt Nam. Nhận thấy sự chênh lệch đáng kể về trình độ giáo dục trong nước, Đại học Fulbright đã thiết kế một bộ hồ sơ độc đáo và thú vị, cho phép mỗi ứng viên thể hiện bản sắc cá nhân của mình. Quy trình xét tuyển của Fulbright cũng được thiết kế sao cho ứng viên được đánh giá một cách công bằng nhất, bất kể vị thế kinh tế xã hội.

Fulbright cũng là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp hỗ trợ tài chính dựa trên gia cảnh của sinh viên. Mức hỗ trợ tài chính được trao hoàn toàn trên cơ sở điều kiện tài chính của gia đình mà không xét đến thành tích học tập của sinh viên. Gói hỗ trợ tài chính này bao gồm cả học phí và các chi phí sinh hoạt khác, tạo cơ hội cho những sinh viên có thu nhập thấp theo học tại Fulbright.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Sau khi nhập học, sinh viên Fulbright còn nhận được nhiều hình thức hỗ trợ khác, giúp các bạn vượt qua những mặc cảm nếu có và hoàn thành chương trình học bốn năm tại Fulbright một cách tốt nhất. Tại Fulbright, những sinh viên còn chưa tự tin về khả năng ngoại ngữ của mình có thể tham gia Chương trình Cầu nối, một khóa học ngắn kéo dài bảy tuần được tổ chức vào mùa hè nhằm giúp các bạn trau dồi tiếng Anh trước khi năm học chính thức bắt đầu. Trong suốt bốn năm, nếu sinh viên gặp khó khăn trong học tập hoặc các vấn đề cá nhân, đội ngũ Hỗ trợ Học thuật và Trung tâm Sức khỏe Tinh thần luôn sẵn sàng giúp đỡ qua các buổi tư vấn và định hướng.

Tại Fulbright, chúng tôi tin rằng kiến ​​thức là dành cho tất cả mọi người và mọi học sinh, sinh viên đều có quyền tiếp cận giáo dục, bất kể gia cảnh hay vị thế xã hội. Vẫn còn đó một hành trình dài để tiến tới bình đẳng trong giáo dục, nhưng mọi hành trình đều phải bắt đầu từ những bước đầu tiên.

Thạch Thảo

PEN (Pioneering Educators Network) là mạng lưới các nhà hoạt động giáo dục tiên phong được khởi xướng bởi Đại học Fulbright Việt Nam và Quỹ phát triển Giáo dục IEG Foundation. Với sứ mệnh đem đến những kiến thức nghiên cứu giáo dục và hội thảo đào tạo đột phá, thiết yếu, thực tiễn, PEN tiếp tục mở đơn ứng tuyển cho các nhà làm giáo dục ở Việt Nam và trong khu vực.

Ngoài 03 chuyên đề chính đột phá về các phương pháp dạy học khai phóng tư duy, PEN2021-2022 lần đầu tiên sẽ chính thức giới thiệu phiên đặc biệt: PENex.

📌 PENex – một không gian để Quý Thầy Cô có thể chia sẻ những kinh nghiệm, những bài học mà bản thân đã đúc kết được qua những năm tháng đứng trên giảng đường.

📌 PENex là nơi Quý Thầy Cô có thể nói lên những suy nghĩ, đưa ra những sáng kiến mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và trau dồi chuyên môn.

📌 Quý Thầy Cô vui lòng đăng ký chủ đề chia sẻ PENex (nếu có) trong đơn ứng tuyển duy nhất của Hội thảo.

📌 PENex hy vọng sẽ là cầu nối xúc tác nhiều ý tưởng, giải pháp giáo dục đột phá trong cộng đồng PEN, nhà trường và gia đình.

📣 Đơn ứng tuyển duy nhất: https://bit.ly/PEN20212022_don_ung_tuyen

👉 Học phí: 3.500.000VND (5.000.000VND giảm 1.500.000VND hỗ trợ mùa dịch Covid)

👉 Bên cạnh học bổng PEN, Ban Tổ chức ưu đãi, hỗ trợ học phí với hai hình thức (mỗi cá nhân chỉ sử dụng 1 hình thức ưu đãi duy nhất, không được kết hợp nhiều ưu đãi cho cùng 1 trường hợp):

📌 Cá nhân | Hoàn tất đóng phí trước 23h59′ ngày 12.03.2022 | 20% discount

📌 Dành cho trường có nhóm giáo viên đi nhóm 5 người | 20% discount

  • Hạn chót nộp đơn: 23h59′ ngày 13.02.2022
  • Để đảm bảo chất lượng của đơn ứng tuyển, Quý Thầy Cô có thể cân nhắc dành khoảng 30-40 phút để hoàn thành đơn.

👉 Học bổng | www.iegfoundation.vn/pen

👉 Event page | https://bit.ly/PEN2021-2022_hoi_thao

👉 Liên hệ chi tiết về PEN 2021-2022: [email protected]

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Viết một bài Rap về truyện ngắn Chí Phèo, mở đầu tiết học bằng một bản nhạc sôi động để “tập gym cho não bộ” tỉnh táo, khởi tạo giờ học trực tuyến với tựa đề mượn câu nói đang là “hot trend” của giới trẻ “Ơ mây zing, gút chóp em (Amazing! Good Job em – Thật tuyệt vời, làm tốt lắm em), cô và trò bắt đầu giờ học Văn bằng 1 phút khởi động với tiếng đàn Ukulele…là những ý tưởng làm giàu năng lượng giờ học của các thầy, cô giáo ứng dụng“hậu” PEN2020 – hội thảo đào tạo thực hành phương pháp giảng dạy do Quỹ Giáo dục Quỹ phát triển Giáo dục IEG Foundation và Đại học Fulbright Việt Nam tổ chức vừa qua tại Hà Nội và TPHCM.

Cô Lâm Thị Thanh Uyên, giáo viên trường THCS Châu văn Liêm Quận Ô Môn, TP Cần Thơ quyết định thử thực hành giảng dạy bằng….Facebook với các học trò của mình. Mượn cụm từ đang là “hot trend” của giới trẻ “Ơ mây zing, gút chóp em (Amazing! Good Job em – Thật tuyệt vời, làm tốt lắm em) của rapper Binz trong chương trình Rap Việt để đặt tên cho nhóm học tập trực tuyến, cô Uyên đã làm cho học trò của mình “cười thả ga”, nhờ đó hào hứng tương tác chủ đề học tập tích cực.

“Cảm giác thật Yomost khi chỉ đưa chủ đề…các bạn học sinh tranh nhau bình luận (comment) xen lẫn cười” – cô Uyên hào hứng chia sẻ với cộng đồng Mạng lưới các nhà giáo dục tiên phong (PEN).

