Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh Informational, Transactional

Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm, hay còn gọi là SEO, được dùng trong marketing để doanh nghiệp có được lưu lượng truy cập tự nhiên từ người dùng không thông qua trả tiền (organic traffic). Bạn, với tư cách là người bán hàng, sẽ mong muốn chuyển đổi những người truy cập trang web của mình thành khách hàng, hoặc ít nhất cũng là thành khách hàng tiềm năng.

Một khái niệm cần được biết đến trong marketing chính là tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) – Phần trăm người dùng đã được chuyển đổi sang khách hàng thực sự. Mục tiêu của bạn chính là làm cho tỷ lệ chuyển đổi càng cao càng tốt. Điều này có thể đạt được qua quá trình CRO (Conversion Rate Optimization) – Tối ưu hóa Tỷ lệ Chuyển đổi.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số cách để tăng tỉ lệ chuyển đổi và đồng thời giúp bạn thúc đẩy doanh số bán hàng.

Trước khi tiếp tục với CRO, bạn cần biết đến. Các điểm chuẩn này là khác nhau tùy thuộc vào từng ngành – thế nên một tỷ lệ chuyển đổi được coi là ổn đối với ngành thương mại điện tử lại có thể là rất tệ đối với các ngành dịch vụ công nghệ tài chính.

Nên nhớ, những chuẩn đối sánh này là ở mức trung bình, thế nên mục tiêu cho của chúng ta là đẩy CRO lên hơn mức trung bình.

Dành cho bạn: Dịch vụ SEO website uy tín

Chúng ta cùng bắt đầu nào.

Chọn các từ khóa có liên quan

Bản thân các từ khóa không chuyển đổi người dùng thành khách hàng, nhưng chúng giúp bạn nhắm đến các đối tượng khách hàng liên quan. Nắm trong tay chiến lược lựa chọn từ khóa nhạy bén giúp bạn thu hút khách quan tâm đến sản phẩm của mình và đưa họ gần hơn với việc mua hàng.

Trong khi đó, nếu không chú ý đến chọn từ khóa, bạn sẽ lãng phí rất nhiều tài nguyên để tạo ra những nội dung không thu hút đúng đối tượng và đồng thời cũng không chuyển đổi được khách hàng.

Dưới đây là một số mẹo chọn từ khóa giúp tỷ lệ chuyển đổi của bạn tăng lên.

Tập trung vào các từ khóa có mục đích phù hợp

Mục đích của người dùng phụ thuộc vào việc họ đang ở giai đoạn nào trong quá trình mua sắm (buyer’s journey).

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Các từ khóa mà người dùng chỉ đang khám phá sản phẩm của bạn tìm kiếm và từ người dùng đã sẵn sàng mua sản phẩm sẽ khác nhau và đó là điều hết sức bình thường. Đó là do mục đích tìm kiếm của những người dùng là không giống nhau.

Nội dung trang web của bạn, lý tưởng nhất là phải bao gồm tất cả các loại mục đích tìm kiếm nhằm thu hút người dùng ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình mua sắm. Để làm được điều đó, website phải có nhiều bài hướng dẫn, bài review đánh giá và các tài liệu khác nhau ngoài mục trang chủ và trang sản phẩm.

Nhưng nếu trang web còn mới và chưa đầy đủ nội dung, bạn nên thực hiện quy trình mua sắm theo chiều ngược lại, tức là hãy khoan thể hiện ý định giao dịch (transactional) trước tiên, thay vào đó là điều tra thương mại trước (commercial investigation), tiếp đó mới là có ý định thông tin (informal) .

Mục đích tìm kiếm của từ khóa thường được xác định bởi các từ ám chỉ (intent markers) – chính là những từ đặc biệt báo hiệu ý định tìm kiếm. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình tìm kiếm các từ khóa dựa trên mục đích giao dịch, với các mục đích khác, thuật toán sử dụng cũng gần tương tự nhau.

