Lệnh PS trong chứng khoán là gì

Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.

Công thức tính như sau:

Giá cổ phiếu P/B = ----------------------------------------------

Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ

Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ đồng, tổng nợ 150 tỷ đồng, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ. Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau:

P/B = 75.000/25.000 = 3

Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).

Ý nghĩa của chỉ số này thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó.

Công thức tính chỉ số P/E:

Giá thị trường của cổ phiếu P/E = ----------------------------------------------

Thu nhập trên một cổ phiếu

Ví dụ: Giả sử giá thị trường tại thời điểm 31/12/2020 của cổ phiếu X là 22.000 đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong năm của công ty này là 2.000 đồng. Như vậy, P/E của cổ phiếu X là 11.

Đối với các nhà đầu tư, P/B và P/E đều là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.

Nếu cổ phiếu của một doanh nghiệp có thị giá thấp hơn giá trị ghi sổ (P/B < 1), về mặt lý thuyết, bạn có thể mua tất cả cổ phiếu đang lưu hành của công ty, thanh lý tài sản và kiếm được lợi nhuận vì tài sản ròng có giá trị cao hơn vốn hóa cổ phiếu.

Nhưng không hẳn lúc nào điều này cũng là món hời. Một cổ phiếu duy trì P/B<1,>

Tuy nhiên, cũng có thể doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục (của một chu kỳ kinh doanh), kết quả kinh doanh dần cải thiện, lợi nhuận gia tăng, giúp giá trị sổ sách tăng lên, tốc độ tăng nhanh hơn thị giá cổ phiếu. Lúc này, có thể thị trường chưa đánh giá đúng giá trị công ty, cổ phiếu có tiềm năng tăng giá.

Với doanh nghiệp có chỉ số P/B ở mức cao, điều này có thể do thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị sổ sách doanh nghiệp.

Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.

Với P/E, nếu chỉ số này cao, điều này có thể là sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.

Nhưng ngược lại, cũng có khả năng thị giá cổ phiếu đã tăng quá nhanh so với tốc độ tăng của hoạt động kinh doanh, dẫn tới P tăng nhanh hơn E, đẩy tỷ lệ này lên cao. Trong trường hợp này, có thể giá cổ phiếu đã bị thổi phồng quá mức.

Thực tế là bất cứ nhà đầu tư nào cũng đều quá quen thuộc với chỉ số P/E bởi tính tiện dụng và phổ cập của nó. Nhưng với các doanh nghiệp đang thua lỗ chỉ số P/E sẽ là 1 số âm, do đó chỉ số này không còn ý nghĩa phân tích. Và dĩ nhiên là bạn không thể trả một mức giá nhỏ hơn 0 cho doanh nghiệp đó.

Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi:

Nếu doanh nghiệp thua lỗ nên sử dụng chỉ số nào để thay thế P/E?

Bạn cần 1 chỉ số khác để đánh giá doanh nghiệp và chỉ số P/S là một chỉ số hiệu quả để đánh giá doanh nghiệp trong trường hợp này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chỉ số P/S là gì? cách tính cũng như cách sử dụng chỉ số P/S trong phân tích cổ phiếu.

Chỉ số P/S là chỉ số định giá đo lường mức giá thị trường trả cho phần doanh thu trên mỗi cổ phần. Hay nhà đầu tư đang trả bao nhiêu cho 1 đồng doanh thu từ doanh nghiệp. Chỉ số P/S được các nhà phân tích sử dụng để xác định giá trị tương đối của cổ phiếu so với quá khứ và so với doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

Lệnh PS trong chứng khoán là gì

Khái niệm chỉ số P/S

Xem thêm: 

Bạn có thể dễ dàng tính chỉ số P/S của một doanh nghiệp với 3 dữ liệu đầu vào cơ bản sau đây:

  • Thị giá cổ phiếu là mức giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường.
  • Doanh thu thuần của năm tài chính mà bạn sử dụng để tính chỉ số.
  • Khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

Lưu ý: 

Khối lượng cổ phiếu khi bạn sử dụng trên các trang tin này là khối lượng cổ phiếu đang lưu hành chưa tính bình quân.

