Khi sẵn sàng yêu cầu đội với tín gậy là gì

1. Trò chơi Nhảy đúng, nhảy nhanh

1. Chuẩn bị : 
Kẻ 2 ô vuông lớn, mỗi ô có cạnh 1m, rồi chia thành 4 ô nhỏ mỗi ô có cạnh 0,5m và đánh số 4, 3, 2, 1. Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m. Cách vạch xuất phát 0,5m kẻ ô số 1. Tập hợp học sinh thành 2 hàng dọc sau vạch chuẩn bị.

2. Cách chơi :

 Lần lượt từng em bật nhảy bằng hai chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy chân trái vào ô số 2, rồi bật nhảy chân phải vào ô số 3, nhảy chụm hai chân vào ô số 4, tiếp theo bật nhảy bằng 2 chân ra ngoài. Em số 1 nhảy xong đến số 2 và cứ lần luợt như vậy cho đến hết. 

2. Trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn
 

 Mục đích : Rèn luyện phản xạ, kĩ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khẩn trương, nhanh nhẹn.
1. Chuẩn bị : + Kẻ 2 - 4 vòng tròn, vòng nọ cách vòng kia 1 - 2m, mỗi vòng có bán kính 3 - 4m.+ Chia học sinh trong lớp thành nhiều đội, mỗi đội 10 người, mỗi đội lại chia làm 3 nhóm A, B, C đứng thành 3 hàng dọc quay mặt vào tâm, nhóm A nhiều hơn một người.

2. Cách chơi :

Khi có lệnh, người số 4 của nhóm A chạy nhanh theo đường vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) vòng qua đằng sau nhóm B, lên đứng ở đầu hàng. Lúc này nhóm B có 4 người, người cuối hàng phải nhanh chóng chạy sang nhóm C, người dư ra của nhóm C cũng chạy tương tự như vậy sang nhóm A. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng cuộc.Những trường hợp phạm quy :+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi bạn chạy trước đứng vào vị trí quy định.+ Không chạy theo đường kẻ của vòng tròn.

+ Không chạy vòng qua phía sau người đứng cuối của hàng tiếp theo.

3. Trò chơi Chuyển nhanh, nhảy nhanh

1. Mục đích : Nhằm rèn luyên sự nhanh nhẹn khéo léo, phát triển sức mạnh chân, giáo dục tinh thần tập thể.- Chuẩn bị :+ Tập hợp số học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 1,5 - 2m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,6m. Các em đứng 2 chân rộng bằng vai, thân trên ngả về trước.+ Em đứng đầu của mỗi hàng cầm một quả bóng (hoặc một chiếc khăn).

2.  Cách chơi : Giáo viên phát lệnh "Chuẩn bị…!", những em đứng đầu của mỗi hàng cầm bóng bằng 2 tay giơ lên cao. Khi thấy các em đã chuẩn bị xong, giáo viên hô "Bắt đầu !" hoặc thổi một hồi còi, em cầm bóng nhanh chóng ngửa người, đưa bóng bằng hai tay cho bạn đứng sau mình, bạn số 2 đưa hai tay ra trước nhận bóng rồi đưa bóng ra sau cho số 3 và tiếp tục lần lượt như vậy cho đến em cuối cùng. Em cuối cùng sau khi nhận bóng, bước sang phải một bước rộng hơn vai, kẹp bóng vào giữa 2 đùi, bật nhảy bằng 2 chân về phía trước. Khi đến ngang em đứng ở đầu hàng, nhanh chóng đứng vào trước mặt bạn rồi ngửa người chuyển bóng ra sau cho bạn. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, em cuối cùng sau khi nhảy xong, đứng vào đầu hàng, đưa bóng lên cao bằng hai tay và hô to "Xong !". Giáo viên căn cứ vào đó xem hàng nào xong trước, ít phạm quy, hàng đó thắng cuộc. Nếu để bóng rơi, nhặt bóng và tiếp tục cuộc chơi bắt đầu từ chỗ bóng bị rơi.

Những trường hợp phạm quy :+ Trao bóng trước lệnh.+ Không trao bóng theo thứ tự, mà lăn bóng.

+ Không kẹp bóng nhảy, mà ôm bóng chạy.

4. Trò chơi Qua cầu tiếp sức
 

- Mục đích : Nhằm rèn luyện kĩ năng đi trên cao, khả năng thăng bằng và định hướng trong không gian.
1. Chuẩn bị :+ 2 - 4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá, 2 - 4 ghế băng, mỗi chiếc cao khoảng 0,2 - 0,3m, mặt ghế rộng 0,20 - 0,25m hoặc cầu thăng bằng.+ Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m, cách vạch xuất phát 2 - 3m đặt một ghế băng dọc theo đường đi giả làm "cầu". Cách đầu bên kia của ghế băng 5 - 6m kẻ một vòng tròn có đường kính 0,5m để một quả bóng vào vòng tròn.+ Tập hợp số học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc có số người bằng nhau thẳng hướng với "cầu" mỗi hàng là một đội thi đấu, cầu nọ cách cầu kia tối thiểu 1,5m.

