Hướng dẫn tính giá xuất kho


  • Địa điểm học
  • Cơ Sở 1
  • Cơ Sở 2
  • Cơ Sở 3


Tin mới

Hướng dẫn tính giá xuất kho
Các Khoản Chi Phí Bị Khống Chế 2021 - KTĐM
Dưới đây là Các khoản CP bị khống chế năm 2021 khi tính thuế TNDN. Nếu các chi phí vượt quá mức khống chế sẽ không được...
Hướng dẫn tính giá xuất kho
4 thiệt thòi đối với người lao động nghỉ không lương dài ngày-KTĐM
Pháp luật cho phép người lao động được thỏa thuận với doanh nghiệp về nghỉ không lương và cũng không giới hạn số ngày...
Hướng dẫn tính giá xuất kho
LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG, TẾT ÂM NĂM 2022 KTĐM
Chỉ còn vài ngày nữa thôi là chúng ta bước sang năm mới năm 2022. Người lao động sẽ đón kì nghì tết dương lịch tối đa...
Hướng dẫn tính giá xuất kho
Hướng dẫn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử qua hệ thống Cổng TTĐT Tổng cục Thuế
Để nâng cao tính pháp lý của việc sử dụng, quản lý hóa đơn, chứng từ, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã bổ sung 1...
Hướng dẫn tính giá xuất kho
Tết Nguyên đán năm nay, người lao động được nhận 4 khoản tiền-KTĐM
Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, dịp Tết này,...

Hình ảnh

Hướng dẫn tính giá xuất kho
Hướng dẫn tính giá xuất kho
Hướng dẫn tính giá xuất kho
Hướng dẫn tính giá xuất kho

Được tài trợ

Hướng dẫn tính giá xuất kho

Chủ đề tìm nhiều

thực hành kế toán, kê khai thuế, quyết toán thuế , kế toán thuế, hoc ke toan thuc hanh, thực hành kế toán thuế, kế toán xây lắp, đào tạo kế toán, tim lop hoc ke toan thuc te, hoc ke toan, tim lop ke toan tong hop, kê khai thuế gtgt, kế toán tổng hợp, học kê khai thuế, ke khai thue co ban, ke toan excel, học kế toán thuế, hoc phan mem ke toan fast, học kế toán thực tế, tin học văn phòng nâng cao, tuyển dụng kế toán , hoc khai bao thue , cac buoc ke khai thue, tin học văn phòng, thuế gtgt, hướng dẫn kế khai thuế, khoá học kê khai thuế, kế toán nội bộ, thuế thu nhập cá nhân, dao tao ke toan, thuế thu nhập doanh nghiệp, chứng từ kế toán, kế toán thực tế, lập báo cáo tài chính , quyết toán thuế tncn, thuế xuất nhập khẩu , báo cáo tài chính, đào tạo kế toán thực tế, kế toán trên excel,
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Các phương pháp tính giá hàng hóa xuất kho - có ví dụ cụ thể

20/10/2017 03:54

Những hàng hóa giống nhau được mua với mức giá khác nhau vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn sử dụng giá vốn nào để áp dụng cho hàng tồn cuối kỳ, giá vốn nào áp dụng cho hàng hóa bán ra. Dưới đây Kế toán Đức Minh giới thiệu với các bạn cách tính giá xuất kho theo từng phương pháp

Hướng dẫn tính giá xuất kho

Theo chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho, có 4 phương pháp tính giá xuất kho như sau :

  • Phương pháp nhập trước xuất trước ( FIFO)
  • Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
  • Phương pháp bình quân gia quyền
  • Phương pháp giá thực tế đích danh

1.Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả sử là hàng được mua trước hoặc SX trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc SX trước và thực hiện theo trình tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.

Ưu điểm: Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay giá vốn hàng xuất kho của từng lần xuất hàng, do vậy nó cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối đúng với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

Nhược điểm : Phương pháp này có nhược điểm là làm cho DT hiện tại không phù hợp với những khoản CP hiện tại. Đối với phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị vật tư, hàng hoá có được từ cách đó rất lâu. Và nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập - xuất liên tục, dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc của kế toán sẽ tăng lên nhiều.