Để chính xác nhất bạn cần sử dụng khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành đã từng hướng dẫn cách tính trong bài “Chỉ số EPS là gì?”.

Từ các dữ liệu đã thu thập, chỉ số P/S được tính theo công thức sau đây:

Lệnh PS trong chứng khoán là gì

Công thức tính chỉ số P/S

hay 

Lệnh PS trong chứng khoán là gì

Công thức tính chỉ số P/S

Ưu nhược điểm của chỉ số P/S

Ưu điểm

  • Doanh thu ít bị bóp méo hơn so với lợi nhuận. Nên chỉ số P/S sẽ có tính chính xác hơn
  • Có thể dùng định giá cả những công ty làm ăn thua lỗ. (khác với chỉ số P/E)
  • Vì doanh thu biến động thấp hơn lợi nhuận nên P/S sẽ ổn định, điều này khác với chỉ số P/E
  • Đối với công ty khởi nghiệp (Bạn có coi chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ chứ?), thì P/S được xem là chỉ số đáng tin cậy hơn rất nhiều so với chỉ số P/E

Nhược điểm

  • Bản chất của kinh doanh là lợi nhuận và dòng tiền. Dù doanh thu nhiều và tăng trưởng cao nhưng thu không bù chi trong dài hạn, thì lợi nhuận sẽ âm, công ty sẽ bị phá sản. Do đó công ty chỉ có doanh thu thôi, thì không có ý nghĩa.
  • Thực tiễn ghi nhận doanh thu, do cách hoạch toán
  • Chỉ số P/S có thể cung cấp cho chúng ta về bán hàng nhưng không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty

Ý nghĩa của chỉ số P/S, Chỉ số P/S nói lên điều gì?

Ý nghĩa của chỉ số P/S thấp

  • Cổ phiếu đang bị định giá thấp
  • Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh, lợi nhuận âm…)
  • Doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp, mức cạnh tranh yếu

Ý nghĩa của chỉ số P/S cao

  • Cổ phiếu đang định giá cao.
  • Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
  • Doanh nghiệp có thể có biên lợi nhuận gộp cao, lợi thế cạnh tranh cao.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thêm những kiến thức trong giao dịch đầu tư. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Xem thêm các bài viết: 

KIẾN THỨC-FOREX, NGOẠI HỐI

Các chỉ số như P/S, P/E, P/B,… là những chỉ số tài chính được các nhà đầu tư sử dụng thường xuyên để phân tích và định giá cổ phiếu. Trong đó, chỉ số P/S là một chỉ số quan trọng có thể đánh giá chính xác được tình hình thực tế của doanh nghiệp trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt là khi các chỉ số định giá còn lại không còn hiệu quả. Sau đây, hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số P/S là gì cũng như cách ứng dụng chỉ số này trong định giá cổ phiếu doanh nghiệp nhé!

CHỈ SỐ P/S LÀ GÌ? CÁCH VẬN DỤNG CHỈ SỐ P/S TRONG CHỨNG KHOÁN

Chỉ số P/S là gì?

Chỉ số P/S (Price-To-Sales Ratio) được hiểu là chỉ số giá thị trường trên doanh thu ứng với mỗi cổ phiếu. Chỉ số này cho biết nhà đầu tư đang sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để mua 1 đồng doanh thu từ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông số này còn được các nhà phân tích sử dụng để so sánh giá trị tương đối của cổ phiếu ở hiện tại với giá trị của nó trong quá khứ hoặc so với giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

Cách tính Chỉ số P/S?