2. Cách chơi :

Khi có lệnh, em số một của mỗi đội đi hoặc chạy đến ghế băng, trèo lên ghế, đi từ đầu bên này sang đầu bên kia của ghế (giả như đi từ đầu cầu bên này sang đầu cầu bên kia). Khi đi trên cầu cần thực hiện một trong những động tác sau : đi thường hai tay chống hông, đi hai tay dang ngang, đi hai tay để sau gáy, đi kiễng gót, đi nhún gót,… Đi đến đầu cầu bên kia, nhảy xuống, chạy xuống cầm bóng rồi đi hoặc chạy ngược lại chiều vừa rồi về vạch xuất phát, trao bóng cho bạn số 2, rồi chạy đi về tập hợp ở cuối hàng. Em số 2 sau khi nhận bóng nhanh chóng mang bóng đến đặt bóng vào đích, khi đi về thực hiện động tác tay không ở trên cầu như đã quy định, về đến vạch xuất phát đưa tay chạm tay bạn số 3 rồi đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Em số 3 thực hiện như bạn số một. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.Các trường hợp phạm quy :+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước.+ Không đi trên ghế băng hoặc không thực hiện một trong các động tác quy định khi đi trên ghế băng.+ Không vòng qua vật làm chuẩn.Ghi chú : + Khi để bóng rơi, nhặt bóng lên tiếp tục chơi (từ chỗ để rơi bóng).

+ ở mỗi ghế băng, giáo viên cần cử hai học sinh đứng giữ để ghế không lung lay và bảo hiểm.

5. Trò chơi Bóng chuyền sáu
 

- Mục đích : Nhằm rèn luyện sức nhanh, khả năng phối hợp, khéo léo, chính xác.
1. Chuẩn bị :+ 1 - 2 quả bóng chuyền hay bóng rổ, bóng đá,… Chọn một sân rộng, nền tương đối bằng phẳng, dọn sạch những vật nguy hiểm trên mặt sân.+ Chia số học sinh trong lớp thành 2 đội nam và 2 đội nữ để hai đội cùng giới tính thi với nhau, mỗi đội cử một đội trưởng.

2. Cách chơi :

Hai em của hai đội (có thể là hai đội trưởng) đứng ở giữa sân chuẩn bị tranh bóng. Khi giáo viên tung bóng cho bắt đầu cuộc chơi, hai em nhảy lên tranh bóng, sau đó chuyền ngay hoặc chạy vài bước rồi chuyền cho đồng đội (chuyền một), người nhận được bóng có thể chuyền ngay hoặc chạy vài bước rồi chuyền bóng cho bạn tiếp theo (chuyền hai). Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nào chuyền được sáu chuyền liên tục mà không bị rơi bóng và không bị đối phương bắt mất bóng thì được tính một điểm. Sau đó, giao bóng cho đội bạn và trò chơi lại tiếp tục, cứ như vậy trong khoảng 5 - 10 phút, đội nào được nhiều điểm, đội đó thắng cuộc.Chú ý :+ Khi một đội chuyền bóng cho nhau, đội kia có quyền tranh bóng bằng cách đón bắt hoặc đánh cho bóng rơi rồi nhặt lấy bóng.+ Nếu để bóng rơi, nhặt bóng lên và tiếp tục chơi bình thường, nếu để đội bạn lấy mất bóng thì những lần chuyền trước đó không còn tác dụng để tính số lần chuyền liên tục nữa.+ Không được chuyền bóng qua, lại chỉ có 2 người, mà phải theo nhóm 3 người trở lên.

+ Tuyệt đối không được xô đẩy, chèn, ngáng chân nhau khi tranh bóng.

6. Trò chơi Hoàng Anh - Hoàng Yến
Ơ
1. Chuẩn bị :

Trên sân, kẻ 2 vạch song song cách nhau 1m ở giữa sân. Cách đều 2 vạch ở giữa sân khoảng 7 - 9m về mỗi bên, kẻ một vạch giới hạn dài. Học sinh đứng thành hai hàng ngang ở vạch giữa sân, em này cách em kia tối thiểu 1m ; điểm số từ một đến hết và đứng từng cặp theo số đã điểm. Cho hai hàng đứng quay lưng vào nhau. Một hàng có tên là "Hoàng Anh", hàng kia là "Hoàng Yến".
2. Cách chơi :