Ví dụ: Tình hình nhập xuất nguyên vật liệu X trong tháng 1/2016 của công ty A như sau

Tồn đầu kỳ : NVL X 20.000 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg

  • Ngày 05/1/2016 : Nhập 5.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg
  • Ngày 10/1/2016: Xuất 21.000 kg NVL X
  • Ngày 15/1/2016: Nhập 15.000 kg NVL X đơn giá 8.300 đồng
  • Ngày 25/1/2016: Xuất 8.000 kg NVL X
  • Đơn giá xuất được tính như sau
  • Ngày 10/1/2016 xuất 21.000 kg

Đơn giá xuất : 20.000 kg x 8.000 và 1.000 kg x 8.200

Vậy trị giá hàng xuất kho = 20.000 x 8.000 + 1.000 x 8.2000 = 242.000.000 đồng

  • Ngày 25/1/2016 xuất 8.000 kg

Đơn giá xuất : 4.000 kg x 8.200 và 4.000 kg x 8.300

Vậy trị giá hàng xuất kho = 4.000 x 8.200 + 4.000 x 8.300 = 66.000.000 đồng

2. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

Phương pháp này ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước

Áp dụng dựa trên giả định hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau sẽ được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng mua hoặc sản xuất trước đó. Đối với phương pháp này giá trị hàng xuất kho tính theo giá của lô hàng nhập sau cùng, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ.

Ví dụ : Tình hình nhập xuất NVL X của công ty trong tháng 2/2016 như sau :

Tồn đầu kỳ : 10.000 kg đơn giá 5.000 đồng/kg

  • Ngày 10/2/2016 nhập 6.000 kg đơn giá 5.500 đồng /kg
  • Ngày 13/10/2016 xuất 7.000kg

Đơn giá xuất được tính như sau : 6.000 kg x 5.500 và 1.000 kg x 5.000

Vậy trị giá hàng xuất kho = 6.000 x 5.500 + 1.000 x 5.000 = 38.000.000 đồng

Tuy nhiên phương pháp này hầu như không được áp dụng trong thực tế

Hướng dẫn tính giá xuất kho

3. Phương pháp bình quân gia quyền

Bao gồm: bình quân cả kỳ dự trữ, và bình quân sau mỗi lần nhập, bình quân cuối kỳ trước

  • Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

ĐG xuất kho BQ =

(Trị giá hàng, NVL tồn đầu kỳ + Trị giá hàng, NVL nhập trong kỳ)

Hướng dẫn tính giá xuất kho
(SL hàng, NVL tồn đầu kỳ + SL hàng, NVL nhập trong kỳ)

Ưu điểm: Đơn giản,dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao, công việc kế toán bị dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác, phương này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Ví dụ :

Tồn đầu kỳ : NVL X 20.000 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg

  • Ngày 05/1/2016 : Nhập 5.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg
  • Ngày 15/1/2016 : Xuất 21.000 kg NVL X
  • Ngày 16/1/2016 : Nhập 8.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg

Vậy đơn giá xuất kho sẽ được tính vào cuối kỳ và sẽ được tính như sau :

Hướng dẫn tính giá xuất kho
ĐG BQ cuối kỳ =

(20.000 x 8.000) + (5.000 x 8.200) + (8.000 x 8.200)

(20.000 + 5.000 + 8.000)

= 8.079 đồng/kg

Trị giá hàng xuất kho ngày 15/1/2016 = 21.000 x 8.079 =169.654.545 đồng

· Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập

Theo phương pháp này, kế toán phải tính lại giá trị của hàng tồn kho và đơn giá bình bình quân sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa đó

ĐG xuất kho lần thứ n =

Hướng dẫn tính giá xuất kho
Trị giá hàng, NVL tồn đầu kỳ + Trị giá hàng, NVL nhập trước lần xuất thứ n /

SL hàng, NVL tồn đầu kỳ + SL hàng, NVL nhập trước lần thứ n

Ưu điểm : Phương pháp này khắc phục được những hạn chế của phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

Nhược điểm : việc tính toán phức tạp, tốn nhiều thời gian.

Vì vậy mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít mặt hàng tồn kho, có số lượng nhập - xuất ít.

