Huyện yên thủy có bao nhiêu xã năm 2024

Là huyện vùng sâu của tỉnh Hòa Bình, Yên Thủy có gần 70% dân số là người DTTS; có 1.165 hộ nghèo (chiếm 6,33%), trong đó 1.021 hộ là người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 89,7% số hộ nghèo. Để Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy và chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã sát sao quán triệt nâng cao nhận thức, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong huyện về các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với công tác dân tộc. Do đó, các chương trình hỗ trợ phù hợp, sát thực với đời sống, việc triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng, đúng mục đích, đúng đối tượng.

Giai đoạn 2021 - 2023, trên địa bàn huyện khởi công xây dựng 59 công trình, tổng mức đầu tư trên 600 tỷ đồng; có 31 công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng. Nhiều hạng mục công trình đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đến nay toàn huyện đã có 100% đường huyện, 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hoá, bê tông hoá đạt chuẩn, 89,16% đường trục thôn, xóm, 70,51% đường ngõ xóm được cứng hoá bằng bê tông, xi măng, 67,68% đường trục chính nội đồng được cứng hoá, không lầy lội vào mùa mưa. 67,1% kênh mương được cứng hoá; diện tích được tưới tiêu chủ động đạt 62,5% tổng diện tích cây trồng hàng năm. toàn huyện có 17 công trình nước sạch đang hoạt động; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn chung trên toàn huyện đạt 95%. 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Bên cạnh đó, huyện thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, tín dụng chính sách xã hội, hình thành và phát triển kinh tế tập thể, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và kết nối tiêu thụ sản phẩm; phát triển công nghiệp chế biến; thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; hoạt động khuyến nông, khuyến lâm ở cơ sở. Mở rộng đầu tư cho vay phục vụ các loại hình kinh tế, cho vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách để góp phần xoá đói giảm nghèo tổng dư nợ đạt 175 tỷ đồng.

Đặc biệt, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN, năm 2022 - 2023, huyện Yên Thuỷ được phân bổ trên 102 tỷ đồng thực hiện công trình hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, chuyển đổi nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất và một số thành phần của chương trình. Có trên 70% số người sau học nghề có việc làm tăng thu nhập. Ước thực hiện đến 31/12/2023 sẽ hoàn thành và giải ngân 100% nguồn vốn. Ngoài ra, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội huyện tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện hỗ trợ người nghèo vùng ĐBDTTS với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng và nhiều hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.

Huyện đã sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất chuyên canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đặc biệt là phát triển vùng dược liệu. Đến nay, toàn huyện có 32 khu dân cư kiểu mẫu, 295 vườn mẫu, 16 sản phẩm OCOP, tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành các mô hình liên kết sản xuất để nâng cao giá trị.

Đồng chí Phạm Văn Lưu, Phó Bí thư Thường trực huyện uỷ Yên Thuỷ cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong công tác điều hành triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động theo hướng đổi mới cách thức, phương thức công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách để nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về ý thức tự giác, chủ động tham gia thực hiện và giám sát quá trình tổ chức thực hiện. Tích cực đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng để kích động, chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách khác được đầu tư, hỗ trợ trên địa bàn huyện.

Huyện Yên Thủy hiện có 12 điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia là hang Chùa và chùa Hang (xã Yên Trị); hang nước động Thiên Tôn (xã Ngọc Lương); động Thiên Long (xã Lạc Lương) và 9 di tích cấp tỉnh. Trong những năm qua, huyện đã có nhiều giải pháp tích cực trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Huyện yên thủy có bao nhiêu xã năm 2024

Tiết mục dự thi phần nhạc cụ dân tộc của xã Lạc Thịnh tại Liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số huyện Yên Thủy năm 2023.

Theo đó, UBND huyện Yên Thủy đã ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND, ngày 13/5/2021 về thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường huyện Yên Thủy năm 2021; Kế hoạch số 66/KH-UBND, ngày 21/5/2021 về triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn huyện Yên Thủy". Để việc lưu giữ, bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa của người Mường, huyện chú trọng lưu giữ, duy trì và phục dựng các lễ hội truyền thống, lễ hội gắn với các di tích lịch sử, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, tiêu biểu như lễ hội đình Xàm - xã Phú Lai, lễ hội Chùa Hang - xã Yên Trị, lễ hội đình Rậm, lễ hội cơm Đe - xã Lạc Thịnh…

Cùng với công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích được thực hiện thường xuyên. Bằng các nguồn vốn, từ năm 2018 đến nay, một số di tích trên địa bàn đã được trùng tu, tôn tạo đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, như: chùa Hang được đầu tư 1,9 tỷ đồng; đình Thượng đầu tư 900 triệu đồng; đình Phủ Vệ 500 triệu đồng; dự án tu bổ, tôn tạo chùa Tác Đức, xã Lạc Thịnh đang trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật với dự toán khoảng 5 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Những năm gần đây, huyện Yên Thủy còn chú trọng giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa trang phục của người Mường, đặc biệt là váy Mường. Hiện nay, huyện đã thành lập được 10 câu lạc bộ "Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường” các xã: Đa Phúc, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Lạc Thịnh. Hay như việc thành lập cửa hàng "Trang phục áo dài - trang phục dân tộc 0 đồng” xã Lạc Thịnh; Câu lạc bộ Chiêng Mường xã Lạc Sỹ, xã Hữu Lợi; Câu lạc bộ Chèo xã Ngọc Lương. Đặc biệt, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1263/QĐ-UBND, ngày 27/6/2022 về việc cho phép thành lập Câu lạc bộ Mo Mường huyện Yên Thủy.

Hiện nay, các câu lạc bộ văn hóa dân gian là nơi bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương. Thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các nghệ nhân đã truyền dạy cho con em địa phương về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Bà Bùi Thị Nhiên, xã Đa Phúc chia sẻ: "Mặc váy Mường là niềm tự hào của dân tộc và của gia đình, trong gia đình chúng tôi luôn khuyến khích con, cháu mặc trang phục dân tộc vào những ngày lễ, Tết, hội”.

Để phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, ngày 24/8/2023, Huyện ủy Yên Thủy tổ chức hội nghị giao ban chuyên đề "Giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Thủy, giai đoạn 2015 - 2021, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Đồng chí Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Yên Thủy chia sẻ: "Trong những năm qua, công tác giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa, dân tộc trên địa bàn huyện đã góp phần quan trọng giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa, là cầu nối để quảng bá hình ảnh địa phương, đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tăng trưởng KT-XH của huyện. Để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, những nét đẹp về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, trang phục… trong thời gian tới, huyện Yên Thủy xác định mục tiêu chung đó là xây dựng và phát triển văn hóa, con người huyện Yên Thủy toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại. Xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa và đội ngũ cán bộ, văn nghệ sĩ phát triển đồng bộ. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Phát triển văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc huyện Yên Thủy. Phát huy vai trò của các chủ thể văn hóa, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy phát triển KT-XH.”