Hướng dẫn thiết kế hệ thống duong ong chữa cháy

Làm chủ kiến thức về PCCC từ quá trình tìm hiểu về Hệ thống => Tính toán thiết kế=> Triển khai thiết kế => Đo bóc => Lập kế hoạch tiến độ và Triển khai biện pháp thi công hệ thống PCCC

  • Tự tin thiết kế, trình bày thuyết minh thiết kế hệ thống báo cháy, hệ thống chưa cháy trong tòa nhà, nhà máy
  • Kiểm soát được quy trình, thủ tục hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho công trình
  • Làm chủ nguyên lý lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy
  • Hỗ trợ học viên triển khai các dự án thực tế trong công việc

NỘI DUNG HỌC PHẦN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Học phần 1: TRIỂN KHAI THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC Triển khai thiết kế hệ thống Phòng cháy chữa cháy

Bài 1: Giới thiệu các hệ thống PCCC

  • Cách thức chữa cháy, báo cháy của cách hệ thống như Chữa cháy nước, FM 200, Novec 1230, Sol khí, Foam, N2. IG55….
  • Cách nhận định đánh giá trước khi thiết kế ( loại chữa cháy nào? áp dụng cho môi trường?)
  • Giới thiệu cách làm hồ sơ thẩm duyệt PCCC.

Bài 2, 3: Lý thuyết báo cháy

  • Giới thiệu cụ thể từng loại hệ thống báo cháy.
  • Báo cháy thường ( báo cháy vùng, báo cháy zone)
  • Báo cháy địa chỉ.
  • Báo cháy sớm.
  • Lý thuyết thiết kế hệ thống báo cháy.
  • Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống báo cháy.
  • Giới thiệu công năng từng thiết bị chữa cháy ( tủ trung tâm loại thường, loại địa chỉ, đầu dò khói, nhiệt, ga, lửa, ống gió…, nút nhấn, chuông, đèn còi, module, relay,…)
  • Đặt tính kỹ thuật, thông số kỹ thuật của thiết bị.
  • Cách đọc sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy.
  • Cách thiết kế hệ thống báo cháy.
  • Cách thiết kế liên động hệ thống báo cháy với các thiết bị ngoại vi.

Bài 4: Thực hành thiết kế hệ thống báo cháy

  • Thiết kế hệ thống báo cháy thường
  • Thiết kế hệ thống báo cháy địa chỉ
  • Thiết kế hệ thống báo cháy sớm

Bài 5, 6: Lý thuyết hệ thống chữa cháy nước

  • Giới thiệu hệ thống CC Sprinkler.
  • Giới thiệu hệ thống CC vách tường.
  • Giới thiệu hệ thống màng ngăn cháy.
  • Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống chữa cháy.
  • Phương pháp bố trí và thiết kế hệ thống chữa cháy.
  • Tính toán lượng nước cho từng loại chữa cháy.
  • Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của từng loại chữa cháy.
  • Tính toán áp lực cho hệ thống chữa cháy.
  • Tính toán dung tích bể nước chữa cháy.
  • Tính toán chọn bơm chữa cháy.
  • Đọc hiểu dựng sơ đồ nguyên lý hệ thống chữa cháy.

Bài 7: Thực hành thiết kế hệ thống chữa cháy

  • Thiết kế hệ thống CC Sprinkler.
  • Thiết kế hệ thống CC vách tường.
  • Thiết kế hệ thống màng ngăn cháy.

Bài 8: Lý thuyết hệ thống chữa cháy FM 200, NOVEC 1230 & SOL khí

  • Giới thiệu hệ thống FM 200.
  • Giới thiệu hệ thống NOVEC 1230.
  • Giới thiệu hệ thống Sol khí.
  • Nguyên lý chữa cháy.
  • Thiết bị hệ thống.
  • Các chứng nhận.
  • Thiết kế hệ thống.

