Khoái châu ở đâu

Huyện Khoái Châu là môt Huyện trực thuộc Tỉnh Hưng Yên. Huyện Khoái Châu có 25 đơn vị hành chính, bao gồm 24 Xã, 1 Thị trấn. Gồm có Thị trấn Khoái Châu, Xã Đông Tảo, Xã Bình Minh, Xã Dạ Trạch, Xã Hàm Tử, Xã Ông Đình .....


Stt Đơn vị Tên
1 Thị trấn Thị trấn Khoái Châu
2 Xã Đông Tảo
3 Xã Bình Minh
4 Xã Dạ Trạch
5 Xã Hàm Tử
6 Xã Ông Đình
7 Xã Tân Dân
8 Xã Tứ Dân
9 Xã An Vĩ
10 Xã Đông Kết
11 Xã Bình Kiều
12 Xã Dân Tiến
13 Xã Đồng Tiến
14 Xã Hồng Tiến
15 Xã Tân Châu
16 Xã Liên Khê
17 Xã Phùng Hưng
18 Xã Việt Hòa
19 Xã Đông Ninh
20 Xã Đại Tập
21 Xã Chí Tân
22 Xã Đại Hưng
23 Xã Thuần Hưng
24 Xã Thành Công
25 Xã Nhuế Dương

  •  49 Km
  •  131 Km
  •  204 Km
  •  286 Km
  •  481 Km
  •  550 Km
  •  863 Km
  •  920 Km
  •  1021 Km
  •  1032 Km

Bản đồ Thị trấn Khoái Châu, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên giúp bạn và du khách dễ dàng tìm đường đi, địa điểm trong toàn khu vực bằng công nghệ tiên tiến nhất của Google Map. Bản đồ Google Map này cũng có thêm chức năng chỉ đường trong khu vực, cũng như toàn lãnh thổ Việt Nam. Bạn cần nhập điểm xuất phát, và điểm đến trên bản đồ, Google Map sẽ tìm và chỉ đường chi tiết cho bạn.  Giờ hãy cùng ban-do.net tìm hiểu chi tiết hơn về bản đồ Thị trấn Khoái Châu, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên nhé.

Giới thiệu: Thị trấn Khoái Châu là huyện lỵ huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Thị trấn nằm ở trung tâm huyện, phía bắc giáp xã An Vĩ, phía nam giáp xã Phùng Hưng, phía đông giáp xã Dân Tiến, phía tây giáp xã Bình Kiều.


Diện tích:
Vùng miền:Đồng bằng Bắc Bộ
Dân tộc: Kinh

Mua bản đồ Thị trấn Khoái Châu, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên ở đâu? Rất đơn giản, bạn có thể ra bất kỳ nhà sách nào hoặc hỏi nơi bạn đang lưu trú, có thể là khách sạn để có bạn đồ cập nhật mới nhất để kết hợp với bản đồ Google Map một cách chính xác

Bản đồ Thị trấn Khoái Châu, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Google Map

Bản đồ hành chính Thị trấn Khoái Châu, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên:



Bản đồ tỉnh Hưng Yên

Danh sách bản đồ các địa phương trong Thị trấn Khoái Châu, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên: Bản đồ Thị trấn Khoái Châu, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Đông Tảo, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Bình Minh, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Dạ Trạch, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Hàm Tử, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Ông Đình, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Tân Dân, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Tứ Dân, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã An Vĩ, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Đông Kết, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Bình Kiều, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Dân Tiến, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Đồng Tiến, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Hồng Tiến, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Tân Châu, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Liên Khê, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Phùng Hưng, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Việt Hòa, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Đông Ninh, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Đại Tập, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Chí Tân, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Đại Hưng, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Thuần Hưng, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Thành Công, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Bản đồ Xã Nhuế Dương, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên

Giới thiệu khái quát huyện Khoái Châu

Khoái Châu là huyện lớn nhất tỉnh Hưng Yên, gồm 25 xã, thị trấn, là huyện nằm phía Tây của tỉnh Hưng Yên, ven bờ tả ngạn sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội – Hưng Yên – Hải Phòng – Quảng Ninh) . tổng diện tích tự nhiên 13.091,63ha chiếm 34,65% ; đất đai màu mỡ, người nông dân năng động, sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi. Với đặc điểm là huyện thuần nông, nông nghiệp là chủ đạo, sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luôn dẫn đầu tỉnh về năng suất, sản lượng, chất lượng lúa gạo, hoa màu, cây ăn quả hàng năm và là một trong những địa phương cung cấp nguồn nông sản, hàng hóa lớn cho Thủ đô Hà Nội.

          Cùng với phát triển của nông nghiệp, Khoái Châu là huyện có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh, điển hình là các xã phía Bắc huyện như: Bình Minh, Đông Tảo, Dạ Trạch, Ông Đình, Tân Dân, An Vĩ, Tứ Dân và một số xã ngoại bối như: Tân Châu, Đông Ninh, …ở những xã còn lại vẫn đang tiếp tục chuyển đổi.

