Không ai giàu ba họ nghĩa là gì

Không ai giàu ba họ nghĩa là gì
Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời

Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời là một câu nói quen thuộc mà cổ nhân đã truyền dạy cho bao thế hệ người Việt Nam. Gần như câu nói trên đã ăn sâu vào suy nghĩ, tư duy của con người Việt Nam về việc niềm tin kế nghiệp cơ đồ thế hệ trước để lại.

Ở đời, ai cũng mong muốn mình được sống sung sướng, giàu sang phú quý, có địa vị, quyền thế, trí tuệ, sức khoẻ. Thế nhưng hiện thực cuộc sống vẫn có người nọ người kia, kẻ giàu người nghèo. Tuy nhiên, người xưa lại có câu: Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời tức là vận mệnh của đời người không phải là bất biến, nó có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Liệu câu nói Một gia tài không thể thọ nổi 3 thế hệ có chính xác? Wikichiase sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.

Có câu chuyện kể rằng: 

“Vào thời nhà Hán có một vị quan lớn. Quan lớn vào thời ấy đều thuộc giai tầng quý tộc hoặc là hoàng thân quốc thích chứ người bình dân thì không đủ tư cách. Họ từ nhỏ đã được cấp đất đai, tài sản, học tri thức. Vào thời Hán, đại đa số người thuộc hàng quý tộc, quan lại, dù ít hay nhiều cũng hiểu biết về học thuyết âm dương, hiểu biết vận mệnh. Vị quan này có gia sản lớn, con cháu đầy đàn nhưng lại thường mang vẻ u sầu trong lòng. Ông thường xuyên thở dài, lộ rõ vẻ lo lắng ra mặt. Một lần, ông ngẫu nhiên gặp một lão nông dân.

Ông lão nông dân này biết rõ vị quan lớn kia nên hỏi:

“Ngài đã giàu có như thế, tiền của mấy đời con cháu cũng tiêu không hết, sao ngài còn phải thở dài?”

Vị quan lớn này nói:

“Ông nhìn hai đời sau trong nhà ta mà xem, đời sau lại không bằng đời trước, thực sự là giàu không thể quá ba đời.Khi cháu trai bằng tuổi của ta, e rằng sẽ tiêu hết gia sản, nói không chừng còn có họa sát sinh.”

Ông lão nông dân không hiểu, vị quan lớn lại giải thích: “Ta quan sát và đoán biết được, thế hệ sau trong gia tộc nhà ta, từ nhỏ chúng đã được hậu đãi nên từ nhỏ chúng cũng đã tùy tiện làm xằng bậy,dưỡng thành thói quen hưởng thụ. Hai đời sau này việc gì cũng không làm, chúng cảm thấy hết thảy những gì chúng đang hưởng đều là những thứ nên được. Loại nhận thức ấy, sớm hay muộn cũng dẫn đến vong bại thôi.” Nói xong, vị quan lớn lại chỉ vào ông lão nông dân còn đang trơ mắt nhìn, nói: “Ông đã sống đến tuổi này rồi, trên mặt nhiều nếp nhăn vàng, nên chắc chắn cả đời đã làm không ít việc thiện. Vô luận là ông hiện tại khổ bao nhiêu thì sau này con cháu đều được hưởng âm đức của ông mà giàu sang bấy nhiêu.”

Câu chuyện xưa nói cho chúng ta một đạo lý rằng, giàu và nghèo là có sự biến hóa. Nếu một người tích lũy nhiều hơn, cần kiệm hơn thì tự nhiên sẽ có phú quý và được hưởng thụ. Còn một người chỉ lo hưởng thụ nhiều hơn, thì tự nhiên cũng sẽ khốn cùng, rách rưới.

Theo như ông bà xưa thì vận mệnh con người luôn thay đổi, bất biến theo thời gian, không ai mãi nghèo mà cũng chẳng có ai là mãi giàu. Trong xã hội, có người làm ăn phát đạt, tiền chất như núi, địa vị cao sang nhưng chẳng được bao lâu thì bị truy tố pháp luật vì tham ô, lừa đảo… hay ăn chơi, cờ bạc mà tiêu tán hết. Còn có người nghèo thì lại biết phấn đấu để đổi đời, cần cù đến mấy cũng có ngày thành công.

Không ai có thể lường trước được tương lai ra sao, chỉ có vận mệnh là thay đổi theo tính cách, hành vi, lối sống ác hay thiện của mỗi người mà nhận phúc báo hay quả báo mà thôi. Chính vì vậy mới có câu nói: Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời.

