Kinh doanh thương mại nên học trường nào

Kinh doanh thương mại là một ngành học phổ biến, có cơ hội việc làm tốt giúp bạn dễ dàng thành công và có được mức thu nhập lý tưởng. Nhiều bạn trẻ băn khoăn không biết học kinh doanh thương mại ra làm gì? Cùng tham khảo bài viết này cùng Swinburne Việt Nam nhé.

Kinh doanh thương mại là gì?

Kinh doanh thương mại là một ngành học được đào tạo chuyên nghiệp, có kiến ​​thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến thương mại trong nước và quốc tế, bao gồm: tiếp thị, trao đổi, quản lý bán hàng, phân tích tài chính… Chuyên ngành học này trang bị cho các bạn những hiểu biết và kiến thức về hoạt động bán hàng, quản lý bán lẻ và xuất nhập khẩu.

Kinh doanh thương mại nên học trường nào

Học kinh doanh thương mại ra làm gì?

Ngoài việc nắm rõ sinh viên ngành kinh doanh thương mại ra làm gì và có thể theo học ở trường nào, tất nhiên các bạn học sinh và phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc sinh viên học ngành này có dễ xin việc hay không. Gần như chắc chắn không nhiều người quyết tâm thi vào một ngành đã được cảnh báo là khó tìm việc. May mắn thay, kinh doanh thương mại không phải là một ngành học khó tìm việc như vậy.

  • Xem thêm: Hệ liên kết quốc tế là gì? Tìm hiểu về hệ liên kết quốc tế

Ngành thương mại hiện đang là ngành rất “hot”, vì hầu hết đầu ra đều có việc làm ổn định, là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai. Sinh viên kinh doanh thương mại sẽ có khả năng giải quyết nhanh các vấn đề kinh doanh và có tính độc lập cao. Biết cách nắm bắt và phân tích nhanh thông tin thị trường và thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham gia các công việc sau:

  • Quản lý bán hàng: Chịu trách nhiệm quản lý chuỗi bán lẻ, hoạt động bán hàng hoặc kinh doanh của công ty.

  • Quản lý kho: Công việc cụ thể là quản lý quá trình xuất nhập của kho và quản lý sản phẩm trong kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

  • Nhân viên kinh doanh: đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty, xí nghiệp. Lên ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch định vị doanh nghiệp trực tiếp cho công ty, xí nghiệp.

  • Chuyên viên làm tổ chức những hoạt động kinh doanh thương mại ở các tổ chức, doanh nghiệp, công ty;

  • Chuyên viên xúc tiến các dịch vụ khách hàng và sales;

  • Chuyên viên quản trị các hoạt động kinh doanh, quản lý và mua bán hàng hóa;

  • Nhân viên kinh doanh tàu biển, hàng không và các công ty doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng;

  • Nhân viên logistics, kinh doanh forwarder;

  • Nhân viên quản lý kho hàng, xuất nhập khẩu.

Kinh doanh thương mại nên học trường nào

Đào tạo ngành kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại ra làm gì đòi hỏi cách đào tạo cũng phải đầy khắc nghiệt. Đào tạo ngành kinh doanh thương mại những sinh viên chưa tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ sức khỏe; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược và hoạt động thương mại trong lĩnh vực thương mại và ngoại thương; có kiến ​​thức cơ bản và kỹ năng cơ bản về kinh tế xã hội, thương mại và ngoại thương; khởi nghiệp và kinh doanh mới . Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ sở, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; tại các công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ, công ty xuất nhập khẩu

Tố chất phù hợp với ngành kinh doanh thương mại

Nếu bạn có những tố chất sau thì học kinh doanh thương mại ra làm gì không còn quá khó khăn, bởi bạn thực sự là người phù hợp với lĩnh vực kinh doanh thương mại:

  • Có tính nhẫn nại, chịu khó, kiên trì và chịu được áp lực cao

  • Học tốt và có năng khiếu với các môn tự nhiên;

  • Có trình độ ngoại ngữ và tin học;

  • Có kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử linh hoạt và đặc biệt là khả năng nắm bắt tâm lý người khác;

  • Mong muốn học hỏi, tìm hiểu những thông tin có ích về các lĩnh vực đời sống, như kinh tế, văn hóa, xã hội…;

  • Biết cách đặt câu hỏi và đưa ra những lý luận nhằm thuyết phục người khác;

  • Luôn tự tin, năng động và sáng tạo.

