Kinh nghiệm cho be đi học mầm non

Nên cho con đi học mẫu giáo sớm hay không? Người mẹ nào cũng vậy, luôn mong muốn đi cùng con trong suốt cuộc đời, muốn ở bên con mọi lúc mọi nơi. Nhưng những người mẹ cũng vẫn còn sự nghiệp, và thực tế chứng minh chúng ta khồn thể theo con 24/24 được. Cho con đi học mẫu giáo sớm là một trong những lựa chọn khiến cho các bậc phụ huynh luôn trăn trở.

Quý phụ huynh luôn lo lắng, con thơ đi học có ngủ dc không? Ăn nhiều không? Có bị bạn bắt nạt không?…..

Một vài phụ huynh thì bị tác động khách quan của ông bà hai bên rằng cho đi học sớm không theo được nếp sinh hoạt ở lớp, sợ không tự ăn được, nhà có ông bà sao phải cho đi học sớm….

Bất kỳ một vấn đề nào cũng có 2 mặt lợi và hại. Nhiều phụ huynh mong muốn có thể gửi con đi học mẫu giáo sớm để tập trung cho công việc nhưng cũng lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới con.

Liên xin chia sẻ kinh nghiệm cho con đi học mẫu giáo sớm của chính bản thân mình, để ba mẹ có thể cân nhắc trong vấn đề này.

Nội dung

  • 1. Tại sao khoa học khuyến khích cho con đi học mẫu giáo sớm?
  • 2. Lợi ích của việc cho con đi học mẫu giáo sớm
    • 2.1. Cho con đi học mẫu giáo sớm giúp con tự tin, không còn nhút nhát.
    • 2.2. Cho con đi học mẫu giáo sớm giúp con phát triển kỹ năng, nuôi dưỡng khoa học
    • 2.3. Cho con đi học mẫu giáo sớm giúp con độc lập, bản lĩnh, tự giác trong cuộc sống
    • 2.4. Cho con đi học mẫu giáo sớm giúp con nhận biết nhiều hơn về thế giới xung quanh
  • 3. Tác động xấu của việc cho con đi học mẫu giáo sớm
    • 3.1. Trẻ có cảm giác bị bỏ rơi
    • 3.2. Trẻ không phát huy được trí tưởng tượng và sáng tạo vì bị áp đặt khuôn khổ từ quá sớm
    • 3.3. Trẻ đi học mẫu giáo sớm sẽ dễ mất đi sự nhiệt tình, yêu thích trường lớp hơn các bạn đi học muộn.

1. Tại sao khoa học khuyến khích cho con đi học mẫu giáo sớm?

Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho bé những kỹ năng ban đầu như: Tự lập, sự kiểm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng. Đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học.

Tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Vậy độ tuổi nào để các con bắt đầu đi học mầm non là hợp lý nhất?

Theo các chuyên gia tâm lý, hiện nay chưa có một độ tuổi thống nhất thích hợp cho bé đi nhà trẻ. Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, mức độ nhận biết và khả năng hòa nhập của bé.

Một số nước phát triển cho con đi học mẫu giáo khá sớm. Ví dụ như:

  • Hoa Kỳ: Tối thiểu 1 tháng rưỡi là có thể được gửi vào nhà trẻ. Thậm chí có một số trường còn nhận trẻ khi mới 2 tuần tuổi
  • Thụy Điển: Các trường mẫu giáo có thể nhận các bé trên 1 tuổi
  • Canada: Trẻ em ở Canada thường được gửi đến trường mẫu giáo khi lớn hơn 2 tuổi
  • Nhật Bản: Các trường mẫu giáo ở Nhật Bản nhận trẻ từ 3 tháng tuổi
  • Đức: Đây là quốc gia có nền giáo dục khuyến khích trẻ phát triển tự nhiên và trẻ 1 tháng tuổi đã có thể được cho đi mẫu giáo
  • Việt Nam: Độ tuổi đi học mẫu giái trung bình từ 2 – 2.5 tuổi

Từ kinh nghiệm thực tế, trẻ từ 16 – 24 tháng là thời điểm thích hợp nhất để đi lớp. Lứa tuổi đó các bé đã cứng cáp, ăn uống, sinh hoạt tốt. Có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, ham thích học hỏi và vui chơi.