Khi giáo viên hô tên hàng nào hàng đó phải chạy nhanh về vạch giới hạn bên mình, đội còn lại sẽ đuổi theo để bắt. Ví dụ giáo viên hô : "Hoàng… Anh" thì cả hàng đó nhanh chóng chạy qua vạch giới hạn của bên mình, hàng mang tên "Hoàng Yến" phải nhanh chóng đuổi theo. Nếu đuổi kịp người chạy (trong khu vực từ vạch xuất phát đến vạch giới hạn), thì vỗ nhẹ vào người bạn và người chạy coi như bị bắt. Hàng nào có nhiều bạn bị bắt thì hàng đó thua cuộc. Trò chơi có thể quy định, nếu người đuổi chạy quá vạch giới hạn của bên chạy thì người đuổi cũng coi như bị bắt. Trò chơi này có thể dùng nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ theo khả năng, hiểu biết của học sinh mà giáo viên có thể quy định cách chơi, cự li đuổi bắt hoặc đuổi bắt từng đôi một…để trò chơi thêm phần hứng thú, nhằm rèn luyện sức nhanh và sự tập trung chú ý của học sinh.- Phương pháp giảng dạy+ Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn nội dung trò chơi và cách chơi, sau đó cho học sinh thử 1 - 2 lần để hiểu cách chơi và nhớ tên hàng của mình.+ Khi phát lệnh chạy, giáo viên nên kéo dài dọng hô để các hàng ở "tư thế chuẩn bị" sẵn sàng chạy hoặc đuổi. Khi chơi yêu cầu học sinh phải tập trung chú ý, nghe rõ mệnh lệnh, phản ứng nhanh chóng và chạy hoặc đuổi thật nhanh.

+ Trong khi chơi, giáo viên nên quy định cho các em phải chạy thẳng không được chạy chéo dễ xô vào nhau gây nguy hiểm.

7. Trò chơi Trao tín gậy
 

- Mục đích : Nhằm rèn luyện sức nhanh, khéo léo linh hoạt, sự phối hợp đồng đội.
1. Chuẩn bị :

Kẻ 2 vạch giới hạn song song và cách nhau 10m. Cách 2 vạch giới hạn về phía ngoài 1m vẽ 2 dấu nhân hoặc một vòng tròn nhỏ (cắm một cờ nhỏ trong vòng tròn).Tập hợp học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc, mỗi hàng là một đội thi đấu gồm 8 - 12 em. Mỗi đội lại chia làm 2 nhóm đứng ở 2 bên vạch giới hạn, cách cờ (theo chiều ngang) khoảng 1,5 - 2m. Em số một của mỗi đội cầm một tín gậy (đường kính 3 - 5cm, dài 0,2 - 0,3m) bằng tay phải (ở phía sau của tín gậy).

2. Cách chơi :

Khi có lệnh, số một chạy qua vạch giới hạn đến cờ của bên A, sau đó chạy vòng về. Khi số một chạy đến cờ của bên A và bắt đầu vòng lại thì số 5 bắt đầu chạy sang cờ B. Số một chạy sau, số 5 chạy trước. Hai người vừa chạy vừa làm động tác trao tín gậy cho nhau ở khoảng giữa 2 vạch giới hạn. Số một trao tín gậy bằng tay phải, số 5 nhận tín gậy bằng tay trái, sau đó chuyển tín gậy sang tay phải để làm động tác trao gậy cho số 2. Số 5 sau khi nhận được tín gậy vẫn tiếp tục chạy đến cờ B thì quay lại. Khi số 5 bắt đầu chạy quay lại, thì số hai xuất phát để cùng chạy và trao tín gậy cho nhau ở khu giới hạn. Số hai nhận tín gậy bằng tay trái rồi lại chuyển sang tay phải để trao tín gậy vào tay trái số sáu. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, cặp đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Khi trao gậy xong về tập hợp ở cuối hàng của mình. Trường hợp rơi tín gậy, có thể nhặt lên để tiếp tục cuộc chơi.Các trường hợp phạm quy :+ Xuất phát trước lệnh.+ Không chạy vòng qua cờ.

+ Không trao tín gậy cho nhau ở trong khu vực giới hạn đã quy định.

8. Trò chơi Mèo đuổi chuột

1. Chuẩn bị :

Tập hợp học sinh nơi sạch sẽ thoáng mát, bằng phẳng. Các em nắm tay nhau thành vòng tròn rộng, mặt quay vào phía trong. Giáo viên quy định tay của hai em nắm ở trên cao đó là "lỗ hổng", hai tay nắm ở dưới thấp là nơi không có "lỗ hỗng". Chọn một em đóng vai "mèo", một em đóng vai "chuột", hai em đứng trong vòng tròn và cách nhau 3 - 4m.
2. Cách chơi :

