Khoảng cách giữa hai lần sinh là bao nhiêu

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Chuyên khoa II - Nguyễn Thị Minh Tuyết - Trưởng Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Sinh mổ là một cuộc đại phẫu với thao tác rạch một đường nhỏ phía bụng dưới và tử cung của người mẹ để lấy em bé ra được dễ dàng. Sinh mổ gây ra nhiều nguy cơ đối với các mẹ trong những lần mang thai sau, nếu khoảng cách giữa các lần sinh mổ quá gần.

Bác sĩ Bạch Cẩm An - Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết, khoảng cách hợp lý giữa các lần sinh mổ nên là 2 năm để cơ thể người mẹ có thời gian hồi phục, vết mổ ở tử cung ổn định để có thể đảm bảo sức khỏe cho lần mang thai kế tiếp. Nếu không, sản phụ và thai nhi có thể bị đe dọa bởi nhiều nguy cơ khác nhau, ảnh hưởng tới tính mạng.

Tuy nhiên, sự hồi phục ở mỗi thể trạng là khác nhau. Nếu bạn có ý định mang thai lần 2 sớm có thể đi khám sức khỏe, kiểm tra tình trạng vết mổ và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Có bầu sớm sau khi sinh mổ có thể đe dọa tính mạng của sản phụ với các nguy cơ như: bục vết sẹo mổ cũ, thai bám vết sẹo mổ cũ, nhau cài răng lược, trẻ sinh non, trẻ thiếu dinh dưỡng...

2.1. Bục vết sẹo mổ cũ

Nếu có bầu quá sớm, vết sẹo ở tử cung chưa kịp lành, sản phụ có thể bị bục vết sẹo mổ cũ. Đây là một trong những nguy cơ phổ biến nhất ở sản phụ đã từng sinh mổ trước đó. Thai to dần, áp lực mà tử cung phải chịu ngày càng lớn, nhất là khi có cơn co chuyển dạ tự nhiên hoặc khi rặn sinh thường, vết sẹo mổ cũ có thể bị bục ra gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả sản phụ và thai nhi. Nếu đột nhiên thấy đau nhói ở vùng tử cung hoặc vết mổ cũ, cơn đau ngày càng tăng dần nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

2.2. Thai bám vào vết sẹo mổ cũ

Thai bám vào vết sẹo mổ cũ có thể xếp vào dạng thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm. Thai có thể làm tổ ở vết mổ cũ và phát triển ngay tại đó khiến sản phụ bị chảy máu hoặc bị nhau cài răng lược, phải bỏ thai Trường hợp nặng hơn là nhau thai ăn sâu vào phần cơ và lớp mô sợi của tử cung tại vết mổ cũ, gây nhau cài răng lược, thậm chí là thai xuyên thủng tử cung, xâm lấn vào các bộ phận bên trong gây chảy máu ồ ạt, khiến sản phụ tử vong.

2.3. Ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Mang thai quá sớm sau sinh mổ có thể ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi như: Bị rau tiền đạo, nhau bám thấp mặt trước, nhau cài răng lược, thai kém phát triển, thai thiếu dinh dưỡng, nguy cơ sinh non, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao...

Khoảng cách giữa hai lần sinh là bao nhiêu

Mang thai quá sớm sau sinh mổ có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Mặc dù biết mang thai lần 2 sau khi sinh mổ quá sớm có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và con, tuy nhiên không phải ai cũng có thể chủ động hoàn toàn trong việc có thai. Khi phát hiện có thai quá sớm sau khi sinh mổ, sản phụ cần lưu ý:

  • Tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng thai nhi và sức khỏe của bản thân.
  • Trường hợp thai nhỏ, sản phụ có thể cân nhắc việc bỏ hoặc giữ thai dựa trên sự tư vấn của bác sĩ cũng như sức khỏe, điều kiện kinh tế gia đình.
  • Trường hợp thai đã lớn quá 12 tuần, việc phá thai có thể gây nguy hiểm cho người mẹ do vết mổ cũ chưa lành hẳn.
  • Nếu quyết định giữ thai, sản phụ cần liên tục khám sức khỏe, theo dõi sự phát triển của thai nhi, đề phòng nguy cơ bục vết mổ, vỡ tử cung, đặc biệt là ở những tháng cuối của thai kỳ.
  • Chủ động mổ lấy thai khi thai sang tuần 39 hoặc có những vấn đề bất thường.

