Khoáng tép dùng như thế nào

Để tép cảnh, cá cảnh bơi khỏe, có màu sắc đẹp, ít bị tấn công bởi dịch bệnh thì việc bổ sung khoáng định kỳ là điều cần lưu tâm.

Trong thực tế, loài khác nhau sẽ có mức hấp thu và cần lượng khoáng khác nhau. Không có gì quá khó khăn nếu gia chủ nuôi riêng biệt cá cảnh, tép cảnh bởi nuôi cùng một loài giúp dễ quản lý việc bổ sung khoáng. Câu hỏi đặt ra là nếu cùng nuôi cá, tép cảnh trong cùng một bể thì sao? Làm sao để cả hai loài cùng nhận được lượng khoáng mà chúng cần?

Đã là dân chơi cá cảnh, tép cảnh, hẳn ai cũng biết phải bổ sung khoáng định kỳ cho bể nuôi bởi chất khoáng tham gia quá trình trao đổi chất ở tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch, loại bỏ stress nhất là trong quá trình vận chuyển,… Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò như thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, hormone tham gia quá trình chuyển hóa, chất xúc tác, hoạt hóa enzyme. Đặc biệt, đây còn là nhân tố quyết định sức khỏe và độ lên màu của vật nuôi. 

Tép cảnh thuộc loài giáp xác, chúng cần phải lột vỏ để trưởng thành, từng giai đoạn phát triển khác nhau sẽ có tần suất  lột xác không giống nhau, trung bình từ vài ngày/lần cho đến mỗi tháng/lần. Đồng thời, theo nghiên cứu cho thấy, trong vỏ tép có khoảng 30-50% được cấu tạo từ Canxi Cacbonat. Điều này chứng tỏ chúng cần một lượng khoáng nhất định cho “chiếc áo mới”. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi tép cảnh phải sống trong môi trường có hàm lượng khoáng cao, đặc biệt là Canxi. 

Ngoài Canxi thì Magie cũng quan trọng không kém bởi Magie giúp giữ canxi ở trạng thái hòa tan, từ đó làm tôm dễ hấp thụ Canxi hơn. Tỷ lệ Canxi:Magie lý tưởng là 3:1.

Đối với cá cảnh, chất khoáng giúp duy trì áp suất thẩm thấu, ổn định pH trong và ngoài tế bào, kháng bệnh do vi-rút KHV gây bệnh trên cá Koi,… Khoáng chất là một trong những nguyên nhân quan trọng để cá khỏe mạnh trong suốt quá trình nuôi, khắc phục hiện tượng cá chậm lớn.

Tép và cá cảnh khi thiếu khoáng làm phản ứng sinh hoá diễn ra chậm, ảnh hưởng các hoạt động khác như tiêu thụ, hấp thu, chuyển hoá thức ăn; giảm tốc độ tăng trưởng và khả năng miễn dịch, tạo cơ hội cho dịch bệnh tấn công. Đặc biệt, thiếu khoáng sẽ làm tép dễ mắc bệnh hở cổ, khó lột vỏ; cá bị dị hình dị dạng (cong vẹo cột sống,...).

Thú chơi cá cảnh đã có từ lâu đời, nếu là người chơi mới, bạn sẽ được hướng dẫn cách lựa chọn, bố trí,... bể cá cảnh, tép cảnh, hay mẹo để nuôi cả hai loài mà vẫn đảm bảo chúng đều phát triển một cách tốt nhất,… nhưng mấy ai mách bạn, dù nuôi riêng hay nuôi chung, chỉ cần duy nhất một loại Khoáng chất và Vitamin MCP DIGES là đủ. 

Khoáng tép dùng như thế nào

Khoáng chất và Vitamin MCP DIGES cung cấp khoáng đa vi lượng, cần thiết cho nuôi cá cảnh, tép cảnh.

Trong thực tế, cả tép và cá cảnh đều có thể hấp thu khoáng và vitamin từ nước thông qua mang. Tuy nhiên, trong nước thường không đảm bảo khoáng mà cơ thể chúng cần. Chính vì thế, cần phải có giải pháp ưu việt hơn, chính là bổ sung khoáng và vitamin từ chế độ ăn. 

Trong MCP DIGES có chứa các loại nguyên tố đa vi lượng gồm: Magnesium, Calcium, Phosphorus, Copper, Iron, Zinc, Manganese, Cobalt, Selenium kết hợp bổ sung chất dẫn dụ tép, cá cảnh. Vừa kích thích thèm ăn, vừa đảm bảo lượng khoáng cung cấp cho vật nuôi, nhất là Ca, Mg và P.

Khoáng chất và Vitamin MCP DIGES giúp cải thiện miễn dịch và thể trạng tép, cá cảnh. Hơn nữa, đây còn là giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh. 

Không chỉ dành riêng cho tép, cá cảnh, MCP DIGES còn có hiệu quả cao đối với tôm cá giống. Trộn đều vài giọt dung dịch này vào thức ăn giúp tép lớn nhanh, dễ lột vỏ, vỏ cứng, màu sắc đẹp, tránh tình trạng đục cơ, cong thân; cá cảnh có sức đề kháng cao, bơi lội nhanh nhẹn… 

Có thể nói, bể cá cảnh không chỉ là vật trang trí mà chúng còn thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ. Giờ đây, việc nuôi tép, cá cảnh hay nuôi chung cả hai loài theo sở thích cá nhân - mà không phải lăn tăn việc đảm bảo khoáng và vitamin cho vật nuôi - chưa bao giờ đơn giản đến thế!

Công dụng Khoáng tép MINERAL LIQUID -Nuphar:

  •  Mineral Liquid bổ sung khoáng chất cần thiết cho tép. Đồng thời làm tăng độ độ cứng tổng (dGH). Vì nếu nước trong hồ nuôi tép có độ cứng thấp. Khoáng chất trong nước sẽ bị phân hủy rất nhanh dẫn đến sắc tố của tép giảm đi kể cả tép không lọt vỏ được. Đồng thời còn ảnh hưởng đến vi sinh trong đất nền và trong hệ thống lọc sẽ không phát huy được khả năng của chúng và chất lượng nước sẽ xấu đi.
  •  Độ kH thích hợp cho tép ong sinh sản ở khoảng 0-2 và độ pH nên thấp hơn 7 để ngăn ngừa sự phát sinh của Ammonia trong nước. Nhưng nếu duy trì độ kH và pH ở mức như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ cứng tổng (dGH) thấp. Trong trường hợp này nên dùng Mineral Liquid để tăng đổ cứng tổng (dGH) và không làm tăng độ KH. Ngăn ngừa tép không bị chết, sức khỏe tốt và có vỏ dày.
  •  Độ cứng tổng (dGH) của nước trong hồ nuôi tép ong nên bằng hoặc cao hơn 5.


– Liều lượng Khoáng tép MINERAL LIQUID -Nuphar:

  •  Hồ mới set up nên dùng Mineral Liquid với liều lượng 1ml cho 15 lít nước.
  •  Còn hồ đã nuôi tép cũng cho liều lượng như vậy mỗi ngày cho đến khi đo được độ cứng tổng theo yêu cầu. Thì dùng 1ml cho 20-25l nước.

* 1ml khoáng nhỏ vào 15 lít nước sẽ làm tăng GH lên 1-1,5 độ dG