Làm sao để trở thành người hiểu biết rộng

Trí thông minh không phải chỉ là bẩm sinh, mà nó cũng trải qua một quá trình rèn luyện để ngày càng phát triển hơn. Vậy phải làm thế nào để rèn luyện trí thông minh? Đó không phải là một câu hỏi quá khó, vì có khá nhiều cách để rèn luyện bộ não và trí thông minh của chúng ta. Nhưng vấn đề là bạn có kiên trì rèn luyện và biến chúng thành thói quen mỗi ngày hay không.

1. Hãy có 10 ý tưởng mỗi ngày

Làm sao để trở thành người hiểu biết rộng

Hãy luôn có ý tưởng trong đầu, hãy nghĩ về một cách kinh doanh nào đó mới mẻ, nghĩ về ý tưởng cho một bộ phim … Bất kể ý tưởng đó của bạn điên rồ như thế nào, nhưng đó là cách để bộ não của bạn “tập thể dục”. Cũng giống như cơ bắp, nếu bạn muốn nó phát triển thì hãy tập thể dục mỗi ngày. Biết đâu đấy bạn lại nảy ra một ý tưởng startup mới và thay đổi cuộc sống của chính mình.

2. Đọc báo

Đọc báo để tiếp thu thêm kiến thức và cập nhật tình hình thế giới xung quanh chúng ta. Bạn cũng sẽ học được cách để phân tích sự việc theo ý kiến cá nhân của mình và xâu chuỗi các sự kiện. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ có nhiều câu chuyện để nói với bạn bè của mình hơn.

3. Đọc một chương trong một cuốn tiểu thuyết

Làm sao để trở thành người hiểu biết rộng

Khác với việc đọc báo để cập nhật tin tức, việc đọc tiểu thuyết giúp rèn luyện trí tưởng tượng của bạn. Mục tiêu là đọc một cuốn sách trong một đến hai tuần, bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt rõ rệt sau khi đọc xong một cuốn tiểu thuyết.

4. Xem những video truyền cảm hứng

Bạn muốn thay đổi bản thân và những thói quen thường ngày? Hãy thay đổi từ trong suy nghĩ của mình bằng cách xem những video truyền cảm hứng của các nhà diễn giả nổi tiếng thế giới. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những video về các cuộc hội thảo TED hay các video của Khan Academy, chúng sẽ giúp bạn thay đổi cách nhìn của bản thân và giúp bạn có thêm quyết tâm để thay đổi.

5. Học thêm những kiến thức mới không phải từ sách vở

Làm sao để trở thành người hiểu biết rộng

Với sự phát triển của internet hiện nay, có rất nhiều cách để chúng ta có thể tiếp thu thêm các kiến thức mới mà không cần đến sách vở. Facebook có thể là một nguồn kiến thức rất lớn nếu biết khai thác. Ví dụ như bạn có thể follow các fanpage khoa học, tham gia vào một group khoa học để có thể học thêm các kiến thức khoa học mới. Và tất nhiên việc học trên Facebook sẽ thú vị hơn học với sách vở khô khan rất nhiều.

6. Chia sẻ những gì bạn biết với những người khác

Đừng ngại chia sẽ những kiến thức và ý kiến của bạn với những người khác, ngay cả trên internet hay ngoài đời thực. Nó sẽ giúp bạn củng cố các kiến thức mình có được, cũng như biết được những điểm mà bản thân còn thiếu sót qua góp ý của những người khác.

7. Lập danh sách những kỹ năng bạn cần ngay bây giờ và danh sách những gì bạn sẽ học trong tương lai

Làm sao để trở thành người hiểu biết rộng

Luôn học tập những kiến thức mới là điều cần thiết, tuy nhiên bạn cũng cần phải có cách học thật thông minh. Đó là ưu tiên những kỹ năng mà bạn cần ngay bây giờ cho công việc hay lĩnh vực mà bạn đang theo học. Việc lập danh sách quan trong và cần thiết hơn rất nhiều so với bạn nghĩ. Nó giúp bạn theo sát được kế hoạch mà mình đặt ra và biết tiếp theo bạn sẽ cần phải làm gì.

8. Lập thêm một danh sách những việc bạn đã làm được

Vào cuối mỗi ngày, hãy viết ra những gì bạn đã làm được. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy mình đang tiến bộ nhiều hơn và có thêm động lực để tiếp tục cố gắng. Nó cũng giúp bạn biết được mình đang ở đâu và còn phải phấn đấu những gì.

