Khu công nghiệp biên hòa 1 ở đâu

Khu công nghiệp 1 Biên Hòa là một trong những KCN lâu đời nhất tại Việt Nam. Mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định "khai tử" KCN Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng quỹ đất cho dự án mới.

KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai được thành lập từ những năm 1963, đây là dự án đầu tiên đánh dấu quá trình công nghiệp hóa của tỉnh Đồng Nai. Với quy mô 335 ha, trong đó diện tích dùng cho thuê 231,08 ha. Dự án do Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (SONADEZI) làm chủ đầu tư và thu hút được hơn 80 dự án của nhiều doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đến từ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp,...

Khu công nghiệp Biên Hòa 1 là dự án khu công nghiệp trọng điểm, tác động lớn đến cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai trong suốt nhiều thập kỷ cuối thế kỷ 20. Sau thành công của Biên Hòa 1, số lượng doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất khu công nghiệp tăng cao, tiếp theo đó là sự xuất hiện của nhiều KCN mới như: khu công nghiệp Biên Hòa 2, khu công nghiệp Amata Biên Hòa,...

Sau gần 50 năm hoạt động, KCN Biên Hòa 1 kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình, “khai tử” khỏi bản đồ công nghiệp và trở thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ, KCN Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng và sẽ thực hiện di dời các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp về các KCN lân cận.

Chủ trương chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa 1

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chính thức đồng ý cho UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đề án chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ.

Tháng 8-2019, UBND tỉnh đã có tờ trình gửi Bộ KH&ĐT thẩm định, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch KCN Việt Nam đến năm 2020.

Mặc dù đã được phê duyệt đề án, Chính phủ đã đồng ý với kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng. Tuy nhiên việc di dời các doanh nghiệp để đóng cửa một KCN là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nên chưa có các cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ cụ thể. Việc này đã khiến cho chủ trương gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

Tiến độ chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 đến năm 2020

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, việc chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 đang có 3 phương án để lựa chọn:

  • Phương án 1 là sẽ đấu giá quyền sử dụng đất và tỉnh có nguồn vốn lớn để tiến hành giải phóng mặt bằng, thu hồi đất nhằm có đất sạch đấu giá
  • Phương án 2 là thực hiện đấu thầu dự án để chọn nhà đầu tư
  • Phương án 3 là xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ giao thẳng dự án cho Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi)

Theo đề án mới được bổ sung của Sonadezi, tổng mức đầu tư dự án di dời và chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 là hơn 15.000 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng, thiết bị hơn 2.400 tỷ đồng; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 7.500 tỷ đồng;chi phí hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gần 1.300 tỷ đồng.

Năm 2014, Chính phủ cũng đồng ý giao cho UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện phê duyệt Đề án di dời và chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 do Tổng công ty Sonadezi thực hiện. Dự án sẽ có lộ trình được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: (2015 - 2017) thực hiện chuyển đổi 56ha
  • Giai đoạn 2: (2018 - 2021) chuyển đổi 155ha
  • Giai đoạn 3: (2022 - 2025) chuyển đổi 113ha còn lại

Tuy nhiên, tính đến năm 2020 - sau hơn 5 năm được giao nhiệm vụ, đến nay đề án vẫn chưa được UBND tỉnh phê duyệt do Sonadezi chưa thể hoàn thiện theo đúng tiến độ đã đề ra.

Mới đây Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường cho biết: Đồng Nai sẽ chốt thời điểm đóng cửa hoạt động của KCN Biên Hòa 1 để các doanh nghiệp chuẩn bị di dời. Bởi, chỉ có thực hiện đóng cửa hoạt động thì việc chuyển đổi công năng KCN này mới tiến nhanh được. “Đến ngày 31-12-2022 phải đóng cửa hoạt động KCN Biên Hòa 1. Đây là thông điệp để các doanh nghiệp trong diện di dời chuẩn bị thực hiện”.

