Kiêng xuất tinh bao lâu khi làm IVF

Năm 2020

Khách sạn Eastin Grand, số 253 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, ...

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp thụ tinh mà trứng được thụ tinh với tinh trùng tạo thành phôi bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm.

Tại Việt Nam, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bắt đầu xuất hiện vào năm 1997. Hơn 20 năm qua đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phân nghành hẹp này tại Việt Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây thì tỉ lệ thực hiện IVF tại Việt Nam ngày càng tăng và mang lại nhiều cơ hội có con cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Tìm hiểu về Thụ tinh trong ống nghiệm IVF

Tuy nhiên, không phải tất cả cặp vợ chồng thực hiện IVF đều thực sự hiểu rõ về phương pháp này cũng như các quy trình thực hiện. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với các cặp vợ chồng một số lưu ý để đảm bảo bạn sẽ có chu kì IVF thành công.

Kiêng xuất tinh bao lâu khi làm IVF

Việc khám định kỳ sức khỏe sinh sản là thực sự cần thiết

Khi đi khám IVF, thăm khám cả 2 vợ chồng là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để bác sĩ có thể xác định nguyên nhân từ đâu. Theo thống kê, nguyên nhân vô sinh do nam và do nữ tương đương nhau vào khoảng 40%, còn lại 20% không rõ nguyên nhân.

Để đảm bảo được hiệu quả thăm khám, đối với nam giới nên kiêng xuất tinh từ 2-7 ngày, tốt nhất là trong khoảng 3-5 ngày để đảm bảo tính xác thực của kết quả của tinh dịch đồ.

Nữ giới có thể thăm khám rất nhiều lần nhưng mốc quan trọng là mốc từ ngày 1 đến ngày 5 chu kì kinh (thông thường ngày 2-3 chu kì) để đánh giá tình trạng nội tiết và số lượng nang chiêu mộ đầu chu kì.

Tìm hiểu về Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Có thể thấy tư vấn là khâu vô cùng quan trọng trong IVF cả trước, trong và sau khi thực hiện phương pháp này.  Vì vậy các khách hàng khi được tư vấn hãy đảm bảo bản thân đã hiểu hết, nếu chưa hiểu hãy mạnh dạn hỏi lại về mọi điều: quy trình, chi phí, thuốc men…

Kiêng xuất tinh bao lâu khi làm IVF

Người bệnh có thể tiêm thuốc kích trứng tại nhà hoặc tới các Trung tâm IVF

Kích trứng (kích thích buồng trứng) là một khái niệm không xa lạ khi bắt đầu làm IVF. Đây là một bước quan trọng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để giúp người phụ nữ có đủ trứng/ nang noãn để tạo phôi trong IVF.

Một quá trình kích trứng thông thường bắt đầu từ ngày thứ 2-3 của chu kì kinh. Sau khi thăm khám siêu âm và xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định phác đồ kích trứng phù hợp.

Trong quá trình kích trứng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách tiêm thuốc. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả tiêm thuốc, người bệnh nên trực tiếp tiêm tại Trung tâm IVF nhằm đảm bảo thời điểm và lượng thuốc tiêm được chính xác. Ngoài ra, một số bệnh nhân sẽ có những phản ứng ngoài da với thuốc tiêm hay triệu chứng liên quan với hoocmon như nhức đầu, buồn nôn…

Quá kích buồng trứng có thể xảy ra thường trên bệnh nhân trẻ tuổi, nhẹ cân, có buồng trứng đa nang…Vì thế khi thấy các triệu chứng đau bụng (không đỡ dù đã dùng giảm đau), buồn nôn và nôn nhiều, tăng cân chướng bụng…phải báo ngay bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

Ngoài ra việc đáp ứng thuốc kích trứng là khác nhau trên từng cá thể. Có trường hợp đáp ứng tốt nhưng có trường hợp đáp ứng kém trứng hầu như không phát triển cũng có trường hợp đáp ứng quá mức.

Sau quá trình kích trứng kéo dài 10-12 ngày, khi các nang noãn đạt đến kích thước tiêu chuẩn, bác sĩ quyết định thời điểm tiêm rụng. Hãy đảm bảo bạn tiêm đúng giờ đã quy định vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thời điểm chọc hút trứng.

Những lưu ý và kinh nghiệm từ chuyên gia nên ghi nhớ khi làm IVF

Thông thường việc chọc hút diễn ra sau khi tiêm rụng trứng 34-36 giờ và được thực hiện qua đường âm đạo dưới hướng dẫn siêu âm. Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân cũng như để thủ thuật được tiến hành thuận lợi, bệnh nhân sẽ được gây mê tĩnh mạch.