9. Tập thể dục để trí não luôn thoải mái

Làm sao để trở thành người hiểu biết rộng

Tập thể dục như chạy bộ không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe, mà theo các nghiên cứu khoa học thì nó còn giúp trí não của chúng ta được thoải mái và sáng suốt hơn. Bên cạnh đó, có một sức khỏe tốt là điều cần thiết để bạn theo đuổi những công việc trong danh sách của mình.

10. Theo học một khóa học trực tuyến

Trong khi học một điều gì mới, thì có người hướng dẫn luôn giúp bạn tiếp thu và hiểu nhanh hơn là tự học một mình. Việc học ngày nay cũng đơn giản hơn rất nhiều, vì bạn không cần đến lớp mà chỉ cần tham gia vào một khóa học trực tuyến nào đó trên internet. Hãy chắc chắn rằng mình không bị quá tải, do đó bạn chỉ cần học khoảng 2-3 buổi một tuần. Bạn có thể chọn các khóa học về ngoại ngữ, kỹ năng mềm hay cũng có thể là kiến thức chuyên môn công việc, thậm chí là nấu ăn. Bất kỳ một kiến thức mới nào mà bạn học được cũng là một cách để rèn luyện trí não.

11. Nói chuyện với một người nào đó mà bạn cảm thấy thú vị

Làm sao để trở thành người hiểu biết rộng

Bạn cũng có thể học từ những người xung quanh mình, bằng cách nói chuyện với họ về các chủ đề thú vị của xã hội. Thậm chí là việc trò chuyện với người lạ đôi khi cũng giúp bạn mở rộng kiến thức của mình rất nhiều.

12. Luôn đặt câu hỏi cho mọi vấn đề

Việc luôn đặt nghi vấn đối với một vấn đề nào đó sẽ giúp thúc đẩy trí não của bạn hoạt động để trả lời câu hỏi đó. Hãy tự hỏi bản thân mình từ những vấn đề rất đơn giản như tại sao người ta lại làm như vậy, cho đến những thứ to lớn hơn như vì sao nhà tỷ phú kia có thể kiếm được nhiều tiền như thế.

13. Chơi những game trí tuệ

Làm sao để trở thành người hiểu biết rộng

Không phải cứ ngồi học 24/24 là tốt, hãy dành thời gian để giải trí bằng những tựa game trí tuệ như cờ vua, giải ô chữ, sudoku … Những trò chơi đơn giản này cũng là một cách hữu ích để rèn luyện trí thông minh.

14. Dành thời gian để không làm gì cả

Nghe có vẻ khá khó hiểu, nhưng hãy dành thời gian để không làm gì cả và ngồi im lặng. Giống như việc ngồi thiền, nó sẽ giúp trí óc của bạn sáng suốt hơn và có thêm những cảm hứng mới.

15. Tìm một niềm đam mê

Hãy tìm cho mình một sở thích và tìm hiểu về nó, nếu bạn vẫn chưa tìm ra cho mình một sở thích thực sự cũng đừng ngần ngại mà thử qua nhiều sở thích khác nhau để tìm cho mình một niềm đam mê đích thực. Vì sao theo đuổi đam mê lại giúp bạn thông minh hơn? Vì nó tạo động lực để bạn dành thời gian và tìm hiểu về nó, giúp trí não của bạn luôn vận động khi học hỏi một điều mới mẻ.

Tham khảo: BI

  • Tuyển sinh
  • Dạy con
  • Tin tức Giáo dục


 
sự kiện Quiz

Hú vía cú tạt đầu của xe buýt vào xe đầu kéo trên Xa lộ Hà Nội

Thông tin doanh nghiệp

Không có mánh khóe bí mật hay phương pháp kỳ diệu nào giúp bạn trở thành người hiểu biết. Cũng không có riêng một cách duy nhất nào để có hiểu biết. Kiến thức có nhiều khía cạnh bao gồm các kỹ năng mà bạn học từ sách vở để hiểu được phương pháp xây dựng hoặc khởi tạo, để biết cách quản lý tài chính của bản thân, và để cộng hưởng với mẹ thiên nhiên.

4 Phần:

  • Bắt đầu thu thập Kiến Thức 
  • Thu nhận Kiến Thức Thực Tế 
  • Thu nhặt Kiến Thức từ Sách Vở 
  • Tiếp tục việc Học

PHẦN 1 : BẮT ĐẦU THU THẬP KIẾN THỨC 

Giữ cho tâm hồn luôn rộng mở :

Việc học thường thử thách những giả định hoặc phản ứng bẩm sinh nhằm loại bỏ những ý tưởng trái chiều với ý tưởng của chúng ta. Đừng tự động bỏ qua kiến thức gì đó chỉ vì nó không hài hòa với tầm nhìn hiện tại về thế giới của bạn.