Bài 9: Thực hành thiết kế hệ thống chữa cháy FM 200, NOVEC 1230 & SOL khí

  • Thiết kế hệ thống FM 200.
  • Thiết kế hệ thống NOVEC 1230.
  • Thiết kế hệ thống Sol khí.

Học phần 2: Đo bóc khối lượng hệ thống Phòng cháy chữa cháy

Bài 1: Đo bóc khối lượng hệ thống Phòng cháy chữa cháy

  • Phương pháp triển khi đo bóc, thiết kế trên bản cứng, bản mềm hiệu quả
  • Thiết lập file tính toán và quản lý đo bóc hệ thống PCCC Thiết lập file khối lượng mẫu (vât tư chính, vật tư phụ ) đầy đủ và phương pháp xác định hệ số đo bóc

Kỹ thuật thi công lắp đặt đường ống chữa cháy gồm có các cách thực hiện như sau. Công ty P69 sẽ gửi bạn đọc giải pháp và hướng dẫn thi công lắp đặt đường ống chữa cháy đúng tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn cao nhất. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Các dụng cụ khi thi công lắp đặt đường ống chữa cháy

  • Máy khoan điện
  • Vải và thảm sạch
  • Máy cưa điện
  • Vải ướt
  • Máy cắt đĩa
  • Thước dây
  • Cưa cầm tay
  • Thước đo
  • Ê to đầu vuông
  • Máy hàn hồ quang
  • Chổi kim loại
  • Bút lông dầu
    Hướng dẫn thiết kế hệ thống duong ong chữa cháy
    Thi công lắp đặt đường ống chữa cháy
  • Tấm Vinyl
  • Mỏ hàn, đinh, máy mài, bu lông, đai ốc tạm
  • Bình cứu hỏa
  • Kính bảo hộ
  • Tấm chắn gió, bình áp khí, dây và đui nối, ròng rọc
  • Giàn giáo, xe nâng người
  • Búa, Cle, kiềm, dây dọi…..

Đội ngũ thực hiện vận chuyển ống cứu hỏa và các phụ kiện không được va đập, trầy xước thủ công hoặc dùng tời, xe nâng, palang để nâng ống lắp đặt vào các vị trí lắp đặt. Đặc biệt, phải có giá đỡ để đặt các vật tư ống, tránh đặt trực tiếp xuống sàn.

Hướng dẫn thi công lắp đặt đường ống chữa cháy chi tiết

Khi thi công lắp đặt hệ thống PCCC phải theo quy trình xuyên suốt, chặt chẽ từ quá trình thiết kế, thẩm duyệt, thi công, nghiệm thu, kiểm định đến bảo trì hệ thống PCCC. Nắm rõ các biện pháp thi công lắp đặt đường ống chữa cháy giúp đảm bảo khả năng hoạt động của đường ống chữa cháy hiệu quả, tối ưu hơn. Biện pháp thi công lắp đặt đường ống chữa cháy bao gồm:

1. Gia công đường ống trước khi lắp đặt

– Trước khi lắp đặt ống phải được làm sạch rỉ và các tạp chất bẩn bằng chổi đánh rỉ

– Dùng giẻ lau sạch dầu bảo quản cả trong và bên ngoài ống

– Quét sơn bảo vệ và bảo quản ống thép đen và thép tráng kẽm

– Mỗi hệ thống đường ống sẽ được làm sạch triệt để trước khi kết nối tới hệ thống và thiết bị. Đối với ống thép carbon, đổ đầy nước trong ống sau khi hoàn thành việc thử nghiệm chống rò ống hoặc làm sạch để tránh ăn mòn.

– Kiểm tra cẩn thận đường ống và đoạn nối ống.

– Ống sẽ được cắt bằng máy cắt. Không chấp nhận máy cắt chạy bánh bằng kim loại.

– Mép trong và ngoài đường ống bị nhám hoặc sắc sẽ được mài nhẵn. Các mép trong phải được khoét phẳng.

