Kinh nghiệm của mình về việc xây dựng đề kiểm tra?

Kinh nghiệm ra đề kiểm tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.55 KB, 4 trang )

PHÒNG GD-ĐT HỒNG NGỰ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TT HẬU A Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
Thường Thới Hậu A, ngày 8 tháng 11 năm 2010
BÀI THAM LUẬN
Sử dụng tài liệu Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ của Bộ và việc biên soạn
đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
---o0o---
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học thì vấn đề
về đổi mới trong kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập.
Làm thế nào để kiểm tra, đánh giá được đúng trình độ, năng lực của học sinh và chất lượng giảng
dạy vào những thời điểm cụ thể theo mục tiêu của chương trình môn học là một câu hỏi lớn dành
cho những người làm công tác giáo dục như chúng ta.
I/Các giải pháp, phần việc đã thực hiện có hiệu quả :
Để thực hiện tốt việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá. Trước hết người giáo viên
cần phải hiểu và nắm vững lý luận chung và phương pháp luận, nắm chắc mục đích đánh giá
trong giáo dục được tiến hành ở những cấp độ khác nhau, đối tượng, phương pháp cũng khác
nhau và mục đích khác nhau. Nhưng nhìn chung đánh giá là làm sáng tỏ mức độ đạt được và
chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh
đối chiếu với yêu cầu của chương trình ở từng môn học.
Ngoài ra việc bám theo chuẩn kiến thức, SGK giáo viên còn phải biết tham khảo các tài liệu
có liên quan để biên soạn đề kiểm tra cho phù hợp với trình độ học sinh. Định hướng đề kiểm tra
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung kiểm tra phong phú và có tính phân hóa cho từng đối tượng
học sinh. Lâu nay dường như trong các nhà trường phổ thông chúng ta chỉ quen với 2 loại đánh giá:
+ Đánh giá thường xuyên: Như kiểm tra miệng, 15 phút.
+ Đánh giá định kỳ: Kiểm tra 45 phút, cuối kỳ, cuối năm.
Đánh giá là một quá trình, theo một quy trình, việc kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với đặc
thù bộ môn, phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý học sinh. Đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác
định năng lực nhận thức của học sinh, điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới
phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo
dục. Khi biên soạn đề kiểm tra cần theo các quy trình sau:
1.Xác định mục tiêu bài kiểm tra


2. Xác định nội dung bài kiểm tra
3. Xác định cấu trúc bài kiểm tra
4. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
+ Kiểm tra 15 phút : 6 biết, 2 hiểu, 2 vận dụng.
+ Kiểm tra 1 tiết hay học kỳ, cả năm : 5 biết, 3 hiểu, 2 vận dụng.
5. Đánh giá, cho điểm
6. Xác định hình thức bài kiểm tra
Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá.
Đối với giáo viên cần rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp ở một nội dung
cụ thể như thế nào cho phù hợp.
Hướng dẫn học sinh: Phát hiện sai sót của bản thân để tự điều chỉnh hoạt động học tập như
thế nào để đạt hiệu quả cao.
II.Các vướng mắc cần tháo gỡ :
GV dạy cùng khối khi ra đề khó có thể đánh giá đồng đều giữa các lớp.(2 GV/khối)
Đối môn ngữ văn khả năng suy luận và lập luận ở học sinh rất kém vì ít đọc sách báo…
III.Các kiến nghị, đề suất :
Mỗi GV dạy một khối để đánh giá một cách đồng bộ giữa các lớp mà cũng tạo điều kiện cho
gv rút kinh nghiệm về bài dạy hơn.
Người viết
Nguyễn Hùng Cường Em

PHÒNG GD-ĐT HỒNG NGỰ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TT HẬU A Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
Thường Thới Hậu A, ngày 8 tháng 11 năm 2010
BÀI THAM LUẬN
Các hình thức tổ chức Kiểm tra thường xuyên và định kỳ đạt kết quả tốt
---o0o---
I-Thực trạng:
Kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy và học, góp
hần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người.

Đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học có vai trò quan
trọng trong việc cải thiện kết quả giáo dục hs, là phải cụ thể mục tiêu đào tạo thành mục tiêu yêu cầu
của từng hoat động giáo dục, từng môn học, tùng bài học, từng bài kiểm tra. Vì vậy để thực hiện đổi
mới nội dung và PPDH theo hướng phát triển năng lực của học sinh, thì song song đó cũng phải đổi
mới kiểm tra đanh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
II-Yêu cầu đánh giá kết quả giáo dục:
Yêu cầu của đánh giá xếp loại HS phải căn cứ và bám sát vào mục tiêu đào tạo và chương
trình học. Hình thức ra đề kiểm tra , thi cũng phải thực sự đổi mới kết hợp trắc nghiệm tự luận và
trắc nghiệm khách quan và cần căn cứ vào chuẩn kiến thức để ra đề.
Phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá phải chính xác, khách quan,
công bằng để giúp hs sửa chữa thiếu sót kịp thời.
Đánh giá kết quả học tập, thành tích của hs không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú
ý cả quá trình học tập của hs.
Nội dung đánh giá có thể hơi cao hơn so với trình độ hs nhưng không được quá khó để
kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, hứng thú ở hs .
III-Các hình thức đánh giá:
Lâu nay dường như trong các nhà trường phổ thông chúng ta chỉ quen với 2 loại đánh giá:
+ Đánh giá thường xuyên: Như kiểm tra miệng, 15 phút.
+ Đánh giá định kỳ: Kiểm tra 45 phút, cuối kỳ, cuối năm.
Nhung trong một tiết học cụ thể cần vận dụng các nguyên tắc và hình thức đánh giá sau đây để
có hiệu quả cao.
Dạng câu hỏi để đánh giá gồm có kiểm tra nói và kiểm tra viết.
- Kiểm tra nói:
+ Kiểm tra vấn đáp.
+ Thuyết trình.
- Kiểm tra viết:
+ Tự luận
+ Loại câu trắc nghiệm khách quan.
+ Loại câu trắc nghiệm đúng – sai.
+ Loại câu trắc nghiệm ghép đôi.

+ Loại câu trắc nghiệm điền khuyết…
IV-Thuận lợi và khó khăn
1-Thuận lợi:
-Học sinh được làm quen với nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau.
-Bám sát được mục tiêu của từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học
-Các câu hỏi ở dạng bài tập và bài viết sẽ giúp đo được khả năng và mức độ thực hiện
của từng hs.
2-Khó khăn :
-Bài kiểm tra, bài thi chưa thể hiện được nhũng kiến thức hs nhớ trong sgk , tài lệu.
-Bài kiểm tra bài thi chưa thể hiện được tất cả kiến thức mà các em đã được học trong
nhà trường, đánh giá chỉ dựa trên chỉ tiêu điểm số của hs.
-Trong nhiều trường hợp hs phải làm quá nhiều bài kiểm tra nên ít có cơ hội học tập
và phát triển toàn diện.
-Học sinh chỉ học những gì sẽ kiểm tra, thi.Nếu các em biết chỉ kiểm tra một lượng
kiến thức nhất định thì các em sẽ không quan tâm đến những nội dung khác.
-Khó quan tâm được nhiều đến môi trường học tập của học sinh.
V-Hướng khắc phục:
-Cần tăng cường các hình thức kiểm tra ,đánh giá khác nhau như: Đánh giá qua quan
sát , trao đổi, thảo luận; qua tự học, chuẩn bị tìm tư liệu,…
-Chú trọng hướng dẫn hs phát triển khả năng vá thói quen tự đánh giá .

Người viết
Nguyễn Thị Thanh Nga


Chuyên đề xây dựng đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học tập của học sinh

Ngày đăng:20/07/2020 - 13:52

Chuyên đề :

Xây dựng đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học tập của học sinh

I. Đặt vấn đề:

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ.

Trên thực tế, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THCS hiện nay còn phiếm diện, chưa bám sát mục tiêu giáo dục, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, cần được tiếp tục cải tiến, hoàn thiện. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trước hết cần tập trung thực hiện qua việc tổ chức kiểm tra thường xuyên liên tục (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút trở lên). Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau; đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo. Quán triệt tinh thần đó, tôi đã thực hiện thảo luận hướng dẫn đổi mới kiểm tra, đánh giá ở các môn học đặc biệt là môn Toán bậc THCS.

II. Phần nội dung :

  1. Nội dung đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh:

Kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học nhằm giúp học sinh tiến bộ. Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là quá trình kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp học sinh biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức – kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức – kĩ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học. Và khi nói đến đánh giá là vì sự tiến bộ của học sinh thì đánh giá phải làm sao để học sinh không sợ hãi, không bị thương tổn để thúc đẩy học sinh nỗ lực. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh còn có nghĩa là sự đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân đã đặt ra. Cần nhận thức rằng đánh giá là một quá tŕnh học tập, đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy và học. Không chỉ GV biết cách thức, các kĩ thuật đánh giá học sinh mà quan trọng không kém là học sinh phải học được cách đánh giá của GV, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có như vậy, học sinh mới tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào, đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp hình thành năng lực của học sinh, cái mà chúng ta đang rất mong muốn.