Di dời doanh nghiệp thuộc KCN Biên Hòa 1 về đâu?

Rào cản lớn nhất khiến cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất KCN Biên Hòa 1 chậm tiến độ chính là khó khăn trong việc di dời toàn bộ doanh nghiệp và dân cư khu vực. Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra:

  • 152 doanh nghiệp đang hoạt động bị tạm ngưng để di dời sẽ được đền bù như thế nào?
  • Khu công nghiệp nào sẽ tiếp nhận các doanh nghiệp thuộc KCN Biên Hòa 1?
  • Hơn 21.000 lao động đang làm việc tại KCN Biên Hòa 1 sẽ được xử lý như thế nào? Họ được hưởng chế độ gì trong thời gian đợi doanh nghiệp ổn định chỗ mới hoặc thời gian thất nghiệp nếu địa điểm làm việc không còn phù hợp?
  • Dân cư nằm trong quy hoạch sẽ được hỗ trợ tái định cư ở đâu hoặc bồi thường như thế nào?
  • ...

Đến thời điểm hiện tại, địa điểm di dời và hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho người lao động đã được chủ đầu tư Sonadezi lên phương án cụ thể. Nhưng, 2 vấn đề vướng mắc lớn nhất là chính sách hỗ trợ di dời và phương án sử dụng đất sau di dời.

Để thực hiện nhanh việc di dời, đối với các doanh nghiệp hết thời hạn di dời thì phải chấm dứt cho thuê và thu hồi đất khu công nghiệp. Đối với các doanh nghiệp còn thời hạn thuê đất khu công nghiệp thì phải đưa vào danh sách thực hiện bồi thường để họ sớm di dời.

Tính đến cuối tháng 5, địa phương này có 83 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Biên Hòa 1, trong đó 78 doanh nghiệp vẫn còn thời hạn thuê đất. Trong đó, có đến 40 doanh nghiệp còn hợp đồng thuê đất có thời hạn đến năm 2051, việc tính toán chi phí bồi thường sẽ khá căng thẳng.

Theo chủ trương di dời, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao nguồn vốn 15.700 tỷ đồng cho Sonadezi thực hiện di dời các nhà máy, doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Biên Hòa 1 về khu công nghiệp Giang Điền khẩn trương nhất có thể. Dự kiến, công tác di dời sẽ được hoàn tất trong năm 2022.

>>>> Xem thêm:

.

Cập nhật lúc: 23:51, 01/12/2021 (GMT+7)

Dự án Chuyển đổi công năng Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ đã hơn 10 năm vẫn chưa hoàn thành. Đây là dự án trọng điểm của Đồng Nai và đang được gấp rút hoàn tất hồ sơ để thực hiện, dự tính sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025.

Một góc Khu công nghiệp Biên Hòa 1. Ảnh: H.Giang

Theo Sở KH-ĐT, KCN Biên Hòa 1 được hình thành từ năm 1963 với diện tích 324ha. Đến ngày 7-10-2009, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 307/TB-VCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai, trong đó đồng ý về chủ trương chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ.

* Kéo dài do vướng chính sách

Dự án Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 kéo dài hơn 10 năm chưa thực hiện xong do vướng về các chính sách và thiếu kinh phí để triển khai. Dù được Thủ tướng chấp thuận từ năm 2009, nhưng đến đầu năm 2014, Chính phủ mới phê duyệt Đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 và yêu cầu thực hiện theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có tiền lệ chuyển đổi KCN thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ nên nhiều nội dung buộc phải trình Chính phủ và chờ đợi ban hành khung chính sách mới triển khai tiếp được.

Giám đốc Sở KH-ĐT Hồ Văn Hà cho biết: “Trong KCN Biên Hòa 1 có 154 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động và 263 hộ dân sinh sống nên việc kiểm kê, bồi thường giải phóng mặt bằng mất khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện các thủ tục về quy hoạch chung, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, đề nghị Chính phủ đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch KCN Việt Nam mới triển khai tiếp được”.