– Khi không thi công ống, phụ kiện và van đầu cuối nên đậy tạm để tránh tác động từ bên ngoài

a, Phương pháp sơn thông thường, sử dụng sơn chống rỉ bám dính và sơn hoàn thiện

Hướng dẫn thiết kế hệ thống duong ong chữa cháy
Phương pháp sơn thông thường, sử dụng sơn chống rỉ bám dính và sơn hoàn thiện

– Tính kỹ thuật:

  • Chống rỉ tốt, tạo độ bám dính tốt cho lớp sơn phủ kế tiếp.
  • Lượng sơn tiêu tốn cho 1 m2 sản phẩm: 100 – 150g (thực tế tuỳ thuộc vào bề mặt cần sơn).

– Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị bề mặt bề mặt xử lý cần phải không có bụi bẩn, dầu mỡ và bất cứ tạp chất nào. Làm sạch dầu trên bề mặt ống bằng 2 phương pháp : Dùng xăng và giẻ khô lau sạch dầu trên đường ống.
  • Có vảy, rỉ: đánh giấy nháp, bàn chải cứng.
  • Bề mặt kim loại chuẩn bị xong phải sơn ngay để ngăn chặn sự ăn mòn trở lại.

– Phương pháp gia công

  • Thùng sơn phải được khuấy đều.
  • Dùng chổi quét, ru lô hoặc súng phun (áp lực cung cấp: 2 – 4 KG/cm2).
  • Sơn đặc pha bằng dung môi DMT2 – AK; tỷ lệ pha: 5 – 10 %.
  • Thời gian cho phép sơn lớp kế tiếp, tối thiểu: 22 giờ.
  • Điều kiện sơn: độ ẩm không khí không quá 90%.

b, Phương pháp sơn nhiều thành phần – sơn đặc chủng

– Tính kỹ thuật:

  • Sử dụng để hiển thị màu trên đường ống.
  • Bảo vệ tốt bề mặt, chống ăn mòn tốt.
  • Lượng sơn tiêu tốn cho 1m2 sản phẩm:150-200g (thực tế tùy thuộc vào bề mặt vật liệu cần sơn).

– Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị bề mặt cần sơn: Bề mặt vật liệu mới: đã có lớp sơn chống rỉ S.AK-N1 (đối với ống thép đen ) hoặc lớp sơn xử lý bề mặt CXL-WP ( đối với ống thép được mạ kẽm) khô thấu, sạch, khô, không dính dầu mỡ, bụi bẩn.

– Phương pháp gia công:

  • Thùng sơn phải được khuấy đều.
  • Dùng chổi quét, ru lô hoặc súng phun (áp lực cung cấp: 2 – 4 KG/cm2).
  • Sơn đặc pha bằng dung môi DMT2-AK; tỷ lệ pha: 5-10 %.
  • Yêu cầu sơn tối thiểu 2 lớp. Mỗi lớp cách nhau 1 giờ.
  • Điều kiện sơn: độ ẩm không khí không quá 90%.

2. Biện pháp thi công lắp đặt đường ống chữa cháy

  • Phương pháp cắt được thực hiện phù hợp với từng loại vật liệu và các đoạn cắt đúng như bản vẽ.
  • Sử dụng máy cắt chuyên dụng đảm bảo chiều dài ống, các mối cắt theo đúng yêu cầu.
  • Sử dụng kính bảo vệ mắt, máy cắt đảm bảo có bộ phận bảo vệ tránh phoi và lửa văng ra ngoài gây tai nạn.

a, Cắt gọt

  • Khi cắt gọt không làm biến dạng ống và lớp bảo vệ, mặt cắt ống phải nhẵn và vuông góc với tâm ống (hay vạt góc nếu cần) để thực hiện mối nối .
  • Dụng cụ cắt ống phải thích hợp và đảm bảo về chiều dài mối cắt theo đúng yêu cầu.

b, Ren ống:

Hướng dẫn thiết kế hệ thống duong ong chữa cháy
Thi công lắp đặt ren ống

Chi tiết ren ống từ 25A-50A

– Cắt thẳng ống và làm sạch Bavia trước khi ren

– Với ống có đường kính D<= 50 chiều dài đầu ren tối thiểu đạt 20-25mm

– Ren ống bằngg máy ren với bước ren và độ dài theo quy định. Đường ren trên ống dạng côn, tuân thủ theo các tiêu chuẩn về ren ống

– Ren ống bằng máy gia công ren có bộ phận tự động định kích thước. Cắt thẳng góc với tâm ống, cắt dần và đều sao cho lớp cắt được trơn láng. Tùy theo loại ống tiến hành cho lượng dầu cắt thích hợp, hoặc cho đều vào bộ phận cắt. Khi dầu bị đổi màu thì cần thay thế dầu mới. Khi răng bị lỗi lõm phải thay lưỡi Taro mới.

c, Đấu nối ống

– Đấu nối ống bằng hàn đối với đường ống >=D65

– Công tác chế tạo các đoạn ống tiến hành theo các bước sau:

+ Bước 1 : Cắt ống.

+ Bước 2: Vát mép ống.

+ Bước 3: Kiểm tra làm sạch ống

+ Bước 4: Đầu nối ống

+ Bước 5: Lắp đúng vị trí

+ Bước 6: Gá đặt, hiệu chỉnh

+ Bước 7: Hàn cố định

+ Bước 8: Sửa chữa

+ Bước 9: Thử áp

– Để đấu nối đoạn ống với nhau hoặc đấu nối đoạn ống với thiết bị, trước hết phải kiểm tra vị trí cần nối thiết bị

– Dùng thiết bị nâng, đưa hai đoạn ống vào vị trí, đúng tọa độ thiết kế, hai đầu ống tiến gần sát nhau, đồng tâm với nhau và song song với phương ngang, khe hở từ 1.5-3mm

– Hai đoạn ống tạm thời được tro bằng cáp thép hoặc Palăng hoặc kê bằng giá, dùng thiết bị điều chỉnh độ đồng tâm và khe hở giữa chúng

d, Kết nối bằng ren

Kết nối ren theo phương án thông thường

– Đấu nối bằng ren với ống thép tráng kẽm có đương kính danh nghĩa DN<=50

– Đấu nối bừng ren chủ yếu được thực hiện tại công trường theo các bước

Hướng dẫn thiết kế hệ thống duong ong chữa cháy
Các bước đấu nối bừng ren chủ yếu được thực hiện tại công trường

Khi lắp ống phải kiểm tra và làm sạch dầu cắt, nước, bụi bám vào ren, bên trong ống hoặc mặt cắt ống. Khi nối ren, cuốn dây đay theo chiều ren rồi dùng 1 lượng vừa đủ sơn phủ lên bề mặt. Khi vặn, dùng tay vặn ren rồi sau mới dùng kìm xiết ống. Sau khi nối mối ren dùng sơn phủ lên các ren dư và sơn đỏ hoàn thiện ống

Kết nối ren theo phương án dùng keo Epoxy (áp dụng cho các khu vực không đóng trần)

– Đấu nối bằng phương pháp ren đối với ống thép tráng kẽm có đường kính danh nghĩa DN<=50 bằng hỗn hợp keo A&B theo trình tự

– Trước khi thực hiện kết nối ống thì hòa trộn keo A keo B và loại dung môi

– Keo AB (keo Expoxy) là loại hóa chất tổng hợp dùng trong ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến gỗ, đá, bê tông, kim loại

– Keo A (Epoxy) màu trong, keo B ( chất đóng rắn) màu vàng mật ong

– Pha theo tỷ lệ 1:1 quấy đều đến khi đồng nhất màu

– Thời gian để đmả bảo cho hỗn hợp keo sau hòa trộn là 1h

– Bôi hỗn hợp keo đã được hòa trộn lên bề mặt của phụ kiện và đoạn ống ren của đối tượng cần kết dính, chờ khô và sử dụng mối ghép