P/S = Giá trị thị trường/Doanh thu mỗi cổ phiếu

P/S = Tổng vốn hóa (Equity value)/ Tổng doanh thu thuần (Sales)

Trong đó: 

P (Price): Giá trị thị trường thời điểm hiện tại của một cổ phiếu (Giá đóng cửa)

S (Sale Per Share): Doanh thu trên mỗi cổ phiếu 

Doanh thu mỗi cổ phiếu = Tổng doanh thu thuần/ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

(Tổng doanh thu thuần là tổng doanh thu của 4 quý tài chính liền kề)

Như vậy, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tính được chỉ số P/S của một doanh nghiệp nào đó chỉ với 3 dữ liệu cơ bản là thị giá cổ phiếu, doanh thu thuần, khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành. Những dữ liệu này có thể dễ dàng tìm được trên các kênh thông tin tài chính.

Ví dụ cách tính chỉ số P/S

Một ví dụ vụ thể về cách tính chỉ số P/S của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) như sau:

Cách tính chỉ số P/S (Nguồn: s.cafef.vn)

Doanh thu trong 4 quý liền kề của HSC (Nguồn: s.cafef.vn)

Ta có: 

Giá CP: 49.2 (nghìn đồng)

KLCP đang lưu hành: 458 (triệu CP)

Vốn hoá thị trường: 22,512 (tỷ đồng)

Tổng doanh thu 4 quý gần nhất: 513 + 848 + 1161 + 1082 = 3,604 (tỷ đồng)

Doanh thu trên 1 cổ phiếu  = Tổng doanh thu 4 quý/ KLCP Lưu hành 

= 3,604/ 0.458 = 7.87 (nghìn đồng)

Từ đó: P/S = Giá 1 CP/ Doanh thu 1 CP = 49.2/ 7.87 = 6.25

hoặc P/S = Vốn hóa thị trường/Tổng doanh thu = 22,512/ 3,604 = 6.25

Vậy tức là thị trường đang trả 6.25 đồng cho mỗi đồng doanh thu mà HSC tạo ra.

Mối quan hệ giữa Chỉ số P/S và Chỉ số P/E

Trên thực tế, các nhà đầu tư và các nhà phân tích thường nhận định rằng, lợi nhuận có thể dễ dàng bị chỉnh sửa sai lệch hơn doanh thu rất nhiều. Lý do là vì bằng cách lợi dụng các khoản mục như khấu hao, lãi suất hay thuế, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thao túng lợi nhuận. Trong khi đó, doanh thu sẽ khó bị sai sót và có tính chính xác cao hơn vì thông tin doanh thu của các doanh nghiệp thường được công khai minh bạch và có thể bị kiểm tra chéo với các doanh nghiệp khác trong quá trình kiểm toán. Do vậy mà nhiều người đã cho rằng, có thể sử dụng P/S thay thế cho P/E. 

Tuy nhiên, nhận định đó là không đúng vì doanh thu khó bị thao túng nhưng không phải là không thể. Doanh nghiệp có thể ghi nhận doanh thu sớm trong khi thực tế chưa đem lại dòng tiền thực. Nhà đầu tư nên đánh giá kỹ chất lượng mục khoản phải thu trong bảng cân đối kế toán hay dòng tiền hoạt động kinh doanh trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ để nhận biết được đó có phải doanh thu thực hay không.

Từ những điều trên có thể thấy P/S và P/E là mối quan hệ song song, bổ trợ cho nhau. Khi biết sử dụng kết hợp hai chỉ số này với nhau, việc đánh giá doanh nghiệp sẽ được tối ưu hơn.

Mối quan hệ giữa P/S và P/E

Ưu, nhược điểm của Chỉ số P/S

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số P/S

Ưu điểm

  • P/S có tính chính xác và đáng tin cậy hơn so với  P/E vì doanh thu thường sẽ ít bị bóp méo hơn lợi nhuận.
  • Khi EPS quá biến động, P/S là một chỉ số tốt và ổn định hơn.
  • Chỉ số này đặc biệt hữu ích với các nhà đầu tư cá nhân vì họ thường bị hạn chế về mặt thông tin khi tìm kiếm tình hình tài chính của các doanh nghiệp.