Sử dụng công cụ Rank Tracker (trình theo dõi xếp hạng), tìm từ khóa mới với bất kỳ tùy chọn nào. Sau đó, lọc kết quả để chỉ còn hiển thị các từ khóa có transactional marker (Keyword > contains > transactional marker # 1, # 2, vv.):

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Chọn các từ khóa mà bạn cho là có liên quan nhất cho trang web của mình và chuyển chúng sang mục Rank Tracking để thuận tiện theo dõi hơn. Chọn các từ khóa > click chuột phải vào chúng và chọn Move Selected Keyword(s) To Rank Tracking > tạo và đặt tên nhóm mới, ví dụ, đặt tên là Transactional > click OK. Bạn cũng có thể gắn thẻ cho các từ khóa là Transactional.

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Để tìm các từ khóa về điều tra (investigational) và thông tin (informational), dùng chức năng lọc để xem các từ khóa có các intent markers có liên quan.

Kiểm tra xem bạn đã xếp hạng cho các từ khóa này chưa bằng cách chọn mục Target Keywords > Rank Tracking:

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Bây giờ là lúc để xem trang nào trên website của bạn sẽ lý tưởng nhất để tối ưu các từ khóa mới. Để thực hiện, mở công cụ WebSite Auditor, truy cập Page Audit > Keyword Map và nhập từ khóa của bạn từ công cụ Rank Tracker.

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

WebSite Auditor sẽ giữ cho các từ khóa đã nhập của bạn được nhóm lại giống như trong Rank Tracker và đề xuất những trang nào phù hợp nhất để tối ưu hóa cho một từ khóa nhất định. Các trang này sẽ được kí hiệu bằng nhãn Relevant màu xanh.

Bạn có thể xem thêm từng trang để xác định những trang nào mang lại nhiều lưu lượng truy cập hơn, tức là những trang dễ dàng tối ưu hóa và thành công nhất.

Chọn các từ khóa có chuyển đổi cao

CRO không giống như SEO nên mức độ liên quan của từ khóa của hai cách cũng khác nhau. Trong SEO, bạn thường chọn những từ khóa có lượng tìm kiếm cao, vì chúng làm cho trang web được nhiều người xem hơn cũng như mang lại nhiều hiển thị và lượt truy cập hơn.

Tuy nhiên những từ khóa tìm kiếm cao như thế đem lại lượng truy cập từ nhiều đối tượng, bao gồm cả những người không đang quan tâm đến việc mua hàng. Nên website có thể nhiều lượt truy cập nhưng lại quá ít chuyển đổi.

Nếu bạn kiếm tiền từ quảng cáo trên website, lượng truy cập lớn sẽ là cần thiết. Thế nhưng với CRO, từ khóa không chỉ mang lại lượt truy cập đơn thuần mà còn góp phần chuyển hóa thành hành động mua hàng.

Vì vậy, bạn cần sử dụng các từ khóa nhắm đến đối tượng hẹp hơn nhưng phù hợp hơn. Bạn có thể thử dùng những từ khóa dài hơn, cụ thể hơn và ít cạnh tranh hơn, gọi là long-tail keywords

Long-tail keywords đem lại hiệu quả trong việc chuyển đổi, vì chúng:

  • thu hút đối tượng có liên quan vốn đã quan tâm đến việc mua hàng;
  • ít cạnh tranh hơn, vì vậy dễ dàng xếp hạng chúng hơn;
  • đã bao gồm các từ khóa ngắn hơn (short-tail keywords) nên rất tiện;
  • tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 2,5 lần tỷ lệ chuyển đổi của các từ khóa ngắn.

