Kỹ sư thiết kế cơ khí là gì

Công việc của kỹ sư cơ khí là gì? Được gọi là “linh hồn” của ngành cơ khí, kỹ sư cơ khí là những người làm công việc thiết kế, lắp đặt hoặc gia công máy móc; phụ trách việc bảo trì, vận hành và sửa chữa thiết bị cơ khí.

Kỹ sư cơ khí là gì?

Cơ khí được xem là một trong những lĩnh vực nền tảng của công nghiệp hiện đại. Dự kiến trong những năm tới ngành cơ khí sẽ phát triển nhanh chóng nhằm thúc đẩy nền kinh tế công nghiệp hóa, tự động hóa. Do đó, kỹ sư cơ khí có vị trí quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất và được xem là công việc có nhiều cơ hội, triển vọng nghề nghiệp.

Được gọi là “linh hồn” của ngành cơ khí, kỹ sư cơ khí là những người làm công việc thiết kế, lắp đặt hoặc gia công máy móc; phụ trách việc bảo trì, vận hành và sửa chữa thiết bị cơ khí.

Họ cũng có thể là những người đảm nhận vai trò quản lý, điều hành kỹ thuật tại những đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí. Nhiều sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đều có bàn tay thiết kế, chế tạo của kỹ sư cơ khí từ xe máy, ô tô, điều hòa, lò vi sóng… cho đến máy bay, rô bốt…

Nhiệm vụ của kỹ sư cơ khí là gì?

Thiết kế, thi công các sản phẩm cơ khí

Các kỹ sư cơ khí có thể thiết kế một bộ phận, một thiết bị, một hệ thống hoặc một quy trình. Họ trực tiếp tham gia quá trình thiết kế, phân tích bản vẽ sản phẩm. Đồng thời, họ thực hiện gia công và giám sát quá trình này, sửa chữa các lỗi sai cho đến khi sản phẩm hoàn thiện theo đúng thiết kế.

Lắp đặt, vận hành thiết bị

Bên cạnh việc chế tạo các sản phẩm máy móc, kỹ sư cơ khí còn đảm nhiệm công việc lắp đặt và vận hành một số thiết bị, máy móc ở các nhà xưởng, công trình… Họ cũng sẽ phụ trách việc theo dõi quá trình vận hành các dây chuyền sản xuất đã lắp đặt.

Xem Thêm: Việc Làm, Tuyển Dụng Cơ Khí tại Careerlink

Sửa chữa, bảo trì

Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các kỹ sư cơ khí. Thậm chí, sửa chữa, bảo trì là công việc thường làm nhất của họ. Bởi vì để hoạt động tốt, tất cả các máy móc thiết bị đều cần được thường xuyên kiểm tra, bảo trì cũng như sửa chữa nếu có hư hỏng.

Nghiên cứu giải pháp

Để phục vụ nhu cầu cuộc sống và nâng cao hiệu quả sản xuất, kỹ sư cơ khí luôn tìm tòi, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động, công suất, tính năng… của máy móc, thiết bị.

Ngoài những nhiệm vụ trên, họ còn phụ trách việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân; làm các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.

Cần những tố chất gì để trở thành kỹ sư cơ khí?

Muốn có hành trình nghề nghiệp suôn sẻ, bạn cần biết những tố chất để trở thành kỹ sư cơ khí là gì. Nếu bạn có các đặc điểm sau đây, công việc của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Yêu thích máy móc, kỹ thuật cơ khí

Kỹ sư cơ khí là công việc đòi hỏi trình độ, kỹ năng tập trung cao cũng như sự tâm huyết và cống hiến. Do đó, bạn cần niềm đam mê để duy trì công việc, vượt qua thử thách và khó khăn. Bạn hãy nhớ, kỹ sư là những con người tài năng. Họ là những người đã chế tạo ô tô, tìm ra cách máy bay, cách đi lên mặt trăng và tạo ra các phần mềm thông minh. Hãy tự hào với nghề nghiệp của bạn và rèn luyện tư duy tích cực nếu muốn trở thành một kỹ sư cơ khí giỏi.

Luôn tìm tòi, phát hiện về mặt kỹ thuật

Một trong những tố chất cần có của kỹ sư cơ khí là sự ham thích tìm tòi. Bạn có thể dành thời gian nghiên cứu, sửa chữa những vật dụng trong gia đình như xe máy, ô tô, các thiết bị… Càng học hỏi, mày mò thì tay nghề lại càng được nâng cao và mức độ hoàn thành công việc càng tốt.

Kiến thức toán học tốt, tư duy logic

Kỹ sư cơ khí phải hiểu về cách thức hoạt động của máy móc thì mới có thể vận hành và kịp thời bảo trì, sửa chữa. Họ cũng cần phải tính toán chính xác các thông số kỹ thuật tránh xảy ra sai sót trong khi vận hành máy móc. Điều này đòi hỏi người kỹ sư cơ khí phải có tư duy logic và năng khiếu về toán học.