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

PEN tại Hà Nội

Cô Phùng Thị Thanh Lài, giáo viên bộ môn Văn của trường THPT Năng Khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM thì đang hồi hộp chờ đợi “sản phẩm” của các học trò về đề bài “viết Ráp” cho truyện ngắn Chí Phèo. Những khuôn mặt học trò tươi tỉnh, hào hứng thực hiện những động tác tay trên nền nhạc bài “Brain Gym” khởi động giờ học của cô Võ Tuyết Thành, trường TPHT Buôn Ma Thuột khiến cả lớp tràn ngập năng lượng giờ học. Cô Đinh Thị Mỹ Hiền, THCS Hồng Bàng thì khiến các học trò bất ngờ “đứng hình” với cách dẫn dắt giờ học tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân bằng những câu hỏi trắc nghiệm về…sự chia tay tình yêu và tính điểm cộng thưởng cho môn học khác bằng yêu cầu đọc và tìm từ khoá của tác phẩm văn học này. Kết quả thu về đó là trò không còn “ngáp ngắn, ngáp dài” như những năm học trước và hào hứng “tìm, đọc” tác phẩm để lấy điểm cộng thưởng của cô.

Những câu chuyện nho nhỏ chia sẻ trong cộng đồng hậu PEN2020 nhấn mạnh một tinh thần PEN luôn thúc đẩy đó là gắn kết những ý tưởng sáng tạo trong giáo dục với trách nhiệm, tâm huyết hiện thực hoá, hành động, triển khai ý tưởng đó. Điều khiến cô Nguyễn Thị Hoài Minh, trường phổ thông song ngữ quốc tế Wellspring Saigon luôn trăn trở đó là giáo viên có nhiều kiến thức giáo học pháp (lý thuyết nào cũng biết), có vô số ý tưởng cũng như nguồn chia sẻ ý tưởng và kỹ thuật giảng dạy không giới hạn trong thời đại số nhưng vẫn hạn chế về khả năng áp dụng vào lớp học hay hiện thực hóa ý tưởng. Không phải do giáo viên “lười”, thậm chí các thầy cô còn làm việc “cật lực” nhưng vẫn luôn làm chưa đủ, rồi phải làm thêm, làm nữa. Chính bởi vậy, cô Hoài Minh đồng cảm và chia sẻ với Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu – người giảng dạy hai chuyên đề tại PEN2020 – rằng có nhiều ý tưởng mà không làm thì “cái đầu sẽ nổ tung”.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Cô Đinh Thị Hoa, giáo viên trường THCS Lê Văn Tám, tỉnh Bình Thuận quyết định “bỏ tiền túi” để tham gia hội thảo đào tạo này chia sẻ, nhiều hoạt động thực hành ở PEN không quá xa lạ với cô nhưng với nền tảng cơ sở vật chất khó khăn của trường công lập ở địa phương khiến cho các thầy cô giáo dù rất nỗ lực đổi mới giáo dục, sáng tạo các phương thức giảng dạy nhưng cơ bản vẫn đi theo lối mòn, chỉ có thể thực hiện được một phần nào sự thay đổi. Tuy nhiên, những kiến thức, phương pháp giảng dạy được hệ thống hoá tại PEN giúp cô hiểu rõ về xu hướng giáo dục của thế kỷ 21 và nhìn ra khả năng sáng tạo và thực hiện các kỹ thuật giảng dạy hiệu quả.

“Thực ra giáo viên rất thích đổi mới, sáng tạo nhưng trong điều kiện hiện nay khó có điều kiện để làm. Chúng tôi luôn có nhiệt huyết, dù những khó khăn về cơ chế có một phần nhưng đó không phải hoàn toàn là lý do lớn. Ban giám hiệu của trường nơi tôi công tác cũng thích giáo viên đổi mới cách giảng dạy để phát triển năng lực của học sinh nhưng một vấn đề lớn đó là tiếp cận phương pháp đổi mới thật sát, được tập huấn kỹ càng để có thể làm đúng” – cô Hoa chia sẻ.

Khác biệt của PEN2020

Thầy Nguyễn Vĩnh Sơn – Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring Hà Nội cho hay trong giáo dục có nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học, nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm áp dụng thực tiễn khác nhau. Nhưng 4 chủ đề của PEN 2020 gồm Năng lực Tò Mò (Intellectual Curiosity), Học sâu (Deep Learning), Giảng dạy Trực tuyến thông qua Mạng xã hội(Digital Learning Through Social Media), Thực hành Chính niệm và Từ tâm trong Giảng dạy (Mindfulness and Compassion in Teaching), đều là các chủ đề rất thiết thực, quan trọng với những người làm giáo dục, đặc biệt đối với người giáo viên đang miệt mài kiến tạo nên sự thay đổi.

“Cùng với việc tự học, đây chính là cơ hội để mỗi thầy cô được gặp gỡ, trao đổi, học hỏi từ các chuyên gia giáo dục. Các chuyên gia sẽ giúp thầy cô từ việc hệ thống hóa, tổng hợp, tóm tắt, cập nhật các phương pháp giáo dục tiên tiến, tới việc áp dụng những cách thức, chiến lược giảng dạy cụ thể” – thầy Vĩnh Sơn nhận xét.

Sự kết nối của các chuyên đề là điều mà Ban tổ chức mong muốn tạo ra khi thiết kế nội dung giảng dạy tại PEN2020.

“Ngồi suy ngẫm, mình dừng lại thưởng thức sự kết nối tuyệt vời của các chủ đề. Học sinh mà không có tư duy khám phá,không được giáo viên “châm ngòi” bản năng đặt câu hỏi của một đứa trẻ để khám phá thế giới, thì làm sao có động lực để học sâu, tức là đắm mình vào quá trình quan sát, tìm tòi, tự vấn, lắng nghe và trải nghiệm “aha moments” (khoảnh khắc thốt lên). Cũng chẳng có học sinh nào có thể đào sâu kiến thức mà không biết mình muốn đi đến đâu, không biết cái gì cần đào sâu hay không có kỹ năng học tập hiệu quả. Trong vô vàn tác lực bên ngoài, vô số sự vụ hàng ngày lôi kéo sự chú tâm của “người học” (giáo viên và học sinh), chính niệm quả thật là con đường thực tập để dừng lại, nhìn sâu và hiểu, tìm sự thư giãn và từ tâm trong hơi thở như Tiến sĩ Nguyễn Nam chia sẻ. Và mình bắt đầu hình dung ra một con đường với những “người học” có năng lực làm chủ quá trình học tập của mình, không còn bị “rượt đuổi” và tự do tư tưởng một cách có trách nhiệm trong cộng đồng giáo dục” – cô Hoài Minh chia sẻ.