          Phía Đông ưu tiên phát triển tạo thành các khu công nghiệp: Tân Dân, Hồng Tiến, Đồng Tiến, Dân Tiến, …

           Phía Nam ưu tiên phát triển tạo thành các khu công nghiệp: Thuần Hưng, Thành Công, …

Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường

Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

          Huyện Khoái Châu nằm phía Tây của tỉnh Hưng Yên, với tổng diện tích hành chính của huyện là 13.097,59 ha. Trung tâm huyện lỵ cách Hà Nội hơn 40 km và cách TP. Hưng Yên (về phía Bắc) khoảng 30 km.

          Toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 20045’ đến 20055’ vĩ độ Bắc và từ 105053’ đến 106003’ kinh độ Đông. Được giới hạn bởi:

          – Phía Bắc giáp huyện Văn Giang, Yên Mỹ;

          – Phía Nam giáp huyện Kim Động;

          – Phía Đông giáp huyện huyện Ân Thi và Kim Động;

          – Phía Tây giáp huyện Phú Xuyên và Thường Tín (Hà Nội ), được ngăn cách bởi sông Hồng;

          Trên địa bàn huyện có trục quốc lộ 39A và đường Dân Tiến – Hà Nội chạy qua. Với vị trí địa lý của Khoái Châu đã tạo nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế – văn hoá – xã hội với các địa bàn trong tỉnh, với thủ đô Hà Nội và cả nước, có nhiều cơ hội thu hút đầu tư để phát triển các ngành kinh tế – xã hội thực hiện nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

b. Địa hình, địa mạo

          Là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Độ dốc tương đối của địa hình trên địa bàn theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và phân 2 vùng:

– Vùng trong đê: Diện tích 9.853,12 ha, địa hình bằng phẳng có độ cao từ 2 – 4,5m so với mặt nước biển.

          Khu vực có độ cao tuyệt đối trên + 4m so với mặt nước biển tập trung ở các xã ven đê sông Hồng và phía bắc của huyện.

– Vùng ngoài đê: Diện tích 3.238,43 ha, gồm các xã Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập và một phần diện tích ngoài đê của các xã Bình Minh, Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Kết, Liên Khê, Chí Tân, Nhuế Dương. Địa hình phức tạp hơn vùng trong đê, nhiều gò cao, thùng sâu xen kẽ những bãi cao, thấp không đồng đều, bề mặt lượn sóng, dải giáp đê chính đất trũng, nhiều đoạn là nơi chứa nước mặt của khu vực, điều kiện địa hình đã ảnh hưởng nhất định tới khả năng khai thác diện tích đất chưa sử dụng.

Ngoài ra bề mặt đất đai của Khoái Châu còn bị chia cắt bởi 20km đê chính ngăn lũ sông Hồng, đê bao ngoài bãi sông và các thùng đào, thùng đấu xen kẽ do quá trình lấy đất đắp đê, làm giao thông, thuỷ lợi, sản xuất gạch ngói.

Nhìn chung với địa hình tương đối đa dạng như vậy là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

c. Khí hậu

          Huyện Khoái Châu nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đều nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt:

– Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.

– Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

          Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Hưng Yên, các yếu tố khí hậu được thể hiện:

* Nhiệt độ

          Hàng năm có nhiệt độ trung bình là 23,20C, mùa hè nhiệt độ trung bình là 30- 320C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là 36- 380C. Mùa đông nhiệt độ trung bình là 17- 200C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2 là 8- 100C. Tổng tích ôn hàng năm là 85030C.

* Mưa

          Lượng mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn, gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện, mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế.

* Nắng

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1750 giờ, số ngày nắng trong tháng là 24 ngày, số giờ nắng trung bình của mùa hè từ 6- 7 giờ trong ngày, mùa đông có từ 3- 4 giờ nắng trong ngày.

* Gió bão

          Khoái Châu chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió đông Bắc thổi vào mùa lạnh và gió đông Nam thổi vào mùa nóng. Vào các tháng 6, tháng 7 có xuất hiện đợt gió khô nóng; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 có những đợt rét đậm kéo dài. Hàng năm Khoái Châu còn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 3 đến 4 trận bão với sức gió và lượng mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản, làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư trong huyện.

* Độ ẩm không khí

          Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, tháng cao nhất là 92%, tháng thấp nhất là 74%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3, độ ẩm trung bình là 88,4%, tháng khô nhất là tháng 11, độ ẩm trung bình là 74%.

          Như vậy, Khoái Châu có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè, lạnh, khô, hanh vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng và phong phú về sản phẩm. Tuy nhiên huyện cũng cần có các biện pháp để phòng chống lụt bão, cũng như hạn hán làm ảnh hưởng xấu để sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, có vậy sản xuất nông nghiệp mới đạt được hiệu quả cao.

d. Thuỷ văn

        Thuỷ văn Khoái Châu chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn, lưu lượng dòng chảy thượng nguồn sông Hồng (chạy dọc từ Bắc xuống Nam với chiều dài 23km là nguồn cung cấp và tiêu thoát nước cho địa bàn huyện và các khu vực nằm ven sông) và mạng lưới sông ngòi chằng chịt gồm sông Cửu Yên, sông Điện Biên, sông Kim Ngưu, sông Từ Hồ, sông Đồng Quê.