Còn nếu đến 3 tuổi mới tới lớp bản thân Liên thấy đã là khá muộn, vì khi đó bé đã hình thành tư tưởng và có nhiều hành động “chống đối” việc đi lớp. Việc thay đổi môi trường cũng như tiếp nhận các thông tin bên ngoài sẽ khó khăn hơn nhiều.

Thế giới của trẻ khi mới sinh ra rất nhỏ, chỉ có bố mẹ, ông bà, anh chị và những người thân thiết trong gia đình mà bé gặp hàng ngày. Đối với những bé ít tiếp xúc hay chưa bao giờ gặp người lạ, bé đều thấy lạ lẫm, sợ hãi. Có những bé do được bao bọc, ít ra ngoài nên lúc nào cũng chỉ quấn lấy bô mẹ, không chịu theo ai, thậm chí cả ông bà, người thân chăm sóc chính.

Việc cho con đi học mẫu giáo sớm tạo cơ hội cho bé quen biết với nhiều bạn bè thầy cô. Bé sẽ dần nhận ra thế giới của mình có rất nhiều người. Hơn thế nữa, theo các chuyên gia nghiên cứu, mức độ quấn bố mẹ của trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi chưa quá cao.

Do đó đi học càng sớm, bé càng dễ hòa nhập với các bạn.

Kinh nghiệm cho be đi học mầm non

Gạo rất hào hứng khi đi học mẫu giáo sớm

2. Lợi ích của việc cho con đi học mẫu giáo sớm

Theo nghiên cứu của đại học Oxford (Anh), việc đi học mẫu giáo từ sớm giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và kỹ năng thực hành tốt hơn.

2.1. Cho con đi học mẫu giáo sớm giúp con tự tin, không còn nhút nhát.

Gạo là em bé Easy từ khi tròn 1 tháng tuối. Người chăm sóc chính luôn là mẹ. Liên dường như chăm sóc Gạo 24/24 trong suốt 4 tháng đầu đời.

Cho tới khi Liên trở lại làm việc, 2 vợ chồng vẫn thay ca nhau chăm con. Do đó Gạo thường xuyên chỉ tiếp xúc với bố mẹ. Thời gian đầu khi Liên đi làm, ngay tới bà Nội ở cùng nhà nhưng với Gạo vẫn rất lạ lẫm và hay khóc. Phải mất khoảng gàn 1 tuần Gạo mới dần quen.

Thế giới của Gạo chỉ gói gọn quanh những người chăm sóc chính, dù đôi khi Liên vẫn hay cho Gạo ra ngoài chơi với hàng xóm. Nhưng phần đa Gạo sẽ hay khóc khi gặp bất kỳ một người khác mà không phải là mẹ, bố, bà nội.

Sau khi Liên nghỉ việc tại công ty bán lẻ, chuyển sang lĩnh vực mới với thời gian làm việc bận rộn hơn và không thể sắp thời giant hay ca nhau chăm sóc cùng với chồng. Liên quyết định nghiên cứu một số lợi ích của việc cho con đi học mẫu giáo sớm, và cho Gạo đi học khi tròn 16 tháng tuổi.

Giờ đây Gạo đã dạn dĩ hơn khi gặp người lạ. Không còn sợ hãi, khóc lóc nhưng đôi khi vẫn cảnh giác. Tuy nhiên, so với khoảng thời gian trước khi đi học thì Gạo đã hòa nhập hơn rất nhiều.

2.2. Cho con đi học mẫu giáo sớm giúp con phát triển kỹ năng, nuôi dưỡng khoa học

Hiện nay, một số phụ huynh vẫn đang có tâm lý chưa muốn cho con đi nhà trẻ sớm. Phần nhiều để ông bà chăm sóc hoặc thuê người giúp việc. Điều này sẽ hạn chế khả năng giao tiếp và nhận thức của bé.

Không thể phủ nhận, ở nhà bé được yêu thương, chiều chuộng hết mực. Ông bà, bố mẹ dù có thương con, cháu như nào nhưng không phải lúc nào cũng đủ kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ nhỏ. Người giúp việc cũng không chỉ làm mỗi nhiệm vụ là trông trẻ mà còn dọn dẹp nhà cửa và cũng không đủ nghiệp vụ đạo tạo chuyên sâu sư phạm như giáo viên mầm non.