Kế hoạch đổi mới kiểm tra, đánh giá phải được xác định từ đầu năm học, đầu học kì. Việc đánh giá kết quả bài học (hay một chương, một phần chương trình,…) cần được tính đến ngay từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp học sinh và giáo viên nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Nội dung kiểm tra, đánh giá phải toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kĩ năng và phương pháp, không phải chỉ yêu cầu tái hiện lại kiến thức và kĩ năng.

Cần khắc phục thói quen khá phổ biến là trong khi chấm bài kiểm tra giáo viên chỉ chú trọng việc cho điểm, ít có những lời phê nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm của học sinh khi làm bài, không mấy quan tâm đến việc ra những quyết định sau khi kiểm tra nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những lỗ hỏng kiến thức của học sinh, giúp đỡ riêng đối với học sinh yếu – kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Mặt khác, cần có biện pháp hướng dẫn học sinh tự đánh giá, có thói quen đánh giá lẫn nhau.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra truyền thống, giáo viên cần tìm hiểu, áp dụng thử và phát triển các phương pháp trắc nghiệm khách quan (câu đúng – sai, câu nhiều lựa chọn, câu ghép đôi, câu điền khuyết,… ), nhận rõ những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này, sử dụng phối hợp, hợp lí với các phương pháp kiểm tra truyền thống.

2. Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh:

    1. Yêu cầu của đề kiểm tra (Câu hỏi kiểm tra):

- Nội dung phải đảm bảo đơn vị kiến thức (chuẩn kiến thức)

- Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở mức độ đã được qui định trong chương trình môn học.

- Đảm bảo tính chính xác, khoa học

- Phù hợp với thời gian kiểm tra

- Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh.

    1. Tiêu chí của đề (Câu hỏi):

- Nội dung không nằm ngoài chương trình

- Nội dung rải ra trong bài học, tiết học, từng chương, từng học kì

- Câu hỏi trong đề (bài) phân tỉ lệ phù hợp giữa câu hỏi khách quan và câu hỏi tự luận (Trắc nghiệm 40%, tự luận 60%).

+ Đổi mới kiểm tra miệng (từ 5 – 10 phút) mức độ nhận biết, thông hiểu

+ Đổi mới kiểm tra 45 phút không ít hơn 5 câu

+ Đổi mới kiểm tra 90 phút không ít hơn 10 câu

- Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của môn Toán đảm bảo: Nhận biết 20%; thông hiểu 50%; vận dụng 30%.

- Câu hỏi của đề được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề.

- Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho nó.

- Trọng số điểm dành cho những câu hỏi đánh giá cấp độ nhận biết 3 điểm, thông hiểu 4 điểm, vận dụng 3 điểm.

    1. Quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của một chủ đề :

Trong đánh giá kết quả học tập, cần hướng vào mục đích tìm được nội dung nào học sinh đã nắm vững, nội dung nào học sinh còn mơ hồ và mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được qui định trong chương trình giảng dạy đến đâu. Qui trình biên soạn gồm:

Bước 1: Xây dựng các chủ đề của bộ môn đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực HS.

Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề theo chương trình hiện hành trên quan điểm mới là định hướng phát triển năng lực HS.

Bước 3: Xác định các loại câu hỏi/bài tập theo hướng đánh giá năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) của HS trong chủ đề/nội dung theo đặc thù của bộ môn. Mô tả các mức yêu cầu cần đạt theo hướng chú trọng đánh giá kĩ năng thực hiện của HS.

Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập minh họa cho các mức độ đã mô tả. Với mỗi mức độ/loại câu hỏi/bài tập cần biên soạn nhiều câu hỏi/bài tập để minh họa. Sắp xếp câu hỏi của đề theo nội dung, hình thức và mức độ khó tăng dần.

+ Các yêu cầu đối với câu hỏi có nhiều lựa chọn:

– Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;

– Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;

– Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;

– Hạn chế trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;

– Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;

– Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;

– Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức thường sai lệch của học sinh;

– Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;

– Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;

– Mỗi câu hỏi chỉ có duy nhất một đáp án đúng;

– Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.