Từ PEN, cô Hoài Minh tự nhận vốn “nhát”, có phần kỳ thị Facebook nhưng bây giờ chẳng thể nào chối bỏ hiệu quả của nó qua giờ học “demo” (làm mẫu) của Tiến sĩ Ian Kalman. Hay đó là một bài tập thực hành tình huống suy luận góc nhìn, câu hỏi từ hình ảnh cái-bóng-đèn-sáng-mà-bị-vỡ của Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu. Chỉ một hình ảnh này nhưng giáo viên có thể phát triển vô vàn cách lý giải, câu hỏi, vấn đề đặt ra khác nhau theo từng góc độ của các môn học khác nhau.

“Triết lý”của thầy Ian chân phương lắm: đến hội thảo và được “cho ăn” một phần mềm hoàn hảo, bạn chỉ có thể biết nó nhưng không dùng được. Nhưng tạo nhóm học tập trên Facebook hay tạo các files chia sẻ chắc chắn bạn làm được ngay. Mục tiêu của bản thân mình là không trở thành cái-bóng-đèn-sáng-mà-bị-vỡ. Bởi,tôi hiểu rằng chất lượng giáo dục chỉ có khi học sinh được hướng dẫn một cách có chất lượng…” – cô chia sẻ.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Lớp học của Tiến sĩ Ian Kalman

Một trong những điều mà PEN luôn nỗ lực để định hình thành bản sắc học thuật riêng của mình đó là các chuyên đề phương pháp giảng dạy phải đột phá, thiết yếu, gần gũi, cập nhật xu hướng mới cho các nhà làm giáo dục ở Việt Nam.

Năng lực Tò Mò được giới thiệu lầu đầu tại PEN2019 nhưng chuyên đề này giới thiệu trở lại trong PEN2020 được cập nhật sâu rộng nhiều kỹ thuật giảng dạy, tựa như phiên bản Iphone cập nhật đời mới với các tính năng tiên tiến, hiện đại và tiên phong. Học sâu là một chuyên đề mới và khó nhưng bất kể giáo viên nào cũng tìm thấy mình ở đó, cả về sự trải nghiệm thực hành rải rác, đơn lẻ lẫn kiến thức hiểu biết còn hạn chế, chưa đầy đủ về nó. Giảng dạy Trực tuyến thông qua Mạng xã hội tựa món nước ép quả mát, cân bằng những chủ đề trực diện kỹ thuật giảng dạy “hack não” các giáo viên. Ứng dụng những lợi thế của công nghệ trực tuyến và mạng xã hội không xa lạ với các thầy cô nhưng chuyên đề gợi ý những cách thức “sống chung” và áp dụng chúng một cách đơn giản mà hiệu quả để thầy cô tạo ra những không gian học tập, giảng dạy tươi trẻ, dễ dàng kết nối với “khẩu vị” của thế hệ gen Z. Thực hành Chính niệm và Từ tâm trong Giảng dạy là “ẩn số” bất ngờ của PEN, một thực đơn lạ, mang lại nhiều cảm xúc suy tư, lắng đọng của các thầy, cô.

Thầy Chung Anh Vũ, giáo viên trường THPT Quốc Thái, An Phú, An Giang chia sẻ trong cộng đồng PEN rằng : “Nhờ PEN mà hôm nay đi dạy, mình mới nhớ đem theo những thứ mà trước giờ mình dường như quên khi lên lớp. Đó là nụ cười, lời khen và sự thấu hiểu”. Cô Nguyễn Thị Ngân, nhà nghiên cứu giáo dục thì cho rằng, các kỹ thuật thực hành chuyên đề này do Tiến sĩ Nguyễn Nam hướng dẫn giúp giáo viên giàu có năng lượng và bình an từ bên trong rất giản dị mà dễ áp dụng, không chỉ với cá nhân các thầy cô mà cả học sinh.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Các giáo viên tham dự đào tạo PEN2020

Sau khoá học, Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu bày tỏ mong muốn mỗi thầy cô sẽ chắt lọc, đúc kết cho riêng mình những kiến thức thu nạp từ PEN. Mỗi thầy cô sẽ có ứng dụng, thử nghiệm riêng, với cách thức, tốc độ, tần suất, hình thức khác nhau, với những hiệu quả khác nhau trong những môi trường, bối cảnh khác nhau.

“Điều đáng quý là chỉ cần một ý tưởng tốt đến được với học sinh – dù là một lớp, một khối hay một vài bạn – và có hiệu quả, thì đã là một thay đổi tốt và sẽ lan tỏa theo cách riêng của nó. Chứ chẳng có một thước đo nào là duy nhất và quy chuẩn cho mọi đổi thay cả. Hy vọng mỗi năm chúng ta lại được ngồi cùng nhau, lắng nghe, động não, chia sẻ và đem về một chút gì từ PEN và làm được cho học trò”.

Cô Đặng Tiên Dung, trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành chia sẻ với các đồng nghiệp tại PEN rằng: “Điều hạnh phúc của chúng em chính là mang điều gì đó mới mẻ về nhà, để có thể ươm mầm những ý tưởng hạnh phúc cho những học sinh của mình. Và quan trọng hơn, được soi chiếu nguồn năng lượng các thầy cô toả ra, em cũng có thêm nhiều động lực hơn cho lựa chọn của mình”.

Đại học Fulbright sẽ có những bài viết chi tiết về trải nghiệm thực hành của các thầy, cô giáo về từng chuyên đề giảng dạy tại PEN 2020 để phục vụ công chúng tham khảo.

Xuân Linh

* Hội thảo PEN là một phần trong nỗ lực khởi xướng Mạng lưới các nhà giáo dục tiên phong (Pioneering Educators Network – viết tắt là PEN), với sứ mệnh đem đến những kiến thức nghiên cứu giáo dục và hội thảo đào tạo đột phá, thiết yếu và thực tiễn cho các nhà làm giáo dục ở Việt Nam và trong khu vực. PEN tập trung đào tạo thực hành chuyên sâu các phương pháp giáo dục và dạy học tiên tiến dành cho các giáo viên đang công tác và giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, đại học, các tổ chức giáo dục và trung tâm đào tạo trên cả nước.