Sau quá trình chọc hút trứng, người bệnh sẽ được theo dõi tại viện trong khoảng 2 giờ và có thể ra về sau đó. Sau thủ thuật, người nữ có thể còn bị đau vùng hạ vị nhưng đau tăng lên nhiều (dù cho đã dùng thuốc giảm đau) hay ra máu âm đạo thì nên quay lại trung tâm để được kiểm tra.

Lưu ý: bạn cần nhớ nhịn ăn trước chọc khoảng 6 giờ để đảm bảo an toàn cho thủ thuật này.

Kiêng xuất tinh bao lâu khi làm IVF

Các bác sĩ sẽ lập phương án chuyển phôi phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

Theo Nghiên cứu của Shi và cộng sự năm 2018 cho thấy việc chuyển phôi tươi hay chuyển phôi trữ thì tỉ lệ sinh sống là không có sự khác biệt. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương án chuyển phôi phù hợp với tình trạng bệnh nhân cũng như tình trạng phôi đang có.

Sau khi chọc trứng mà tình trạng sức khỏe của người nữ bình thường, niêm mạc tử cung tốt, có phôi chuyển thì có thể tiến hành chuyển phôi tươi. Ngược lại, nếu tình trạng sức khỏe của người nữ không được tốt, có biểu hiện quá kích buồng trứng, bất thường niêm mạc tử cung hay phôi cần phải sinh thiết thì nên chuyển phôi trữ.

Cần hiểu rằng, không phải cứ chuyển nhiều phôi là tốt vì chuyển nhiều phôi sẽ kéo theo nhiều nguy cơ khác, đặc biệt là nguy cơ đa thai. Nếu rơi vào trường hợp này thì bác sĩ sẽ yêu cầu giảm thiểu số phôi hiện có trong dạ con, mà điều này có khả năng ảnh hướng đến phôi còn lại.

Theo khuyến cáo của hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kì, nhóm bệnh nhân được chuẩn đoán có đủ điều kiện về sức khỏe cũng chỉ nên chuyển 2 phôi (ngày 3) hoặc 1 phôi (ngày 5) để đảm bảo cho sự phát triển của phôi.

Thông thường, bác sĩ sẽ tạo một phác đồ chuẩn bị cho việc chuyển phôi nhằm đảm bảo cho việc phôi được chuyển vào buồng tử cung diễn ra trong điều kiện tốt nhất.

Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi 1-2h là có thể về nhà nghỉ ngơi và có thể trở về cuộc sống sinh hoạt như bình thường. Nhưng hiển nhiên, việc sử dụng thuốc hỗ trợ theo đúng phác đồ và xét nghiệm beta-hCG theo đúng lịch (thông thường 12-14 ngày sau chuyển phôi) là việc quan trọng mà bệnh nhân cần ghi nhớ.

Lưu ý:

– Vào ngày chuyển phôi: nên nhịn tiểu trước 2h chuyển phôi để giúp bàng quang căng thì việc chuyển phôi thuận lợi dễ dàng hơn.

– Sau khi chuyển phôi: người bệnh cần tránh vận động mạnh, đi lại nhiều… không nên nằm bất động một chỗ vì không làm tăng tỉ lệ có thai mà còn có nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch.

13/10/2010

BS. Cổ Phí Thị Ý Nhi, BS. Dương Khuê TúKhoa Hiếm Muộn - BV Từ Dũ

Kích thích buồng trứng và bơm tinh trùng làm tăng khả năng có thai hơn so với giao hợp vào ngày rụng trứng. Xác  định thời điểm bơm tinh trùng càng gần với thời điểm rụng trứng và bơm một lượng tinh trùng lý tưởng vào buồng tử cung là các yếu tố quan trọng để đạt tỉ lệ thai cao nhất. Tổng số lượng tinh trùng di động dùng để bơm vào buồng tử  cung được xem là một yếu tố tiên lượng thụ thai sau bơm tinh trùng. 

Bên cạnh đó, khuyến cáo kiêng giao hợp 3 – 4 ngày trước khi lấy mẫu tinh trùng để bơm nhằm tạo ra lượng tinh trùng  di động tối đa trong mẫu xuất tinh trước khi bơm tinh trùng. Thời gian kiêng  giao hợp trên 4 ngày làm tăng mật độ tinh trùng nhưng giảm lượng tinh trùng di động. Hướng dẫn bệnh nhân kiêng giao hợp vào một thời điểm nhất định là một  công việc phức tạp vì không biết trước thời điểm trưởng thành nang noãn lý tưởng. Các cặp vợ chồng có thể không giao hợp trước khi lấy mẫu bơm tinh trùng vì họ không muốn làm giảm lượng tinh trùng di động trong mẫu xuất tinh trước  khi bơm.   