Hơn nữa, gia đình đôi khi hình thành cho bé những thói quen sinh hoạt không được khoa học như bé muốn ngủ là ngủ, muốn ăn là cho ăn, đòi gì được nấy….

Không những thế, việc nhờ ông bà chăm sóc con, bố mẹ thường sẽ rất khó khăn để góp ý về cách chăm sóc nên dễ nảy sinh mâu thuẫn. Người giúp việc đôi khi trình độ của họ không đủ để tiếp thu những điều mới mẻ, để có thể chăm sóc và dạy dỗ trẻ theo ý muốn của cha mẹ.

Do đó việc cho con đi học mẫu giáo sớm giúp trẻ rèn luyện được tính kỷ luật, sinh hoạt đúng giờ và khoa học. Ban đầu bé có thể chưa quen nhưng lâu dần bé sẽ thích nghi được chế độ ăn ngủ đúng giờ và dinh dưỡng hợp lý.

Việc cho con đi học mẫu giáo sớm cũng giúp con trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ. Việc cho con ở nhà nhưng không giao tiếp nhiều với con mà phụ thuộc vào công nghệ, một vài gia đình thường dí cho con cái điện thoại, hoặc tivi và mở hoạt hình để con xem triền miên dẫn đến nhiều trường hợp nghiện smartphone.

Kinh nghiệm cho be đi học mầm non

2.3. Cho con đi học mẫu giáo sớm giúp con độc lập, bản lĩnh, tự giác trong cuộc sống

Phần đa, người lớn nghĩ rằng, trẻ con không hiểu gì nên chiều theo ý con. Dần dần con hình thành thói ỷ lại, hay nhõng nhẽo.

Con không ăn cơm, mẹ cho con ăn quà bánh, sữa bù lại đỡ đói. Con đòi mua đồ chơi, mẹ không mua và con nằm ra ăn vạ, thậm chí có nhiều hành động vòi vĩnh, đòi hỏi thái quá giữa nơi công cộng. Người làm mẹ thôi đành chiều theo con.

Nhưng nếu cho con đi học mẫu giáo sớm, mọi sự thay đổi của con đều sẽ khiến bố mẹ sẽ ngạc nhiên rất nhiều. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, sự khích lệ của các bạn đồng trang lứa, con trẻ có thể tự làm những việc nhỏ của bản thân mà không cần sự giúp đỡ.

Con có thể hình thành nhiều thói quen tốt như: tự đi giày, tự mặc quần áo, tự xúc ăn, rửa mặt, đi vệ sinh, cất đồ chơi khi chơi xong…. Sự tự lập cũng khiến bé hình thành những thói quen tốt như có lối tư duy chủ động. Sẵn sàng đương đầu với khó khăn chứ không rụt rè ỷ lại.

Liên mua cho Gạo 1 bộ đồ chơi câu cá và xếp hình bằng gỗ. Khi chưa đi học, dù Liên đã hướng dẫn rất nhiều lần nhưng Gạo vẫn không mấy thích thú với trò chơi này.

Nhưng chỉ sau khi đi học 3 ngày, Gạo bắt đầu hứng thú và chơi trò đó rất siêu. Gạo có thể ghép đúng hình vào vị trí tương ứng trên bảng. Tự câu cá bằng cần câu mà không cần mẹ giúp. Khi hoàn thành Gạo hay tự vỗ tay và đưa mắt nhìn mẹ tìm sự khích lệ từ mẹ và những người xung quanh.

Thực sự Gạo đã thay đổi rất nhiều một cách rõ rệt sau khi đi học chỉ vài ngày. Gạo bắt đầu tự mặc quần, cởi áo, đi dép… dù rất vụng và chưa thể tự làm. Nhưng Gạo luôn cố gắng tự luyện tập, và làm một mình, mẹ tỏ ý giúp còn cáu và muốn tự thử thách.

Một lần khác, khi chồng Liên chuẩn bị cho con đi học nhưng không tìm thấy dép đâu. Chồng Liên chỉ nói vu vơ: “thôi chết, không thấy dép đâu rồi”. Gạo dõng dạc đưa tay chỉ vào đôi dép đang ở dưới gầm xe chòi chân và nói “đây”. Xong chạy ra cầm đôi dép lên định xỏ vào chân để đi học.