Đại sứ Nguyễn Vũ Tú xúc động chỉ tay lên màn hình LED phóng lớn bức ảnh thủa trẻ của ông và các bạn học Việt Nam chụp cùng những người bạn Mỹ trong khuôn viên trường Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, Đại học Tufts, Massachusetts. Bức hình chụp bên lề hội thảo về gỡ bỏ cấm vận tại Boston năm 1993 gồm có Thượng nghị sĩ John Kerry, Nguyễn Trung Thành, Thomas Vallely, lúc đó là Giám đốc Chương trình Việt Nam của Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard, và ông Phạm Bình Minh (sau này là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao).

“Lúc đó tôi không nghĩ bức hình sau này trở thành một kỷ niệm với những con người gắn bó với những di sản lịch sử trong quan hệ Việt-Mỹ”, Đại sứ Nguyễn Vũ Tú mở đầu câu chuyện gắn bó của ông với một trong những di sản hợp tác giáo dục quan trọng bậc nhất trong quan hệ Việt – Mỹ.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Gần 30 năm trước, một nhóm cán bộ ngoại giao trẻ tuổi của Việt Nam đến Mỹ theo diện học bổng Fulbright. Người làm cầu nối để chương trình học bổng danh giá toàn cầu này của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyển được những học viên Việt Nam đầu tiên là Thomas J. Vallely, người sáng lập và là giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard. Nhóm cán bộ ngoại giao này có Phạm Bình Minh, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Vũ Tú, sau này đều là những nhà ngoại giao cốt cán của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Họ đã theo học về quan hệ quốc tế tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, Đại học Tufts, Massachusetts, Mỹ trong giai đoạn từ 1991 đến 1995.

Ông Thomas Vallely đã nỗ lực thúc đẩy chương trình trao đổi giáo dục trên như một cầu nối mở ra giai đoạn gỡ bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ. Nhưng những nỗ lực vận động gắn kết Việt Nam vào chương trình này thời kỳ đầu gặp khó khăn lớn nhất đó là tìm được những ứng viên biết tiếng Anh. Một đất nước trong thời kỳ cấm vận, đóng cửa với thế giới, kinh tế khó khăn và đang từng bước khôi phục, tái thiết đất nước sau chiến tranh khiến ông Thomas rất chật vật tìm kiếm những người Việt giỏi tiếng Anh. Chia sẻ suy tư này với nhóm cán bộ ngoại giao theo học ở Tufts, ông để ngỏ một ý tưởng.

“Trong những lần nói chuyện ở Boston, Thomas Vallely đã nói một ý với chúng tôi rằng: Tại sao mình không thể vượt qua được trở ngại này nhỉ? Nếu như một chương trình như vậy mở tại Việt Nam, các giảng viên người Mỹ dạy học có kèm phiên dịch tiếng Việt thì sẽ có nhiều cán bộ của Việt Nam được truyền đạt kiến thức quản lý kinh tế mới” – Đại sứ Nguyễn Vũ Tú kể lại.

Việc gỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam vào đầu năm 1994 mang đến chất xúc tác cho ý tưởng trên. Thomas Vallely đã nhanh chóng vận động để đưa chương trình Fulbright đến Việt Nam trong thời điểm Việt Nam – Hoa Kỳ kết nối các nỗ lực vận động ngoại giao cho việc chính thức bình thường hóa quan hệ. Đây là lúc ý tưởng sơ khởi trong câu chuyện ở Boston với nhóm học viên Việt Nam ở trường Fletcher của Thomas Vallely trở thành hiện thực. Sau khi du học về nước năm 1994, trong khi Phạm Bình Minh, Nguyễn Trung Thành trở lại Bộ Ngoại giao công tác thì Nguyễn Vũ Tú về lại cơ quan cũ là Sở Ngoại vụ TP.HCM. Nguyễn Vũ Tú đã đại diện cơ quan ngoại vụ địa phương này trở thành đầu mối kết nối những nỗ lực vận động đưa chương trình Fulbright vào Việt Nam.

Kết quả là, Quốc hội Mỹ đã thông qua chương trình Fulbright Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam đồng ý để Bộ GD-ĐT Việt Nam hợp tác với Hội đồng các tổ chức học thuật Mỹ (ACLS) và Viện Phát triển quốc tế Harvard (HIID) thực hiện dự án đào tạo chuyên gia về quản lý kinh tế tại trường Đại học kinh tế TP.HCM. Đây là một chương trình độc lập, không liên quan đến Chương trình học bổng Fulbright toàn cầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, chỉ dành riêng cho Việt Nam. Chưa đầy hai tháng sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ thông báo quyết định bình thường hoá quan hệ ngoại giao, chương trình Fulbright Việt Nam dưới cái tên gọi Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) tổ chức đào tạo khoá đầu tiên từ tháng 9.1995 đến tháng 7.1996, với 52 học viên là cán bộ nhà nước, nhà kinh doanh và giảng viên đại học.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Đại sứ Nguyễn Vũ Tú và các cựu học viên FETP&FSPPM

Giáo sư Dwight Perkins, lúc đó là Giám đốc Viện Phát triển Quốc tế Harvard cùng Thomas Vallely và các cộng sự đã đưa ra 3 định hướng quan trọng để phát triển FETP ở Việt Nam một cách khác biệt và hiệu quả. Trong đó có việc xác định đối tượng đào tạo sẽ không nhắm vào các cán bộ trung ương nơi dễ huy động nguồn lực. Thay vào đó, chỉ tập trung đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền cấp địa phương, mà ở thời kỳ thập niên 90, kiến thức kinh tế quản lý hiện đại, kết nối với nhịp đập thế giới là điều xa xỉ đối với họ. Những giáo sư người Mỹ từ Harvard tham vọng tập trung được đội ngũ học viên đông đảo, đa dạng thành phần đến từ tất cả các tỉnh, thành Việt Nam theo học tại FETP dưới sự giảng dạy trực tiếp của họ.

Nhưng để có được phiên dịch với chuyên môn kinh tế lúc bấy giờ không phải việc dễ dàng.

“Lúc đó tôi trình bày với sếp (Giám đốc Sở Ngoại vụ Vũ Hắc Bồng) là trường thiếu nguồn lực phiên dịch về kinh tế. Chú nói với tôi qua giúp trường. Trong suốt thời kỳ FETP khoá 1 đến khoá 5, các học viên gặp tôi suốt ngày trên lớp phiên dịch và giảng dạy cùng các giáo sư của Harvard”, Đại sứ Nguyễn Vũ Tú kể lại.