Hiểu được sự thiên vị của bản thân. Thiên vị, hay hành động chỉ dựa vào một cách suy nghĩ nhất định, xuất phát từ quá trình bạn được nuôi nấng – cả ở nhà và trong xã hội – hình thành nên lòng tin cốt lõi của bạn.

Bạn cần nhận thức được rằng ai cũng có điểm nhìn của riêng họ, đó là kết quả của quá trình trưởng thành cùng với những kinh nghiệm trong quá khứ, và mỗi điểm nhìn lại áp dụng trong hoàn cảnh cuộc sống của riêng người đó.

Bạn cũng cần hiểu thêm rằng nhận thức về thực tại của mỗi người sẽ được tô điểm bằng sự thiên vị và nó không thực sự đúng với hiện thực. Có một cách để giảm bớt những tác động của sự thiên vị chính là học chấp nhận những điểm nhìn khác biệt và nhìn nhận chủ quan những sự thiên vị thay đổi bằng chính ý thức của mình.

Khi bạn mở rộng kiến thức cho bản thân, dù là bằng hình thức cơ bản nhất, bạn sẽ phải xem xét lại những ý kiến của mình và cách bạn làm mọi việc.

Học cách sai lầm. Như bạn đã tìm hiểu, bạn sẽ đối mặt với những con người và những tình huống trong đó bạn là người làm sai. Và bạn nên coi đó là kinh nghiệm để học tập.

 

Làm sao để trở thành người hiểu biết rộng

Bạn có đang cần có kiến thức cực kỳ cụ thể về mã chữ viết không? Bạn có mong muốn trở thành nhà sử học chuyên về Trung Đông thời kỳ Trung cổ không?

Hay bạn có đang cố gắng mở rộng kiến thức nền để có thể vừa có thể sửa thiết bị gia đình lại vừa kiến thức đến tận thời kỳ Hy Lạp cổ đại hay không?

Bất cứ kiến thức nào hay hoàn bộ kiến thức đều có thể dành cho bạn học hỏi. Kiến thức không đơn giản chỉ là vấn đề đi học đại học.

Với những kiến thức đã được khái quát hóa bạn sẽ muốn tập trung vào bề rộng hơn chiều sâu. Bạn nên đọc và thử nghiệm thật nhiều. Nói chuyện với càng nhiều người về càng nhiều chủ đề càng tốt.

Với những kiến thức cụ thể, bạn sẽ cần tập trung vào chiều sâu của thông tin hoặc kỹ năng mình mong muốn đạt được. Có nghĩ là bạn cần đọc về chủ đề, nói chuyện với các chuyên gia trong lĩnh vực đó và nhiều cách thực hành thực tế khác nữa.

Học hỏi những lĩnh vực không phải của mình yêu thích nhất. Bạn có thể sẽ tìm thấy những sở thích và mối quan tâm mới mà bản thân chưa từng nghĩ đến.

Điều này cũng có nghĩa là bạn cần vượt ra khỏi phạm vi cộng đồng của mình. Nên xem trên bảng thông báo của địa phương (thường treo ở thư viện hoặc cửa hàng bách hóa) hoặc trên trang web của địa phương. Bạn có thể tiếp cận rất nhiều cơ hội học tập: lớp học khiêu vũ, hỗ trợ kinh tế, kịch cộng đồng. Đó là cách rất tốt để bạn bắt đầu học tập.

Làm sao để trở thành người hiểu biết rộng

Đừng sợ thất bại.

Trên tất cả, đây chính là lời khuyên quan trọng nhất trong quá trình học tập để trở nên hiểu biết. Bạn không thể biết mọi thứ và bạn có thể thu nhận thông tin và sự việc sai. Hãy ghi nhận sai lầm đó và học hỏi từ chúng để có thêm kiến thức và ghi nhớ tốt hơn những thông tin chính xác.

Kiểm tra lại những việc mình làm sai và đưa ra giải pháp từ đó bạn có thể có cách hành xử khác trong hoàn cảnh sau này. Từ đó bạn còn được chuẩn bị và thể hiện được rằng mình đang tích lũy kiến thức một cách nghiêm túc.

Đôi khi bạn sẽ làm sai, đặc biệt khi mới bắt đầu. Sự việc như vậy sẽ khiến bạn e dè để có thể giữ cho tâm hồn mình được rộng mở. Bạn nên chấp chận thất bại, học từ sai lầm đó và tiếp tục làm việc chăm chỉ.

( wikihow )

(  → Thu nhận Kiến Thức Thực Tế → Thu nhặt Kiến Thức từ Sách Vở → Tiếp tục việc Học )