Khi có lệnh của giáo viên, các em đứng theo vòng tròn nắm tay nhau lắc lư và nhún chân đồng thời đọc to các câu sau :"Mèo đuổi chuộtMời bạn ra đây,Tay nắm chặt tay,Đứng thành vòng rộng.Chuột luồn lỗ hổng,Chạy vội chạy mau.Mèo đuổi đằng sau,Trốn đâu cho thoát !"Sau từ "thoát", "chuột" chạy luồn qua các "lỗ hổng" chạy trốn khỏi "mèo", còn "mèo" phải nhanh chóng luồn theo các "lỗ hổng" mà "chuột" đã chạy để đuổi bắt "chuột". "Chuột" chỉ được chạy qua những nơi tay cao. Khi đuổi, "mèo" không được chạy tắt, đón đầu, nếu đuổi kịp, "mèo " đập nhẹ tay vào người "chuột" và coi như "chuột" bị bắt. Trò chơi dừng lại và các em đổi vai cho nhau hoặc thay bằng đôi khác. Nếu sau 2 - 3 phút mà "mèo" vẫn không bắt được "chuột" thì nên thay bằng đôi khác, tránh chơi quá sức. Các em không được chạy hoặc đuổi trước khi hát xong. Khi chạy qua các "lỗ hổng" các em đứng theo vòng tròn không được hạ tay xuống để cản đường.- Lưu ý : + Giáo viên dạy các em học thuộc vần thơ trước khi chơi trò chơi.+ Cho các em chơi thử 1 - 2 lần sau đó mới cho chơi chính thức. Trong quá trình chơi giáo viên phải giám sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý tránh vi phạm nội quy chơi, đặc biệt là không được ngáng chân, ngáng tay cản đường chạy của các bạn.

+ Giáo viên hướng dẫn để các em có thể tự tổ chức chơi và luyện tập ngoài giờ. 

9. Trò chơi  Nhảy ô tiếp sức

1. Chuẩn bị :

Kẻ một vạch chuẩn bị dài 4m, sau đó kẻ vạch xuất phát dài 4m, cách vạch chuẩn bị 1m. Từ vạch xuất phát về trước 0,6 - 0,8m kẻ 2 dãy ô vuông, mỗi dãy 10 ô, mỗi ô có cạnh 0,4 - 0,6m kẻ vạch đích dài 4m.

2. Cách chơi :

 Có 2 cách chơi.+ Cách 1 : Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc, Khi có lệnh, các em số 1 bật nhảy bằng 2 chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy 2 chân vào ô số 2 và 3, nhảy chụm 2 chân vào ô số 4 và cứ lần lượt nhảy như vậy cho đến đích, thì quay lại, chạy về vạch xuất phát đưa tay, chạm tay bạn số 2. Bạn số 2 bật nhảy như bạn số 1 và cứ lần lượt (lượt đi thì bật nhảy, lượt về thì chạy) như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.+ Cách 2 : Bật nhảy lần lượt từ ô số 1 đến ô số 10 thì quay lại, bật nhảy lần lượt về ô số 1, chạm tay bạn số 2. Số 2 bật nhảy như số 1 và cứ lần lượt (lượt đi và về đều bật nhảy) như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.Các trường hợp phạm quy : + Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước mình.

+ Không nhảy đủ các ô quy định.

10. Trò chơi Chuyển đồ vật

1. Chuẩn bị :

Chia số học sinh trong lớp thành 2 - 4 đội có số người đều nhau, mỗi đội chuẩn bị một quả bóng và một mẩu gỗ hoặc một đồ vật khác (tương đương với quả bóng). Kẻ vạch xuất phát, cách vạch xuất phát về phía trước 6 - 8m vẽ các vòng tròn đường kính 0,3 - 0,5m, cách các vòng tròn này về phía trước khoảng 2 - 3m kẻ các hình vuông có cạnh 0,4m. Khoảng cách đứng giữa các đội 2 - 3m. Bóng để vào trong vòng tròn, mẩu gỗ hoặc đồ vật khác để trong hình vuông.
2. Cách chơi :

Khi có lệnh chơi của giáo viên, những em đứng ở trên cùng của mỗi hàng chạy nhanh lên chuyển quả bóng lên ô vuông và nhặt mẩu gỗ từ ô vuông về vòng tròn, sau đó chạy về vỗ vào tay bạn số 2, xong về tập hợp ở cuối hàng. Bạn số 2 lại nhanh chóng rời khỏi vạch xuất phát, chạy nhanh lên chuyển mẩu gỗ từ vòng tròn lên ô vuông và nhặt quả bóng từ ô vuông về vòng tròn, sau đó chạy về vạch xuất phát vỗ vào tay bạn số 3, rồi đứng về cuối hàng. Bạn số 3 thực hiện tương tự như vậy cho đến hết. Nếu ai làm bóng hoặc mẫu gỗ lăn ra ngoài vòng tròn hay ô vuông, sẽ bị phạm quy và phải nhặt để vào đúng vị trí mới được tiếp tục chơi. Nếu ai xuất phát trước cũng là phạm quy. Hàng nào về trước, ít số lần phạm quy thì hàng đó thắng.- Phương pháp giảng dạy+ Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, cho nhóm học sinh làm mẫu, giáo viên giải thích những trường hợp phạm quy để học sinh nắm được.+ Cho học sinh chơi thử, giáo viên giải thích thêm, sau đó cho học sinh chơi chính thức.+ Khi các em chơi, giáo viên làm trọng tài và thống nhất với các đội khi chạy về, chú ý chạy về bên phải hoặc trái của đội hình, tránh tình trạng chạy xô vào nhau.