Jurema và cộng sự báo cáo tỉ lệ thai sau bơm tinh trùng cao nhất nếu kiêng giao hợp ≤ 3 ngày. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ thai sau bơm tinh trùng kiêng giao hợp ≤ 3 ngày không liên quan đến sự dao động về số tinh trùng di động trong mẫu bơm tinh trùng. Tỉ lệ thai lý tưởng nếu bơm tinh trùng vào khoảng 30 – 36 giờ sau tiêm hCG. Ngày và giờ tiêm hCG được xác định rõ, nhưng giao hợp vào ngày tiêm hCG có thể gây lo ngại về giảm số lượng tinh trùng di động trong mẫu bơm.

Bác sĩ Paul B. Marshburn và cộng sự thực hiện một nghiên cứu hồi cứu trên 866 chu kỳ bơm tinh trùng (372 cặp vô  sinh) từ 2003 – 2005 ở Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ Carolinas. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của thời gian kiêng giao hợp lên tỉ lệ thai sau bơm tinh  trùng và xác định mối liên hệ giữa sự thụ thai sau những khoảng thời gian kiêng giao hợp khác nhau và lượng tinh trùng di động trong mẫu tinh trùng bơm. Loại trừ các trường hợp bơm tinh trùng hiến hoặc những trường hợp mẫu tinh trùng bơm không có tinh trùng di động hoặc hồ sơ bơm tinh trùng không hoàn tất. Nghiên cứu ghi nhận thời gian kiêng giao hợp trước khi bơm tinh trùng, các chỉ số đánh giá mẫu tinh trùng trước và sau lọc rửa, và tỉ lệ thai sau kích thích buồng trứng và bơm tinh trùng. Các chu kỳ kích thích buồng trứng bao gồm sử dụng Clomiphene Citrate (84%) hoặc Gonadotropins (16%).

Kết quả cho thấy thời gian kiêng giao hợp 0 – 2 ngày trước bơm tinh trùng dẫn đến tăng tỉ lệ thai hơn so với  thời gian kiêng giao hợp trên 2 ngày (P < 0.02) mặc dù giữa các nhóm nghiên cứu (3 nhóm: kiêng giao hợp ≤ 2ngày, 2 – 5 ngày và > 5 ngày) không có sự  khác biệt thống kê về tuổi vợ, nguyên nhân vô sinh, phác đồ kích thích buồng  trứng, số chu kỳ có tinh trùng bình thường hoặc thiểu tinh). Có sự liên quan giữa tỉ lệ thai cao và thời gian kiêng giao hợp ≤ 2 ngày, mặc dù lượng tinh  trùng di động trong mẫu bơm của những trường hợp kiêng giao hợp ≤ 2 ngày ít hơn. Thời gian kiêng giao hợp tác động đáng kể lên các chỉ số của tinh dịch. Tăng thời gian kiêng giao hợp làm tăng thể tích xuất tinh, mật độ tinh trùng, lượng tinh trùng di động nhưng lại làm gia tăng số tinh trùng chết. 

Nghiên cứu của Paul B. Marshburn và cộng sự không chỉ định trước cho bệnh nhân  những khoảng kiêng giao hợp khác nhau và không ghi nhận thông tin về tần số xuất tinh trước giai đoạn kiêng giao hợp chuẩn bị bơm tinh trùng. Nghiên cứu cũng không xác định tỉ lệ tinh trùng hình dạng bình thường trong mẫu bơm. Tuy nhiên, những nghiên cứu khác cũng không cho rằng có ảnh hưởng của thời gian kiêng giao hợp lên hình dạng tinh trùng.

   

Kiêng xuất tinh bao lâu khi làm IVF

   Nguồn: http://images.google.com.vn/

Tóm lại mặc dù không có đủ dữ liệu để chỉ định tần số giao hợp lý tưởng trong một chu kỳ bơm tinh trùng, nghiên cứu  của Paul B. Marshburn và cộng sự đã một lần nữa khẳng định không có giới hạn nào về giao hợp trước khi bơm tinh trùng vào buồng tử cung để điều trị hiếm muộn.

Theo

Fertility and Sterility Vol. 93, No. 1, January 2010, 286-8