Nhược điểm

  • P/S là phương pháp định giá đơn giản dựa vào doanh thu mà không đi sâu vào các yếu tố tiềm năng, tốc độ tăng trưởng hay các rủi ro của doanh nghiệp. Do đó, về bản chất, hệ số này không phản ánh được chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
  • Thực tế, chỉ số này có thể xảy ra sai lệch vì doanh thu sẽ dễ bị bóp méo trong quá trình hạch toán theo phương pháp ghi nhận doanh thu và chi phí. Vì vậy khi định giá doanh nghiệp, rất ít người sử dụng chỉ số này.
  • P/S chỉ có thể cung cấp cho thông tin về bán hàng nhưng không thể phản ánh sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các doanh nghiệp.

Ý nghĩa của Chỉ số P/S trong chứng khoán

Chỉ số P/S như thế nào là tốt?

Trong điều kiện doanh nghiệp đang phát triển trong chu kỳ ổn định, tăng trưởng tốt và doanh thu được duy trì thì:

Khi chỉ số P/S thấp

  • Phản ánh doanh nghiệp đang bị đánh giá thấp hơn so với thực tế.
  • Doanh nghiệp đang gặp rắc rối (tài chính, kinh doanh, lợi nhuận âm).
  • Doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp, mức cạnh tranh yếu.
  • Tuy nhiên, khi hệ số này thấp là dấu hiệu cho thấy đây có thể là cơ hội đầu tư tốt của các nhà đầu tư.

Khi chỉ số P/S cao

  • Phản ánh doanh nghiệp đang bị đánh giá quá cao so với giá trị thực.
  • Doanh nghiệp có triển vọng phát triển tốt trong tương lai.
  • Doanh nghiệp có khả năng đạt được biên lợi nhuận gộp cao và lợi thế cạnh tranh cao.
  • Ngược lại, khi hệ số này quá cao thì các nhà đầu tư không nên quyết định đầu tư vào doanh nghiệp này.

Các tiêu chí so sánh Chỉ số P/E

Như đã được đề cập ở trên, doanh nghiệp được cho là nên được đầu tư vào khi có chỉ số này ở mức thấp. Tuy nhiên, chỉ số ở mức bao nhiêu là thấp? Thực tế, không có con số cụ thể để xác định hệ số P/S của doanh nghiệp đó đang ở mức cao hay thấp. Để có kết quả khách quan và tối ưu nhất về mức độ cao thấp của P/S, nhà đầu tư nên so sánh chỉ số này với:

Việc so sánh với thông số P/S của các đối thủ cạnh tranh có cùng quy mô, cùng ngành trong điều kiện thị trường ổn định sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được P/S của doanh nghiệp mục tiêu có thật sự đang hấp dẫn hay đang tìm ẩn rủi ro.

Khi so sánh với trung bình ngành, nhà đầu tư sẽ đánh giá được doanh nghiệp mình đang quan tâm có tỉ số P/S đang ở mức cao hay thấp theo góc nhìn khách quan hơn. Bởi vì tuỳ từng nhóm ngành mà P/S trung bình của ngành sẽ ở mức cao thấp khác nhau. Vậy nên việc so sánh P/S của doanh nghiệp mục tiêu với trung bình ngành là cần thiết.

Trên thực tế, đánh giá tỉ số P/S thông qua quá khứ của doanh nghiệp đang cần tìm hiểu sẽ giúp nhà đầu tư có các đánh giá chuẩn xác hơn. Khi chỉ số này thấp hơn đáng kể so với trung bình các kỳ trước, đây là dấu hiệu tốt cho các nhà đầu tư tiến hành mua vào cổ phiếu của doanh nghiệp mục tiêu.

Ví dụ về chỉ số P/S của TIS – Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên trong 5 quý liền kề (Q3-2020, Q4-2020, Q1-2021, Q3-2021)

Chỉ số P/S của TIS 5 quý liền kề từ Q3/2020 – Q3/2021(Nguồn: finance.tvsi.com.vn)

So sánh số liệu của Q3/2021 với 4 quý liền kề trước đó, ta thấy P/S của TIS ở Q3/2021 đạt mức thấp (0.21) so với mức đỉnh là 0.27 của Q2/2021. Tuy nhiên, chỉ số này không phải là thấp hẳn so với những quý còn lại. Vậy nên để có đánh giá đúng hơn về mức độ cao thấp của hệ số P/S, nên có thêm những so sánh với các doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành và so sánh với trung bình ngành cũng như kết hợp so sánh thêm với biên lợi nhuận gộp.