Không ai giàu ba họ nghĩa là gì
Kiên trì, chăm chỉ, không bỏ cuộc, ắt thành công sẽ đến với bạn

Câu nói trên thể hiện quy luật biến chuyển của cuộc sống, không có gì trên đời là vĩnh viễn, mọi thứ đều sẽ thay đổi, biến chuyển theo thời gian.

Ba họ là họ bố, họ mẹ, và họ vợ. “Ba đời” là đời cha, đời con và đời cháu.

Không ai giàu có cả ba họ không ai nghèo khó luôn ba đời ý rằng: giàu nghèo không riêng gì một ai, có lúc đang giàu mà hóa nghèo, hoặc có lúc đang nghèo mà nhờ làm ăn tiết kiệm trở nên giàu có. Cũng từ đó mà khuyên con người đừng vì nghèo mà thất vọng, chán nản, phải có chí, biết cố gắng và đừng vì mình giàu mà khinh người nghèo.

Đối với người giàu có, nếu như không biết nỗ lực bỏ ác làm lành, sống trung thực, thẳng thắn thì dù có giàu sang cỡ nào cũng không duy trì được lâu. Bởi đời người có nhiều biến động, có thể bạn tay trắng làm nên sự nghiệp hay hưởng lộc từ cha mẹ để lại nhưng nếu tới đời sau, con cái bạn bắt đầu ăn tiêu, dùng tiền để mua vui, hưởng lạc thì gia nghiệp sớm muộn cũng lụi tàn.

Nguyên nhân ở đây là bản chất con người thường không coi trọng đạo lý tu thân, tích đức, xem nhẹ tiền bạc, không chú trọng vào giáo dục. Vì thế, với những gia đình giàu có thì việc giữ cho cái tâm trong sáng, dạy bảo con cháu về luật nhân quả là thứ vô cùng quan trọng. Người trẻ cần được giáo dục nghiêm khắc, biết coi trọng đạo đức hành vi của bản thân để biết cách gìn giữ cơ nghiệp của tổ tiên mãi bền lâu.

Vì khi nghèo nên biết trân quý đồng tiền mồ hôi nước mắt làm ra, nên dù khó khăn khổ cực ban đầu nhưng tằn tiện và chăm chỉ nên cuối cùng cũng có chút của ăn, của để. Nhưng khi có vốn, làm ăn phất lên, nhưng con cái đời tiếp theo còn cố biết làm ăn mà giữ gìn, nhưng đến đời cháu vì ỷ thế ông bà, bố mẹ có tiền thì lao vào ăn chơi phung phí, ham hưởng thụ thành ra “miệng ăn núi lở”, nguy hiểm nhất là cờ bạc, trai gái, nghiện ngập, đến lúc đó bao nhiêu bỗng chốc cũng hết. 

Bài học các bạn đã thấy, bao nhiêu gia đình phá gia, bại sản, con cái hư hỏng, bố mẹ sống cuối đời như một cực hình, có nhiều người chết không có tấm ván để chôn. Nhưng theo đạo Phật nhân quả thì ngoài cái nhân tạo nghiệp, nhiều người khi có chút tiền không nghĩ đến cái ngày xưa gian khó, chẳng biết đem tiền làm công đức, cứu giúp người nghèo, in kinh, dựng tượng Phật tạo phước cho mình và cho con cái. Như cây kia, muốn có quả nhiều thì phải chăm vun gốc, bón phân v.v… Cũng như thế muốn đời sau giàu có phải biết vun gốc lành làm phước điền lợi ích cho người. 

Nhiều người thường nói: “Tôi không ăn của người, nhưng đừng hòng ai ăn được của tôi”. Cái nhân keo kiệt vô cảm với những người nghèo khó quanh chúng ta, miếng ăn ngon ăn không hết đem đổ đi, quần áo mặc còn tốt nhưng không còn đúng mốt đem xé bỏ trong khi bao người đói rét chẳng nỡ đem cúng dường nên đời sau nghèo cùng khốn khổ, ngồi chìa tay bên cổng chợ mà chẳng ai cho là quả mình đã gây ra. Vì chẳng học kinh điển, chẳng hiểu giáo lý nhân quả, nên ham ngũ dục, chẳng có làm công đức nên nhiều khi cái nghèo khổ đến rất nhanh, con cái thì bất hiếu, vợ chồng cãi cọ bỏ nhau nên Phật nói: “Nhân quả như hình với bóng không có xa rời”. Bạn gieo nhân gì thì gặp quả đó, gieo nhân lành thì thu quả ngọt, trái thơm, gieo nhân ớt phải hái ớt cay chẳng thể gieo ớt mà hái được hồng ngọt. 