Nếu cần hình dung long-tail keywords trông như thế nào, hãy google thử các từ khóa ngắn của bạn và xem những gì Google tự động gợi ý:

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Bạn cũng có thể xem phần People also ask:

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Và Related searches:

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Một cách khác để có long-tail keywords là dùng trang web AnswerThePublic, bạn nhập từ khóa đuôi ngắn của mình và nhận được một sơ đồ hình cây các câu hỏi liên quan được phân loại theo ý định:

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Để có một dãy các long-tail keywords mới, trong công cụ Rank Tracker, truy cập Keyword Research > Autocomplete Tools. Lọc các từ khóa mới tìm thấy để loại trừ các từ khóa ngắn (Keyword Length > more than > 2) hay từ khóa quá khó (Keyword Difficulty > less than > 40).

Ngoài ra, hãy xóa những từ khóa không có lượt tìm kiếm nào (# of Searches > more than > giữ nguyên giá trị 100).

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Giờ đây bạn đã có một danh sách các long-tail keyword tiềm năng có liên quan.

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Và bây giờ bạn chỉ cần thêm những từ khóa mới này vào các trang của bạn là xong.

Giữ người dùng trong quy trình chuyển đổi hình phễu (conversion funnel)

Kênh chuyển đổi bao gồm ba giai đoạn được đề cập ngắn gọn ở hình minh họa phía trên. Các giai đoạn bao gồm Thông tin (Informational), Điều tra (Investigational), và Giao dịch (Transactional).

Điều bạn cần lưu ý ở đây là nội dung bạn tạo cho giai đoạn Thông tin và Điều tra phải hoạt động được, tức là hai giai đoạn ấy phải là một phần trong kênh chuyển đổi của bạn và có thể chuyển người dùng sang giai đoạn kênh tiếp theo để tiếp cận nội dung giao dịch:

  • hướng dẫn (informational) > tiêu đề dạng list (investigational) > sản phẩm (transactional)
  • hướng dẫn (informational) > bài review (investigational) > sản phẩm (transactional)
  • trang chủ (informational) > trang giới thiệu sản phẩm (investigational) > trang thao tác thanh toán (transactional)

Hãy cùng tham khảo một số kênh chuyển đổi thực tế.

Ví dụ, dưới đây một thông cáo báo chí trên website của Apple về buổi ra mắt iPhone 13 mới vào tháng 9 năm 2021. Nội dung của thông cáo có chứa đường link như sau:

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Đường link này dẫn thẳng người dùng đến trang sản phẩm iPhone 13:

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Trong chính trang sản phẩm có chứa một nút bấm View Pricing (Xem giá sản phẩm), khi bấm vào sẽ dẫn trực tiếp đến trang mua hàng:

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Dưới đây cũng là một ví dụ khác về kênh chuyển đổi. Giả xử bạn tìm kiếm từ khóa cách vệ sinh ủng da và click chuột vào một kết quả hiện thị được trong kết quả tìm kiếm (SERP):

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Khi nhấp vào kết quả sẽ hiện ra một bài viết mô tả ngắn gọn cách làm sạch ủng da, trong đó có chứa các đường link như dưới đây:

Những đường link này sẽ dẫn đến các sản phẩm làm sạch giày mà trang web đang bán:

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Nhân tiện, bài blog này cũng có cách làm y hệt như trên.

Chuyển đổi khách truy cập thành người đăng ký

Chuyển đổi có thể được chia thành hai loại, chuyển đổi vi mô và chuyển đổi vĩ mô. Như trong bài viết trước đã đề cập, chuyển đổi vĩ mô tức là chuyển đổi thành tiền. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đôi chút về chuyển đổi vi mô.

Chuyển đổi vi mô (micro conversions) là những hành động không mang lại tiền cho bạn nhưng đưa người dùng đến gần hơn với quyết định mua hàng, hướng đến chuyển đổi vĩ mô (macro conversions). Ví dụ: chuyển đổi vi mô có thể là đăng ký tài khoản hoặc đăng ký nhận bản tin.

Đăng ký nhận bản tin (newsletter) là điều bạn phải nhắc nhở khách truy cập, vì nhiều người vào web để xem hàng cho vui sẽ không chia sẻ thông tin của họ (như email), trừ khi được nhận lại một điều gì đó.

Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể yêu cầu email của người dùng và đăng ký cho họ nhận bản tin:

  • Pop-ups (quảng cáo tự bật lên). Pop-ups thường xuất hiện phía trên trang khi kéo xuống hoặc khi người dùng rời trang để hỏi người dùng để lại email nếu muốn biết thêm thông tin về các bản cập nhật mới nhất, ưu đãi đặc biệt, giảm giá, tin tức, v.v. Pop-ups phải dễ dàng đóng lại nếu người dùng không quan tâm. Nếu không, nó sẽ trở thành một intrusive interstitial (quảng cáo quấy rầy người dùng), và vi phạm nguyên tắc của Google.
  • Subscription blocks (khu vực để đăng ký). Các khu vực này, thường là ở dạng biểu mẫu điền vào, được tích hợp vào nội dung của trang. Các khu vực đăng ký phải hiển thị rõ ràng nhưng không quá lặp lại.
  • Gated content (nội dung có kiểm soát). Nội dung có kiểm soát là nội dung bạn chỉ cung cấp cho những người đăng ký nhận bản tin. Đây là một cách tuyệt vời để đem lại giá trị cho người dùng đã đăng ký bằng cách chỉ cho phép họ truy cập nội dung độc quyền.

Pop-ups và subscription blocks có thể dùng kết hợp chung với nhau. Giả sử trang của bạn có quảng cáo pop-up xuất hiện ở đầu trang và mục đăng ký ở dưới cùng. Điều này liệu có gây khó chịu cho người dùng? Câu trả lời sẽ là không, nếu người dùng chia sẻ email qua pop-ups thì phần đăng ký sẽ không hiển thị nữa.

Vậy điều này có đem lại cơ hội để chuyển đổi người dùng vi mô không? Câu trả lời là có, nếu người dùng không chia sẻ email qua quảng cáo pop-ups, họ có thể làm sau đó trong phần subscription blocks phía dưới.

Lưu ý: Sau khi bạn thu thập email, hãy gửi cho người dùng tin tức, cung cấp mã khuyến mãi và giảm giá đặc biệt, gửi nội dung có giá trị và xin phản hồi về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Các nội dung hiển thị cho người dùng đăng ký bản tin tốt nhất nên là những trang có mục đích tìm kiếm thông tin và điều tra khách hàng.

Để xác định được các trang nào là phù hợp cho người dùng đã đăng ký, hãy sử dụng công cụ Google Search Console (GSC). Truy cập Performance > Search Results và kéo xuống để xem các từ khóa bạn xếp hạng.

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Kiểm tra các từ khóa có ý định informational và investigational (chú ý đến intent markers). Sau các bước trên, bạn sẽ tìm ra kết quả giống như hình dưới đây

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional
6 cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization) cho lưu lượng truy cập SEO 65

hoặc

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional
6 cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization) cho lưu lượng truy cập SEO 66

Nhấp vào một kết quả và chuyển sang tab Pages để xem những trang nào đưa người dùng đến với kết quả này:

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Xem qua các trang đã phát hiện và những trang cùng loại, thêm các biểu mẫu đăng ký nếu trang đó không có.

Đối với các trang được truy cập thông qua kết quả tìm kiếm có tính chất giao dịch (transactional), nên cân nhắc loại bỏ cửa sổ bật lên đăng ký khỏi những trang đó. Lý do là bởi vì những người dùng đã chuyển đổi macro đã trả tiền và cung cấp email rồi thì không nhắc nhở đăng ký làm gì nữa.

Đừng làm khách hàng khó chịu hoặc làm chậm trang với những thành phần không cần thiết.

Triển khai tiếp thị lại (remarketing)

Remarketing là quá trình theo dõi những khách truy cập đã rời khỏi trang web của bạn mà không có chuyển đổi và hiển thị quảng cáo trên các trang web khác họ truy cập nhằm thu hút những khách này quay lại trang web và chuyển đổi.