Do vướng thủ tục nên sau 12 năm, dự án vẫn trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời các DN trong KCN.

Liên quan đến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Nguyễn Hữu Nguyên cho hay: “Đến nay, TP.Biên Hòa mới bồi thường giải phóng mặt bằng được hơn 50 hộ dân trong khu vực dự án, còn lại hơn 200 hộ phải lập lại phương án bồi thường và số tiền cần để chi trả cho các hộ dân là gần 300 tỷ đồng. Các hộ dân bị giải tỏa trắng sẽ được TP.Biên Hòa bố trí tái định cư ở P.Long Bình, P.Phước Tân và khu vực xung quanh dự án. Đối với những DN thuê đất trong KCN Biên Hòa 1, thành phố đang đợi chính sách hỗ trợ ban hành để có cơ sở pháp lý thực hiện việc di dời các DN”.

* Đến năm 2025 có hoàn thành dự án?

Dự tính của tỉnh là sẽ ưu tiên thực hiện dự án Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ để hoàn thành vào cuối năm 2025. Như vậy, thời gian chỉ còn hơn 4 năm cho khối lượng công việc phải thực hiện khá nhiều. Đến cuối tháng 11-2021, dự án chưa chọn được phương án thực hiện, chưa có chủ đầu tư, số hộ dân phải giải tỏa lớn, DN di dời nhiều là những vấn đề cần giải quyết nhanh.

Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn cho rằng, dự án Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 đến tháng 12-2021 mới hoàn thành quy hoạch 1/5.000 để triển khai là rất chậm. UBND tỉnh phải chủ động xây dựng cơ chế, đăng ký làm việc với Chính phủ để đề nghị thông qua, từ đó có cơ sở triển khai nhanh dự án, nếu không đến năm 2025 rất khó hoàn thành dự án.

Một góc Khu công nghiệp Biên Hòa 1. Ảnh: H.Giang

Hiện nay, UBND tỉnh đã xây dựng 2 phương án để triển khai dự án trên là đấu thầu những khu đất công để lấy tiền giải phóng mặt bằng các khu vực còn lại hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho toàn dự án. Trong đó, phương án đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho toàn dự án có thể triển khai nhanh, vì nhà đầu tư sẽ bỏ vốn bồi thường giải phóng mặt bằng và cùng tỉnh thực hiện nhanh các thủ tục đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết: “Một số vướng mắc về chính sách đã được Chính phủ khơi thông nên thời gian tới tỉnh có thể đẩy nhanh tiến độ dự án Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ. Trong đó, phương án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có nhiều ưu thế để hoàn thành dự án vào cuối năm 2025”.

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh, trước đây Chính phủ không hỗ trợ nên tỉnh thiếu nguồn vốn để bồi thường cho các hộ dân và DN, khiến dự án bị kéo dài. Gần đây, chính sách để thực hiện đã thông thoáng hơn nên tỉnh có thể chủ động nguồn vốn bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ DN.

KCN Biên Hòa 1 là khu “đất vàng”, rất thuận lợi để phát triển khu đô thị - thương mại - dịch vụ nên được rất nhiều nhà đầu tư trong nước, nước ngoài chú ý. Hồ sơ, thủ tục cho dự án sắp hoàn chỉnh, phần còn lại nằm ở khâu lựa chọn phương án và nhà đầu tư hội đủ năng lực, vốn để thực hiện.

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy NGUYỄN HỒNG LĨNH, tới đây tỉnh sẽ đề ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ để có thể hoàn thành vào năm 2025. Tỉnh sẽ thành lập Ban Chỉ đạo dự án để thực hiện nhanh bồi thường giải phóng mặt bằng, di dời các DN và hộ dân trong dự án. Đồng thời, tỉnh chú trọng trong lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, tài chính để thực hiện dự án.

Hương Giang

Video liên quan

Chủ đề