Nguyễn Vũ Tú trở thành trưởng nhóm phiên dịch của trường cùng các đồng nghiệp khác gồm Lửa Hạ, Thạch Quân, Kim Chi, Hiếu Hạnh, Xinh Xinh và Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Quý Tâm, luân phiên thay nhau dịch các tài liệu học thuật kinh tế của Harvard và đứng lớp phiên dịch, trợ giảng cho các giáo sư của Harvard. Trong đó, Nguyễn Xuân Thành và Nguyễn Quý Tâm sau này trở thành giảng viên gắn bó với Trường cho đến ngày nay.

Một trong những thách thức lớn của nhóm phiên dịch này đó là các thuật ngữ kinh tế hiện đại của thế giới chưa từng có trong từ điển tiếng Việt. Nhiều khái niệm kinh tế, thị trường của thế giới chưa từng xảy ra trong thực tiễn Việt Nam do nền kinh tế bao cấp, đóng cửa hội nhập trong nhiều năm. Do đó, FETP có thể được coi là một nơi “sản sinh” ra các thuật ngữ kinh tế học hiện đại tiếng Việt. Ông Nguyễn Vũ Tú còn có sáng kiến mở chương trình đào tạo về kiến thức kinh tế và thuật ngữ kinh tế cho các phiên dịch viên để ngày càng phổ biến được nhiều hơn các khái niệm kinh tế mới trong tiếng Việt.

Hơn cả công tác giảng dạy, sự gắn bó trực tiếp với Trường Fulbright của ông Nguyễn Vũ Tú cũng như sự hỗ trợ theo sát của Sở Ngoại Vụ TP.HCM còn góp phần giúp cho hoạt động của FETP trong giai đoạn đầu vượt qua những trở ngại, nhất là đặt trong bối cảnh giai đoạn đầu bình thường hoá quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ còn nhiều nghi kị nặng nề, chập chững xây dựng lòng tin. Một câu chuyện được ông chia sẻ đó là cơ sở đào tạo của FETP được đặt trong khu nhà cổ của Viện Kinh tế TP.HCM – Đại học Kinh tế TP.HCM.

Một cách tình cờ, ngôi nhà trong hẻm Võ Thị Sáu, Quận 3 này nằm ở phía sau dãy nhà trụ sở của Thành uỷ TP.HCM. Khi FETP mới đi vào hoạt động, vị trí nhạy cảm này đã trở thành nguồn cơn cho những tin đồn thổi mang nặng “thuyết âm mưu”, đặt dự án đào tạo và cơ quan ngoại vụ địa phương vào tình thế khó xử. Những câu chuyện thêu dệt vô căn cứ rồi cũng lắng xuống nhưng FETP khó lòng tồn tại đến ngày nay nếu không có vai trò của nhiều người “gác cửa” những sự vụ giống như phép thử của lòng tin Việt-Mỹ thủa ban sơ.

“Năm 2010, tôi đi công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ. Lúc bấy giờ, có người đến gặp và nói với tôi rằng: cảm ơn Tú trong thời gian làm việc ở Fulbright đã giữ cho trường không bị điều tiếng như đồn thổi” – Đại sứ Nguyễn Vũ Tú chia sẻ.

Sự nghiệp ngoại giao của ông Nguyễn Vũ Tú sau này có nhiều dấu gạch sống động khác nhưng sự gắn kết của ông với Trường Fulbright vẫn luôn nối dài hơn hai thập kỷ. Những giảng viên người Việt của trường là những cộng sự, bạn bè đồng nghiệp thân thiết của ông. Ở Trường Fulbright, ông là một thầy giáo, một viên gạch làm nên FETP thời kỳ đầu tiên.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024

Sau này khi công tác nhiệm kỳ ở Philippines, ông từng giới thiệu một nhóm sinh viên Philippines tới tìm hiểu về ViệtNam và một trong những địa điểm tới thăm của họ chính là chương trình FETP.

“Khi về họ rất ấn tượng với chương trình. Họ nói với tôi rằng, “tại sao chương trình này chỉ dành cho Việt Nam mà không làm cho cả Đông Nam Á để cho các nước khác cùng được hưởng?” Cho đến giờ, mô hình của FETP vẫn là chương trình duy nhất mà Mỹ từng thực hiện trên thế giới”.

Theo Đại sứ Nguyễn Vũ Tú, 25 năm thành lập trường Fulbright, kể từ FETP và đến nay là FSPPM (Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright) thuộc Đại học Fulbright, có một sự thật đã được chứng minh. Những năm đầu, trường ra đời trước thời kỳ bình thường hoá quan hệ được xem như một sáng kiến rất can đảm.

“Đó là thời kỳ vô cùng khó khăn, làm gì với Mỹ cũng khó. Bây giờ thế giới đã xoay chiều, Việt Nam hội nhập sâu rộng và người Việt đã hiểu rõ hơn đâu là đối tác, đâu là đối tượng. Có nhiều chương trình trao đổi giáo dục quốc tế nhưng chương trình Fulbright là chương trình duy nhất đến nay còn tồn tại, phát triển ở một tầm cao mới và trở thành tài sản của Việt Nam. Những gì Trường Fulbright tạo dựng trong 25 năm qua đã kiến tạo một di sản giáo dục quan trọng bậc nhất trong quan hệ Việt – Mỹ” – Đại sứ Nguyễn Vũ Tú.

Xuân Linh

*Đại sứ Nguyễn Vũ Tú là nhà ngoại giao kỳ cựu, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Philippines, Hàn Quốc, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM.

“I hope in 10 years, my daughter will find it hard to choose among Harvard, Cambridge, or Fulbright”

Though a chairman of a multimillion-dollar corporation, Tran Trong Kien still wears his 10-year-old pair of shoes and chauffeurs his clients on the weekends. Kien is one among the life-time donors to Fulbright University Vietnam. Kien agreed to share with Soha.vn, one of the most favourite online newspaper in Vietnam why he chose to donate to Fulbright University.

Kien’s original interview is HERE

As a Vietnamese, my biggest fear is for us to have a failed community

Tô Lan Hương: I recently learned that you are one among 7 Vietnamese businessmen who committed to become FUV’s lifetime donors, with a handsome package too, no less. Other rich Vietnamese tend to build pagodas, donate to poor people, or foster basic education in the highlands. It appears you are the first to donate for higher education. May I ask why?

Trần Trọng Kiên: For the past 20 years, I was lucky enough to travel to different places. I saw communities that thrived, such as Denmark, Belgium, Norway, or the Jews in Israel. And of course, I also saw those that failed.

How could these communities, even those with a small population, succeed? How did the others fail? I spent a lot of time trying to find the answer…

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
” As a Vietnamese, my biggest fear is for us to have a failed community”

I may be wrong, but I think that for all members to live in harmony and thrive as a community, they need to build their success on shared values. And one of those shared values is knowledge. To gain knowledge, a community needs a good education system.