+ Khi điều khiển trò chơi, giáo viên cũng có thể sử dụng cờ hiệu. Khi học sinh đã chơi thành thạo, giáo viên có thể tăng thêm số lượng bóng và mẩu gỗ, để mỗi lần thực hiện, các em phải chuyển cùng một lúc nhiều đồ vật.

11. Trò chơi Trao tín gậy
 

- Mục đích : Nhằm rèn luyện sức nhanh, khéo léo linh hoạt, sự phối hợp đồng đội.
1. Chuẩn bị :

Kẻ 2 vạch giới hạn song song và cách nhau 10m. Cách 2 vạch giới hạn về phía ngoài 1m vẽ 2 dấu nhân hoặc một vòng tròn nhỏ (cắm một cờ nhỏ trong vòng tròn).Tập hợp học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc, mỗi hàng là một đội thi đấu gồm 8 - 12 em. Mỗi đội lại chia làm 2 nhóm đứng ở 2 bên vạch giới hạn, cách cờ (theo chiều ngang) khoảng 1,5 - 2m. Em số một của mỗi đội cầm một tín gậy (đường kính 3 - 5cm, dài 0,2 - 0,3m) bằng tay phải (ở phía sau của tín gậy).

2. Cách chơi :

Khi có lệnh, số một chạy qua vạch giới hạn đến cờ của bên A, sau đó chạy vòng về. Khi số một chạy đến cờ của bên A và bắt đầu vòng lại thì số 5 bắt đầu chạy sang cờ B. Số một chạy sau, số 5 chạy trước. Hai người vừa chạy vừa làm động tác trao tín gậy cho nhau ở khoảng giữa 2 vạch giới hạn. Số một trao tín gậy bằng tay phải, số 5 nhận tín gậy bằng tay trái, sau đó chuyển tín gậy sang tay phải để làm động tác trao gậy cho số 2. Số 5 sau khi nhận được tín gậy vẫn tiếp tục chạy đến cờ B thì quay lại. Khi số 5 bắt đầu chạy quay lại, thì số hai xuất phát để cùng chạy và trao tín gậy cho nhau ở khu giới hạn. Số hai nhận tín gậy bằng tay trái rồi lại chuyển sang tay phải để trao tín gậy vào tay trái số sáu. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, cặp đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Khi trao gậy xong về tập hợp ở cuối hàng của mình. Trường hợp rơi tín gậy, có thể nhặt lên để tiếp tục cuộc chơi.Các trường hợp phạm quy :+ Xuất phát trước lệnh.+ Không chạy vòng qua cờ.

+ Không trao tín gậy cho nhau ở trong khu vực giới hạn đã quy định.

12. Trò chơi: Ai kéo khoẻ

1. Chuẩn bị :

Kẻ 2 vạch giới hạn song song, cách nhau 0,2m - 0,4m, mỗi vạch dài 5 - 10m. Cứ lần lượt 2 tổ vào chơi 1 lần. Những em này đứng thành 2 hàng dọc phía ngoài 2 vạch giới hạn tạo thành từng đôi một. Giáo viên điều chỉnh vị trí của từng em sao cho cùng giới tính và thể lực tương đương nhau theo từng đội. Các em xoay người đưa tay thuận về trước nắm lấy tay bạn. Cách nắm tay như sau : Taycủa người này nắm lấy cổ tay của người kia (không được nắm theo kiểu 2 bàn tay nắm vào nhau, vì như vậy dễ bị tuột ngã người ra sau rất nguy hiểm). Người chơi đứng 2 chân hơi co, chân trước mũi bàn chân sát vạch giới hạn, vị trí 2 bàn tay nắm vào nhau ở khoảng giữa 2 vạch giới hạn).
2 Cách chơi :

Giáo viên phát lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, thì từng đôi một các em co kéo nhau, kéo đối thủ của mình làm sao cho bàn chân trước của bạn vượt qua 2 vạch giới hạn đến sân mình là thắng cuộc, ngược lại là thua. Mỗi lần chơi có thể thực hiện 1 - 3 lần. Sau 3 lần đấu, ai được 2 lần là thắng cuộc. Nếu còn thời gian và thấy sức khoẻ học sinh tốt, giáo viên có thể cho các em thực hiện thêm 1 lần nữa.