Khoảng cách giữa hai lần sinh là bao nhiêu

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai lần thứ hai là vô cùng quan trọng

  • Kiểm tra sức khỏe, tình trạng vết mổ cũ trước khi có ý định mang thai.
  • Khi có các dấu hiệu mang thai cần tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
  • Thông báo với bác sĩ về tình trạng sinh mổ của lần mang thai trước, lý do sinh mổ là gì, diễn biến sức khỏe của bản thân sau sinh mổ, tiền sử bệnh án (nếu có)...
  • Khám sức khỏe, siêu âm định kỳ, theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Theo dõi vết mổ cũ thường xuyên, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các cơn đau ở vết mổ cũ hoặc phần xương mu.
  • Giữ gìn sức khỏe, có chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát cân nặng.
  • Chủ động mổ lấy thai hoặc liên tục tới bệnh viện kiểm tra trong thời gian vài ngày trước sinh để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.

Tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã giải quyết nhiều trường hợp khó như: Đa ối, rau cài răng lược, dây rốn thắt nút, thai non... Để quá trình mang thai được thuận lợi hơn, Vinmec đã triển khai các gói THAI SẢN TRỌN GÓI, bao gồm các dịch vụ chăm sóc trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh. Sản phụ được theo dõi và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, siêu âm cần thiết để phát hiện sớm các bất thường thai kỳ. Việc đi đẻ sẽ "nhẹ nhàng" như đi nghỉ dưỡng, tại Bệnh viện đã có đầy đủ đồ dùng cho mẹ và bé.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec quy tụ đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao trong và ngoài nước cũng như chất lượng của hệ thống máy siêu âm, thiết bị y tế được trang bị hiện đại, quy trình thăm khám thai chính xác, khoa học sẽ xử lý những bất thường trong thời kỳ mang thai và khi chuyển dạ một cách nhanh chóng, giúp sản phụ có một thai kỳ an toàn nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Trẻ sơ sinh làm gì trong một giờ đầu tiên sau khi chào đời?

XEM THÊM:

Khoảng cách giữa hai lần sinh là bao nhiêu

Khoảng cách sinh con hợp lý là bao lâu?

Theo các nghiên cứu ở Canada và ở Mỹ, khoảng cách sinh con lý tưởng giữa 2 lần sinh vừa có thể giúp cơ thể người mẹ phục hồi, vừa đảm bảo được sự an toàn cho cả người mẹ và thai nhi đó là từ 12 – 18 tháng.

Tuy nhiên TS, BS Lê Văn Hiền (BV quốc tế Hạnh Phúc) cho biết, trên thực tế để tư vấn chính xác về khoảng cách an toàn giữa 2 lần sinh con thì sẽ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

Tuổi tác của người phụ nữ.Khả năng mang thai.Đã từng sinh thường hay sinh mổ.Điều kiện về sức khỏe cũng như dự đoán những tai biến của cuộc sinh, ví dụ như băng huyết, đờ tử cung, hoặc tiền sản giật, đái tháo đường....Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố trên, để được tư vấn những mốc thời điểm mang thai cũng như sinh con lần 2 an toàn và phù hợp.

Đối với những trường hợp sinh mổ, thời gian lý tưởng để mang thai trở lại sẽ vào khoảng 1 năm sau khi mổ lấy thai. Tuy nhiên, với những phụ nữ lớn tuổi (>38 tuổi) thì khoảng cách có thể gần hơn nhưng tối thiểu vẫn phải qua 6 tháng.

Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai của người phụ nữ gần nhau quá, đặc biệt là với những trường hợp sinh mổ, thì ngoài vấn đề sức khỏe chưa hồi phục lại hoàn toàn các chị em còn có thể đối mặt với các vấn đề từ vết mổ cũ, chẳng hạn như bị bục vết mổ cũ, nứt hoặc vỡ tử cung,...

Làm thế nào để bảo đảm khoảng cách giữa 2 lần sinh con?

Theo TS, BS Lê Văn Hiền, thông thường sau sinh khoảng một tháng thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra tiến trình phục hồi của cơ quan sinh dục. Nếu sản phụ có vết mổ ở tầng sinh môn hoặc sinh mổ sẽ được kiểm tra về tình trạng lành sẹo cũng như xem xét về tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn về việc sử dụng các biện pháp ngừa thai sau sinh để để giúp thai phụ có thể chủ động được trong việc ngừa thai, không bị tình trạng mang thai ngoài ý muốn.

Độ tuổi sinh sản bao nhiêu là hợp lý?

Đã có rất nhiều nghiên cứu ghi nhận, cơ hội mang thai của phụ nữ sau 35 tuổi thường rất thấp do chất lượng buồng trứng không còn cao.

Ngoài ra, sinh con sau tuổi 35 còn làm tăng nguy cơ dị tật cho thai nhi. Đồng thời, sức khỏe tổng thể ở người phụ nữ cũng bắt đầu có những bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, cao huyết áp, chuyển hóa mỡ... việc mang thai sẽ càng dễ xuất hiện các biến chứng tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, sảy thai, thai chết lưu...

Do đó, thời điểm sinh con lần đầu an toàn và lý tưởng nhất của người phụ nữ vẫn là từ 20 – 30 tuổi và thời điểm sinh con thứ 2 nên trước năm 35 tuổi.