@kieulien112 Bé tập câu cá với trò chơi vận động tinh #embetapchoi #chobevandong ♬ Monkeys Spinning Monkeys – Kevin MacLeod & Kevin The Monkey

Gạo đã biêt chơi trò chơi câu cá sau 3 hôm đi học mẫu giáo

2.4. Cho con đi học mẫu giáo sớm giúp con nhận biết nhiều hơn về thế giới xung quanh

Khi đi học, bé được dạy dỗ, hướng dẫn bởi những giáo viên mầm non có kinh nghiệm, bé sẽ nhận biết được nhiều thứ hơn. Tiếp xúc mỗi ngày với nhiều bạn bè, cô giáo sẽ kích thích bé muốn nói chuyện, và bé sẽ nhanh biết nói hơn rất nhiều.

Ngoài ra, bé được dạy nhận biết thêm nhiều người, sự vật, dự việc xung quanh mình, thế giới quan của bé sẽ được mở rộng hơn. Trong khi ở nhà bé sẵn sàng ỷ lại và nhõng nhẽo bỗ mẹ. Nếu phụ huynh không biêt cách giảng dạy, bé sẽ không thể tập trung và tiếp thu kiến thức dẫn tới có thể sẽ hình thành nhiều thói quen xấu mà sau rất khó sửa.

Gạo khi chưa đi học chỉ nói đơn giản vài từ như: măm măm, nhanh nhanh, không, bà, bố, mẹ (có gọi nhưng hạn chế và chỉ gọi khi thực sự cần sự trợ giúp), meu, vâu vâu….

Nhưng khi đi học về, Gạo nói nhiều hơn rất rất nhiều so với trước đấy. Dù thời gian đầu bé chỉ nói luyên thuyên và chính bản thân Liên nghe cũng không hiểu. Nhưng dần dần, Gạo tập nói hàng ngày, và đã chịu khó gọi bố mẹ nhiều hơn trước, Gạo bắt đầu bắt trước các từ mà người lớn nói.

Gạo đã có thể gọi thêm: dép, sư tử, súp lơ, bí ngô…. Dù vẫn còn ngọng líu ngọng lô nhưng thực sự Liên rất vui khi thấy con mình tập nói hàng ngày.

Gạo rất thích đi học, sáng nào cũng tự giác lấy balo, lấy dép và luôn sẵn sàng đi học từ sớm.

Ở trường các bé còn được học hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch, học ngoại ngữ, phát triển thể chất…. Tất cả những hoạt động này đều rất tốt trong việc kích thích trí tuệ của con, đặc biệt là trong giai đoạn vàng từ 0 đến 5 tuổi.

Hẳn là bố mẹ nào cũng thấy vui mừng mỗi khi bé đi học về sẽ bi bô đọc thơ, múa hát. Đó chính là thay đổi tích cực của bé sau khi cho con đi học mẫu giáo sớm.

3. Tác động xấu của việc cho con đi học mẫu giáo sớm

3.1. Trẻ có cảm giác bị bỏ rơi

Có nhiều ý kiến trái chiều trong việc cho con đi học mẫu giáo sớm mà được rất nhiều quý phụ huynh mang ra bàn luận. Nhiều ý kiến cho rằng việc cho con đi học mẫu giáo sớm có thể làm mất đi giai đoạn tốt nhất trong việc nuôi dưỡng cảm giác an toàn nơi đứa bé.

Có một giáo viên mầm non chia sẻ về trải nghiệm công việc của mình: “Phần đa trẻ chưa đầy 3 tuổi được gửi đến trường mẫu giáo, câu mà chúng nói nhiều nhất trong ngày là: Đi tìm mẹ”. Giáo viên mầm non này nhận định bạn nhỏ này thực sự cảm thấy mất an toàn khi không thấy mẹ đâu, từ đó dần hình thành tư tưởng mẹ đã bỏ rơi mình ở lớp.

Bản thân Liên là người lựa chọn cho Gạo đi học mẫu giáo từ sớm (16 tháng tuổi), và Gạo cũng là một em bé Easy rất bám mẹ, thậm chí khóc khi thấy người lạ (như đã nói đến ở phần trên). Ấy thế mà Gạo đi học rất nhẹ nhàng.

Quan trọng là hành động của bố mẹ thể hiện cho Gạo thấy, không phải bố mẹ bỏ rơi con mà là con đi học ban ngày và cuối ngày sẽ được gặp lại bố mẹ.