Trình độ chuyên môn

Thông thường để trở thành kỹ sư cơ khí, bạn phải tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, chế tạo máy. Hiện nay có khá nhiều trường đào tạo kỹ sư cơ khí như: Đại học công nghệ đại học quốc gia Hà Nội; Đại học công nghệ Sài Gòn; Đại học Nguyễn Tất Thành; Đại học Bách Khoa Hà Nội; Đại học công nghiệp Hà Nội; Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM; Đại học Bách Khoa – đại học học quốc gia TPHCM; Đại học công nghiệp TPHCM…

Cẩn thận, kiên trì

Khi nói đến tố chất của kỹ sư cơ khí là gì, chắc chắn không thể thiếu tính cẩn thận, chú ý đến chi tiết. Vì sao vậy? Để làm việc an toàn với máy móc bạn cần phải hết sức cẩn thận để tránh những tai nạn lao động có thể xảy ra. Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì bởi với máy móc, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể khiến chúng ngưng vận hành. Ngoài ra, nếu phải sửa chữa máy móc thiết bị, bạn cũng cần sự kiên trì mới tìm ra lỗi để khắc phục.

Khả năng làm việc nhóm

Thông thường, chế tạo hoặc gia công một sản phẩm cơ khí cần sự hợp lực của nhiều người. Kể cả khi bạn nắm giữ vị trí quan trọng nhất, bạn vẫn cần người khác giúp đỡ để hoàn thành các công đoạn khác nhau của sản phẩm. Vì thế, kỹ sư cơ khí phải có khả năng làm việc theo nhóm, biết lắng nghe tích cực và đặt mục tiêu chung lên trên tất cả.

Cơ hội việc làm của kỹ sư cơ khí

Xã hội ngày càng hiện đại, con người càng tận dụng máy móc để tăng hiệu quả, sản lượng công việc và phục vụ đời sống hàng ngày. Nhu cầu việc làm trong lĩnh vực cơ khí ngày càng tăng cao. Kỹ sư cơ khí có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Làm việc trong các nhà máy, doanh nghiệp

Bạn có thể làm việc với tư cách là kỹ sư thiết kế, kỹ sư điều hành công nghệ, kỹ sư giám sát… trong các nhà máy sản xuất, các công ty chế tạo, sửa chữa đóng tàu, doanh nghiệp dệt may, thực phẩm, năng lượng, doanh nghiệp điện tử…

Làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học

Bạn cũng có thể trở thành cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy, để truyền tải những kiến thức về cơ khí tới học sinh, sinh viên đang theo học ngành này. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội tham gia nghiên cứu rồi sau đó chuyển giao kết quả cho các cơ sở sản xuất, ứng dụng. Là cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy, bạn có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề…

Bạn có thể trở thành cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ tại viện nghiên cứu hay các trung tâm. Vị trí này bao gồm việc tư vấn hoặc chuyển giao các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, các sản phẩm công nghệ chất lượng, hiệu quả nhất cho các nhà máy, xí nghiệp…

Làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam

Bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp cơ khí nước ngoài với quy mô lớn, có trụ sở đặt tại Việt Nam. Nếu đây là mục tiêu của bạn, đừng quên trau dồi thêm kỹ năng ngoại ngữ.

Làm việc ở nước ngoài

Ngoài ra, nếu bạn có điều kiện và mong muốn ra nước ngoài làm việc, thì ngành kỹ sư cơ khí là lựa chọn đầy triển vọng dành cho bạn. Một trong những thị trường phổ biến và hấp dẫn nhất là Nhật Bản với các cơ hội phong phú ở nhiều lĩnh vực như: thiết kế và chế tạo cơ khí, cơ khí chế tạo máy, kỹ thuật gia công tạo hình, cơ điện tử, công nghệ tự động, cơ khí ô tô, kỹ thuật nhiệt lạnh…

Tại thị trường lao động Việt Nam hiện nay, mức lương của kỹ sư cơ khí dao động từ 5 triệu (đối với sinh viên mới tốt nghiệp) đến hơn 30 triệu đồng/tháng. Để tìm việc làm kỹ sư cơ khí, hãy truy cập CareerLink.vn để tìm hiểu thêm thông tin.

Vậy là bạn đã biết được công việc cũng như kỹ năng cần có của kỹ sư cơ khí là gì rồi phải không? Bạn có thấy mình thích hợp với ngành nghề này?

Kỹ sư thiết kế cơ khí cần những gì?

5 kỹ năng cần có của một kỹ sư thiết kế cơ khí.

Kỹ năng vẽ Autocad..

Kỹ năng vẽ kỹ thuật cơ khí.

Kỹ năng quản lý và trình bày bản vẽ.

Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ.

Kỹ năng vẽ tách chi tiết..

Tổng kết kỹ năng cần có của một kỹ sư thiết kế cơ khí.

Kỹ sư thiết kế cơ khí lương bao nhiêu?

Hầu hết Kỹ sư cơ khí nhận lương từ 6.763.303 ₫ đến 8.027.846 ₫ mỗi tháng vào 2023. Mức lương hàng tháng cho Kỹ sư cơ khí ở vị trí khởi điểm dao động từ 6.763.303 ₫ đến 11.245.079 ₫. Sau khi có 5 năm kinh nghiệm làm việc, thu nhập của họ sẽ nằm trong khoảng từ 9.032.113 ₫ đến 16.583.606 ₫ mỗi tháng.

Ngành kỹ thuật cơ khí cần học những môn gì?

Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí sẽ được học các môn chuyên ngành tiêu biểu như: Hình họa – vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, nguyên lý – chi tiết máy, cơ học lưu chất, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, công nghệ kim loại, cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính, điều khiển tự động, ...

Thiết kế cơ khí là ngành gì?

Thiết kế cơ khí là quá trình tạo ra các thiết bị, máy móc và hệ thống cơ khí bằng cách sử dụng các nguyên lý cơ khí, kỹ thuật và kỹ năng thiết kế.