A good education system can develop doctors to provide treatments and care for the community; teachers to teach and mentor the young generation of that community; engineers to work in factories and produce the necessities for the community; business people to lead the economy. Good politicians and community-minded leaders can also emerge from a good education system.

And that is the future of a community.

As a Vietnamese, my biggest fear is for us to have a failed community. My dream is for Vietnam to be the leader of the region because I believe we have the capability; I believe we can.

6 or 7 years ago, Dam Bich Thuy – who was still the CEO of ANZ Vietnam at the time – and Thomas Vallely – the founder of the Vietnam Program in Harvard – came to see me. They told me that soon, when the time came, Fulbright University Vietnam would be established under two platforms: liberal education and non-profit. Then, they asked me for a donation to Fulbright.

To be honest, though I was extremely interested then, I was not sure that I could donate a lot. 6 years ago, I didn’t have a lot of money, didn’t know much about education, and didn’t really contemplate what I could do for this country.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
“I do not want to make money from education, so I definitely will not choose to donate to private, for-profit universities”.

But these past few years, after I accumulated a larger sum from my business and hard work, I became more engaged in the FUV project.

When FUV was established with the support from both governments and the potential to succeed, I participated as a member of the governing board. I decided to donate a part of my accumulated capital to maintain the university’s operations. Saying no to “for-profit education”

Tô Lan Hương: But there are many universities in Vietnam… Why did you choose FUV? And why now?

Trần Trọng Kiên: To be honest, before FUV, even if I wanted to, I wouldn’t find any university in Vietnam to which to donate. In Vietnam, there are two types: state-funded universities and private, for-profit universities.

I do not want to make money from education, so I definitely will not choose to donate to private, for-profit universities. There are not yet any regulations regarding donations to state-funded universities, and there remain concerns regarding fund-management efficiencies.

So when FUV was established as a first non-profit university in Vietnam, I agreed to become FUV’s donor with a large and long-term commitment.

FUV promises that all revenues and profits, if any, will be re-invested in the university’s operations, and provide more financial aid to more students, regardless of their background, so that more Vietnamese students can afford an education at FUV.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
” For me, I treasure such connection with Vietnam.”

FUV’s mission is: it doesn’t matter where you are from, what your background is, or how good your transcript is… as long as you can convince us that you have the ability to be a leader or one who can initiate positive change in the community, we will offer you a place at FUV.

That means everyone in this country has the same opportunity to obtain a high-quality education. And that is what I want.

All indicators show that general education in Vietnam has improved so much throughout the years. However, that is not the case for higher education. Back in the days, the elite students were from universities such as Polytechnic University, or University of Science.

Now, the elite students study abroad, and there’s a chance that they will not come back. They lose touch with Vietnam for a long time, some for 3-5 years, others for 7-9 years. Some never return. This is because Vietnam doesn’t have universities that can compete directly with universities abroad.

For me, I treasure such connection with Vietnam. These connections can be something as simple as eating a bowl of pho in the morning, drinking a cup of coffee or buying a snack from a street vendor, or speaking Vietnamese every day. From these simple things, you understand your country more, love it more, and want to make it a better place.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
“Everyone in my family wants the Vietnamese education system to thrive.”

I hope that one day, we will have top universities to compete with those in the region and abroad, such as Singapore’s NUS, China’s Tsinghua University, Hong Kong University, Tokyo University… so that our children can have more choices in our own country. That is why I am committed to FUV.

After making that decision, I returned home to share it with my family…

From a man who earned millions of dollars at 30, who is still wearing the same pair of shoes, to the moment of “meaningful giving”

Tô Lan Hương: And how did your wife react?

Trần Trọng Kiên: It wasn’t just my wife; my children’s voice mattered too. My wife’s father was a very famous teacher in his field, so you can say that it runs in the family. Everyone in my family wants the Vietnamese education system to thrive. Each of us, my wife, my kids, or me, we have this habit of giving back to the society in our own ways, however we can. And the ‘how’ was an important question to ask. We discussed it together as a family.

And together, we arrived at one collective decision: We cannot spend all of the money we make, so we should give back to the society. And our wish is to give it back through education, and most of this is for FUV.

And I am not the only one. There are others, in Vietnam or abroad, who committed to become FUV’s life-time donors too. Maybe because of their personal reasons, they don’t want to disclose it.

Tô Lan Hương: Since when did you start thinking about giving back? Was it when you became a rich businessman, or when you were still a poor young guy trying hard to get rich?

Trần Trọng Kiên: Now I have some money and gray hair too, but I still hope to be called a ‘young guy’ [laugh].

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
I don’t really care too much about the absolute amount of money I earn. I care more about how I can use this money to give back, to help my community to develop.

Actually, I think in every different phase of our life, we have a different need, a different goal; we cannot be idealistic all the time. To be honest, when I was poor, my one dream and only goal were to make sure that I had food on the table, clothes to wear, and that my children wouldn’t have to suffer the way I did.

I started doing business when I was 21. Because we were so poor, after my six years in medical school, I decided to pursue business instead. I think I was lucky too. I didn’t have much; but when I first started, the tourism industry grew by leaps and bounds. Just within a few years, in my 20s, I was a millionaire. In my 30s, I owned multimillion-dollar assets.

But when I had more money, I realized one thing. Initially, one can make money to improve one’s living standard; but after you reach a certain point, it doesn’t matter how much more money you can make, your living standard cannot be enhanced any further.

Tô Lan Hương: Just like those leather boots made by Australian Aborigines that you are wearing today, right? I heard that though you are rich, you only wear these.

Trần Trọng Kiên: You see, you only need enough money to have 2-3 houses, to buy clothes to wear, to make sure your children can have a good education. Shoes? A pair for 10 years is good enough.

These past few years, I don’t really care too much about the absolute amount of money I earn. I care more about how I can use this money to give back, to help my community to develop.

Of course, I know I’m nowhere near the richest Vietnamese man, but I know that I accumulated a sum that is larger than most Vietnamese people do. And I know that I’m always interested in medical and educational matters. In general, I am interested in anything that can foster change and community development, help that community thrive, preserve the community’s values and environment, and improve the living standard. And I decided to prioritize education.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
I believe that FUV’s transparency and vision can convince such a group of people

I alone cannot create change, but I am willing to initiate change

Tô Lan Hương: President Dam Bich Thuy did not disclose the amount that you committed to donate. Are you comfortable sharing this number?

Trần Trọng Kiên: The amount that I committed to FUV can be a large number if you view it as an absolute amount. However, for such a university with aspiring mission and goals as FUV, mine or others’ commitments are not that much. Yet, if ten thousand people, a hundred thousand people, a million people can commit and donate, FUV can have better chance and resources to succeed. And I believe that FUV’s transparency and vision can convince such a group of people.