13. Trò chơi  Chuyển bóng tiếp sức

1. Chuẩn bị :

2 - 4 quả bóng nhỡ (bằng nhựa, cao su hoặc da). Tập hợp học sinh thành 2 - 4 hàng dọc (có số người bằng nhau). Mỗi hàng tổ trưởng đứng trên cùng, Hai tay cầm bóng giơ lên cao ở trên đầu.
2. Cách chơi :

Khi có lệnh, các em tổ trưởng đồng loạt quay người qua trái ra sau trao bóng cho bạn số 2. Số 2 nhận bóng, sau đó quay người qua trái ra sau trao bóng cho sô 3. Bóng được tiếp tục chuyển như vậy cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng đưa bóng qua phải cho người phía trước và lần lượt chuyền bóng lên đến tổ trưởng. Tổ trưởng cầm bóng bằng 2 tay, Giơ lên cao và nói to "Báo cáo…Xong !". Đó là căn cứ để xác định tổ nào nhanh nhất, nếu ít phạm quy, tổ đó thắng cuộc. Trong khi chuyền bóng, nếu ai để bóng rơi, người đó nhanh chóng nhặt bóng và tiếp tục cuộc chơi.Trường hợp phạm quy :

Chuyền bóng không lần lượt, mà cách quãng. 

14. Trò chơi Lò cò tiếp sức

1. Chuẩn bị :

Kẻ một vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 4 - 5m kẻ một vạch giới hạn hoặc cắm 2 - 4 lá cờ, hay các vật làm chuẩn và để trong 2 - 4 vòng tròn có đường kính 0,5m. Tập hợp số học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch xuất phát thẳng hướng với cờ (vật chuẩn), số lượng học sinh trong các hàng phải bằng nhau.
2. Cách chơi :

Khi có lệnh chơi, những em số một của mỗi hàng nhanh chóng nhảy lò cò bằng một chân về phía trước vòng qua lá cờ (không được giẫm vào vòng tròn) rồi lại nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát và đưa tay chạm vào người số 2, sau đó đi về đứng ở cuối hàng. Em số 2 lại nhảy lò cò như em số một và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Hàng nào lò cò xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.- Những trường hợp phạm quy :+ Xuất phát trước lệnh chơi của giáo viên hoặc cán sự môn học. Người trước chưa về đến nơi, chưa chạm tay, người sau đã rời khỏi vạch xuất phát.+ Không lò cò vòng qua cờ hay vật chuẩn, nhảy vào vòng tròn.+ Không lò cò mà chạy hoặc lò cò chạm chân co xuống đất.- Phương pháp giảng dạy+ Sau khi tổ chức đội hình tập luyện, giáo viên nêu tên trò chơi, làm mẫu và giải thích thế nào là nhảy lò cò, sau đó cho học sinh tập nhảy lò cò tại chỗ.+ Cho từng tổ tập nhảy lò cò về trước 3 - 5m vài lần, sau đó giáo viên nhận xét và uốn nắn những em làm chưa đúng.+ Giáo viên phổ biến quy tắc chơi và học sinh chơi thử 1 - 2 lần, sau đó giáo viên nhận xét để học sinh nắm vững cách chơi.+ Cho các em chơi chính thức và có thi đua.+ Giáo viên có thể quy định lò cò bằng chân phải hoặc chân trái ở những lần chơi khác nhau.

+ Nếu lớp đông hoặc hàng quá dài, giáo viên có thể áp dụng hình thức cho từng nhóm thay nhau chơi và thi đua với nhau, nhóm nào thắng thì được khen.

15. Trò chơi Tìm người chỉ huy

1. Chuẩn bị :

Tập hợp học sinh thành vòng tròn, đứng quay mặt vào trong, em nọ cách em kia 0,2 - 0,4m. Chọn 1 học sinh đứng trong vòng tròn là người đi tìm chỉ huy.
2.  Cách chơi :

Học sinh đứng giữa vòng tròn nhắm mắt lại, giáo viên chỉ định một em làm người chỉ huy, em này làm gì thì cả lớp phải làm theo, ví dụ như vỗ tay, hát, co chân,sờ tai v.v… sau đó người đi tìm mở mắt ra và đi lại trong vòng tròn để tìm ra người chỉ huy. Những em làm chỉ huy bị phát hiện sẽ thay cho người phải đi tìm chỉ huy hoặc sau 1 - 2 phút người đi tìm không tìm được chỉ huy thì phải thay bằng em khác.
- Lưu ý : Giáo viên có thể quy định sau 5 - 7 giây, người chỉ huy phải thay đổi động tác, qua đó giúp cho em đi tìm dễ phát hiện người chỉ huy và làm cho trò chơi thêm sinh động. Quá trình chơi, giáo viên cùng đứng vào vòng tròn để làm trọng tài và bao quát được lớp học.

16. Trò chơi Bỏ khăn- Mục đích : Rèn luyện sức nhanh, khéo léo, tập trung chú ý cao.

1. Chuẩn bị :

+ Tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp, giáo viên có thể tập hợp thành 1 - 2 vòng tròn. Các em ngồi xổm, quay mặt vào tâm, em nọ cách em kia tối thiểu 0,2m, hai tay có thể để sau lưng hoặc tuỳ ý.+ Chuẩn bị một chiếc khăn tay và chọn một em nhanh nhẹn, khéo léo làm người bỏ khăn.