Ví dụ :

Tồn đầu kỳ : NVL Y 10 kg, đơn giá 5.000 đồng/kg

- Ngày 05/1/2016 : Nhập 20 kg NVL Y, đơn giá 5.500 đồng/kg

- Ngày 06/1/2016 : Xuất 25 kg NVL Y

ĐG BQ =

Hướng dẫn tính giá xuất kho
(10x 5.000) + (20 x 5.500)/(10 + 20)

= 5.333 đồng/kg

Trị giá hàng xuất kho ngày 06/1/2016 = 25 x 5.333 = 133.325 đồng/kg

Hướng dẫn tính giá xuất kho

  • Phương pháp bình quân cuối kỳ trước

Theo phương pháp này kế toán dựa vào trị giá và số lượng tồn kho của hàng hóa, nguyên vật liệu cuối kỳ trước để tính đơn xuất

ĐG XK bình quân =

Trị giá hàng, NVL tồn kho cuối kỳ trước

Hướng dẫn tính giá xuất kho

SL hàng, NVL tồn kho cuối kỳ trước

Ưu điểm : dễ tính toán, đơn giản

Nhược điểm : Trị giá hàng xuất kho không chịu ảnh hưởng của sự biến động của giá cả thị trường. Vì vậy phương pháp này làm cho các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không chính xác với thực tế.

Ví dụ :

Tồn đầu kỳ : NVL Y 100 kg, đơn giá 6.000 đồng/kg

- Ngày 02/1/2016 nhập 500 kg NVL Y, đơn giá 6.200 đồng/kg

- Ngày 05/1/2016 : Xuất 200 kg NVL Y

ĐG XK BQ =

Hướng dẫn tính giá xuất kho
(100 x 6.000)/100

= 6.000 đồng/kg

Trị giá hàng xuất kho ngày 05/1/2016 = 200 x 6.000 = 12.000.000 đồng

4. Phương pháp thực tế đích danh

Theo phương pháp này: hàng hóa, nguyên vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.

Ưu điểm : Đây là phương pháp tốt nhất, tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra, và giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Nhược điểm : Việc áp dụng PP này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

Ví dụ

Tồn đầu kỳ NVL A 20 kg, đơn giá 5.000 đồng/ kg

- Ngày 02/1/2016 : Nhập 50kg NVL A, đơn giá 5.100 đồng/kg

- Ngày 05/1/2016 : Xuất 30 kg NVL A

- Ngày 13/1/2016 : Xuất 10 kg NVL A

- Trị giá XK ngày 05/1/2016 = 30 x 5.100 = 153.000 đồng

- Trị giá XK ngày 13/1/2016 = 10 x 5.000 = 50.000 đồng

Tùy vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp, kế toán có thể chọn lựa phương pháp tính giá hàng xuất kho sao cho thuận tiện và đúng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán.

Kế toán Đức Minh chúc các bạn thành công !

>>> Các khóa học kế toán ở Hà Nội

>>> Danh mụcKiến thức kế toán

>>>đào tạo kế toán hà nội

Với mục tiêu Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: Phòng 610 - Chung cư CT4A2 Ngã tư Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Xiển - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội. - 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
  • Tweet
phuong phap tinh gia xuat kho, tính giá xuất kho, xuat kho, xuất kho, PXK,
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn tính giá xuất kho
Kế toán trong quá trình sản xuất tại doanh nghiệp
Hướng dẫn tính giá xuất kho
Thực hành sổ sách trong kế toán
Hướng dẫn tính giá xuất kho
Lương cơ bản năm 2016 có gì thay đổi mới
Hướng dẫn tính giá xuất kho
Tất tần tật những điều cần biết về Chi phí cơ hội và chi phí chìm
Hướng dẫn tính giá xuất kho
Nhiệm vụ kế toán bán hàng
Hướng dẫn tính giá xuất kho
Quy trình phiếu xuất kho bán hàng


  • Những bộ chứng từ kế toán nào mà "tân kế toán" NHẤT ĐỊNH phải biết?(15/09)
  • Hạch toán bán hàng trả chậm trả góp(15/09)
  • Cách hạch toán bán hàng làm dịch vụ trong doanh nghiệp(15/09)
  • Công việc của kế toán tổng hợp tại Doanh nghiệp vừa và nhỏ(14/09)
  • Chi phí mua bánh trung thu tặng nhân viên và KH tính sao?(13/09)
  • KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ CÁC CÁCH TĂNG CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP (13/09)
  • 1000 từ tiếng anh kế toán chủ đề chi phí và TK khác trong BCĐKT(12/09)
  • 1000 từ vựng tiếng anh kế toán- chủ đề VSCH và doanh thu- BCĐKT.(10/09)
  • Bài tập định khoản kế toán tiền mặt và các khoản phải thu(31/08)
  • Công việc của Kế toán xây dựng cơ bản dở dang - Công ty Xây dựng xây lắp(31/08)