– Qui định bước ren tương ứng với từng kích thước ống. Bàn máy tiện ren và dao tiện tuân thủ theo Tiêu chuẩn JIS B0203

e, Kết nối hàn

Phạm vi áp dụng

Đối với đường ống đường kính lớn hơn 65mm thì áp dụng phương pháp hàn để kết nối ống

Quy trình hàn như sau

Hướng dẫn thiết kế hệ thống duong ong chữa cháy
Quy trình hàn

+ Công tác chuẩn bị, que hàn, máy hàn, vật tư ống. Đo kích thước của ống và làm sạch bề mặt của ống. Bề mặt sẽ không dính dầu, bụi bẩn và khô (cách mối hàn 100mm). Vệ sinh cạnh gờ bằng máy mài, chổi sắt

+ Kiểm tra góc nghiêng khớp với độ dày của ống. Nếu góc nghiêng không chính xác, dùng đồ giũa hiệu chỉnh lại. Điều chỉnh ống để tâm nằm trên một đường

+ Tất cả ống hàn sẽ được thực hiện bởi quá trình hàn hồ quang. Điện cực sẽ được kỹ sư cơ chọn phù hợp với điện cực đã duyệt.

+ Số chấm hàn cho kích thước ống bằng hoặc nhỏ hơn 300A là 3 điểm, đối với kích thước ống

350A-500A sẽ là 6 điểm và đối với kích thước ống bằng hoặc trên 550A là 8 điểm.

+ Tiến hành hàn đính

+ Tiến hành hàn điền đầy

+ Lăn ống từ trên xuống dưới. Đối với kẹp ống, việc hàn sẽ được thực hiện từ dưới lên trên

+ Sau khi hàn, tất cả khu vực hàn sẽ được vệ sinh sạch sẽ. Điểm hàn phải không bị gỉ.

+Tất cả ống hàn phải được kiểm tra bằng mắt. Mối hàn hư hỏng tham khảo mục 5.4.4.

+ Chiều rộng của mối hàn hoàn thiện thì không vượt quá 3.2mm mối hàn rãnh chính.

+ Báo cáo với các kỹ sư về sự hư hỏng. Không được sửa mối hàn và ống hàn hư vượt quá

250mm sẽ được cắt vuông vắn và đúng, và quá trình hàn trên sẽ được thực hiện để nối ống lần nữa.

+ Sau khi hàn xong và làm sạch, quét sơn chống ăn mòn bằng loại sơn đã được duyệt.

Trình tự hàn
  • Đối với vật liệu cơ bản là thép ( ống thép đen, thép mạ kẽm)

+ Đối với vật liệu có chiều dày lớn hơn 4.5mm phải hàn hai lớp, lớp lót được hàn đủ quanh đường ống trước khi hàn lớp phủ

+ Đối với ống có chiều dày nhỏ hơn 4.5mm được phép hàn một lần phủ, lấp đầy khe hở mối hàn. Yêu cầu về mối hàn phải được lấp đầy, chiều cao mối hàn phải cao hơn mặt ngoài của ống nhưng tối đa 3mm

+ Độ lồi bên trong tối đa 1mm

+ Đối với mối hàn bích, chấm hàn sẽ là 1 điểm và mặt bích sẽ là góc phải tới trục đường ống. Sau đó số chấm hàn là 3-4 điểm trước khi hàn chính thức. Mối hàn ở mặt ngoài thì không nằm ngoài mặt bích.

  • Vật tư và máy hàn.

Khi nhà thầu thuê máy hàn, nhà thầu sẽ qua cuộc kiểm tra chất lượng dưới sự giám sát và phê duyệt của kỹ sư trước khi được phép hàn.

Không dùng búa đóng vào ống. Không để que hàn ở khu vực ẩm ướt.

  • An toàn

+ Khu vực hàn phải được phủ tấm vinyl nhằm tránh nước và bụi.

+ Bình cứu hỏa sẽ được trang bị tại khu vực hàn và phải kiểm tra dự phòng an toàn.