I expect that FUV will not be the only institution that nurtures the hopes and dreams of education in Vietnam. What I want most is that if FUV succeeds, there will be more universities, more institutions, more educational models that will be established. Vietnam’s higher education will then be improved. And we, one day, as a country, can dream bigger and aim higher.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
I don’t think Vietnamese people don’t want to give. I think they care more about whether their donation actually goes to those in needs in an efficient way.

Tô Lan Hương: Thien Minh Group’s slogan is ‘Inspiring people’. When you donated a part of your wealth for FUV, are you trying to inspire others to do the same for higher education?

Trần Trọng Kiên: Top private, not-for-profit universities in America and Europe such as Harvard, Stanford, Cambridge, can operate and create sustainable values thanks to having not only the right educational philosophy, but also the donations and support. These supports are from both successful individuals and the alumni.

And the hardest part is, always, to find the first donors.

I think I can be one among these first few ones, hoping that my action can spark a habit for other people to follow. It’s like this interview. I didn’t accept your interview request just to get my name on the newspapers. I just hope that when someone reads this interview, they can be more willing to donate $20, or $50 for this project. This means our discussion today is not a meaningless one.

Tô Lan Hương: In America, in 2012, Stanford mobilized USD 6.2 billion; in 2018, Harvard mobilized USD 9.5 billion from 153,000 families. Do you think Vietnamese families can do something similar?

Trần Trọng Kiên: I don’t think Vietnamese people don’t want to give. I think they care more about whether their donation actually goes to those in needs in an efficient way. That’s their biggest concern in Vietnam. And if there are more non-profit universities with aspiring visions, I believe this good habit will continue to flourish.

Vietnamese people care about education. I still remember my dad’s most treasured moment in his life. That was when told him that I was accepted to Medical University; I was 16 years old. Vietnamese parents are willing to save every single cent and can easily spend 60% of their income on their children’s education.

I’m proud of that culture and I trust that this will be the motivation that drives education.

I strongly believe that the habit of Vietnamese people will change: the habit of giving back to the society will slowly ripple.

Actually, the habit of giving back has been around for such a long time in developed countries: a small child can give away a tiny bit from his or her savings; a college graduate can give away $10-20 from his salary to his college’s scholarship fund.

$10 from this graduate student or $1 from this small child may seem small. But 100,000 students, or 100,000 children can create a miracle. It’s a good habit to have. One should learn to share what they have and contribute more to make the community a better place.

I’m sure Vietnamese children are also willing to donate their VND 10,000-20,000. Those parents who spend 60% of their income on their children’s education are also willing to give, as long as they think their donation can make a difference.

I hope one day we’ll be a strong country and no one can ‘bully’ us

Tô Lan Hương: What about you? I heard that when you became a business owner and earned millions of dollars, you still drove your clients to the airport. That was how you learned how well your business operated with direct feedbacks from the clients. Thus, when you committed to give a significant amount to FUV, how do you know that your money is well managed?

Trần Trọng Kiên: Before I became a donor, I was a member of FUV’s Governing Board. There are other Vietnamese people on the board as well. We don’t receive any dividends or bonuses. Our job is to make sure operations at FUV are transparent and effective, to make strategic decisions, and to find a good team to manage the university. It is such a huge honor.

But that was not the reason why I donated to FUV. I donated to FUV because I trust the founding team, their dedication and their effort. With a leader like Dam Bich Thuy, who led major international corporations, there’s no doubt that FUV has excellent standards of human resources management, ethics and leadership, connections and accountability.

Up to this point, I can honestly say that I haven’t met that many people whom I trusted so much. That’s why I didn’t have any doubts about how my money will be used.

Tô Lan Hương: Giving away such a handsome package to a university, what do you want in return: a legacy for future generation to remember you by?

Trần Trọng Kiên: My biggest wish is for Vietnam to thrive, to become a strong country so that others cannot bully us, to become a rich country so that our people can live a better life with equality. And Vietnamese people like me can proudly say that we are Vietnamese when we travel abroad.

I always wonder how we can best define a Vietnamese’s patriotism. We love our country; but the way we express our love is different, depending on our personal choice.

Some prefer to express their sense of patriotism by denouncing China when they violated our sovereignty on the South China Sea. Some show it by protecting the environment, fighting for gender and social equality. Your way of writing a good article to spread the goodness in life is also a way to express your patriotism. I express mine by investing in education.

I think Vietnam needs a push, and I hope education can do just that. Today, there’s one FUV. But tomorrow, there may be many more, with creative educational models that can foster change. And that is why I commit to be FUV’s life-time donor, not for any other motives.

Tô Lan Hương: Though you said you don’t want FUV to honor your name, FUV’s President told me that one day, FUV will honor their donors the way Harvard did for theirs.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thrive away trên samsung năm 2024
I chose to invest in FUV, to give away a part of my wealth to support this university because I could see FUV’s potential.

Trần Trọng Kiên: I don’t know what they will do after I die because that’s not something I can control. But I assure you that that’s not the main objective for donors like us, my family and me included, when we donate to a university.

I receive not a cent of dividends or bonuses, but I will get in return rich values that you cannot see now.

Tô Lan Hương: You refer to FUV as a small start-up. But I’m sure that it’s an investment which will not bring you any dividends or bonuses.

Trần Trọng Kiên: Correct!

Tô Lan Hương: So, what will be your “benefits” in this investment?

Trần Trọng Kiên: … a better community!

Tô Lan Hương: But that’s not the “benefit” you’ll receive.

Trần Trọng Kiên: Have you forgotten that I am also a part of this community? That’s more important. The benefits I’ll yield cannot be measured.

Tô Lan Hương: If I define you as an idealistic and generous person, I think a lot of other people will agree. But if I define you as a dreamer, I’m sure some other will also agree. What do you think?

Trần Trọng Kiên: I don’t think so! I think I’m a practical investor. As a businessman, I choose to invest in projects with high probability of success, both in business and charity work. I chose to invest in FUV, to give away a part of my wealth to support this university because I could see FUV’s potential. The educational model that inspired FUV worked in America, a highly developed country. And here with the right management and the support from both governments, I believe in FUV’s success.

I have my own calculations too. For example, if FUV succeeds, it can provide 1,000 – 1,500 well-trained graduates for the workforce every year. It will benefit the society we are living in. More importantly, if FUV succeeds, it will inspire many more educational models and institutions, and collectively, create a push for the whole education system. Then, there won’t be just 1,500 well-trained graduates a year, but many more…

I always tell my staff to “use kindness as the compass in life and at work.” I’m experienced enough to know that not everyone will agree and understand with what we are doing. However, I still believe that if we do something good, every day, there will be some more people who understand and help us create the ripple effect of kindness.