Phật dạy chúng ta phải biết thực hành Tứ trọng ân, đó là: 

  1. Phải biết ơn Phật và chư Bồ Tát, những đấng phúc huệ đem giáo lý chỉ dạy cho mình để biết tu hành thoát ly sinh tử luân hồi, thoát khỏi khổ đau để có cuộc sống hạnh phúc và thành tựu đạo quả.
  2. Phải biết ơn các thiện tri thức là các quý thầy, các vị Pháp sư đã đem giáo lý nhà Phật chỉ bày lợi ích cho mình.
  3. Phải biết ơn Phật trong nhà, tức là cha mẹ ông bà của mình, những đấng đã sinh ra chúng ta, vất vả làm ăn nuôi nấng cho ta nên người. 
  4. Phải biết ơn đất nước, nhân dân, những vị anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh cho đất nước hôm nay ta sống, làm ra hạt gạo, miếng cơm ta ăn. Nếu không biết làm tròn tứ trọng ân này thì chẳng làm tròn bổn phận của một con người, khó có cơ hội mà trở lại làm người chứ đừng nói mà thành Tiên, Thánh, Bồ Tát, hay Phật. 

Những bậc cha mẹ cần hiểu một đạo lý, đừng biến tiền thành vật phẩm duy nhất để lại cho con cháu, mà nên giáo dục cho chúng biết làm thế nào để gìn giữ cơ nghiệp của tổ tiên không bị suy vong, phúc đức mãi bền lâu. Đây cũng chính là quá trình giúp trẻ tu thân, tu tâm, hành thiện, giữ được tinh thần vượt khó vươn lên. Chỉ cần có phúc đức, có lòng hướng thiện vượt khó, trẻ sẽ có năng lực tự mình gây dựng cơ nghiệp. Cho trẻ một sự giáo dục tốt sẽ tốt hơn rất nhiều khi cho chúng tiền bạc.

Đây là một lời tiên tri bí ẩn dành cho những người “kém may mắn”, sinh ra trong một gia đình nghèo. Người xưa muốn dùng câu này để nhắc nhở ý chí của những người nghèo, mong muốn họ nghị lực để có thể vượt qua khó khăn. 

Nếu như người vì cha mẹ giàu mà sinh lường biếng, ỷ thế ông bà, bố mẹ có tiền thì lao vào ăn chơi phung phí, ham hưởng thụ thành ra “miệng ăn núi lở”, nguy hiểm nhất là cờ bạc, trai gái, nghiện ngập, đến lúc đó bao nhiêu bỗng chốc cũng hết. Cuối cùng giàu lại hóa nghèo.

 Còn thường khi con người ta ở vào cảnh nghèo thường biết trân quý đồng tiền mồ hôi nước mắt làm ra, nên dù khó khăn khổ cực ban đầu nhưng tằn tiện và chăm chỉ nên cuối cùng cũng có chút của ăn, của để. 

Trong xã hội có rất nhiều người đã nghèo còn lười, hay bất mãn, cái gì cũng đổ tội số phận, nhụt chí và lười biếng thì sẽ chẳng bao giờ có cơ hội làm nên chuyện lớn, thay đổi vận mệnh cả. Người này muôn đời sống dưới đáy xã hội, nghèo từ vật chất tới tinh thần khiến con cháu đời sau cũng khổ sở theo. 

Cho nên con người dù có nghèo đến mấy thì chỉ cần có tri thức, sự chăm chỉ, phấn đấu, sống thiện thì chắc chắn sẽ được trời ban phúc lộc, đền đáp xứng đáng. có như vậy mới thoát cảnh “Khó ba đời”

Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời luôn mãi là lời răn dạy các thế hệ trong một gia định. Tin rằng những ai hiểu được đạo lý trên lại có phúc đức và tố chất tốt đẹp sẽ nhanh chóng phát triển theo hướng thiện, cuộc đời sẽ nhanh chóng bước sang trang mới, có cuộc sống đầy đủ, gặp nhiều may mắn hơn. 

Xin cảm ơn quý vị đã đọc bài viết tại Blog Wikichiase.

Xem thêm:

Khi người khác đối xử không tốt với mình, sẽ phải làm gì?