Trước khi cho Gạo đi học, Liên đều nhắc với con về chuyện đi học hằng ngày trong 1 tuần đầu tiên trước khi đi. Liên nói về trường mầm non với nhiều bạn bè, nhiều đồ chơi, nhiều màu sắc…. ở đó Gạo sẽ được học hát, học múa, nghe kể chuyện…

Sau đó, trước khi đi học 2 ngày, Liên đưa Gạo tới trường để làm quen với cô giáo và lớp học. Liên xin phép cô đưa Gạo vào lớp xem các đồ chơi, rồi cho Gạo chơi ở trường 1 lúc để con quen.

Trong suốt 1 tuần đầu tiên đi học, Liên đều thông báo với Gạo về việc đã đến giờ đi học và hứa sẽ đón con cuối ngày vào lúc 4h chiều. Có thể Gạo chưa hiểu được, nhưng Liên lặp lại như một thói quen để dần dần Gạo sẽ hiểu. Và thực tế Liên đều đến đón Gạo đúng như đã hứa.

Hành động nhỏ như các câu nói thông báo về thời gian đi học, thời gian đón và quá trình làm quen với trường lớp khiến con trẻ cảm thấy không phải mình bị bỏ rơi. Mẹ cũng ko tới lớp thả con ở đó rồi vội vàng trốn về.

Gạo có 1 tuần đầu tiên khóc và đòi theo mẹ, nhưng Liên đều vẫy tay chào và hứa sẽ đón con vào buổi chiều.Bạn Gạo chỉ khóc 1 chút cho tới khi mẹ đi, sau đó thì nín hẳn và chạy vào lớp vui đùa, cười phớ lớ với bạn bè.

@kieulien112♬ dudada dudada – FUNNY

Gạo thích được đi học vì được làm quen nhiều bạn mới và chơi nhiều trò chơi

3.2. Trẻ không phát huy được trí tưởng tượng và sáng tạo vì bị áp đặt khuôn khổ từ quá sớm

Viện Tâm lý học trẻ em ở Đài Loan tiến hành một thí nghiệm vẽ tranh mô tả sự vật đơn giản trên 2 nhóm trẻ đi học mẫu giáo sớm và trẻ không đi học mẫu giáo sớm. Thí nghiệm chỉ ra các trẻ đi học mẫu giáo sớm có bức tranh giống hệt nhau, trong khi trẻ không đi học mẫu giáo sớm thì hoàn toàn khác biệt.

Viện tâm lý học đưa ra kết luận trẻ em đi học mẫu giáo sớm mất dần trí tưởng tượng, sự sáng tạo, thay vào đó là nắm bắt và làm theo các quy tắc mà người lớn đưa ra.

Điều này Liên hoàn toàn không đồng ý. Gạo theo Easy từ 1 tháng tuổi. Những ai nuôi con theo Easy đều hiểu, bé sẽ có một mô típ thức dậy – ăn – chơi – ngủ và bé vào khuôn khổ từ rất sớm.

Nhưng điều ý không hề làm giảm sự tưởng tượng hay sự sáng tạo trong Gạo. Cụ thể như, khi Liên cai ti giả cho Gạo, Gạo luôn tìm một số đồ vật có hình dạng giống với ti giả và đưa lên mồm mút giả vờ. Chính bản thân Liên cũng bất ngờ khi không nghĩ là con mình có thể tìm được nhiều đồ vật có hình dạng giống ti giả đến như thế.

Bên cạnh đó, Khi nhìn các hình vẽ trang trí trên quần áo, hoặc trên các đồ vật, cứ hình nào có biểu hiện gần giống con mèo, Gạo đều kêu meo meo và chỉ vào hình vẽ, ý nói đấy là con mèo.

Có lần Liên đã rất bất ngờ khi Gạo chỉ hình Hello kitty và nói meo meo.

Sự sáng tạo và trí tưởng ở là do cha mẹ nuôi dưỡng và hỗ trợ con phát triển. Vậy nên Liên nghĩ việc đi học không quyết định quá nhiều.

Bên cạnh đó, khi chọn trường mẫu giáo cho con, Liên đều xin lịch học của các con, phần lớn các bé đi học thời gian giành cho chơi sẽ nhiều hơn thời gian dành cho học. Bên cạnh đó Liên đều thấy các trường mầm non đều khuyến khích các con chơi lắp ghép, xếp hình, đất nặn… Các trò chơi này đều bổ trợ rất nhiều cho trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của con trẻ.

