Huyện ninh thanh tỉnh hải hưng nay là huyện gì năm 2024

Vùng đất Hải Dương có lịch sử phát triển từ lâu đời. Theo kế quả nghiên cứu khoa học thông qua các di chỉ khảo cổ cho thấy ngay từ thời kỳ đồ đá đã có người sinh sống trên mảnh đất này. Cùng với những biến thiên, thăng trầm của lịch sử, vùng đất Hải Dương đã nhiều lần thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính. Năm Minh Mệnh thứ 10 (1831), tỉnh Hải Dương chính thức được thành lập, biệt danh là tỉnh Đông (nằm về phía Đông của kinh thành Thăng Long). Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, do yêu cầu quy vùng kinh tế, chỉ đạo chiến tranh và xây dựng quốc phòng, địa bàn Hải Dương có những thay đổi cụ thể vào những thời điểm khác nhau.

Thành Đông, năm1885

Tháng 3-1968 tỉnh Hải Dương hợp nhất với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, gồm có 20 huyện và hai thị xã (Hải Dương, Hưng Yên), trung tâm hành chính đặt tại thị xã Hải Dương.

Tháng 1-1997, tỉnh Hải Dương được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Hải Hưng thành tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên.

Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương

Trải qua nhiều lần hợp nhất, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay Hải Dương có 10 huyện (Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Kim Thành, Kinh Môn, Nam Sách, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ), 1 thị xã (Chí Linh) và 1 thành phố đô thị loại II (thành phố Hải Dương), với tổng số 229 xã, 23 phường, 13 thị trấn.

Hải Hưng là tên gọi của một tỉnh cũ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, tồn tại từ tháng 1 năm 1968 đến tháng 2 năm 1997.

Ngày 26 tháng 1 năm 1968, theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam, hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên sáp nhập thành tỉnh Hải Hưng. Khi hợp nhất, tỉnh có 2 thị xã: thị xã Hải Dương (tỉnh lị), thị xã Hưng Yên và 20 huyện: Ân Thi, Bình Giang, Cẩm Giàng, Chí Linh, Gia Lộc, Khoái Châu, Kim Động, Kim Thành, Kinh Môn, Mỹ Hào, Nam Sách, Ninh Giang, Phù Cừ, Thanh Hà, Thanh Miện, Tiên Lữ, Tứ Kỳ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ. Sau khi sáp nhập tỉnh, các huyện cũng tiến hành hợp nhất.

Phía Bắc giáp tỉnh Hà Bắc và thành phố Hà Nội, phía Nam giáp 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam Ninh, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp tỉnh Hà Sơn Bình.

Với riêng tỉnh Hải Dương cũ: năm 1977, hợp nhất Cẩm Giàng và Bình Giang thành huyện Cẩm Bình; năm 1979, hợp nhất Kim Thành và Kinh Môn thành huyện Kim Môn; Nam Sách và Thanh Hà thành huyện Nam Thanh; Tứ Kỳ và Gia Lộc thành huyện Tứ Lộc; Thanh Miện và Ninh Giang thành huyện Ninh Thanh. Với riêng tỉnh Hưng Yên cũ: năm 1977, hợp nhất Phù Cừ và Tiên Lữ thành huyện Phù Tiên, Văn Giang và Yên Mỹ thành huyện Văn Yên, Văn Lâm và Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ; năm 1979, hợp nhất Văn Yên (trừ 11 xã thuộc huyện Văn Giang cũ cắt sang huyện Khoái Châu) và Văn Mỹ thành huyện Mỹ Văn; Khoái Châu và 11 xã thuộc huyện Văn Giang cũ thành huyện Châu Giang; Kim Động và Ân Thi thành huyện Kim Thi.

Như vậy đơn vị hành chính của tỉnh đến đầu năm 1996 bao gồm thị xã Hải Dương (thủ phủ), thị xã Hưng Yên, 10 huyện: Cẩm Bình, Châu Giang, Chí Linh, Kim Môn, Kim Thi, Mỹ Văn, Nam Thanh, Ninh Thanh, Phù Tiên, Tứ Lộc.

Ngày 27 tháng 1 năm 1996, chia huyện Kim Thi thành 2 huyện Kim Động và Ân Thi, chia huyện Ninh Thanh thành 2 huyện: Ninh Giang và Thanh Miện, chia huyện Tứ Lộc thành 2 huyện: Tứ Kỳ và Gia Lộc.

Đến cuối năm 1996, đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm thị xã Hải Dương (thủ phủ), thị xã Hưng Yên, 13 huyện: Ân Thi, Cẩm Bình, Châu Giang, Chí Linh, Gia Lộc, Kim Động, Kim Môn, Mỹ Văn, Nam Thanh, Ninh Giang, Phù Tiên, Thanh Miện, Tứ Kỳ.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Hải Hưng để tái lập tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên. Tỉnh Hải Dương gồm thị xã Hải Dương và 8 huyện: Cẩm Bình, Chí Linh, Gia Lộc, Kim Môn, Nam Thanh, Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ. Tỉnh Hưng Yên gồm thị xã Hưng Yên và 5 huyện: Ân Thi, Châu Giang, Kim Động, Mỹ Văn, Phù Tiên.

Quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông đường bộ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện trong những năm trở lại đây. Thanh Miện có đường liên tỉnh 38B chạy từ thành phố Hải Dương qua Gia Lộc, qua trung tâm huyện, nối với tỉnh Hưng Yên; Thái Bình đi các tỉnh phía nam.

Đường tỉnh có 20A nối trung tâm huyện với Bình Giang đi Hà Nội; các tuyến 20B; 39D chạy theo trục bắc nam, đông tây nối Thanh Miện với các huyện lân cận. Ngoài ra, hệ thống giao thông thuỷ với sông Luộc; sông Cửu An; sông Hàng Kẻ Sặt và 3 bến chính cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương hàng hoá giữa Thanh Miện với các tỉnh, các huyện khác.

Nguồn nước tưới, tiêu trên địa bàn huyện cũng khá đa dạng và ổn định, do Thanh Miện nằm trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Phía nam huyện giáp sông Luộc với chiều dài 2,8 km. Trong nội đồng có sông Hàng Kẻ Sặt và sông Cửu An là trục chính Bắc Hưng Hải tiếp giáp với sông ngoài bằng cửa An Thổ và Cầu Xe.

Chủ đề