Kinh doanh thương mại nên học trường nào

Những lý do mà bạn nên chọn Swinburne Việt Nam

Ngoài ra, mọi người cũng có thể tham khảo thêm trường Đại học Công nghệ Swinburne hiện đang rất nhiều học viên quan tâm hiện nay. Những lý do mà bạn nên chọn Swinburne Việt Nam:

  • Bằng đại học được cấp cho sinh viên là từ trường Swinburne University of Technology, Australia.
  • Chi phí hợp lý tạo điều kiện cho các học sinh tại Việt Nam và ASEAN tiếp cận môi trường và chất lượng giáo dục quốc tế.
  • Quá trình học đi đôi với những trải nghiệm áp dụng vào thực tế từ liên kết với các tổ chức hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới.
  • Cung cấp các cho sinh viên khả năng học tập, sống và làm việc trong môi trường toàn cầu.
  • Với các kiến thức kỹ năng hiện đại, khả năng sử dụng tiếng Anh vượt trội, sinh viên có cơ hội việc làm tốt với thu nhập tốt.
  • Học tập luôn gắn với trải nghiệm đời sống sinh viên phong phú và hạnh phúc về tinh thần.
  • Swinburne cá nhân hóa việc đào tạo tới từng cá nhân và hỗ trợ theo đặc điểm cá nhân giúp sinh viên phát huy toàn diện năng lực bản thân.

> Xem thêm: Thủ tục tuyển sinh tại Swinburne

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã nắm được những kiến ​​thức cơ bản về kinh doanh thương mại ra làm gì rồi phải không? Bạn có thể xem các ngành khác tại Swinburne Việt Nam.

Kinh doanh và buôn bán là một trong những cách làm giàu nhanh nhất. Nếu bạn muốn sau này có thể trở thành một chủ doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì việc chuẩn bị nền tảng kiến thức vững chắc về kinh doanh là điều vô cùng cần thiết.

Ngành Kinh doanh thương mại chính là ngành học cung cấp cho bạn nền tảng đó.

Kinh doanh thương mại nên học trường nào

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Kinh doanh thương mại là gì?

Kinh doanh thương mại (tiếng Anh là Commercial Business) là việc một cá nhân hay tổ chức nào đó đầu tư tiền bạc, công sức và dồn hết khả năng của mình vào việc buôn bán hàng hóa để có thể tạo ra lợi nhuận.

Chương trình học ngành Kinh doanh thương mại sẽ trang bị cho người học kiến thức về quản trị bán hàng, quản lý hàng, chuỗi cung ứng,bán lẻ, tài chính, marketing, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, phân tích hiệu quả hoạt động thương mại, có khả năng nghiên cứu độc lập, hoạch định chiến lược và lên kế hoạch kinh doanh.

Các trường đào tạo ngành Kinh doanh thương mại

Có những trường nào đào tạo ngành Kinh doanh thương mại?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Kinh doanh thương mại cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Kinh doanh thương mại năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Kinh doanh thương mại năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 14.0 và cao nhất là 27.9 (thang điểm 30).

Các khối thi ngành Kinh doanh thương mại

Các tổ hợp mà bạn có thể sử dụng để đăng ký xét vào ngành Kinh doanh thương mại bao gồm:

Các tổ hợp phổ biến, hầu như trường nào trong số trên cũng sử dụng để xét tuyển ngành Kinh doanh thương mại:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)

Và các tổ hợp ít phổ biến, được một số trường sử dụng:

  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa lí)
  • Khối D96 (Toán, Anh, KHXH)
  • Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
  • Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)

Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thương mại

Dành cho những bạn quan tâm về ngành Kinh doanh thương mại sẽ học những gì. Dưới đây là chương trình đào tạo ngành này của trường Đại học Nha Trang.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
 A. Khối khoa học xã hội nhân văn
Học phần bắt buộc
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
Pháp luật đại cương
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Học phần tự chọn
Tâm lý học đại cương
Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Lịch sử văn minh thế giới
Logic học đại cương
Nhập môn hành chính nhà nước
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng giải quyết vấn đề
 B. Giáo dục thể chất và Quốc phòng – An ninh
Học phần bắt buộc
Giáo dục thể chất 1 (Điền kinh)
Đường lối quân sự của ĐCS Việt Nam
Công tác quốc phòng – an ninh
Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và CKC
Học phần tự chọn
Giáo dục thể chất 2 tự chọn 1 trong 5 học phần (Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội, võ thuật)
Giáo dục thể chất 3 tự chọn 1 trong 5 học phần (Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội, võ thuật)
 C. Toán, Khoa học tự nhiên, công nghệ và môi trường
Học phần bắt buộc
Đại số tuyến tính
Giải tích
Lý thuyết xác suất và thống kê toán
Tin học cơ sở
Học phần tự chọn
Con người và môi trường
Biến đổi khí hậu
 D. Ngoại ngữ
Ngoại ngữ 1
Ngoại ngữ 2
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
 A. Kiến thức cơ sở ngành
Học phần bắt buộc
Kinh tế vi mô
Kinh tế vĩ mô
Thương mại và môi trường
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Nguyên lý thống kê kinh tế
Nguyên lý kế toán
Kinh tế lượng
Marketing căn bản
Hành vi tổ chức
Quản trị học
Học phần tự chọn
Dự báo trong kinh tế và kinh doanh
Đạo đức kinh doanh
Luật kinh doanh
Đàm phán trong kinh doanh
 B. Kiến thức ngành
Học phần bắt buộc
Quản trị tài chính
Lý thuyết và chính sách thương mạ
Kinh doanh xuất – nhập khẩu
Quản trị doanh nghiệp thương mại
Quản trị quan hệ khách hàng
Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị bán lẻ
Tiếng Anh thương mại 1, 2, 3
Hành vi khách hànG
Học phần tự chọn
Kinh doanh quốc tế
Thanh toán quốc tế
Quản trị thương hiệu
Nghiên cứu marketing
Quản trị marketing
Luật thương mại quốc tế
Quản trị chiến lược
Quản trị rủi ro
Quản trị nhân lực
Nghệ thuật lãnh đạo
C. Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp (10 tín chỉ)
Thực tập nghề nghiệp
Khởi sự kinh doanh
Chuyên đề ngoại khóa

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại có thể đảm nhiệm những công việc sau:

  • Nhân viên kinh doanh
  • Chuyên viên phụ trách xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên bộ phận thu mua
  • Trưởng ngành hàng
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp sản xuất thương mại
  • Chuyên viên Marketing cho các doanh nghiệp hoạt động trong nước và doanh nghiệp liên kết nước ngoài.

Ngoài ra, nếu bạn có năng lực và tích lũy đủ kinh nghiệm hoàn toàn có thể tiến tới những công việc cấp cao hơn như:

  • Tưởng phòng, phó phòng kinh doanh, marketing
  • Giám đốc kinh doanh.

Ngoài ra, hiện nay ở đất nước phát triển như Việt Nam, kinh doanh rất được chú trọng. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn khởi nghiệp và tự xây dựng đế chế của riêng mình và thực hiện mong ước của bản thân. Đương nhiên để thực hiện được việc đó, bạn phải có một nền móng vững chắc không chỉ về kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vực kinh doanh mà còn nhiều lĩnh vực khác như quản lý, kế toán, tài chính…

Mức lương ngành Kinh doanh thương mại

Mức lương bình quân đối với nhân sự ngành kinh doanh thương mại thường dao động trong khoảng từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào năng lực, khả năng và kinh nghiệm làm việc của mỗi người mà mức thu nhập có thể thay đổi, cụ thể:

  • Sinh viên mới ra trường còn chưa có kinh nghiệm làm việc: Mức lương từ 7 – 8 triệu đồng/tháng
  • Các nhân sự kinh doanh thương mại có kinh nghiệm làm việc lâu năm: Lương trên 15 triệu đồng/tháng
  • Các cá nhân có năng lực cùng kinh nghiệm làm việc, vị trí quản lý, trưởng phòng: Mức lương có thể từ 15 – 25 triệu đồng hoặc hơn nữa.

Trên đây là những hiểu biết và chia sẻ của mình về ngành Kinh doanh thương mại. Nếu các bạn có điều gì thắc mắc vui lòng để lại trong phần bình luận nhé.