I hope in 10 years, my daughter will find it hard to choose among Harvard, Cambridge, or FUV

Tô Lan Hương: Just a few months ago, I read in the news that you recently founded Thien Minh Aviation JSC. Some articles mentioned that you had to sell real estates and borrow from the bank to invest in commercial aviation. I’m not sure how you can deliver your commitment to FUV when you need to focus your capital on so many major projects.

Trần Trọng Kiên: Thien Minh Group is entering a new phase, TMG 2.0. There are so many things that need to be done in this transition period. That is why I stepped down from the Board of Directors of certain banks and corporations to focus my effort on TMG. However, I remain on FUV’s Governing Board because FUV is my life-long commitment.

At TMG, when we invest in new projects, we need to borrow capital from the bank, especially now when we are running 5-7 projects simultaneously. But my commitment for FUV is from my personal wealth. That will not change, even in such period as this.

Tô Lan Hương: Of course you can easily send your children abroad for a good education. However, have you ever hoped that one day, your children would study in Vietnam, at universities like FUV, and not anywhere else?

Trần Trọng Kiên: My two oldest are in college. But my youngest daughter is only 7 years old. I hope that in 10 years, when my daughter has to decide which university she wants to study at, she’ll find it hard to choose among Harvard, Cambridge, or FUV. That means we do something right. And I long for that day to come.

Tô Lan Hương: Thank you so much for the interview!

By: Tô Lan Hương (soha.vn)

Ngày 21/11/2018, Hội Hữu nghị Việt Mỹ TP.HCM đã tổ chức Hội thảo “Giáo dục Việt Nam và Kinh nghiệm xử lý khủng hoảng giáo dục tại Hoa Kỳ”. Bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam và TS. Huỳnh Thế Du, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cùng tham dự Hội thảo với tư cách là khách mời diễn giả.

Hội thảo xoay quanh thảo luận vấn đề “Việt Nam có đang trải qua khủng hoảng về giáo dục?”. Tiến sĩ Huỳnh Thế Du đưa ra những con số và dữ liệu làm cơ sở cho câu trả lời về khủng hoảng giáo dục tại Việt Nam. Theo nhận định của ông, khủng hoảng giáo dục toàn diện hiện chưa xảy ra tại Việt Nam nhưng khủng hoảng niềm tin về chất lượng giáo dục đã diễn ra và ngày càng trầm trọng.

Theo các chỉ số như chỉ số phát triển con người, ngân sách chi cho giáo dục, số năm đến trường, Việt Nam là quốc gia khá chú trọng đến việc chăm lo phát triển giáo dục và xếp hạng cao trên bản đồ giáo dục thế giới. Tuy vậy, chất lượng giáo dục đại học vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại khi tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp tiếp tục ở mức cao và xu hướng phụ huynh và học sinh tin tưởng và lựa chọn các nền giáo dục nước ngoài ngày càng rõ rệt.

Từ kinh nghiệm điều hành mô hình giáo dục kế thừa tinh hoa của giáo dục Hoa Kỳ trong bối cảnh Việt Nam, bà Đàm Bích Thủy – Chủ tích Đại học Fulbright Việt Nam chia sẻ cách trường dung hòa sự ưu việt của Hoa Kỳ với các giá trị nhân văn của văn hóa Việt.

Với sáng kiến Năm học Đồng kiến tạo, các em sinh viên có tiếng nói và quyền quyết định những nội dung mà mình sẽ học:“Đây là cách mà Đại học Fulbright có lựa chọn dựa trên việc tham khảo rất nhiều kinh nghiệm của các quốc gia có nền giáo dục được coi là ưu việt. Chúng tôi tin với cách làm việc như thế này có thể xây dựng được một chương trình phù hợp với hiện tại. Quan trọng hơn cả là cả giáo viên và học sinh cùng cảm thấy mình có trách nhiệm”.

Chia sẻ với phụ huynh học sinh ở Hà Nội, Phó Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam Ted Osius nhắc đến ba trường đại học: American University ở Cairo, Ai Cập; American University ở Lebanon và Đại học Thanh Hoa ở Trung Quốc. Đó là những trường đại học hàng đầu khu vực, khởi nghiệp với sự hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ.

Sau các đại học này, chính phủ Hoa Kỳ dành sự hỗ trợ tài chính để sáng lập Đại học Fulbright Việt Nam, đại học hoạt động không vì lợi nhuận, theo mô hình giáo dục khai phóng của Mỹ đầu tiên ở Việt Nam.

Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho hay, ba trường đại học nói trên thành công bởi họ không phải là “sản phẩm nhập khẩu” thuần túy từ Hoa Kỳ. Họ thành công nhờ bắt rễ rất sâu sắc vào nền văn hóa, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của nước bản địa; trở thành một phần của đất nước đó.

“Ba trường đại học mà tôi nhắc tới đã góp phần tạo ra những thay đổi, giúp cho hệ thống giáo dục của đất nước đó đổi mới, phát triển”, cựu Đại sứ Ted Osius cho hay.

Từ kinh nghiệm trong sự nghiệp ngoại giao ở Việt Nam, ông cho hay, chính phủ Hoa Kỳ nhìn thấy tương lai và hy vọng ở Việt Nam bởi khi làm việc, các cơ quan, đối tác Việt Nam thể hiện quyết tâm đổi mới, xây dựng hệ thống giáo dục chất lượng, hội nhập quốc tế, trong đó có giáo dục đại học.

Đại học Fulbright Việt Nam được thành lập không chỉ với mong muốn phụng sự các bạn trẻ trên khắp đất nước mà còn mong muốn góp phần tạo ra những thay đổi tích cực và cùng với các trường đại học khác của Việt Nam khởi xướng cho những thay đổi tích cực trong hệ thống giáo dục Việt Nam .

“Chìa khóa mà Fulbright có thể thành công không có một cách nào khác đó là trở thành một trường đại học tốt nhất. Trường đại học tốt nhất phải có những giảng viên tốt nhất. Nhưng thứ làm nên linh hồn của trường đại học đó là có được những em học sinh xuất sắc nhất.

Cái xuất sắc ở đây không phải chỉ nhìn vào điểm số. Sau 3 tháng tham gia Fulbright, tôi hoàn toàn tự tin để nói rằng Fulbright có thể tuyển được những học sinh xuất sắc, đa dạng trên khắp mọi miền”.