2. Cách chơi :

Em cầm khăn chạy 1 - 2 vòng sau lưng các bạn. Khi thấy thuận lợi thì bỏ khăn sau lưng một bạn nào đó rồi chạy tiếp hết vòng, nếu như bạn này chưa biết, thì cúi xuống nhặt khăn và quất nhẹ vào lưng bạn. Bạn này nhanh chóng đứng lên chạy một vòng rồi về ngồi vào vị trí cũ. Trong khi bạn bị bỏ khăn chạy, bạn cầm khăn chạy đuổi theo và dùng khăn quất nhẹ vào lưng bạn. Hết một vòng, giáo viên có thể cho học sinh đó chơi tiếp hoặc giao khăn cho học sinh khác. Trò chơi tiếp tục từ đầu.
Trong trường hợp mới bỏ khăn, đã bị phát hiện, thì người bị bỏ khăn cầm khăn nhanh chóng chạy theo người bỏ khăn để quất. Khi người bỏ khăn chạy về đến chỗ trống lúc nãy người bỏ khăn ngồi, nhanh chóng ngồi thay vào vị trí đó. Người cầm khăn trở thành người chạy bỏ khân và tiếp tục chơi như từ đầu. Khi bạn chạy bỏ khăn, những em ngồi theo vòng tròn có thể qườ tay ra sau, nhưng không được quay ra sau hoặc chỉ dẫn cho bạn khác biết.

17. Trò chơi Lăn bóng bằng tay- Mục đích : Nhằm rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, làm quen cách di chuyển và tiếp xúc với bóng.

1. Chuẩn bị :

+ Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m, cách vạch xuất phát 10m, đặt một vật làm đích hoặc cắm cờ. Mỗi đội một quả bóng rổ hoặc bóng đá số 4 hoặc số 5.+ Chia số học sinh trong lớp thành 2 - 4 đội, có số lượng người bằng nhau. Mỗi đội tập hợp thành một hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát và thẳng hướng với một cờ đích.

2. Cách chơi :

Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội nhanh chóng di chuyển dùng tay lăn bóng về phía cờ đích. Khi qua cờ đích thì vòng quay lại và tiếp tục di chuyển lăn bóng trở về. Sau khi em số 1 thực hiện xong về đứng ở cuối hàng, em số 2 của các hàng thực hiện như em số một. Cứ như vậy, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng.Những trường hợp phạm quy :+ Không dùng tay lăn bóng mà dùng chân hoặc ôm bóng chạy.+ Không vòng qua cờ đích mà đã quay về vạch xuất phát.+ Em lăn bóng trước chưa về đến vạch xuất phát, em tiếp theo đã rời vạch xuất phát hoặc xuất phát trước khi có lệnh.

+ Khi di chuyển, bóng bị lăn xa quá tầm với tay của học sinh khoảng 2 - 3m (trường hợp này, vẫn tiếp tục được chơi, nhưng phải dừng được bóng trong khu vực chơi).

18. Trò chơi Trồng nụ, trồng hoa
 

- Mục đích : Rèn luyện sức mạnh chân và sự phối hợp, khéo léo, nhanh nhẹn, chính xác.
1. Chuẩn bị :

+ Chọn một nơi sạch sẽ, thoáng mát, nền bằng phẳng. Kẻ hai vạch giới hạn cách nhau khoảng 8 - 10m.+ Chia số học sinh trong lớp thành hai nhóm nam, nữ chơi riêng, mỗi nhóm có thể chia làm 2 - 3 đội, mỗi đội khoảng 8 - 10 em. Trong mỗi đội chọn 2 em ra làm nụ, hoa, 2 em này ngồi ở khoảng giữa 2 vạch giới hạn, hai chân đưa ra trước, co gối để 4 bàn chân ép sát vào nhau (gọi là cây), sau khi các bạn đã lần lượt nhảy qua hết, thì một trong 2 em đặt một nắm tay lên đỉnh (mũi) bàn chân (nơi 4 bàn chân sát nhau và hướng các ngón chân lên trời) gọi là "nụ 1". Sau khi các bạn lần lượt nhảy qua, thì nụ chuyển thành hoa bằng cách xoè bàn tay ra cho các ngón tay hướng lên cao (gọi là hoa). Sau khi các bạn lại một lần nữa nhảy qua thì em ngồi đối diện đưa một nắm tay đặt lên đỉnh các ngón tay của "hoa 1" gọi là "nụ 2". Sau đó các em cứ thay nhau lần lượt đặt tay làm nụ và hoa xen kẻ nhau như nụ 1, hoa 1, nụ 2, hoa 2 rồi nụ 3, hoa 3, nụ 4, hoa 4.Khi ngồi làm nụ, hoa giáo viên nhắc các em hơi ngửa mặt ra sau mặc dù thân trên hơi ngả về trước để tránh các bạn khi nhảy chạm chân vào mặt.