Vậy nên Liên tin tưởng và quyết định cho Gạo đi học mẫu giáo sớm

Kinh nghiệm cho be đi học mầm non

Liên tin tưởng và lựa chọn cho Gạo đi học mẫu giáo sớm

3.3. Trẻ đi học mẫu giáo sớm sẽ dễ mất đi sự nhiệt tình, yêu thích trường lớp hơn các bạn đi học muộn.

Nhiều phụ huynh chỉ ra rằng cuộc sống tập thể là một thách thức lớn với trẻ. Việc đưa trẻ tới trường và giao phó trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng cho cô giáo đó là một cuộc phiêu lưu, nhất là với trẻ chưa có khả năng biểu hiện cũng như khả năng tự chăm sóc.

Các phụ huynh lo sợ rằng con khôn an toàn trong môi trường tập thể, từ đó mất đi sự nhiệt tình và yêu thích khi nghĩ rằng mỗi ngày tới trường là một ngày không vui.

Liên không đồng tình với ý kiến này. Gạo đi học khi chưa biết tự chăm sóc bản thân. Có chăng chỉ biết tự xúc nhưng cũng còn rất vụng. Và Gạo cũng chưa thể nói được quá nhiều,

Thời điểm Liên quyết định cho Gạo đi học những nhận nhiều ý kiến phản đối từ ông bà 2 bên. Sợ Gạo đi học bị bắt nạt, rồi thì nhỏ như thế chưa biết nói cô trông lớp đông không chăm được hết. Rồi thì chưa biết tự xúc sợ không ăn được nhiều về nhà lại đói…..

Ti tỉ lý do để phản đối quyết định cho Gạo đi học sớm của Liên.

Nhưng Liên vẫn quyết tâm cho Gạo đi học sớm, vì Liên tin tưởng vào Gạo. Liên chọn trường có camera, thời gian đầu chăm chỉ theo dõi cam lúc rảnh, nếu thấy con bị bạn bắt nạt như xô ngã, đánh …. Liên đều phản ánh lại với giáo viên và nhờ cô để ý hơn.

Dịch vụ giáo dục sớm hiện nay rất phát triển và giáo viên cũng hỗ trợ nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe và sửa đổi nếu phụ huynh có những đóng góp tích cực và không thái quá.

Liên thấy giáo viên lớp Gạo phối hợp khá tốt trong vấn đề kiểm soát an ninh trật tự trong lớp. Liên xem cam và có 1-2 lần thấy một bạn hay xô Gạo ngã, Liên cũng góp ý nhẹ nhàng nhờ cô không xếp 2 bạn ở cạnh nhau, và chú ý hơn tránh việc 2 bạn đánh nhau. Bên cạnh đó Liên luôn tỏ ý thông cảm khi cô giải thích rằng lớp đông cô không thể chú ý được hết

Những lần góp ý của Liên đều nhẹ nhàng và nói chuyện tôn trọng giáo viên chứ không sẵn sàng nổi máu mắng nhiếc cô giáo và nhắn tin lên nhóm chung của lớp nói mẹ bạn này bạn kia để ý con mình. Liên thấy nhưng lần góp ý của mình cô đều nhiệt tình tiếp thu và thực sự sau đó cô đã chú ý nhiều hơn tới Gạo.

Việc xúc ăn của Gạo cũng không quá khó khăn vì giáo viên đều hỗ trợ bón khi các con còn nhỏ. Ngoài ra cô còn dạy các con cách cầm thìa và cách xúc thìa. Thời gian đầu mới đi học Gạo còn có vẻ béo ra và tăng cân vì ở lớp được ăn nhiều bữa hơn ở nhà.

Do đó Liên thấy sự an toàn của con đều nằm ở cách xử lý của bố mẹ trong quá trình đồng hành cùng đi học với con. Không thể quy chụp rằng cho con đi học mẫu giáo sớm là không an toàn.

Kinh nghiệm cho be đi học mầm non

Gạo đi học rất vui và an toàn

Hy vọng với bài viết này, quý phụ huynh sẽ có cách nhìn khác về việc cho con đi học mẫu giáo sớm và có thể đưa ra được quyết định đúng đắn phù hợp với con mình.