Khi nào mới có thuốc chữa khỏi HIV

Các nhà nghiên cứu hoàn toàn lạc quan về tương lai của việc tìm thuốc chữa khỏi HIV 2021 khi quá trình thử nghiệm ba loại thuốc chữa khỏi HIV khác nhau đang gần bước vào giai đoạn cuối. 

Những tồn tại của việc điều trị HIV bằng thuốc kháng virus

Khi một người bị chẩn đoán mắc HIV các bác sĩ cho họ điều trị kháng virus ngay lập tức. Sự kết hợp của ba loại thuốc trong cùng một viên nén có công dụng ngăn chặn virus sản sinh trong cơ thể người. Bằng cách này, nó giúp giảm lượng virus HIV trong máu bệnh nhân.
Một khi lượng virus HIV trong máu giảm xuống dưới ngưỡng nhất định, nó được mô tả là “không thể phát hiện được” – đồng nghĩa với việc người bệnh không thể lây virus cho bạn tình, ngay cả khi họ quan hệ tình dục không an toàn.

Khi nào mới có thuốc chữa khỏi HIV

ARV cho thấy được hiệu quả cao nhưng nó không phải là một cách chữa trị hoàn toàn bệnh HIV

Mặc dù biện pháp điều trị này cho thấy được hiệu quả cao nhưng nó không phải là một cách chữa trị hoàn toàn bệnh HIV. Thay vào đó, virus gây bệnh vẫn hoạt động trong cơ thể song chỉ ở mức độ rất thấp. Nếu ngừng điều trị bằng thuốc kháng virus, những ổ HIV nằm im lìm này có thể được đánh thức trở lại.

Đột phá chấn động trong tìm ra thuốc chữa khỏi HIV 2021

Các nhà khoa học trên thế giới đang tích cực tìm ra thuốc chữa khỏi HIV 2021.  Và năm 2021 cũng là năm quá trình tìm ra thuốc chữa khỏi HIV có những đột phá nhất định. 

Tiến sĩ Buchbinder – Giám đốc chương trình nghiên cứu HIV tại Sở Y tế Cộng đồng San Francisco cho biết có ba vaccine đang được thử nghiệm hiệu quả và phải mất thêm một khoảng thời gian nữa để thực sự tiến vào giai đoạn nghiên cứu hiệu quả. 

Khi nào mới có thuốc chữa khỏi HIV

Đột phá chấn động trong tìm ra thuốc chữa khỏi HIV 2021

Cuộc thử nghiệm vaccine HIV kéo dài lâu nhất hiện nay là HVTN 702 – được tiến hành tại Nam Phi năm 2016. Nó được dựa trên “người tiền nhiệm” RV144, giúp giảm tỷ lệ nhiễm HIV khoảng 30%. RV144 vẫn là vaccine HIV duy nhất từng chứng minh được hiệu quả chống lại virus. Tuy nhiên, các nhà khoa học muốn làm cho nó mạnh hơn.

Chương trình thử nghiệm thuốc chữa khỏi HIV tiếp theo mang tên Imbokodo bắt đầu tại 5 quốc gia ở phía Nam châu Phi năm 2017. Imbokodo sử dụng các kháng thể dòng thể khảm, thành phần vaccine được thiết kế để tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại nhiều loai HIV trên toàn cầu. 

Loại vaccine tiếp theo là Mosaico. Loại vaccine này cũng dựa trên cách tiếp cận của kháng thể dòng thể khảm độc nhất vô nhị và được bắt đầu thử nghiệm tháng 11 vừa qua. Mỗi loại vaccine bao gồm 6 mũi tiêm được tiêm trong hai lần khám lâm sàng cuối cùng.

Nước Anh là quốc gia đang trên hành trình trở thành quốc gia “không HIV” vào năm 2030 khi tỷ lệ nhiễm bệnh giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ. Các ca chẩn đoán mắc HIV mới đã giảm hơn ¼ từ 6,721 ca năm 2015 xuống còn 4.484 ca năm 2018.

Việc tìm ra các loại thuốc điều trị HIV 2021 mở ra hy vọng mới cho những người nhiễm HIV trên toàn cầu. Tuy nhiên quá trình cho ra mắt các loại vaccine này còn lắm thử thách và cũng rất có thể sẽ bị thất bại. Ngay từ bây giờ để chủ động phòng chống lây nhiễm HIV, ngoài việc phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, bản thân người nhiễm HIV cũng cần được sử dụng thuốc điều trị ARV càng sớm càng tốt nhằm góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe của mình và giảm khả năng lây nhiễm cho người khác hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV vào năm 2030. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào muốn được giải đáp về căn bệnh HIV hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Galant qua hotline 0943108138, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.

Virus HIV gây nên tình trạng suy giảm hệ miễn dịch ở người. HIV tấn công và phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người, làm xói mòn hệ miễn dịch ở người trong nhiều năm khiến người bệnh nhạy cảm hơn với bệnh nhiễm trùng cơ hội và các nhiễm trùng khác.

HIV là một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV lây nhiễm vào những tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch của người như tế bào T - CD4, đại thực bào và tế bào tua.