+ Đối với sự an toàn của công nhân, dây nối đất phải được trang bị cho quá trình hàn hồ quang; và cấp phát quần áo, kính bảo hộ, và găng tay cho công nhân.

+ Không tiến hành hàn nếu không có sự giám sát riêng của nhà thầu.

+ Việc hàn sẽ không được thực hiện khi chất lượng của mối hàn kết bị suy yếu do điều kiện thời tiết có gió gồm thổi cát hay gió mạnh (vận tốc của gió trên 10m/s). Trang bị tường chắn gió và lều khi tiến hành hàn trong điều kiện thời tiết như trên.

Mối nối mặt bích

– Một vài vị trí không thể áp dụng phương pháp hàn hoặc để thuận tiện trong tháo lắp sẽ áp dụng mối nối mặt bích. Ví dụ: vị trí mối nối lắp đặt với van khóa trên 65mm và vị trí đấu nối với đường ống HDPE khi thoát ra khỏi tòa nhà

Hướng dẫn thiết kế hệ thống duong ong chữa cháy
Chi tiết lắp ghép mối nối mặt bích điển hình

– Các bước hàn mặt bích với ống

+ Đưa đoạn ống cần ghép nối mặt bích trên gối đỡ, lồng mặt bích vào đầu ống

+ Dùng thước ke vuông góc giữa thân ống với mặt bích, căn chỉnh khoảng hở giữa ống và mặt bích sao cho khe hở đều nhau

+ Hàn đính 1 điểm giữa ống và mặt bích, căn chỉnh lại góc vuông và khoảng hở một lần nữa, sau đó hàn đính điểm đối xứng

+ Gõ sạch xỉ hàn các điểm hàn đính sau đó thực hiện mối hàn hoàn chỉnh

– Các bước ghép mặt bích

+ Căn thẳng hàng các mối ghép bằng mặt bích

+ Căn chỉnh các lỗ giữa mặt bích thẳng, đưa zoăng cao su vào khe giữa 2 mặt bích sao cho zoăng cao su nằm đúng hai gờ của mặt bích

+ Lắp các bu lông, long đen và Êcu, vạn xiết Bulong the thứ tự như hình dưới. Khi lắp Bulong kết nối mặt bích cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật

+ Monen xoắn được điều chỉnh gắn vào mô men vòng đệm. Kiểm tra momen vòng đệm.

+ Xiết chặt Bulong cho thật đều

+ Dùng bút lông đánh dấ lên Bulong xiết và đai ốc khi hoàn thành sau đó xiết lại lần nữa và kiểm tra bằng mắt

– Một vài biện pháp kỹ thuật cần đáp ứng như sau:

+ Momen xoắn sẽ được điều chỉnh gắn vào momen của vòng đệm. Kiểm tra momen của vòng đệm.

+ Siết chặt bu lông cho thật đều. Thứ tự siết theo như hình

+ Dùng bút lông dầu đánh dấu lên bu lông siết và đai ốc khi hoàn thành. Sau đó siết lại lần nữa và kiểm tra bằng mắt.

Hướng dẫn thiết kế hệ thống duong ong chữa cháy
Thứ tự siết bu lông đúng tiêu chuẩn

Kết nối bằng khớp nối nhanh

– Áp dụng đối với khu vực kỹ thuật- phòng bơm cấp nước

Chi tiết điển hình kết nối hệ thống bằng khớp nối nhanh Victualic-Brand

– Sử dụng phụ kiện và máy gia công chuyên dụng của nhà sản xuất

– Quá trình kết nối ống

+ Dùng máy tạo rãnh, tạo rãnh lõm (Groove) trên hai đầu ống

+ Dùng ron/zoăng (Gasket) ôm vào hai đầu ống

+ Ghép miếng ốp (Housings) hình bán nguyệt ôm vào rãnh lõm để giữ Gasket và giữ độ cứng của mối ghép. Dùng Bulong đai ốc để xiết chặt 2 miếng ốp lại.