Theo các cuộc khảo sát khác nhau, tỷ lệ khách truy cập trang web lần đầu không chuyển đổi này có thể thay đổi từ 84% đến 96% tùy thuộc vào ngành. Chính vì khách hàng tiềm năng ở phân khúc này rất lớn nên bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi bằng remarketing.

Để thiết lập remarketing, trước tiên bạn cần thêm Thẻ Google Ads Tags (tracking pixel) vào trang web của mình để thu thập dữ liệu về khách truy cập. Trong phần Google Ads admin của website, truy cập biểu tượng Tools & Settings > Shared Library > Audience Manager.

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Ở phía bên trái, chọn Audience sources và bấm vào SET UP TAG hiển thị trên mục Google Ads tag:

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Chỉnh sửa cài đặt pixel để thu thập dữ liệu về các thao tác cụ thể mà khách truy cập đã thực hiện trên trang web của bạn nhằm hiển thị quảng cáo được cá nhân hóa cho từng người.

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Sau đó, thêm thẻ trên trang web theo cách bạn muốn (hoặc gửi theo cách thủ công cho quản trị viên web hoặc thêm thẻ bằng Google Tag manager):

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Bây giờ Google sẽ bắt đầu thu thập đối tượng của bạn để hướng họ quay lại trang web bằng quảng cáo. Một điều cần lưu ý là đừng tiếp thị lại tất cả người dùng bằng một chiến dịch duy nhất. Người dùng sẽ có phản ứng khác nhau trên trang web, họ bấm các trang khác nhau, tìm hiểu nhiều hơn đến các sản phẩm khác nhau hoặc bỏ qua ở các giai đoạn khác nhau của mua sản phẩm, thế nên khách hàng sẽ đánh giá cao các quảng cáo khác nhau.

Việc bạn phải làm là theo dõi những trang mà khách hàng truy cập và thiết lập danh sách remarketing theo dữ liệu thu thập được.

Bạn có thể thực hiện remarketing kiểu động hiển thị cho mọi người quảng cáo với các sản phẩm hoặc dịch vụ mà trước đây họ đã xem trên trang web.

Trong một số trường hợp người dùng đã thêm một số sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa hoàn tất giao dịch. Trong trường hợp này cần có một danh sách remarketing đặc biệt hơn.

Google Ads hướng dẫn về cách thiết lập chiến dịch remarketing sẽ hướng dẫn cụ thể.

Tối ưu hóa trải nghiệm trang web

Trải nghiệm trang quyết định sự thành công trong tỷ lệ chuyển đổi, vì người dùng sẽ rời đi ngay lập tức nếu các trang tải chậm và gây khó chịu.

Hơn nữa, Google đã đưa trải nghiệm trang trở thành một yếu tố để xếp hạng trang web, nên sẽ không có khả năng thành công trong SEO và trang web sẽ xếp hạng không cao nếu trải nghiệm người dùng (UX) không đủ tốt.

Trải nghiệm trang được tạo nên từ Core Web Vitals và khả năng tối ưu hóa thiết bị di động, vì vậy bạn phải theo dõi tất cả các vấn đề liên quan đến hai yếu tố này và khắc phục chúng càng sớm càng tốt.

Kiểm tra và khắc phục sự cố Core Web Vitals

Có một số cách để tìm ra các vấn đề về trải nghiệm trên trang web của bạn. Một trong số đó là Google Search Console. Để kiểm tra Core Web Vitals, hãy truy cập Experience > Core Web Vitals và nhấp vào một trong hai loại báo cáo Mobile hoặc Desktop (bạn vẫn phải kiểm tra cả hai) để điều tra và khắc phục các sự cố đã phát hiện.

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Kéo xuống Details để xem danh sách các vấn đề đã phát hiện.