Độ tuổi sinh sản tốt nhất là bao nhiêu để con sinh ra khỏe mạnh?

Nếu như khả năng sinh sản của người phụ nữ bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, vậy độ tuổi sinh sản của nữ giới bao nhiêu để sinh con con ra được thông minh, khỏe mạnh?Những kiến thức mẹ bầu cần biết về phương pháp sinh mổ : Có nhiều mẹ bầu gặp khó khăn trong việc sinh thường nên bắt buộc phải lựa chọn sinh mổ. Vậy sinh mổ là gì? Những vấn đề nào cần quan tâm sau sinh mổ?

ANTD.VN - Khoảng cách tuổi giữa các con có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tâm lý của trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn khoảng cách giữa hai lần sinh hợp lý.

Hiện nay nhiều người quan niệm rằng, việc sinh 2 con gần nhau rất có lợi. Họ cho rằng khi 2 đứa trẻ cùng độ tuổi việc chăm sóc sẽ tiện hơn, chúng có thể chơi cùng nhau, cùng giai đoạn đi học và sau đó bạn sẽ nhàn hơn… Nhưng thực tế không hẳn vậy.

Khoảng cách giữa hai lần sinh là bao nhiêu

Khoảng cách giữa 2 lần sinh ít nhất là 18 tháng 

Theo các bác sĩ, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì tốt nhất khoảng cách giữa 2 lần sinh ít nhất 18 tháng. Nếu khoảng cách 2 lần sinh trước 18 tháng làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân; thậm chí là thai chết lưu và sẩy thai. Phụ nữ mang thai và sau khi sinh con có nguy cơ cao bị thiếu máu, vì vậy nếu 2 lần sinh gần nhau thai phụ có nguy cơ bị nhiễm trùng tử cung. 

Các chuyên gia y khoa khuyên bạn nên chờ ít nhất 18 tháng trước khi thụ thai lần tiếp theo, như thế mẹ sẽ khỏe và con thông minh hơn; phòng ngừa những nguy cơ sức khỏe. Một nghiên cứu gần đây nhất cũng chỉ ra rằng, mang thai trong vòng 18 tháng sau sinh hoặc sau 5 năm sinh bé đầu tiên thì khả năng bé sinh non và nhẹ cân sẽ gia tăng. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: khoảng cách giữa các lần sinh nở nên là 24 tháng, để tránh tình trạng trẻ tử vong trong thai kỳ hoặc sinh ra bị thiếu máu và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Khoảng cách hơn 5 năm cũng không tốt

Nếu bạn chờ đợi hơn 5 năm để sinh con tiếp theo, bạn có nguy cơ biến chứng như tiền sản giật, sinh non, sinh thiếu cân hoặc sẽ khó khăn hơn để có thai. Sau khi sinh con, người mẹ cũng sẽ lâu phục hồi sức khỏe hơn và việc mang thai sử dụng nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ hơn. 

Khoảng cách lý tưởng: 3 năm

Chính phủ Ấn Độ khuyến cáo các cặp vợ chồng nên giữ khoảng cách giữa hai con là 3 năm. Đây là khoảng cách lý tưởng, đủ thời gian để cơ thể người phụ nữ hồi phục. Đề xuất này được đưa ra bởi vì nó cũng sẽ giúp làm chậm lại sự gia tăng dân số trong nước.

Ở độ tuổi này bé lớn đã tương đối độc lập. Bé cũng biết thấu hiểu, thông cảm hơn với sự mang thai của mẹ và dường như thích thú với cảm giác sắp được làm anh, làm chị. Không những thế, ở độ tuổi lên 3, bé còn có thể giúp mẹ những việc nhỏ và thậm chí có thể trông em.

Xem xét độ tuổi thụ thai

Nếu bạn dưới 30 tuổi, bạn có thể cân nhắc kỹ về khoảng cách giữa 2 lần sinh nở theo khuyến cáo. Nhưng khi bạn gần 40 tuổi, nguy cơ mắc các bệnh trong thai kỳ gia tăng, khoảng cách giữa 2 lần sinh nên để lâu thì tốt. Một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) chứng minh: Phụ nữ dưới 20, để con khỏe mạnh và thông minh, khoảng cách giữa 2 lần sinh có thể là 11-14 tháng. Phụ nữ 40 hoặc hơn thì khoảng cách giữa 2 lần sinh nên là 39-76 tháng.

Cân nhắc về công việc

Quyết định sinh bé thứ hai cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ vất vả hơn và áp lực kinh tế cũng tăng. Vì vậy, bạn cần xem xét thật kỹ tính chất công việc của mình, thu nhập, hoàn cảnh gia đình để có quyết định hợp lý.

Theo Boldsky