Một số trường hợp phổ biến nhà đầu tư nên sử dụng Chỉ số P/S 

Như đã nói ở phần trên, tuy chỉ số này không phản ánh được đầy đủ hiệu quả hoạt động cũng như cơ cấu chi phí và cấu trúc vay nợ của doanh nghiệp nhưng vẫn có ích cho nhà đầu tư trong việc đánh giá doanh nghiệp và tìm kiếm các cơ hội đầu tư.

Hệ số P/S được sử dụng khi nào?

Vậy nên sử dụng chỉ số P/S khi nào và vận dụng sao cho hiệu quả? Sau đây là một số trường hợp giúp nhà đầu tư dễ dàng nắm được thời điểm nên áp dụng chỉ số này:

Đối với những ngành đang có tốc độ tăng trưởng cao từ khoảng 15 – 20%/ năm hoặc ở mức cao hơn, nếu doanh nghiệp đang tăng trưởng cùng ngành, có thị phần cải thiện qua các năm gần đây và có hệ số P/S thấp hơn trung bình ngành hoặc thấp hơn so với các đối thủ cùng ngành thì doanh nghiệp đó đang tiềm ẩn nhiều cơ hội đáng để đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành có yếu tố chu kỳ như: thép, xi măng, đá gạch,… thường trải những giai đoạn kinh tế lên xuống kéo dài. Lợi nhuận của những doanh nghiệp này do vậy mà cũng sẽ thường xuyên xảy ra nhiều biến động lớn. Do đó, khi sử dụng hệ số P/E đối với nhóm ngành này sẽ mang đến kết quả khá sai lệch. Vậy nên thay vào đó nhà đầu tư nên sử dụng hệ số P/S trong trường hợp này.

Nếu như chỉ số P/E chỉ đánh giá hiệu quả khi doanh nghiệp làm ăn có lời thì P/S vẫn có thể đánh giá được ngay cả khi doanh nghiệp bị thua lỗ. Trong tình hình những doanh nghiệp mới đang còn non trẻ, như các doanh nghiệp startups, chưa thể thu được lợi nhuận mà chỉ mới tạo ra doanh thu hoặc những doanh nghiệp đã có sẵn thị phần trên thị trường nhưng bất ngờ rơi vào tình trạng thua lỗ, phương pháp so sánh P/S của chính doanh nghiệp qua các năm hay so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành sẽ là phương án phù hợp để đánh giá những doanh nghiệp này.

Thông thường P/E được xem xét cùng với tăng trưởng về thu nhập và P/B với chỉ tiêu ROE, thì P/S sẽ được xem xét cùng với biên lợi nhuận gộp hoặc biên lợi nhuận ròng để so sánh cổ phiếu qua các thời kỳ hoặc với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Từ các dữ liệu đó có thể rút ra được những đánh giá cho cổ phiếu mà nhà đầu tư đang muốn tìm hiểu.

Tóm lại, chỉ số P/S có thể sử dụng để định giá hầu hết các loại cổ phiếu, tuy nhiên giống với các chỉ số khác như P/E, P/B, … P/S không nên sử dụng riêng lẻ mà cần phải kết hợp với các chỉ số tài chính khác cũng như kết hợp với các điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, GDP, … cùng với các yếu tố về lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính của doanh nghiệp để có thể có được những đánh giá chính xác và khách quan.

Ysradar hy vọng bài việt này sẽ giúp nhà đầu tư hiểu hơn về chỉ số P/S cũng như cách sử dụng hiệu quả chỉ số này trong đầu tư chứng khoán. Theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin về thị trường chứng khoán tại website Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam nhé! Chúc bạn đầu tư thành công!