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Nhấp vào vấn đề để xem danh sách các trang bị ảnh hưởng. Bạn cũng có thể kiểm tra các URL bị ảnh hưởng trong mục PageSpeed Insights

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

để xem thêm chi tiết về hiệu suất trang của bạn và đề xuất một số cách để cải thiện.

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Tối ưu hóa các trang cho thiết bị di động

Để kiểm tra xem các trang của bạn có được tối ưu hóa đúng cách cho thiết bị di động hay không, trong Google Search Console, hãy truy cập Experiene > Mobile Usability. Kéo xuống Details để xem danh sách các sự cố gây ảnh hưởng.

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Các lỗi đã được Google mô tả vô cùng rõ ràng đem lại thuận tiện cao. Nhấp vào lỗi để xem danh sách các trang bị ảnh hưởng và thực hiện sửa chữa.

Tìm hiểu nguyên nhân ngăn cản việc chuyển đổi khách hàng

Một số người dùng lướt qua lướt lại các trang rồi rời khỏi web mà còn chưa đến được trang chuyển đổi mục tiêu. Hiện tượng này cho thấy rằng người dùng quan tâm đến những gì bạn cung cấp, nhưng không thể tìm thấy thông tin họ cần vì một số lý do – đó có thể là do trải nghiệm người dùng kém, thực tế không có thông tin họ cần hay bất kỳ điều gì khác. Những gì bạn phải làm là theo dõi cẩn thận hành vi của người dùng để xem họ đang tìm kiếm gì và tại sao họ lại bỏ ra.

Cách tốt nhất để theo dõi hành vi của người dùng là sử dụng Google Analytics. Trong tài khoản Google Analytics của bạn, truy cập Reports > Behaviours > Behaviour flow và chọn Landing page ở phần menu thả xuống màu xanh lục phía trên bên trái.

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Theo dõi chính xác nơi người dùng của bạn bỏ đi và tìm hiểu lý do. Có thể là do trang chạy chậm, không cung cấp thông tin, không phản hồi đúng cách hoặc có chuyển hướng dẫn người dùng đến sai địa điểm.

Nếu bạn có tính năng tìm kiếm trên trang web của mình, có một cách khác để giảm tỷ lệ bỏ mua hàng. Bạn có thể kiểm tra những gì người dùng tìm kiếm và tìm trên những trang nào và sau đó thêm nội dung đã tìm kiếm vào các trang. Để làm điều đó, truy cập Behaviour > Site Search > Overview.

Hướng dẫn xếp giỏ đồ đi sinh	Informational, Transactional

Tại đây, bạn có thể xem những kết quả mà người dùng tìm kiếm thường xuyên nhất. Bên trong cột Site Content, chuyển sang Start Page để xem người dùng bắt đầu tìm kiếm từ những trang nào. Những trang này sẽ được điều tra trước.

Sau khi tìm ra những gì người dùng của bạn bỏ lỡ, hãy thêm những nội dung đó vào các trang có liên quan.

Tóm lại

SEO và CRO là không thể tách rời. Bạn có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập bằng SEO nhưng nó sẽ có ích gì nếu người dùng của bạn không chuyển đổi? Đó là lúc bạn cần đến CRO. Mong rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp cho bạn tăng chuyển đổi và lợi nhuận của mình.

Còn bạn thì sao? Bạn đã tăng tỉ lệ chuyển đổi trên web như thế nào? Hãy chia sẻ kinh nghiệm dưới phần bình luận nhé.

Nguồn dịch tại: https://www.link-assistant.com/news/conversion-rate-optimization-guide.html

Hi, Everybody! Tôi - Tiem Vu là CEO & Co-Founder của SEO Thông minh. Là một người thích triết học và đam mê S.E.O, tôi bắt đầu tìm hiểu và thực hành SEO từ năm 2014. Từ những ngày đầu làm SEO tôi đã tìm hiểu về cách thức mà Google xếp hạng các website trên công cụ tìm kiếm.