          Cùng với hệ thống sông ngòi, lại nằm trong hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải với hệ thống thủy lợi đảm bảo tương đối chủ động cung cấp nước trong mùa khô hạn và tiêu úng trong mùa mưa lũ. Tuy nhiên địa hình thấp, mùa mưa tập trung gặp nước sông Hồng dâng cao nên khả năng tiêu nước hạn chế, úng lụt cục bộ kéo dài, cần có biện pháp chủ động trong giai đoạn tới.

Đánh giá tình hình nguồn tài nguyên đất, nước trên địa bàn huyện

Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả thống kê đất đai đến 31/12/2015 tổng diện tích theo địa giới hành chính của huyện Khoái Châu là 13.097,59 ha trong đó đất nông nghiệp là 8.896,09 ha, đất phi nông nghiệp là 4.168,39 ha. Đất đai của huyện Khoái Châu chủ yếu được phát triển trên nền đất phù sa không được bồi hàng năm và đất phù sa ít được bồi đắp của hệ thống sông Hồng.

* Đất phù sa được bồi, màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu là Phb): Có diện tích là 133,27 ha, chiếm 1,96% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở các xã như: Đông Ninh, Đại Tập, Chí Tân, Tứ Dân.

* Đất phù sa ít được bồi, màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu Phib): Với diện tích là 1.129,22 ha, chiếm 16,61% diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở Đông Ninh, Đông Kết, Đại Tập, Bình Kiều, Chí Tân, Dạ Trạch, Hàm Tử, Nhuế Dương, Tân Châu, Thành Công, Tứ Dân.

* Đất phù sa không được bồi, màu nâu tươi, trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu Ph): Với diện tích 4.209,98 ha, chiếm 61,94% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố gần hết các xã trong huyện.

* Đất phù sa không được bồi g lây trung bình hoặc g lây mạnh, màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu Phg): với diện tích là 1.019,08 ha, chiếm 14,99% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở Đồng Tiến, Đại Hưng, Dân Tiến, Hồng Tiến, Liên Khê, Phùng Hưng, Thành Công, Thuần Hưng và Việt Hoà.

* Đất phù sa không được bồi ngập nước mưa mùa hè, cấy 1 vụ chiêm (ký hiệu Phvt): Với diện tích 189,26 ha, chiếm 2,79% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở Đông Ninh, Đại Tập, Bình Minh và Liên Khê.

* Đất phù sa không được bồi  glây mạnh, úng nước mưa mùa hè (ký hiệu J): Với diện tích là 116,24 ha, chiếm 1,71% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở thị trấn Khoái Châu, Đại Hưng, Phùng Hưng và Bình Kiều.

Nhìn chung đất đai của huyện Khoái Châu giàu dinh dưỡng, phù hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.

b. Tài nguyên nước

– Nguồn nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao hồ, kênh mương có trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn có nước lấy từ các sông được điều tiết qua hệ thống kênh mương, các trạm bơm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân địa phương.

– Nguồn nước ngầm: nguồn nước sinh hoạt của nhân dân hàng ngày chủ yếu được sử dụng từ nguồn nước mưa, giếng khơi và giếng khoan. Với nhu cầu hiện nay nguồn nước mặt và nước ngầm phần nào đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, xong nước dùng trong sinh hoạt cần trú trọng hơn vì một số nơi nguồn nước chưa thực sự đảm bảo hợp vệ sinh, nên khi sử dụng nước dành cho sinh hoạt người dân cần xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

c. Tài nguyên nhân văn

Là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với truyền thống văn minh, văn hiến lâu đời hầu hết các làng, xã đều có đình chùa, đền miếu, toàn huyện có rất nhiều di tích được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia, nhân dân trong huyện đều đoàn kết, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, đóng góp nhiều công sức trong cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Với truyền thống văn hiến, truyền thống cách mạng, cần cù sáng tạo ý thức tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, những thành quả đã đạt được. Kể từ khi tái lập huyện đến nay Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đoàn kết lương, giáo phấn đấu đưa huyện trở thành huyện trọng điểm về phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Danh lam thắng cảnh

Khoái Châu khá phong phú cả về tái nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Toàn huyện Khoái Châu có 27 di tích lịch sử được xếp hạng Quốc Gia và rất nhiều di tích lịch sử được xếp hạng cấp Tỉnh. Đây chính là những nơi thu hút lượng lớn khách du lịch trong Tỉnh và khách du lịch thập phương tới tham dự lễ hội, thắp hương, và thăm quan du lịch. 

   Đáng chú ý nhất là quần thể Đền Đa Hòa – Binh Minh, Đền Hóa – Dạ Trạch gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung nằm trong tuyến du lịch chính trên sông Hồng (Hà Nội – Phố Hiến). Đền Dạ Trạch gắn với các địa danh lịch sử oai hùng của Triệu Quang Phục chống giặc nhà Lương.

Video liên quan

Chủ đề