HIV là một Lentivirus thuộc họ retrovirus, có thể khiến cơ thể người bị nhiễm virus bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm cấp tiến. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lý ác tính phát triển, đe dọa tới mạng sống của người bệnh.

HIV khi xâm nhập vào cơ thể người, sẽ xâm nhập vào một loại tế bào bạch cầu là CD4. Lúc này, tế bào sẽ bị vi rút chiếm lấy và sử dụng để sản sinh ra hàng nghìn bản sao đồng thời phát hủy tế bào CD4. Virus HIV xâm nhập vào hệ tuần hoàn đồng thời tiếp tục gắn vào các tế bào CD4 khác, nhân số lượng vi rút trong cơ thể người bệnh lên. Khi số lượng CD4 giảm xuống thì số lượng vi rút HIV tăng lên, những tế bào CD4 có nhiệm vụ chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể, vì thế khi số lượng tế bào CD4 giảm, sức đề kháng của người bệnh sẽ giảm xuống rất nhiều, khiến cho người bệnh dễ bị mắc các bệnh lý khác.

Số lượng vi rút HIV trong máu tăng lên, nguy cơ lây truyền virus sang cho người khác cũng tăng theo.

Mất từ 3 đến 6 tháng để một người bị nhiễm HIV có thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus. Kết quả có thể là âm tính nếu người bệnh thực hiện làm xét nghiệm HIV trong khoảng thời gian từ lúc vi rút xâm nhập vào cơ thể cho đến khi cơ thể sản sinh đủ lượng kháng thể, mặc dù người làm xét nghiệm đã bị nhiễm HIV. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn cửa sổ. Dù kết quả xét nghiệm kháng thể trong giai đoạn này là âm tính thì người bệnh vẫn có thể có khả năng lây truyền HIV cho người khác.

Nếu bản thân nghĩ rằng mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV và đang trong giai đoạn cửa sổ, để khẳng định được chắc chắn tình trạng nhiễm HIV, nên thực hiện xét nghiệm lại sau 3-6 tháng.

Ở giai đoạn này người bệnh có thể gặp các triệu chứng như cảm cúm, sốt nhẹ ( khoảng trên 38 độ C) sau khi nhiễm. Vào thời điểm này, vi rút sẽ di chuyển vào trong máu và số lượng được bắt đầu nhân rộng. Biểu hiện phản ứng của hệ miễn dịch là hiện tượng sưng, viêm. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ có những dấu hiệu này.

Khi nào mới có thuốc chữa khỏi HIV

HIV giai đoạn cửa sổ có chữa được không?

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào để chữa khỏi cho những người bị nhiễm HIV. HIV giai đoạn cửa sổ vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Một khi đã nhiễm vi rút HIV, người bệnh phải chung sống suốt đời với nó. Hiện chỉ có thể làm chậm tiến trình của bệnh bằng việc sử dụng thuốc kháng vi rút để điều trị, giúp cho người bệnh kéo dài thêm tuổi thọ.

Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị HIV giai đoạn cửa sổ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

  • Duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh
  • Điều trị HIV sớm giúp người bệnh giảm chi phí chữa trị, các chi phí thuốc men, khám chữa bệnh, chi phí nằm viện
  • Giảm nguy cơ lây lan virus sang cho người khác

Người bị nhiễm vi rút HIV giai đoạn cửa sổ được chỉ định dùng thuốc kháng vi rút HIV (ARV) nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi rút trong cơ thể.

Việc điều trị phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV và số lượng tế bào CD4 trong cơ thể người bệnh. Nếu số lượng tế bào CD4 < 350 tế bào/mm3 thì đủ tiêu chuẩn để điều trị ARV. Quá trình điều trị HIV sẽ kéo dài cả đời bởi nếu dừng thì virus sẽ lại tiếp tục sao chép trở lại. Hiện nay, thuốc ARV có ít tác dụng phụ hơn,và phần lớn tác dụng phụ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và sẽ mất đi sau vài tuần khi cơ thể người bệnh đã quen với loại thuốc này.

Người bị nhiễm HIV nếu được điều trị sớm bằng thuốc ARV sẽ giúp cho người bệnh hồi phục được hệ miễn dịch đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh, kéo dài tuổi thọ và duy trì sức khỏe. Điều trị ARV sớm giúp cho người nhiễm HIV có được cuộc sống bình thường như những người khỏe mạnh.

Thực hiện xét nghiệm sớm HIV giúp kiểm soát và dự phòng được lây nhiễm. Điều này hết sức có ý nghĩa quan trọng giúp cho người nhiễm HIV biết được tình trạng của bản thân nếu đang trong giai đoạn cửa sổ, góp phần tăng hiệu quả của việc điều trị bệnh cũng như làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng.

Khi đăng ký Gói khám sàng lọc bệnh xã hội, khách hàng sẽ được:

  • Khám chuyên khoa Da liễu
  • Thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Chlamydia test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidium test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum TPHA định tính và định lượng, xét nghiệm vi khuẩn nhuộm soi và xét nghiệm vi nấm nhuộm soi

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: Wpro.int; Vncdc.gov.vn

XEM THÊM: