Lịch sử văn học của một dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy

Bạn tham khảo bài viết sau:

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là đặc điểm sâu sắc nhất của tâm hồn Việt Nam. Trước nạn ngoại xâm, tinh thần ấy thể hiện qua những áng hùng văn sôi nổi tinh thần quyết chiến, quyết thắng và những hình tượng anh hùng cứu nước. Nhưng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc ấy còn thể hiện ở nhiều mức độ và ở nhiều dạng thức khác nữa. Có khi đó là tình yêu đối với một vùng trời đất cụ thể nào đó của quê hương mình, có khi làm sống dậy những phong tục đẹp hay những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Có khi là sự phát hiện những nét riêng đáng yêu của dân tộc Việt Nam, cái duyên dáng của con người Việt Nam. Và có khi đó còn là nỗi buồn đau da diết của một thời mất nước tối tăm, là tấm lòng thành kính thiết tha đói với đất nước, đối với cha ông chỉ biết dồn nén vào lòng yêu tiếng mẹ đẻ. ở người Việt Nam, lòng yêu nước gắn liền với tình nhân ái. Một dân tộc luôn phải cầm gươm, cầm súng, nhưng thơ văn lại nói nhiều hơn đến lòng nhân ái, đến tình yêu, đến thân phận người phụ nữ trong xã họi bất công. Không phải ngẫu nhiên trên đất nước này, những nhà văn lớn từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đến Hồ Chí Minh đều là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sổng ở một nước nông nghiệp, người Việt Nam luôn gắn bó với thiên nhiên . Văn chương Viẹt Nam vì thế có những tác phẩm đầy tài hoa từ ca dao dân ca đến thơ Nguyễn Trãi, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, văn xuôi Nguyễn Tuân, Tô Hoài...đã ghi lại được những nét bút thật tinh tế cảnh sắc thi vị của quê hương đất nước.

Sống triền miên trong khó khăn vất vả, nhiều cơ cực, lại trải qua một lịch sử đầy sóng gió, bão táp, người Việt Nam vẫn luôn yêu đời, vui sống, luôn tin tưởng ở lẽ tất thắng của điều thiện, của chính nghĩa.Trong văn học Việt Nam, tiếng cười không mấy khi dứt hẳn và cũng có lắm cung bậc. Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh,thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương... văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng ...Tuy nhiên hoàn cảnh thực tế khắc nghiệt không cho phép họ lạc quan một cách dễ dãi. Vì thế những tác phẩm văn chươnglớn nhất, tiêu biểu nhất của dân tộc trong quá khứ phần nhiều lại là những thiên truyện, bài thơ viết về nỗi buồn đau của những kiép người chịu nhiều oan trái, bất hạnh. Và tiếng cười nói trên cũng không hẳn là tiếng cười mà chỉ là “ Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười”- Nguyễn Công Trứ.

Nguyễn Đăng Mạnh

Dân tộc Việt Nam từ bao đời nay vốn mang trong mình sự phong phú về bản sắc văn hóa với bề dày phát triển hàng nghìn năm lịch sử. Ý nghĩa ấy không chỉ hiện diện trong những chương sử hào hùng mà còn chứa đựng trong những trang văn lấp lánh, phản chiếu lung linh tâm hồn cao đẹp của dân tộc.  Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nói nói: “Lịch sử của một dân tộc, xét đến cùng cũng chính là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy.” Bởi vậy, văn học suy cho cùng là phản ánh lịch sử, phản chiếu những thước phim của thời đại với bao giá trị thẩm mỹ mang đậm dấu ấn và linh hồn dân tộc. Trong dòng chảy miên man của dòng sông văn hóa, văn học, thì Văn học dân gian đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đó là “cội nguồn, là bầu sữa mẹ ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn ấu thơ của dân tộc​”. Ngày nay nhìn lại những giá trị mà Văn học dân gian mang lại ta càng thấm thía công sức sáng tạo, thấm thía bao giá trị Chân – Thiện – Mỹ mà cha ông ta đã truyền dạy. Hoạt động sân khấu hóa Văn học – Lịch Sử của thầy và trò trường THCS Bình Thành cũng chính là hoạt động nhằm tôn vinh những giá trị ấy.