2. Cách chơi :

Khi có lệnh, từng em lần lượt chạy từ vạch giới hạn đến chỗ nụ, hoa để nhảy qua, sau đó chạy tiếp đến vạch giới hạn phía trước thì dừng lại, quay sau để chờ lượt tiếp theo. Khi mọi người đã lần lượt nhảy xong, thì chạy - nhảy theo chiều ngược lại lần lượt nhảy qua : cây, nụ 1, hoa 1; nụ 2, hoa 2 ; nụ 3, hoa 3 ; nụ 4, hoa 4. Khi chạy - nhảy như vậy, ai để chân chạm nụ, hoa thì phải thay vị trí một trong hai người đã ngồi làm nụ, hoa và trò chơi có thể bắt đầu lại từ đầu hoặc tiếp tục trồng nụ hoa như trước khi có em bị chạm chân.Có thể tổ chức trò chơi trên dưới dạng thi tiếp sức.Chú ý :+ Khi nhảy không dạng chân sang hai bên như nhảy cừu, vì như vậy dễ đá chân vào mặt bạn.

+ Những em làm ngồi làm nụ, hoa động tác phải cố định, không được thấy bạn sắp nhảy thì nâng tay hoặc chân lên, rất nguy hiểm cho bạn.

19. Trò chơi Bóng chuyền sáu
 

- Mục đích : Nhằm rèn luyện sức nhanh, khả năng phối hợp, khéo léo, chính xác.
1. Chuẩn bị :+ 1 - 2 quả bóng chuyền hay bóng rổ, bóng đá,… Chọn một sân rộng, nền tương đối bằng phẳng, dọn sạch những vật nguy hiểm trên mặt sân.+ Chia số học sinh trong lớp thành 2 đội nam và 2 đội nữ để hai đội cùng giới tính thi với nhau, mỗi đội cử một đội trưởng.

2. Cách chơi :

Hai em của hai đội (có thể là hai đội trưởng) đứng ở giữa sân chuẩn bị tranh bóng. Khi giáo viên tung bóng cho bắt đầu cuộc chơi, hai em nhảy lên tranh bóng, sau đó chuyền ngay hoặc chạy vài bước rồi chuyền cho đồng đội (chuyền một), người nhận được bóng có thể chuyền ngay hoặc chạy vài bước rồi chuyền bóng cho bạn tiếp theo (chuyền hai). Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nào chuyền được sáu chuyền liên tục mà không bị rơi bóng và không bị đối phương bắt mất bóng thì được tính một điểm. Sau đó, giao bóng cho đội bạn và trò chơi lại tiếp tục, cứ như vậy trong khoảng 5 - 10 phút, đội nào được nhiều điểm, đội đó thắng cuộc.Chú ý :+ Khi một đội chuyền bóng cho nhau, đội kia có quyền tranh bóng bằng cách đón bắt hoặc đánh cho bóng rơi rồi nhặt lấy bóng.+ Nếu để bóng rơi, nhặt bóng lên và tiếp tục chơi bình thường, nếu để đội bạn lấy mất bóng thì những lần chuyền trước đó không còn tác dụng để tính số lần chuyền liên tục nữa.+ Không được chuyền bóng qua, lại chỉ có 2 người, mà phải theo nhóm 3 người trở lên.

+ Tuyệt đối không được xô đẩy, chèn, ngáng chân nhau khi tranh bóng.

2O. Trò chơi Ai nhanh và khéo hơn
 

- Mục đích : Rèn luyện phản xạ nhanh, sự tập trung chú ý.
1. Chuẩn bị :

đứng quay mặt vào nhau thành từng cặp một. Trong mỗi hàng ngang em nọ cách em kia tối thiểu 1,5 - 2m, hai nhóm (từng cặp) cách nhau tương đương một cánh tay. Có thể kẻ cho mỗi cặp một vòng tròn đường kính 2m để tiến hành trò chơi trong vòng tròn đó. Cũng có thể tổ chức cho học sinh chơi theo đội hình 2 vòng tròn đồng tâm, những em đứng ở vòng tròn ngoài quay mặt vào trong, những em đứng ở vòng tròn trong quay mặt ra ngoài tạo thành từng đôi một để chơi với nhau. Trong từng đôi tự quy định một bên được phép tấn công trước, một bên đóng vai người bị tấn công phải phòng thủ.
2. Cách chơi :

Khi có lệnh, bên tấn công dùng một hoặc hai tay tìm cách khéo léo, nhanh nhẹn dùng tay vỗ nhẹ vào vai bạn (tấn công đối phương). Nếu vỗ được vào vai bạn, được một điểm, nếu khi đưa tay vỗ bị bên phòng thủ dùng tay chăn được bàn tay lại, bên tấn công bị thua một điểm. Trò chơi được tiến hành trong 1 - 3 phút thì đổi người tấn công thành người phòng thủ và ngược lại. Cuối cùng ai được nhiều điểm, người đó thắng cuộc.Chú ý :+ Chỉ được phép vỗ vào vai bạn, chứ không được vỗ vào mặt, mắt bạn,…+ Bên phòng thủ đỡ đúng bàn tay mới được tính điểm.

+ Không dùng tay gạt, đỡ lung tung.

Nguồn: Internet