Lịch sử văn học của một dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy

 Thầy Trần Văn Hùng - Hiệu trưởng phát biểu khai mạc

Trong buổi ngoại khóa có sự góp mặt của thầy Trần Văn Hùng – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường trưởng Ban giám khảo cùng toàn bộ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh của trường.

         Buổi ngoại khóa được bắt đầu từ lời phát biểu đầy tâm huyết của thầy Trần Văn Hùng – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường đối với môn Ngữ Văn. Ngay sau đó là các tiết mục văng nghệ uyển chuyển được dàn dựng công phu qua phần trình bày của các em học sinh đến từ khối 6, 7, 8, 9.  

   Đến với văn học Việt Nam, chúng ta không chỉ khám phá được cái hay, cái đẹp của sáng tác nghệ thuật ngôn từ, mà còn thu thập được vốn hiểu biết về văn hóa xã hội, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt dân gian của dân tộc ta. Thông qua các phần thi, các em học sinh đã thể hiện được thế giới tâm hồn đầy phong phú của dân tộc Việt với những màu sắc long lanh như đám mây ngũ sắc. Hương vị văn học dân gian và những giá trị tinh thần cao quý của nó lần lượt được các đội chơi thể hiện một cách chân thực làm sống lại trong ký ức của mỗi con người thế giới ấu thơ, thế giới của những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại; thế giới của những câu ca ngọt ngào đưa ta vào giấc mộng vàng, những câu chuyện Lịch sử được các em sân khấu hoá tái hiện lại qua các tiểu phẩm đầy ý nghĩa.

Lịch sử văn học của một dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy
Lịch sử văn học của một dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy

Các tiết mục văn nghệ chào mừng

 Bốn đội chơi đã trải qua những phần thi hào hứng, đã thể hiện những tài năng thật tuyệt vời trên sân khấu, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng của người xem. Qua buổi ngoại khoá, thấy được học trò trường THCS Bình Thành  là lớp trẻ tài năng, học hết mình và chơi cũng hết mình.

Lịch sử văn học của một dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy
Lịch sử văn học của một dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy

Lịch sử văn học của một dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy
Lịch sử văn học của một dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy

Các đội tham dự đang sắm vai qua các nhân vật trong tác phẩm

Sự thành công của sinh hoạt ngoại khóa Văn học lần này có công rất lớn của Ban giám hiệu  trường THCS Bình ThànhTổ KHXH. Các thầy cô cũng đã giúp đỡ và cổ vũ hết mình cho bốn đội chơi, cũng như trước đó đã tư vấn, góp ý, phê duyệt chương trình và ủng hộ tinh thần lẫn vật chất cho buổi ngoại khóa.

Lịch sử văn học của một dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy

Thầy Trần Văn Hùng trưởng Ban tổ chức trao giải cho các khối lớp

Kết thúc buổi ngoại khóa, Cô Nông Nguyệt Minh TPT Đội đã có những phát biểu thật ý nghĩa về chương trình ngoại khóa cũng như động viên khuyến khích các em học sinh nên tham gia vào những hoạt động ngoại khóa bổ ích này. Kết quả kết thúc buổi Ngoại khóa ban tổ chức chọn ra được 3 tiết mục đạt giải:

– Giải Nhất: Khối 9.

– Giải Nhì: Khối 8.

– Giải Ba: Khối 6.

“Sân khấu hóa văn học” là chương trình hay, bổ ích, một mặt giúp các em học sinh tái hiện được nội dung kiến thức trong sách vở mặt khác tạo được sân chơi giải trí lành mạnh, kích thích khả năng sáng tạo phong phú của các em học sinh. Buổi ngoại khóa của tổ Ngữ văn đã tạo nên sân chơi đa dạng, phong phú thức tỉnh và nuôi dưỡng tâm hồn các em dể các em đủ tự tin và vươn lên từ cuộc sống.